Chúa nhật 19 thường niên C
+++
A. DẪN NHẬP
“Tỉnh thức” là hệ luận cần rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôi nhân sinh là thế ấy ! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Khuyến). Cho nên Lời Chúa hôm nay thúc bách chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này: “Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng”.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca đã thu góp lại một số dụ ngôn của Đức Giêsu nói về việc phải “Tỉnh thức”. Đức Giêsu loan báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi ngày đó. Đồng thời Ngài cũng sẽ đến với từng người khi gọi họ ra đi khỏi đời này, và ngày đó còn được giữ bí mật, nhưng chắc chắn phải đến. Ngày con người phải ra đi khỏi đời này là một bất ngờ như việc kẻ trộm đến lúc chủ nhà đang ngủ say. Ai cũng phải chịu nhận sự bất ngờ ấy, vì như người ta thường nói: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.
Đáp lại lời Chúa gọi trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta phải có thái độ nào ? Chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Chúa sẽ đến với chúng ta trong ngày sau hết của đời mình vào một thời gian nào không ai biết, nhưng có một điều quan trọng là chúng ta phải “thắt lưng và cầm đèn cháy sáng trong tay” khi Chúa đến. Tỉnh thức và sẵn sàng ở đây phải có tính cách tích cực, nghĩa là không phải cứ ngồi đấy mà chờ hay không ngủ, hoặc ăn không ngồi rồi, nhưng tỉnh thức ở đây là tư thế của một người đang làm việc với ý thức rằng mình đang đợi Chúa đến. Phúc cho chúng ta, nếu Chúa đến trong lúc chúng ta đang làm việc thì Chúa sẽ thưởng công bội hậu như ông chủ đặt đứa đầy tớ trung thành vào bàn ăn và hầu hạ nó.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Kn 18, 6-9
Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên. Có lẽ tác giả viết sách này trong lúc dân Do thái ở bên Ai cập đang cử hành lễ Vượt Qua trong cảnh lưu đầy. Theo yêu cầu của những người Do thái di tản (diaspora), tác giả nhắc lại cho họ một biến cố vĩ đại, đó là việc Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai cập và chọn họ làm dân riêng. Đây là một kỷ niệm sâu đậm trong tâm khảm người Do thái.
Trong bài đọc 1 hôm nay, tác giả sách Khôn ngoan khuyên họ hãy sống xứng đáng là con cháu của thế hệ đã xuất hành khỏi Ai cập bằng cách tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa.
+ Bài đọc 2: Dt 11,1-2. 8-9
Đức tin chính là “bảo đảm cho những điều ta hy vọng”, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Đức tin của tổ phụ Abraham là gương mẫu cho chúng ta. Tin là đi trong đêm tối nhưng đầy tin cậy và kiên nhẫn trong chờ đợi.
Do lòng tin vào lời Chúa hứa mà tổ phụ Abraham đã rời bỏ quê hương xứ sở, ra đi mà không cần biết trước sẽ đi tới đâu. Đã có Chúa dẫn dắt. Và cũng do lòng tin, Abraham đã dám tế lễ con mình cho Chúa trong tuổi già của mình mà không nghĩ gì đến lời hứa của Chúa sẽ thực hiện ra sao.
+ Bài Tin mừng: Lc 12,32-48
Thánh Luca tập hợp ở đây một loạt những yếu tố có gốc gác khác nhau, nhưng chủ đề cũng chỉ là tỉnh thức và sẵn sàng. Ta chú ý đến hai dụ ngôn chính:
a) Dụ ngôn người đầy tớ: Công việc của người đầy tớ là phải sẵn sàng chờ ông chủ đi ăn cưới về, đó là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn” vì không biết giờ nào chủ mới về. Tư thế đó đòi người đầy tớ khi vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ báo hiệu ông chủ về thì phải mau mắn phục vụ ngay. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.
b) Dụ ngôn người quản lý: Thánh Luca muốn dùng từ “Người quản lý” để chỉ những người lãnh đạo. Những người được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đòan phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ tốt sẽ được trọng thưởng; trái lại, những người lãnh đạo lơ là và biếng nhác trong việc phục vụ sẽ bị trừng phạt. Chúc vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính của dụ ngôn này là trung thành trong nhiệm vụ được giao phó.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
I. ĐIỀU CHÚA MUỐN DẠY HÔM NAY
1. Phải biết sống siêu thóat
Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai là “đoàn chiên bé nhỏ” bởi vì các ông chỉ là số ít, lại không có địa vị trong xã hội và sống khó nghèo, như đàn chiên giữa sói rừng, đang khi những kẻ chống đối vừa đông lại vừa mạnh. Đức Giêsu có ý động viện họ can đảm trước những khó khăn đang chờ trước mặt, nên Chúa mới gọi họ bằng một từ ngữ thân thương “Đoàn chiên bé nhỏ”.
Nhân dịp này, Đức Giêsu còn nhắc đến ý tưởng của Chúa nhật tuần trước: Muốn làm môn đệ phải sống siêu thoát, biết chia sẻ cho người khác. Chúa động viên các ông khi đang tích trữ làm giầu vật chất, phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa nữa. Hãy sắm cho mình một kho tàng trên trời được tích trữ bằng những việc lành, bằng cách bố thí những gì mình có.
Truyện: Cái lợi của tiền bạc
Một người có ba người bạn. Lúc bình an thì hai người bạn đầu rất là thân thiết, còn người bạn thứ ba thì giao tình sơ sài lạnh nhạt. Chẳng may, ông ta bị bắt và bị đem ra tòa xử tội. Ông liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ cho mình. Nhưng người thứ nhất từ chối viện cớ bận việc không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến tòa án, nhưng không dám vào trong. Chỉ có người bạn thứ ba, mặc dầu không được ông ta quí lắm, lại tỏ ra trung tín và can đảm, vào tận tòa án, hăng hái biện hộ cho ông ta đến nỗi không những trắng án mà còn được ân thưởng nữa.
Câu chuyện giúp chúng ta nhận ra rằng: người bạn thứ nhất của con người là tiền vì lúc còn sống ai cũng o bế nó, nhưng khi ta chết, nó liền bỏ rơi ta ngay và nếu nó có thương hại ta thì cũng chỉ buộc lòng bố thí cho ta một chiếc quan tài và dăm ba cây nến, bó hoa là cùng. Còn người bạn thứ hai của con người chính là người thân trong gia đình vì khi chết đi dù họ có thương ta bao nhiêu đi nữa thì cũng khóc lóc đôi ba lần, rồi đưa ta ra nghĩa địa chôn cất xong xuôi và lặng lẽ ra về. Riêng người bạn thứ ba của con người là các việc lành phúc đức, bố thí, vì tuy rằng lúc còn sống ta hay lơ là, khinh thường nó, đôi khi ta mắng xử tệ với nó, nhưng khi ta chết nó cương quyết theo ta đến tận tòa phán xét để bênh vực, và cuối cùng hộ tống ta vào nước thiên đàng.
Theo như câu chuyện trên H. Cousin bình luận: ”Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giầu trước mặt Chúa, là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với tất cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất”.
2. Phải biết tỉnh thức
Để diễn tả sự gắn bó với Nước Trời, Đức Giêsu đã lần lượt dùng những dụ ngôn diễn tả bằng sự tỉnh thức dọn mình chết lành. Về hai dụ ngôn này, Mathhêu chỉ kể lại dụ ngôn “Ông chủ tỉnh thức” (Mt 24,43-44), Marcô chỉ lấy dụ ngôn “Đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35), còn ở đây Luca kể cả hai. Kiểu nói “Hãy thắt lưng, Hãy cầm đèn trong tay” được dùng để diễn tả tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết.
Dụ ngôn kẻ trộm cũng diễn tả yếu tố bất ngờ, kẻ trộm chỉ có thể hành động được khi chủ nhà ngủ say, không đề phòng. Giờ chết đến cũng bất ngờ như kẻ trộm, cho nên hãy đề phòng, hãy tỉnh thức.
Vậy tỉnh thức là gì ?
Tỉnh thức và sẵn sàng có thể hóan đổi cho nhau: Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.
Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong thức tỉnh. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.
Hay nói cách khác, tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là để yêu thương và phục vụ. Đây chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng hôm nay.
3. Phải biết trung thành
Trong huấn dụ về sự tỉnh thức, Chúa đã dạy chúng ta trong Tin mừng: ”Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về, để khi chủ gõ cửa thì mở ngay cho chủ”. Nhiệm vụ của người đầy tớ phải đứng chờ ông chủ về là nhiệm vụ chính yếu, người đầy tớ phải hết sức cẩn thận, không được lơ là trong một giây phút. Do đó, Chúa cũng dạy chúng ta phải trung thành trong những việc đã được trao phó, việc lớn hay việc nhỏ không quan trọng, việc quan trọng là làm tròn trách nhiệm trong ý thức, làm nhiệt tình và thực lòng chứ không vì miễn cưỡng. Việc ông chủ có hiện diện ở đấy hay không cũng không quan trọng mà cái quan trọng là lúc nào cũng làm việc một cách đầy đủ như ông chủ đang có mặt.
Truyện: Vườn hoa xinh đẹp
Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ mầu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp mầu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.
Du khách hỏi:
- Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?
- Khoảng 40 năm rồi.
- Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?
- Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.
- Ông có thư từ gì với cụ không ?
- Không, ông ta bận lắm.
- Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?
- Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.
- Thế tội gì ông phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu ?
- Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.
II. ĐÁP LẠI LỜI CHÚA DẠY
1. Hãy dọn mình chết lành
Đức Giêsu gợi ý để chúng ta quan niệm cuộc đời mình như một cuộc hẹn gặp của tình yêu: Hãy chuẩn bị lòng mình cho một người đang đến. Thiên Chúa đang đến. Đức Giêsu đã loan báo Ngài sẽ trở lại trong ngày sau hết, trong ngày Quang lâm: Maranatha: Xin Chúa hãy đến. Đối với mỗi người, cái chết không thể tránh khỏi có thể được coi như cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Đấng Chí Ai.
Sự sống con người thật bấp bênh, có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chỉ dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta cũng chưa dám chắc là sẽ an toàn 100%, do đó, phải chuẩn bị đối phó với việc bất ngờ.
Chẳng ai biết Chúa hẹn mình đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có ảo tưởng hết sức nguy hiểm này là mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn “ngày mai” để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng “ngày mai” ấy không bao giờ đến. Người ta có ai ngờ rằng với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki bên Nhật hồi tháng 8 năm 1945 đã tiêu diệt một lúc 147.000 nhân mạng trong giây lát ?
Truyện: Thiệt hại trong thế chiến II
Theo đài phát thanh Tòa thánh ngày 1.9.1951 dựa vào bản thống kê của Liên hiệp quốc trong đệ nhị thế chiến, số người chết như sau:
- 32 triệu người chết trong các mặt trận.
- 25 triệu người chết trong các trại giam.
- 15 đến 25 triệu thanh thiếu niên, người già trẻ nít chết vì bom đạn.
- 25 triệu người mất hết tài sản.
- 45 triệu người phải di tản hoặc lánh nạn hoặc đi đầy.
Tất cả những người chết đó có tưởng mình sẽ chết không ? Nếu tài sản chúng ta mất quá dễ dàng như vậy thì hãy tìm bám vào những cái bền vững hơn.
Không ai muốn chết, ai cũng muốn sống mãi, nhưng thực tế không cho phép. Kẻ trước người sau mỗi người sẽ phải ra đi khỏi cõi đời này như kinh nghiệm của Văn Thiên Trường ngày xưa đã nói: ”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”: con người từ xưa đến nay ai mà không chết, phải cố mà giữ lấy tấm lòng thanh.
Ngày xưa, có một người pha trò trong cung đình. Trong nhiều năm liền đã giúp việc mua vui cho nhà vua và triều đình. Nhưng rồi ông đã phạm phải một hành động thiếu suy xét và bị kết tội chết. Trước khi bản án được thi hành, nhà vua gọi ông ta đến và nói: ”Vì nhiều lần ngươi đã đem lại cho trẫm những giờ phút vui vẻ trong bao năm qua, nên trẫm sẽ ban cho ngươi được chọn cách mà ngươi phải chết”.
Người pha trò suy nghĩ một lúc rồi đáp: ”Thưa Hoàng thượng, ngài thật là chí lý, kẻ tôi tớ này xin chọn cách chết bởi tuổi già”
Nhà vua thấy rất vui vì lời đáp ấy đến nỗi ngài đã chiếu cố đến lời cầu xin của ông ta.
Phần lớn chúng ta đều muốn chọn lựa như thế. Nhưng chúng ta không biết liệu chúng ta có được hay không.
2. Phải tỉnh thức thế nào ?
Thái độ cơ bản của người Kitô hữu là tỉnh thức. Người Kitô hữu phải tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đọan hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.
Tỉnh thức là tình trạng đang luôn luôn làm nhiệm vụ. Thi sĩ Tagore nói: ”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui. Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận. Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Khi ông Dag Hammarskjold bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông đã đọc một bài diễn văn cảm tạ. Trong bài diễn văn ấy, ông trích dẫn câu thơ của một thi sĩ Thụy điển:”Phải chăng sẽ đến ngày mà niềm vui sẽ lớn và nỗi buồn phiền sẽ nhỏ”. Và ông nói thêm câu trả lời của riêng ông: ”Đến ngày mà chúng ta cảm thấy mình sống với một bổn phận đã hoàn thành và đáng làm, ngày ấy niềm vui sẽ lớn và chúng ta có thể coi sự buồn phiền là chuyện nhỏ”.
Chúng ta không biết và không đoán được giờ chết của chúng ta vì giờ chết được giấu kín. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải là chúng ta chết lúc nào và như thế nào mà là chúng ta sống như thế nào. Chúng ta có cố gắng sống viên mãn và nhiệt tình và không chờ khi bệnh tật hoặc tai họa mới nhận ra bản chất bấp bênh của đời sống con người.
Tỉnh thức là biết sống mọi giây phút hiện tại cho đầy đủ, đừng để phí đi một giây phút nào qua đi trong vô ích vì thời giờ là cái vốn mà Chúa ban cho chúng ta để làm sinh sôi nảy nở ra các việc lành phúc đức. Một tác giả nào đó đã cho chúng ta những lời khuyên chân thành và thực tế về giá trị của những giây phút hiện tại trong cuộc sống trần gian như sau:
Để nhận ra giá trị của một năm: Hãy hỏi một học sinh thi rớt cuối năm.
Để nhận ra giá trị của một tháng: Hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để nhận ra giá trị của một tuần: Hãy hỏi người chủ bút của tờ tuần báo.
Để nhận ra giá trị của một ngày: Hãy hỏi công nhân lao động phải nuôi 10 đứa con.
Để nhận ra giá trị của một giờ: Hãy hỏi những tình nhân phải chờ đợi nhau.
Để nhận ra giá trị của một phút: Hãy hỏi người vừa trễ chuyến xe lửa, hay xe búyt.
Để nhận giá trị của một giây: Hãy hỏi người vừa thóat khỏi tai nạn.
Để nhận ra giá trị của một sao: Hãy hỏi nhà thể thao Olympic được huy chương bạc.
Và sau cùng để nhận ra giá trị của một đời người: Hãy hỏi, ai sẽ khóc trong buổi tang lễ của bạn (Nguyễn văn Thái).
3. Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?
Đại tướng Marc Arthur sau đệ nhị thế chiến, với tư cách của một tướng lãnh già dặn kinh nghiệm trong binh pháp, có nói: ”Lịch sử của những thảm bại trong chiến tranh có thể tóm gọn trong hai chữ: ”Quá muộn”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng. Quá muộn vì chưa chuẩn bị đủ.
Có lẽ vị tướng này đã từng nghiền ngẫm câu nói của một danh tướng thời La mã xưa để làm cẩm nang cho việc điều hành chiến tranh: ”Si vis pacem, para belluu”: Nếu muốn được bình yên, phải chuẩn bị chiến tranh.
Và thời xưa người Trung quốc cũng đã từng có tư tưởng như vậy: Bình thời luyện vũ, lọan thế độc thư”: Thời bình thì phải lo luyện võ, thời lọan thì phải lo đọc sách. Nói như vậy là người ta khuyến cáo họ, lúc bình yên thì đừng ngồi không đấy mà hưởng thụ, mà phải luyện võ, phải chuẩn bị chiến tranh, để khi chiến tranh xẩy đến thì đã sẵn sàng, đã chuẩn bị để đối đầu với mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra.
Đối với giờ chết cũng vậy, đang lúc sống thì phải nghĩ đến lúc chết để đề phòng. Nếu ai đã từng chuẩn bị cho giờ chết thì họ sẽ bình tĩnh trong giờ chết, họ bình tĩnh chờ đợi cho giờ ấy xẩy đến vì họ coi mình như nắm chắc được phần rỗi, vì người ta đã khẳng định rằng: ”Sống sao chết vậy”.
Nhưng chúng ta hay có ảo tưởng rằng giờ chết còn xa, chưa cần phải chuẩn bị gấp, họ chưa hiểu được câu ngạn ngữ dân gian: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, vì thế họ cứ từ từ, chờ đến tuổi già mới chuẩn bị. Nhưng ai biết được chữ “ngờ”, ai ngờ được kẻ trộm đến lúc mình không tỉnh thức.
Một nhà văn hào kể một câu truyện giả tưởng. Satan họp đại hội thảo luận phương thức chiếm đọat các linh hồn. Nhiều ý kiến của các cấp quỉ được phát biểu. Nhưng ý kiến được đại hội tán đồng là của một quỉ già đầy kinh nghiệm. Đó là rỉ tai câu này: Gấp gì, còn kịp chán, để gần chết rồi ăn năn trở lại, hãy sống vui đã !
Chúng ta còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau yếu, điều đó không quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ là chúng ta đang sống thế nào ? Đang tỉnh thức hay ngủ mê ? Có biết chu tòan nhiệm vụ được trao phó không ?
Truyện: Cứ tiếp tục họp
Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói: ”Không biết hôm nay có phải là tận thế không: nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu tòan nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).
Ai cũng muốn chết trong sự bình an. Chớ gì những giây phút cuối cùng chuẩn bị đi vào đời sau, ta cảm thấy Chúa ở gần như người mẹ ấp ủ con. Lúc đó ta thưa với Chúa rằng: ”In manus tuas, Domine, commendo spritum meum”: Lạy Chúa, con xin phó dâng hồn con trong tay Chúa. Chớ gì tâm hồn ta được bình an, thảnh thơi như đứa con nằm trong tay mẹ hiền để say trong giấc ngủ ngon lành.
Một bà mẹ kể: tối đó, khi tôi đang dọn giường cho đứa con nhỏ, nó thỏ thẻ: ”Mẹ ơi, mẹ ở với con khi con ngủ nhé”! Nghĩ đến bao việc nhà chưa làm sau một ngày ở sở, tôi đã tính ra ngoài để nó ngủ một mình. Chợt một ý tưởng nảy ra trong trí, tôi đến nằm bên con, đặt tay con trong tay mình. Và trong lúc đứa con chìm vào giấc mộng, ý tưởng đó biến thành lời nguyện: ”Lạy Chúa, xin giúp con sống thế nào để khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, con có thể âu yếm nói với Cha trên trời: ”Cha ơi, Cha ở với con khi con ngủ nhé” !
+++
A. DẪN NHẬP
“Tỉnh thức” là hệ luận cần rút ra khi được Lời Chúa tuần trước dạy rằng mọi sự ở trần gian này đều là phù vân, tạm bợ, chỉ là những phương tiện để con người kiến tạo cho mình cuộc sống đời đời. Ai cũng phải công nhận, cuộc sống của con người thật bấp bênh. Nhiều thi sĩ Việt nam đã diễn tả tư tưởng ấy trong thơ văn, như “Ôi nhân sinh là thế ấy ! Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao” (Nguyễn Khuyến). Cho nên Lời Chúa hôm nay thúc bách chúng ta đừng coi thường chân lý nền tảng này: “Hãy tỉnh thức ! Hãy sẵn sàng”.
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca đã thu góp lại một số dụ ngôn của Đức Giêsu nói về việc phải “Tỉnh thức”. Đức Giêsu loan báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ trở lại trong ngày Quang lâm. Hãy chờ đợi ngày đó. Đồng thời Ngài cũng sẽ đến với từng người khi gọi họ ra đi khỏi đời này, và ngày đó còn được giữ bí mật, nhưng chắc chắn phải đến. Ngày con người phải ra đi khỏi đời này là một bất ngờ như việc kẻ trộm đến lúc chủ nhà đang ngủ say. Ai cũng phải chịu nhận sự bất ngờ ấy, vì như người ta thường nói: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”.
Đáp lại lời Chúa gọi trong Tin mừng hôm nay, mỗi người chúng ta phải có thái độ nào ? Chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng chờ đợi Chúa đến. Chúa sẽ đến với chúng ta trong ngày sau hết của đời mình vào một thời gian nào không ai biết, nhưng có một điều quan trọng là chúng ta phải “thắt lưng và cầm đèn cháy sáng trong tay” khi Chúa đến. Tỉnh thức và sẵn sàng ở đây phải có tính cách tích cực, nghĩa là không phải cứ ngồi đấy mà chờ hay không ngủ, hoặc ăn không ngồi rồi, nhưng tỉnh thức ở đây là tư thế của một người đang làm việc với ý thức rằng mình đang đợi Chúa đến. Phúc cho chúng ta, nếu Chúa đến trong lúc chúng ta đang làm việc thì Chúa sẽ thưởng công bội hậu như ông chủ đặt đứa đầy tớ trung thành vào bàn ăn và hầu hạ nó.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
+ Bài đọc 1: Kn 18, 6-9
Sách Khôn ngoan được viết vào thế kỷ I trước công nguyên. Có lẽ tác giả viết sách này trong lúc dân Do thái ở bên Ai cập đang cử hành lễ Vượt Qua trong cảnh lưu đầy. Theo yêu cầu của những người Do thái di tản (diaspora), tác giả nhắc lại cho họ một biến cố vĩ đại, đó là việc Thiên Chúa giải phóng dân Ngài khỏi ách nô lệ Ai cập và chọn họ làm dân riêng. Đây là một kỷ niệm sâu đậm trong tâm khảm người Do thái.
Trong bài đọc 1 hôm nay, tác giả sách Khôn ngoan khuyên họ hãy sống xứng đáng là con cháu của thế hệ đã xuất hành khỏi Ai cập bằng cách tin tưởng vào những lời hứa của Thiên Chúa.
+ Bài đọc 2: Dt 11,1-2. 8-9
Đức tin chính là “bảo đảm cho những điều ta hy vọng”, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. Đức tin của tổ phụ Abraham là gương mẫu cho chúng ta. Tin là đi trong đêm tối nhưng đầy tin cậy và kiên nhẫn trong chờ đợi.
Do lòng tin vào lời Chúa hứa mà tổ phụ Abraham đã rời bỏ quê hương xứ sở, ra đi mà không cần biết trước sẽ đi tới đâu. Đã có Chúa dẫn dắt. Và cũng do lòng tin, Abraham đã dám tế lễ con mình cho Chúa trong tuổi già của mình mà không nghĩ gì đến lời hứa của Chúa sẽ thực hiện ra sao.
+ Bài Tin mừng: Lc 12,32-48
Thánh Luca tập hợp ở đây một loạt những yếu tố có gốc gác khác nhau, nhưng chủ đề cũng chỉ là tỉnh thức và sẵn sàng. Ta chú ý đến hai dụ ngôn chính:
a) Dụ ngôn người đầy tớ: Công việc của người đầy tớ là phải sẵn sàng chờ ông chủ đi ăn cưới về, đó là “thắt lưng cho gọn” và “thắp đèn cho sẵn” vì không biết giờ nào chủ mới về. Tư thế đó đòi người đầy tớ khi vừa nghe thấy một tín hiệu nhỏ báo hiệu ông chủ về thì phải mau mắn phục vụ ngay. Như thế, tỉnh thức đi kèm với sẵn sàng và nhanh nhạy.
b) Dụ ngôn người quản lý: Thánh Luca muốn dùng từ “Người quản lý” để chỉ những người lãnh đạo. Những người được Thiên Chúa giao coi sóc giáo đòan phải trung thành phục vụ mọi người cho tới khi Chúa Quang lâm. Khi Chúa đến, những người đang phục vụ tốt sẽ được trọng thưởng; trái lại, những người lãnh đạo lơ là và biếng nhác trong việc phục vụ sẽ bị trừng phạt. Chúc vụ càng cao thì hình phạt càng nặng. Ý chính của dụ ngôn này là trung thành trong nhiệm vụ được giao phó.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
I. ĐIỀU CHÚA MUỐN DẠY HÔM NAY
1. Phải biết sống siêu thóat
Đức Giêsu gọi nhóm Mười Hai là “đoàn chiên bé nhỏ” bởi vì các ông chỉ là số ít, lại không có địa vị trong xã hội và sống khó nghèo, như đàn chiên giữa sói rừng, đang khi những kẻ chống đối vừa đông lại vừa mạnh. Đức Giêsu có ý động viện họ can đảm trước những khó khăn đang chờ trước mặt, nên Chúa mới gọi họ bằng một từ ngữ thân thương “Đoàn chiên bé nhỏ”.
Nhân dịp này, Đức Giêsu còn nhắc đến ý tưởng của Chúa nhật tuần trước: Muốn làm môn đệ phải sống siêu thoát, biết chia sẻ cho người khác. Chúa động viên các ông khi đang tích trữ làm giầu vật chất, phải biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa nữa. Hãy sắm cho mình một kho tàng trên trời được tích trữ bằng những việc lành, bằng cách bố thí những gì mình có.
Truyện: Cái lợi của tiền bạc
Một người có ba người bạn. Lúc bình an thì hai người bạn đầu rất là thân thiết, còn người bạn thứ ba thì giao tình sơ sài lạnh nhạt. Chẳng may, ông ta bị bắt và bị đem ra tòa xử tội. Ông liền xin ba người bạn đi theo để biện hộ cho mình. Nhưng người thứ nhất từ chối viện cớ bận việc không đi được. Người thứ hai bằng lòng đi đến tòa án, nhưng không dám vào trong. Chỉ có người bạn thứ ba, mặc dầu không được ông ta quí lắm, lại tỏ ra trung tín và can đảm, vào tận tòa án, hăng hái biện hộ cho ông ta đến nỗi không những trắng án mà còn được ân thưởng nữa.
Câu chuyện giúp chúng ta nhận ra rằng: người bạn thứ nhất của con người là tiền vì lúc còn sống ai cũng o bế nó, nhưng khi ta chết, nó liền bỏ rơi ta ngay và nếu nó có thương hại ta thì cũng chỉ buộc lòng bố thí cho ta một chiếc quan tài và dăm ba cây nến, bó hoa là cùng. Còn người bạn thứ hai của con người chính là người thân trong gia đình vì khi chết đi dù họ có thương ta bao nhiêu đi nữa thì cũng khóc lóc đôi ba lần, rồi đưa ta ra nghĩa địa chôn cất xong xuôi và lặng lẽ ra về. Riêng người bạn thứ ba của con người là các việc lành phúc đức, bố thí, vì tuy rằng lúc còn sống ta hay lơ là, khinh thường nó, đôi khi ta mắng xử tệ với nó, nhưng khi ta chết nó cương quyết theo ta đến tận tòa phán xét để bênh vực, và cuối cùng hộ tống ta vào nước thiên đàng.
Theo như câu chuyện trên H. Cousin bình luận: ”Cho người nghèo của cải mình có (dù là tất cả hay chỉ một phần nhỏ để chia sẻ), chính là làm giầu trước mặt Chúa, là xây dựng cho mình một kho tàng vô tận nơi Chúa; tóm lại, là bảo đảm cho mình một phần thưởng đời đời. Tuy nhiên, đó không phải là phần thưởng cuối cùng, nhưng biến cố Nước Chúa đến phải động viên các Kitô hữu và giúp họ dấn thân với tất cả tâm hồn, đó chính là giá trị duy nhất”.
2. Phải biết tỉnh thức
Để diễn tả sự gắn bó với Nước Trời, Đức Giêsu đã lần lượt dùng những dụ ngôn diễn tả bằng sự tỉnh thức dọn mình chết lành. Về hai dụ ngôn này, Mathhêu chỉ kể lại dụ ngôn “Ông chủ tỉnh thức” (Mt 24,43-44), Marcô chỉ lấy dụ ngôn “Đầy tớ tỉnh thức (Mc 13,33-35), còn ở đây Luca kể cả hai. Kiểu nói “Hãy thắt lưng, Hãy cầm đèn trong tay” được dùng để diễn tả tư thế đang làm việc, đang tỉnh thức. Ở đây diễn tả hành vi sẵn sàng, trong tư thế dọn mình để chờ đợi Chúa đến trong giờ chết.
Dụ ngôn kẻ trộm cũng diễn tả yếu tố bất ngờ, kẻ trộm chỉ có thể hành động được khi chủ nhà ngủ say, không đề phòng. Giờ chết đến cũng bất ngờ như kẻ trộm, cho nên hãy đề phòng, hãy tỉnh thức.
Vậy tỉnh thức là gì ?
Tỉnh thức và sẵn sàng có thể hóan đổi cho nhau: Tỉnh thức là đang ở trong tư thế sẵn sàng và sẵn sàng cũng là lúc đang tỉnh thức, đó là lúc con người đang chuẩn bị trong mọi lúc. Được chuẩn bị không có nghĩa là hoàn thành hết mọi việc mà người ta muốn hoàn thành. Nó có nghĩa là phải sống trung thực với trách nhiệm của mình trong giây phút hiện tại.
Tỉnh thức không có nghĩa là không ngủ mà là ngủ trong thức tỉnh. Tỉnh thức không phải là ngồi không mà chờ đợi, nhưng vẫn làm như thường trong tư thế chờ đợi. Có những người tỉnh thức trong kinh kệ, trong nghĩa vụ đạo đức, nhưng lại ngủ mê trong những đòi hỏi của Tin mừng. Tỉnh thức cũng không phải là suốt ngày đọc Lời Chúa, nhưng là để Lời Chúa chi phối đời mình.
Hay nói cách khác, tỉnh thức của chúng ta là ý thức rằng sống là để yêu thương và phục vụ. Đây chính là ý nghĩa đích thực mà Đức Giêsu nói đến trong bài Tin mừng hôm nay.
3. Phải biết trung thành
Trong huấn dụ về sự tỉnh thức, Chúa đã dạy chúng ta trong Tin mừng: ”Hãy thắt lưng, hãy cầm đèn cháy sáng trong tay, hãy làm như người đợi ông chủ đi ăn cưới về, để khi chủ gõ cửa thì mở ngay cho chủ”. Nhiệm vụ của người đầy tớ phải đứng chờ ông chủ về là nhiệm vụ chính yếu, người đầy tớ phải hết sức cẩn thận, không được lơ là trong một giây phút. Do đó, Chúa cũng dạy chúng ta phải trung thành trong những việc đã được trao phó, việc lớn hay việc nhỏ không quan trọng, việc quan trọng là làm tròn trách nhiệm trong ý thức, làm nhiệt tình và thực lòng chứ không vì miễn cưỡng. Việc ông chủ có hiện diện ở đấy hay không cũng không quan trọng mà cái quan trọng là lúc nào cũng làm việc một cách đầy đủ như ông chủ đang có mặt.
Truyện: Vườn hoa xinh đẹp
Tại Thụy sĩ, có một vườn hoa tuyệt đẹp, đủ loại hoa, đủ mầu sắc. Nằm giữa vườn là một vườn hoa tráng lệ. Nhìn vườn hoa với cảnh phối trí, cắt tỉa, uốn nắn… ai cũng phải công nhận đã có một sự chăm sóc kỹ lưỡng, kèm theo một óc thẩm mỹ hiếm có của người chủ vườn. Một du khách đi qua đây, thoáng nhìn ông đã thấy như say mê. Giữa lúc đó, người làm vườn bước ra. Chủ khách chào hỏi lẫn nhau. Rồi từ chuyện hoa cỏ, cách chăm bón, trồng tỉa, sự phối hợp mầu sắc… câu chuyện đi đến chỗ thân tình.
Du khách hỏi:
- Xin lỗi cụ, cụ ở đây được bao lâu rồi ?
- Khoảng 40 năm rồi.
- Tôi đoán, có lẽ ông chủ của cụ rất sành về nghề cảnh, chắc giờ này ông có nhà ?
- Ông ta không có ở đây, thỉnh thoảng mới ghé qua đây thôi.
- Ông có thư từ gì với cụ không ?
- Không, ông ta bận lắm.
- Ông ta không về cũng không thư từ, thì ai trả lương cho cụ ?
- Hàng tháng tôi chỉ nhận được ngân phiếu từ ông ta để chi phí mọi sự cho khu vườn này.
- Thế tội gì ông phải săn sóc kỹ lưỡng thế này, ông chủ có mấy khi đến thưởng ngoạn đâu ?
- Tôi thì lại không nghĩ thế, mình là một gia nhân được chủ tín nhiệm trao phó việc bảo quản khu vườn này, mình phải tận tụy chứ lúc nào ông chủ về cũng được, ông sẽ hài lòng với công việc của tôi. Hơn nữa, khi làm đẹp khu vườn cho chủ, chính tôi cũng được thưởng ngoạn cảnh đẹp do chính tay mình làm nên.
II. ĐÁP LẠI LỜI CHÚA DẠY
1. Hãy dọn mình chết lành
Đức Giêsu gợi ý để chúng ta quan niệm cuộc đời mình như một cuộc hẹn gặp của tình yêu: Hãy chuẩn bị lòng mình cho một người đang đến. Thiên Chúa đang đến. Đức Giêsu đã loan báo Ngài sẽ trở lại trong ngày sau hết, trong ngày Quang lâm: Maranatha: Xin Chúa hãy đến. Đối với mỗi người, cái chết không thể tránh khỏi có thể được coi như cuộc gặp gỡ “mặt đối mặt” với Đấng Chí Ai.
Sự sống con người thật bấp bênh, có thể kết thúc bất cứ lúc nào. Trong tất cả mọi chuyến bay, khi máy bay vừa cất cánh và đã ổn định đường bay, các tiếp viên hàng không đều chỉ dẫn cho hành khách phải làm những gì khi rủi mà máy bay gặp tai nạn. Sự việc này có nghĩa là mặc dù chuyến bay đã được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhưng người ta cũng chưa dám chắc là sẽ an toàn 100%, do đó, phải chuẩn bị đối phó với việc bất ngờ.
Chẳng ai biết Chúa hẹn mình đâu, trong biến cố nào, nhưng chắc chắn cuộc hẹn phải có. Chẳng ai biết giờ chết của mình lúc nào, nhưng chắc chắn giờ ấy sẽ đến. Chỉ sợ chúng ta có ảo tưởng hết sức nguy hiểm này là mình vẫn còn thời gian. Cái ngày kinh hoàng nhất của một đời người là mình tưởng còn “ngày mai” để chuẩn bị, nhưng lại phải đối diện với một thực tế rất đỗi phũ phàng “ngày mai” ấy không bao giờ đến. Người ta có ai ngờ rằng với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki bên Nhật hồi tháng 8 năm 1945 đã tiêu diệt một lúc 147.000 nhân mạng trong giây lát ?
Truyện: Thiệt hại trong thế chiến II
Theo đài phát thanh Tòa thánh ngày 1.9.1951 dựa vào bản thống kê của Liên hiệp quốc trong đệ nhị thế chiến, số người chết như sau:
- 32 triệu người chết trong các mặt trận.
- 25 triệu người chết trong các trại giam.
- 15 đến 25 triệu thanh thiếu niên, người già trẻ nít chết vì bom đạn.
- 25 triệu người mất hết tài sản.
- 45 triệu người phải di tản hoặc lánh nạn hoặc đi đầy.
Tất cả những người chết đó có tưởng mình sẽ chết không ? Nếu tài sản chúng ta mất quá dễ dàng như vậy thì hãy tìm bám vào những cái bền vững hơn.
Không ai muốn chết, ai cũng muốn sống mãi, nhưng thực tế không cho phép. Kẻ trước người sau mỗi người sẽ phải ra đi khỏi cõi đời này như kinh nghiệm của Văn Thiên Trường ngày xưa đã nói: ”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”: con người từ xưa đến nay ai mà không chết, phải cố mà giữ lấy tấm lòng thanh.
Ngày xưa, có một người pha trò trong cung đình. Trong nhiều năm liền đã giúp việc mua vui cho nhà vua và triều đình. Nhưng rồi ông đã phạm phải một hành động thiếu suy xét và bị kết tội chết. Trước khi bản án được thi hành, nhà vua gọi ông ta đến và nói: ”Vì nhiều lần ngươi đã đem lại cho trẫm những giờ phút vui vẻ trong bao năm qua, nên trẫm sẽ ban cho ngươi được chọn cách mà ngươi phải chết”.
Người pha trò suy nghĩ một lúc rồi đáp: ”Thưa Hoàng thượng, ngài thật là chí lý, kẻ tôi tớ này xin chọn cách chết bởi tuổi già”
Nhà vua thấy rất vui vì lời đáp ấy đến nỗi ngài đã chiếu cố đến lời cầu xin của ông ta.
Phần lớn chúng ta đều muốn chọn lựa như thế. Nhưng chúng ta không biết liệu chúng ta có được hay không.
2. Phải tỉnh thức thế nào ?
Thái độ cơ bản của người Kitô hữu là tỉnh thức. Người Kitô hữu phải tỉnh thức vì biết rằng mỗi khoảnh khắc đều mang một ý nghĩa đối với một giai đọan hoặc cần thiết cho sự trưởng thành, mỗi biến cố đều mang nặng sự hiện diện và tác động của Thiên Chúa.
Tỉnh thức là tình trạng đang luôn luôn làm nhiệm vụ. Thi sĩ Tagore nói: ”Tôi nằm ngủ và mơ thấy đời sống là một niềm vui. Tôi thức dậy và tôi thấy đời là bổn phận. Tôi hành động và tôi thấy bổn phận là niềm vui”.
Khi ông Dag Hammarskjold bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của chức vụ Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông đã đọc một bài diễn văn cảm tạ. Trong bài diễn văn ấy, ông trích dẫn câu thơ của một thi sĩ Thụy điển:”Phải chăng sẽ đến ngày mà niềm vui sẽ lớn và nỗi buồn phiền sẽ nhỏ”. Và ông nói thêm câu trả lời của riêng ông: ”Đến ngày mà chúng ta cảm thấy mình sống với một bổn phận đã hoàn thành và đáng làm, ngày ấy niềm vui sẽ lớn và chúng ta có thể coi sự buồn phiền là chuyện nhỏ”.
Chúng ta không biết và không đoán được giờ chết của chúng ta vì giờ chết được giấu kín. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng không phải là chúng ta chết lúc nào và như thế nào mà là chúng ta sống như thế nào. Chúng ta có cố gắng sống viên mãn và nhiệt tình và không chờ khi bệnh tật hoặc tai họa mới nhận ra bản chất bấp bênh của đời sống con người.
Tỉnh thức là biết sống mọi giây phút hiện tại cho đầy đủ, đừng để phí đi một giây phút nào qua đi trong vô ích vì thời giờ là cái vốn mà Chúa ban cho chúng ta để làm sinh sôi nảy nở ra các việc lành phúc đức. Một tác giả nào đó đã cho chúng ta những lời khuyên chân thành và thực tế về giá trị của những giây phút hiện tại trong cuộc sống trần gian như sau:
Để nhận ra giá trị của một năm: Hãy hỏi một học sinh thi rớt cuối năm.
Để nhận ra giá trị của một tháng: Hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.
Để nhận ra giá trị của một tuần: Hãy hỏi người chủ bút của tờ tuần báo.
Để nhận ra giá trị của một ngày: Hãy hỏi công nhân lao động phải nuôi 10 đứa con.
Để nhận ra giá trị của một giờ: Hãy hỏi những tình nhân phải chờ đợi nhau.
Để nhận ra giá trị của một phút: Hãy hỏi người vừa trễ chuyến xe lửa, hay xe búyt.
Để nhận giá trị của một giây: Hãy hỏi người vừa thóat khỏi tai nạn.
Để nhận ra giá trị của một sao: Hãy hỏi nhà thể thao Olympic được huy chương bạc.
Và sau cùng để nhận ra giá trị của một đời người: Hãy hỏi, ai sẽ khóc trong buổi tang lễ của bạn (Nguyễn văn Thái).
3. Đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ?
Đại tướng Marc Arthur sau đệ nhị thế chiến, với tư cách của một tướng lãnh già dặn kinh nghiệm trong binh pháp, có nói: ”Lịch sử của những thảm bại trong chiến tranh có thể tóm gọn trong hai chữ: ”Quá muộn”. Quá muộn vì chưa sẵn sàng. Quá muộn vì chưa chuẩn bị đủ.
Có lẽ vị tướng này đã từng nghiền ngẫm câu nói của một danh tướng thời La mã xưa để làm cẩm nang cho việc điều hành chiến tranh: ”Si vis pacem, para belluu”: Nếu muốn được bình yên, phải chuẩn bị chiến tranh.
Và thời xưa người Trung quốc cũng đã từng có tư tưởng như vậy: Bình thời luyện vũ, lọan thế độc thư”: Thời bình thì phải lo luyện võ, thời lọan thì phải lo đọc sách. Nói như vậy là người ta khuyến cáo họ, lúc bình yên thì đừng ngồi không đấy mà hưởng thụ, mà phải luyện võ, phải chuẩn bị chiến tranh, để khi chiến tranh xẩy đến thì đã sẵn sàng, đã chuẩn bị để đối đầu với mọi tình huống bất trắc có thể xẩy ra.
Đối với giờ chết cũng vậy, đang lúc sống thì phải nghĩ đến lúc chết để đề phòng. Nếu ai đã từng chuẩn bị cho giờ chết thì họ sẽ bình tĩnh trong giờ chết, họ bình tĩnh chờ đợi cho giờ ấy xẩy đến vì họ coi mình như nắm chắc được phần rỗi, vì người ta đã khẳng định rằng: ”Sống sao chết vậy”.
Nhưng chúng ta hay có ảo tưởng rằng giờ chết còn xa, chưa cần phải chuẩn bị gấp, họ chưa hiểu được câu ngạn ngữ dân gian: ”Sinh hữu hạn, tử bất kỳ”, vì thế họ cứ từ từ, chờ đến tuổi già mới chuẩn bị. Nhưng ai biết được chữ “ngờ”, ai ngờ được kẻ trộm đến lúc mình không tỉnh thức.
Một nhà văn hào kể một câu truyện giả tưởng. Satan họp đại hội thảo luận phương thức chiếm đọat các linh hồn. Nhiều ý kiến của các cấp quỉ được phát biểu. Nhưng ý kiến được đại hội tán đồng là của một quỉ già đầy kinh nghiệm. Đó là rỉ tai câu này: Gấp gì, còn kịp chán, để gần chết rồi ăn năn trở lại, hãy sống vui đã !
Chúng ta còn trẻ hay đã già, khỏe mạnh hay đau yếu, điều đó không quan trọng, nhưng quan trọng ở chỗ là chúng ta đang sống thế nào ? Đang tỉnh thức hay ngủ mê ? Có biết chu tòan nhiệm vụ được trao phó không ?
Truyện: Cứ tiếp tục họp
Một ngày nọ vào năm 1780 bỗng dưng cả vùng tiểu bang Connecticut bị tối hẳn lại. Ai nấy đều cho rằng đã đến ngày tận thế. Khi đó hội đồng lập pháp tiểu bang đang họp. Nhiều người yêu cầu hoãn cuộc họp để họ có thể về nhà cùng với gia đình chờ Chúa đến. Nhưng ông chủ tịch nói: ”Không biết hôm nay có phải là tận thế không: nếu không thì không cần hoãn họp. Còn nếu phải thì chúng ta càng cần chu tòan nhiệm vụ hơn nữa. Xin thắp nến lên” (Drinkwater).
Ai cũng muốn chết trong sự bình an. Chớ gì những giây phút cuối cùng chuẩn bị đi vào đời sau, ta cảm thấy Chúa ở gần như người mẹ ấp ủ con. Lúc đó ta thưa với Chúa rằng: ”In manus tuas, Domine, commendo spritum meum”: Lạy Chúa, con xin phó dâng hồn con trong tay Chúa. Chớ gì tâm hồn ta được bình an, thảnh thơi như đứa con nằm trong tay mẹ hiền để say trong giấc ngủ ngon lành.
Một bà mẹ kể: tối đó, khi tôi đang dọn giường cho đứa con nhỏ, nó thỏ thẻ: ”Mẹ ơi, mẹ ở với con khi con ngủ nhé”! Nghĩ đến bao việc nhà chưa làm sau một ngày ở sở, tôi đã tính ra ngoài để nó ngủ một mình. Chợt một ý tưởng nảy ra trong trí, tôi đến nằm bên con, đặt tay con trong tay mình. Và trong lúc đứa con chìm vào giấc mộng, ý tưởng đó biến thành lời nguyện: ”Lạy Chúa, xin giúp con sống thế nào để khi bước vào hoàng hôn cuộc đời, con có thể âu yếm nói với Cha trên trời: ”Cha ơi, Cha ở với con khi con ngủ nhé” !