Năm 2007, trước cuộc bầu cử Liên Bang mấy tháng, Hội Đồng Giám Mục Úc Châu đã ra tuyên bố về cuộc bầu cử ấy. Bản tuyên bố dài 4 trang, gồm 1476 chữ. Lần này, trái lại, phải đợi tới tuần lễ thứ tư của cuộc tranh cử Liên Bang, Hội Đồng mới ra bản tuyên bố của mình và là một bản tuyên bố ngắn ngủi, chỉ gồm 2 trang và 611 chữ. Tuy nhiên, nội dung của bản tuyên bố, xét cho cùng, vẫn giống nhau ở điểm: các vị Giám Mục chỉ nêu ra những nguyên tắc mà không đi vào chi tiết hay hướng dẫn cụ thể.
Các tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc về bầu cử
Cả hai bản tuyên bố cùng cho hay Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ bất cứ đảng phái chính trị hay ứng cử viên đặc thù nào và do đó không nói cho giáo dân phải bỏ phiếu cho ai. Giáo Hội chỉ khuyên họ phải coi trọng lá phiếu của mình và sử dụng nó một cách nghiêm chỉnh bằng cách thận trọng xem sét các vấn đề có dính dáng tới địa phương và cả nước, những vấn đề không những chỉ liên hệ tới họ mà còn liên hệ đến toàn thể nước Úc.
Bản tuyên bố năm 2007, sau đó, đã chi tiết bàn tới 8 vấn đề đặc thù: sự sống, gia đình, thổ dân, giáo dục, sức khỏe, môi trường, di dân và hoà bình, được các ngài cho là 8 vấn đề then chốt có tầm sinh tử đối với toàn thể cộng đồng Úc Châu. Các ngài cũng nhắc đến truyền thống phong phú và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội tại Úc. Các ngài khuyến khích tín hữu vượt lên trên nhu cầu cá nhân để hướng tới ích chung. Mà muốn phục vụ ích chung thì điều cần thiết trên hết là phải phát huy và bảo vệ nhân phẩm. Tiềm ẩn trong việc mưu cầu ích chung là ý muốn phục vụ người nghèo, người bị gạt ra bên lề, người đau ốm và người bị bỏ quên trong xã hội.
Về sự sống, các giám mục nhấn mạnh: mọi sự sống nhân bản phải được tôn trọng; và lên án phá thai, an tử, tự tử, hủy hoại phôi thai nhân bản để nghiên cứu tế bào gốc (ủng hộ việc dùng tế bào gốc trưởng thành cũng như tế bào lấy từ máu cuống rốn).
Về gia đình, đơn vị căn bản của xã hội, các giám mục đòi luật pháp nhìn nhận bản chất độc đáo của hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà cũng như bảo vệ quyền lợi trẻ em; kêu gọi dùng chế độ thuế khóa cũng như các dịch vụ xã hội để củng cố gia đình; chế độ làm việc phải bảo đảm một hệ thống xác định lương bổng công bình cũng như bãi bỏ những giờ giấc làm việc bất lợi cho cuộc sống gia đình.
Về thổ dân, những người dân đầu hết của Úc, và được gọi là “các anh chị em của chúng ta”, các giám mục kêu gọi dành cho họ một sự đại biểu thích đáng trong guồng máy cai trị quốc gia, chăm lo nhà ở và sức khỏe cho họ.
Về giáo dục, các ngài kêu gọi tôn trọng tính đa dạng của trường học: trường công, trường Công Giáo và trường tư; chế độ tài trợ phải công bình, cởi mở và trong sáng, giúp phụ huynh chọn được nền giáo dục họ muốn cho con em mình, nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, giá trị và niềm tin riêng của họ.
Về y tế, các giám mục cho rằng mọi người đều có quyền được hưởng một sự chăm sóc sức khỏe căn bản; Liên Bang phải tài trợ thỏa đáng cho việc chăm sóc người già và y tế răng miệng, cả sức khỏe tâm thần nữa (trong đó có văn hóa ma túy).
Về môi sinh, vì năm 2007, nước Úc bị hạn hán nặng, nên các giám mục cam kết “tiếp tục cầu nguyện cho mưa đều mưa đủ”; kêu gọi mọi người hợp tác bảo vệ nguồn nước và phân phối nước hợp lý, ưu tiên cho các vùng hạn hán; chú ý tới việc hâm nóng hoàn cầu, xuống cấp đất đai, các lạm dụng đất đai và khai thác vô lối các nguồn tài nguyên.
Về di dân và tị nạn, sau khi nhấn mạnh tới phúc lợi do di dân và tị nạn đóng góp vào xã hội Úc, các giám mục kêu gọi phải xét đơn của họ một cách nhanh chóng, bất luận họ tới đây bằng cách nào. Các tị nạn phải được cấp nhập cảnh thường trú, giúp họ nhận được các dịch vụ của chính phủ và công ăn việc làm, đem lại cho họ sự an toàn để xây dựng cuộc sống mới.
Về hòa bình, các giám mục nhắc lại nguyên tắc: Thiên Chúa chống lại việc chống bạo lực bằng bạo lực lớn hơn. Nhân cơ hội này, các ngài tỏ lòng biết ơn những người lính Úc trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại nhiều cuộc tranh chấp hiện nay và cầu mong những cuộc tranh chấp ấy mau chấm dứt. Nền văn hóa hòa bình cũng được cổ võ nhờ ngoại viện.
Phần nói về hòa bình này đã kết thúc bản tuyên bố năm 2007. Bản tuyên bố về cuộc tuyển cử năm 2010 tuy ngắn hơn, nhưng lại nhắc đến nhiều vấn đề đặc thù hơn bản trước.
Trước nhất, bản này đề ra 6 tiêu chuẩn chủ yếu để phán đoán về các đảng chính trị cũng như các ứng cử viên: quyền của mọi người được có nhân phẩm; được có thực phẩm, nhà ở và được bảo vệ thỏa đáng; được hưởng giáo dục, y tế, việc làm và các dịch vụ căn bản như nhau; đươc sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh; mọi người có quyền và có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội theo khả năng; mọi người có quyền được sống theo niềm tin riêng của mình, nhưng không vi phạm tới quyền người khác.
Sau khi nêu ra 6 tiêu chuẩn chủ yếu ấy, các vị giám mục nhấn mạnh tới 11 vấn đề đặc thù: sức khỏe, công bằng xã hội, di dân và tị nạn, ngoại viện, phụ nữ, thổ dân Úc, khuyết tật, môi trường, giáo dục, tự do tôn giáo và nhân phẩm. Mỗi vấn đề đặc thù ấy chỉ được tóm gọn trong 2 hay 3 dòng, một phần có lẽ vì các ngài nghĩ những gì nói trong bản tuyên bố năm 2007 chưa bị ai quên:
Sức Khỏe: một hệ thống y tế hữu hiệu và mọi người có thể hưởng dùng; tài trợ thích đáng các dịch vụ sức khỏe tâm thần; cải thiện các dich vụ chăm sóc người cao niên.
Công bằng xã hội: nhân phẩm đòi một nước giầu có như Úc phải xác định các ưu tiên sao cho những ai không đương đầu được phải được trợ giúp qua việc chi tiêu của chính phủ do những người có khả năng đóng góp.
Di dân và tị nạn: Đối xử tất cả những ai muốn được sống tại Úc với lòng kính trọng và theo luật lệ quốc tế.
Ngoại viện: Gia tăng ngân sách ngoại viện lên 0.7% tổng sản lượng quốc gia như một bước để chứng tỏ Úc là một quốc gia giầu có giữa nhiều quốc gia nghèo khó.
Phụ nữ: Bảo vệ phẩm giá phụ nữ, loại bỏ mọi hình thức bạo hành, cải thiện mức lương bằng nhau, nghỉ hộ sản có lương.
Thổ dân: mọi người dân Úc phải góp phần cải thiện điều kiện sống của thổ dân hiện vẫn còn ngang hàng với người dân thuộc thế giới đệ tam.
Khuyết tật: phẩm chất đời sống của người khuyết tật phải ngang với người Úc bình thường.
Môi trường: cuộc tranh luận vể môi sinh nên chú trọng tới nhu cầu của các thế hệ tương lai, chứ không nên chỉ tránh các bất lợi hiện nay.
Giáo dục:Tài trợ cho các trường phải công bình và tôn trọng quyền lựa chọn trường của cha mẹ.
Tự do tôn giáo: Trong một xã hội đa tín ngưỡng và vô tín ngưỡng, cần tôn trọng người khác.
Nhân phẩm: Phải tôn trọng gía trị của sự sống con người ở mọi giai đoạn.
Hình thức ngắn gọn trong cách trình bày 11 vấn đề đặc thù trên đây khiến người ta nhớ tới các khẩu hiệu tranh cử của Đảng Lao Động cầm quyền và của Liên Đảng Tự Do và Quốc Gia đối lập. Và do đó, hình như các giám mục Úc muốn “nhắn nhe” với các chính đảng và chính khách tranh cử, hơn là để giáo dục con chiên mình, như nhiều người mong đợi. Như thấy được nét ngắn gọn ấy, tài liệu có nhắc tới các tuyên bố khác của các tổ chức Công Giáo chuyên biệt như Y Tế Công Giáo Úc (CHA) và Dịch Vụ Xã Hội Công Giáo Úc (CSSA).
Các phản ứng
Dù hoan hô các lời tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục, nhiều giáo dân, như Garry ở Ipswich, Queensland, cho rằng đây là phần dễ làm, vì phần lớn các tiêu chuẩn hay tiêu chí trình bày chỉ lấy sẵn từ các tài liệu huấn quyền về học thuyết xã hội Công Giáo. Phần khó hơn là các giám mục nên áp dụng các tiêu chuẩn trên vào một hay hai vấn đề xã họi hiện nay của Úc. Thần học mục vụ nhằm đề cập tới các kinh nghiệm đời sống chứ không phải chỉ đề cập tới các nguyên tắc. Nói về nguyên tắc bao giờ cũng an toàn, áp dụng vào thực tế mới thấy khó khăn và tương phản.
Bernard P. Ryan ở St Leonards, Victoria, thì trưng bằng cớ của khó khăn trên nơi ứng cử viên Công Giáo Sarah Henderson với khẩu hiệu tranh cử “Securing Our Border” (Bảo đảm an ninh cho biên giới ta). Chắc chắn khẩu hiệu này ám chỉ việc chặn đứng làn sóng người đi tìm tạm trú (asylum seekers) đang lò rò mò tới bờ biển Úc. Ông ta bảo: hình như ở ngoài kia, có người đang không chịu lắng nghe các vị giám mục, dù không một Kitô hữu có đức tin nào lại bất đồng với các ngài!
Nhiều người như John Carmody ở Roseville, Sydney, châm biếm khi nhắc tới vấn đề nhân phẩm: vậy thì các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục thì sao? Erik H ở Surabaya, Nam Dương, cũng phụ họa vào luận điệu châm biếm này khi nhắc tới việc phong chức cho nữ giới.
Noel ở Gippsland, Victoria, cho rằng mọi điều các giám mục nói đều tuyệt diệu, nhưng quả là điều đáng xấu hổ khi không nói một cách đặc thù tới “tính thánh thiêng của sự sống”, tại sao lại không thẳng thừng đề cập tới nạn phá thai và an tử mà chắc chắn hai Đảng Lao Động và Xanh muốn cổ võ?
Đáp ứng của Đức Hồng Y Pell
Điều lý thú là Đức Hồng Y George Pell của Sydney đã làm đúng thế. Ngài đã thẳng thừng và cụ thể đề cập đến các vấn đề liên quan tới đạo đức học giới tính, hôn nhân và cả an tử nữa khi trực tiếp phê phán Đảng Xanh mà người đứng đầu là Thượng Nghị Sỉ Bob Brown.
Chúa nhật, ngày 8 tháng 8 vừa qua, ở cột thường xuyên của mình trên tờ Sunday Telegraph, Đức Hồng Y Pell cho hay tuy ngài không thể nói cho giáo dân biết phải bỏ phiếu cho ai, nhưng ngài khuyên họ nên nhìn vào chính sách và quan điểm bản thân của các ứng cử viên. Và vì nhiều người ngày nay quan tâm đến vấn đề môi sinh, nên ngài muốn nhìn vào chính sách của Đảng Xanh, mà ngài cho là có quan điểm phản Kitô Giáo, để đưa ra một vài nhận định
Theo ngài, năm 1996, thủ lãnh Đảng Xanh là Bob Brown có cùng viết với triết gia vô thần Peter Singer (hiện đang dạy tại ĐH Princeton, Hoa Kỳ) một cuốn sách nhỏ tựa là “The Greens”. Singer vốn bác bỏ địa vị độc đáo của con người và ủng hộ việc diệt nhi (infanticide) cũng như phá thai và an tử. Hai tác giả này cho rằng con người cũng chỉ là một loại động vật thông minh hơn thế thôi, nghĩa là con người và động vật nằm trên cùng một bình diện như nhau hay tương tự nhau tùy theo trình độ ý thức. Quan điểm Xanh này nhằm thay thế Kitô Giáo và Do Thái Giáo.
Theo Đức Hồng Y, một số đảng viên Đảng Xanh đã đẩy quan điểm trên xa hơn bằng cách cho rằng không nên cho phép bất cứ cuộc tranh luận tôn giáo nào xẩy ra nơi công cộng. Tuy nhiên, về vấn đề này, nhiều khi họ tỏ ra hết sức mâu thuẫn: một đàng họ cần đến sự hỗ trợ của Kitô hữu đối với vấn đề tị nạn, nhưng đàng khác, lại bác bỏ mọi lý lẽ tôn giáo đứng đàng sau sự hỗ trợ kia. Một phe trong Đảng Xanh còn giống như trái dưa hấu: xanh bên ngoài mà đỏ bên trong, vì không thiếu người của Đảng này theo chủ nghĩa Stalin, hỗ trợ chính sách đàn áp của Xô Viết. Cách đây ít năm, họ đã ráng lạm dụng tư cách đặc quyền của Hội Đồng Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales để làm câm họng các tiếng nói của tôn giáo trong cuộc tranh luận công cộng, nhưng họ không thành công.
Đảng Xanh chống đối các trường tôn giáo và cố gắng hủy bỏ quyền của các trường này được tuyển dụng nhân viên và kiểm soát việc ghi danh; hạn chế việc tài trợ cho các trường không phải của chính phủ ở mức năm 2003-2004. Tại Canberra, Đảng Xanh tấn công Bệnh Viện Calvary, vì bệnh viện này không chịu cung cấp dịch vụ phá thai. Đảng Xanh tất nhiên chống đối ý niệm gia đình, đàn ông, đàn bà và con cái, tất cả được họ coi chỉ là một trong các chọn lựa. Họ cho phép các cuộc hôn nhân bất phân giới tính. Ngay trong lãnh vực môi sinh, chính sách của họ thiếu thực tế và rất tốn kém, không nhằm phục vụ người nghèo. Đức Hồng Y kết luận: “Đối với những ai trân qúy lối sống hiện nay, Đảng Xanh là thứ thuốc độc ngọt ngào hóa trang”.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Úc đã lên tiếng vạch mặt một đảng chính trị đang lên của Úc, vì các chính sách tai hại của họ đối với nền đạo đức của Úc. Người ta tiên đoán, tổng số phiếu Đảng Xanh hy vọng đạt được lần này có thể lên tới 14%. Với thể thức bỏ phiếu kiểu “ưu tiên” như Úc, nghĩa là tuy mình không thắng ghế, nhưng có quyền trao phiếu người ta bầu cho mình cho ứng cử viên nào mình thích, chắc chắn Đảng Lao Động sẽ thắng cử và phải nhượng bộ bằng cách chấp nhận một số chính sách của Đảng Xanh. Tình thế ấy chỉ đem lại kết quả là nước Úc càng ngày càng tuột dốc trên đường đạo đức vì được lãnh đạo bởi Đảng Lao Động, một Đảng vẫn rất uyển chuyển đối với mọi khuynh hướng trong xã hội bất phân hợp đạo đức hay không, nhất là nay dưới sự lãnh đạo của một nữ thủ tướng công khai tuyên bố vô tôn giáo, không muốn có con và lập gia đình…, và một đồng minh không coi con người có chi khác với loài vật.
Ý kiến một linh mục
Nhiều người ước mong Đức HY Pell, tiện dịp, đề cập thẳng tới nữ thủ tướng Julia Gillard. Đời tư thì ai cũng phải tôn trọng, nhưng Julia Gillard đâu còn phải là một công dân bình thường, mà là một nữ thủ tướng, một khuôn mặt hoàn toàn công cộng, lãnh đạo cả một quốc gia, đời tư của bà nói lên cả một “chính sách”, một quan điểm bản thân (personal view), như lời khuyên của Đức HY, nhất định gây ảnh hưởng đến người khác, đến cung cách điều hướng các chính sách của chính phủ, cần được đem ra mổ xẻ.
Nhưng chỉ mới nói tới Đảng Xanh thôi, ngài cũng đã bị một linh mục Dòng Tên lên tiếng công khai chỉ trích. Linh mục đó chính là Cha Frank Brennan SJ. Ba ngày sau bài của Đức HY Pell trên tờ Sunday Telegraph, Cha Brennan, một nhà tranh đấu xã hội nổi tiếng của Úc, viết một bài trên tờ Eureka Street, tựa là “Vị HồngY, Đảng Xanh và Các Giá Trị Kitô Giáo” tự hỏi: “Không biết lối tuyên bố công khai này có đúng nguyên tắc và khôn ngoan hay không? Liệu một Kitô hữu có lương tâm có thể bỏ phiếu cho Đảng Xanh hay không? Và chính sách của Đảng này có phản Kitô Giáo hơn chính sách của các đảng lớn hay không?”
Cha Brennan không trực tiếp trả lời các câu hỏi ấy, chỉ cho biết: Đảng Xanh không thuộc loại chống Kitô Giáo cách thẳng thừng. Tuy một số đảng viên Đảng Xanh bài Kitô Giáo, nhưng cũng có những đảng viên như Lin Hatfield Dodds từng phục vụ lâu năm trong giáo hội của mình. Cha quả quyết rằng trong một số vấn đề chính sách, Đảng Xanh có những sứ điệp còn Kitô Giáo hơn cả các đảng lớn nữa. Như các chính sách về ngoại viện, về tị nạn, về quản lý môi sinh, nhà ở, bảo vệ nhân quyền và quản trị lợi tức. Trong các vấn đề này, các phát biểu của Đảng Xanh tỏ ra phù hợp với các phát biểu của các nhà lãnh đạo tôn giáo, hơn hẳn hai Đảng Lao Động và Tự Do.
Còn về những vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc, hôn nhân đồng tính và tài trợ các trường tôn giáo, thì Kitô hữu nào mà nhất trí được với Đảng Xanh? nhưng họ đâu có làm gì để có thể thay thế được các chính sách hiện hành khi không nắm được chính phủ. Lý luận này của Cha Brennan quả không vững chút nào. Trong quá khứ, nhiều khi chính phủ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi để lấy được phiếu của một thượng nghị sĩ mới thông qua được một đạo luật. Thế cân bằng quyền lực lần này có khác rồi đấy Cha Brennan. Tại quan tâm xã hội của cha lớn quá đấy thôi, đến quên cả những nguy hại tận gốc do Đảng Xanh và viễn tượng 14% số phiếu họ có thể dành được kỳ này đem lại.
Những vấn đề xã hội mà cha hết lòng ủng hộ không bị một đảng chính trị nào bác bỏ. Vấn đề mấu chốt của lương tâm Công Giáo nằm ở những vấn đề sau. Cha Brennan ngây thơ kết luận: “nếu các chính sách của Đảng Xanh thực sự phản Kitô Giáo, thì tôi hoàn toàn đồng ý với việc các nhà lãnh đạo Giáo Hội thúc giục tín hữu bỏ phiếu cho một đảng khác. Đàng này, căn cứ vào một số chính sách và vấn đề sẽ trở thành luật trong ba năm tới, những chính sách và vấn đề có tính Kitô Giáo hơn các đảng lớn, tôi nghĩ tốt nhất các nhà lãnh đạo tôn giáo nên thận trọng trong việc thúc giục việc ủng hộ hay chống đối bất cứ đảng phái chính trị đặc thù nào”.
Nói thế rồi, Cha Brennan vẫn không ngại nhắc tới nữ thủ tướng vô thần và cho rằng trong một xã hội dân chủ đa nguyên như Úc, người ta nên đặc biệt nhạy cảm, chỉ phê phán các chính khách và chính đảng căn cứ vào thành quả của họ. Trong nền dân chủ ấy, rất nhiều cử tri biết suy nghĩ và các chính khách hàng đầu vốn là người vô thần. Cha sợ rằng bài viết của Đức Hồng Y Pell gián tiếp nhằm vào nữ thủ tướng vô thần Julia Gillard. Điều ấy rõ ràng không thích hợp và không giúp gì được cho tính khả tín của Giáo Hội ở nơi công cộng”.
Với những người như Cha Brennan, không lạ gì Giáo Hội vẫn phải lao đao trong cuộc chiến đấu chống làn sóng vũ bão của chủ nghĩa thế tục và tương đối đang hoành hành trong các xã hội dân chủ. Cuộc tấn kích chống tự do tôn giáo không phải chỉ có tại các quốc gia cộng sản mà nó nằm ngay trước ngưỡng cửa nhà ta dưới dạng thuốc độc ngọt ngào hóa trang như lời Đức Hồng Y Pell nói. Đã không cùng chiến đấu, tại sao lại đả kích các chiến sĩ đấu tranh cho tự do ấy?
Rất may, ngoài Đức Hồng Y Pell, ta còn có Đức Cha Geoffrey Jarrett của Giáo Phận Lismore, NSW. Trong một thư mục vụ được đọc tại các nhà thờ của Giáo Phận vào hôm chủ nhật vừa qua, Đức Cha Jarrett khuyên các tín hữu cân nhắc các vấn đề như phá thai và an tử khi bỏ phiếu tại cuộc tổng tuyển cử Liên Bang. Ngài nói: tín hữu nên đặt câu hỏi: ứng củ viên này có phải là người ta vui lòng bỏ phiếu cho bằng “một lương tâm trước mặt Chúa” hay không. Họ nên cân nhắc không phải chỉ là những tuyên bố về chính sách trong lúc tranh cử mà thôi, mà còn là ứng cử viên này có những giá trị nhân bản và xã hội nào, nhất là những giá trị về hôn nhân và gia đình, về phẩm giá và sự thánh thiêng của sự sống. Ứng cử viên này có những niềm tin tôn giáo nào? Những câu hỏi như thế mới thực sự là đặc trưng của một người Công Giáo, hơn bất cứ câu hỏi nào khác, trái với điều cha Brennan nghĩ.
Các tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc về bầu cử
Cả hai bản tuyên bố cùng cho hay Giáo Hội Công Giáo không ủng hộ bất cứ đảng phái chính trị hay ứng cử viên đặc thù nào và do đó không nói cho giáo dân phải bỏ phiếu cho ai. Giáo Hội chỉ khuyên họ phải coi trọng lá phiếu của mình và sử dụng nó một cách nghiêm chỉnh bằng cách thận trọng xem sét các vấn đề có dính dáng tới địa phương và cả nước, những vấn đề không những chỉ liên hệ tới họ mà còn liên hệ đến toàn thể nước Úc.
Bản tuyên bố năm 2007, sau đó, đã chi tiết bàn tới 8 vấn đề đặc thù: sự sống, gia đình, thổ dân, giáo dục, sức khỏe, môi trường, di dân và hoà bình, được các ngài cho là 8 vấn đề then chốt có tầm sinh tử đối với toàn thể cộng đồng Úc Châu. Các ngài cũng nhắc đến truyền thống phong phú và kinh nghiệm lâu đời của Giáo Hội trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội tại Úc. Các ngài khuyến khích tín hữu vượt lên trên nhu cầu cá nhân để hướng tới ích chung. Mà muốn phục vụ ích chung thì điều cần thiết trên hết là phải phát huy và bảo vệ nhân phẩm. Tiềm ẩn trong việc mưu cầu ích chung là ý muốn phục vụ người nghèo, người bị gạt ra bên lề, người đau ốm và người bị bỏ quên trong xã hội.
Về sự sống, các giám mục nhấn mạnh: mọi sự sống nhân bản phải được tôn trọng; và lên án phá thai, an tử, tự tử, hủy hoại phôi thai nhân bản để nghiên cứu tế bào gốc (ủng hộ việc dùng tế bào gốc trưởng thành cũng như tế bào lấy từ máu cuống rốn).
Về gia đình, đơn vị căn bản của xã hội, các giám mục đòi luật pháp nhìn nhận bản chất độc đáo của hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà cũng như bảo vệ quyền lợi trẻ em; kêu gọi dùng chế độ thuế khóa cũng như các dịch vụ xã hội để củng cố gia đình; chế độ làm việc phải bảo đảm một hệ thống xác định lương bổng công bình cũng như bãi bỏ những giờ giấc làm việc bất lợi cho cuộc sống gia đình.
Về thổ dân, những người dân đầu hết của Úc, và được gọi là “các anh chị em của chúng ta”, các giám mục kêu gọi dành cho họ một sự đại biểu thích đáng trong guồng máy cai trị quốc gia, chăm lo nhà ở và sức khỏe cho họ.
Về giáo dục, các ngài kêu gọi tôn trọng tính đa dạng của trường học: trường công, trường Công Giáo và trường tư; chế độ tài trợ phải công bình, cởi mở và trong sáng, giúp phụ huynh chọn được nền giáo dục họ muốn cho con em mình, nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, giá trị và niềm tin riêng của họ.
Về y tế, các giám mục cho rằng mọi người đều có quyền được hưởng một sự chăm sóc sức khỏe căn bản; Liên Bang phải tài trợ thỏa đáng cho việc chăm sóc người già và y tế răng miệng, cả sức khỏe tâm thần nữa (trong đó có văn hóa ma túy).
Về môi sinh, vì năm 2007, nước Úc bị hạn hán nặng, nên các giám mục cam kết “tiếp tục cầu nguyện cho mưa đều mưa đủ”; kêu gọi mọi người hợp tác bảo vệ nguồn nước và phân phối nước hợp lý, ưu tiên cho các vùng hạn hán; chú ý tới việc hâm nóng hoàn cầu, xuống cấp đất đai, các lạm dụng đất đai và khai thác vô lối các nguồn tài nguyên.
Về di dân và tị nạn, sau khi nhấn mạnh tới phúc lợi do di dân và tị nạn đóng góp vào xã hội Úc, các giám mục kêu gọi phải xét đơn của họ một cách nhanh chóng, bất luận họ tới đây bằng cách nào. Các tị nạn phải được cấp nhập cảnh thường trú, giúp họ nhận được các dịch vụ của chính phủ và công ăn việc làm, đem lại cho họ sự an toàn để xây dựng cuộc sống mới.
Về hòa bình, các giám mục nhắc lại nguyên tắc: Thiên Chúa chống lại việc chống bạo lực bằng bạo lực lớn hơn. Nhân cơ hội này, các ngài tỏ lòng biết ơn những người lính Úc trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại nhiều cuộc tranh chấp hiện nay và cầu mong những cuộc tranh chấp ấy mau chấm dứt. Nền văn hóa hòa bình cũng được cổ võ nhờ ngoại viện.
Phần nói về hòa bình này đã kết thúc bản tuyên bố năm 2007. Bản tuyên bố về cuộc tuyển cử năm 2010 tuy ngắn hơn, nhưng lại nhắc đến nhiều vấn đề đặc thù hơn bản trước.
Trước nhất, bản này đề ra 6 tiêu chuẩn chủ yếu để phán đoán về các đảng chính trị cũng như các ứng cử viên: quyền của mọi người được có nhân phẩm; được có thực phẩm, nhà ở và được bảo vệ thỏa đáng; được hưởng giáo dục, y tế, việc làm và các dịch vụ căn bản như nhau; đươc sống trong một môi trường an toàn và lành mạnh; mọi người có quyền và có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội theo khả năng; mọi người có quyền được sống theo niềm tin riêng của mình, nhưng không vi phạm tới quyền người khác.
Sau khi nêu ra 6 tiêu chuẩn chủ yếu ấy, các vị giám mục nhấn mạnh tới 11 vấn đề đặc thù: sức khỏe, công bằng xã hội, di dân và tị nạn, ngoại viện, phụ nữ, thổ dân Úc, khuyết tật, môi trường, giáo dục, tự do tôn giáo và nhân phẩm. Mỗi vấn đề đặc thù ấy chỉ được tóm gọn trong 2 hay 3 dòng, một phần có lẽ vì các ngài nghĩ những gì nói trong bản tuyên bố năm 2007 chưa bị ai quên:
Sức Khỏe: một hệ thống y tế hữu hiệu và mọi người có thể hưởng dùng; tài trợ thích đáng các dịch vụ sức khỏe tâm thần; cải thiện các dich vụ chăm sóc người cao niên.
Công bằng xã hội: nhân phẩm đòi một nước giầu có như Úc phải xác định các ưu tiên sao cho những ai không đương đầu được phải được trợ giúp qua việc chi tiêu của chính phủ do những người có khả năng đóng góp.
Di dân và tị nạn: Đối xử tất cả những ai muốn được sống tại Úc với lòng kính trọng và theo luật lệ quốc tế.
Ngoại viện: Gia tăng ngân sách ngoại viện lên 0.7% tổng sản lượng quốc gia như một bước để chứng tỏ Úc là một quốc gia giầu có giữa nhiều quốc gia nghèo khó.
Phụ nữ: Bảo vệ phẩm giá phụ nữ, loại bỏ mọi hình thức bạo hành, cải thiện mức lương bằng nhau, nghỉ hộ sản có lương.
Thổ dân: mọi người dân Úc phải góp phần cải thiện điều kiện sống của thổ dân hiện vẫn còn ngang hàng với người dân thuộc thế giới đệ tam.
Khuyết tật: phẩm chất đời sống của người khuyết tật phải ngang với người Úc bình thường.
Môi trường: cuộc tranh luận vể môi sinh nên chú trọng tới nhu cầu của các thế hệ tương lai, chứ không nên chỉ tránh các bất lợi hiện nay.
Giáo dục:Tài trợ cho các trường phải công bình và tôn trọng quyền lựa chọn trường của cha mẹ.
Tự do tôn giáo: Trong một xã hội đa tín ngưỡng và vô tín ngưỡng, cần tôn trọng người khác.
Nhân phẩm: Phải tôn trọng gía trị của sự sống con người ở mọi giai đoạn.
Hình thức ngắn gọn trong cách trình bày 11 vấn đề đặc thù trên đây khiến người ta nhớ tới các khẩu hiệu tranh cử của Đảng Lao Động cầm quyền và của Liên Đảng Tự Do và Quốc Gia đối lập. Và do đó, hình như các giám mục Úc muốn “nhắn nhe” với các chính đảng và chính khách tranh cử, hơn là để giáo dục con chiên mình, như nhiều người mong đợi. Như thấy được nét ngắn gọn ấy, tài liệu có nhắc tới các tuyên bố khác của các tổ chức Công Giáo chuyên biệt như Y Tế Công Giáo Úc (CHA) và Dịch Vụ Xã Hội Công Giáo Úc (CSSA).
Các phản ứng
Dù hoan hô các lời tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục, nhiều giáo dân, như Garry ở Ipswich, Queensland, cho rằng đây là phần dễ làm, vì phần lớn các tiêu chuẩn hay tiêu chí trình bày chỉ lấy sẵn từ các tài liệu huấn quyền về học thuyết xã hội Công Giáo. Phần khó hơn là các giám mục nên áp dụng các tiêu chuẩn trên vào một hay hai vấn đề xã họi hiện nay của Úc. Thần học mục vụ nhằm đề cập tới các kinh nghiệm đời sống chứ không phải chỉ đề cập tới các nguyên tắc. Nói về nguyên tắc bao giờ cũng an toàn, áp dụng vào thực tế mới thấy khó khăn và tương phản.
Bernard P. Ryan ở St Leonards, Victoria, thì trưng bằng cớ của khó khăn trên nơi ứng cử viên Công Giáo Sarah Henderson với khẩu hiệu tranh cử “Securing Our Border” (Bảo đảm an ninh cho biên giới ta). Chắc chắn khẩu hiệu này ám chỉ việc chặn đứng làn sóng người đi tìm tạm trú (asylum seekers) đang lò rò mò tới bờ biển Úc. Ông ta bảo: hình như ở ngoài kia, có người đang không chịu lắng nghe các vị giám mục, dù không một Kitô hữu có đức tin nào lại bất đồng với các ngài!
Nhiều người như John Carmody ở Roseville, Sydney, châm biếm khi nhắc tới vấn đề nhân phẩm: vậy thì các vụ giáo sĩ lạm dụng tình dục thì sao? Erik H ở Surabaya, Nam Dương, cũng phụ họa vào luận điệu châm biếm này khi nhắc tới việc phong chức cho nữ giới.
Noel ở Gippsland, Victoria, cho rằng mọi điều các giám mục nói đều tuyệt diệu, nhưng quả là điều đáng xấu hổ khi không nói một cách đặc thù tới “tính thánh thiêng của sự sống”, tại sao lại không thẳng thừng đề cập tới nạn phá thai và an tử mà chắc chắn hai Đảng Lao Động và Xanh muốn cổ võ?
Đáp ứng của Đức Hồng Y Pell
Điều lý thú là Đức Hồng Y George Pell của Sydney đã làm đúng thế. Ngài đã thẳng thừng và cụ thể đề cập đến các vấn đề liên quan tới đạo đức học giới tính, hôn nhân và cả an tử nữa khi trực tiếp phê phán Đảng Xanh mà người đứng đầu là Thượng Nghị Sỉ Bob Brown.
Chúa nhật, ngày 8 tháng 8 vừa qua, ở cột thường xuyên của mình trên tờ Sunday Telegraph, Đức Hồng Y Pell cho hay tuy ngài không thể nói cho giáo dân biết phải bỏ phiếu cho ai, nhưng ngài khuyên họ nên nhìn vào chính sách và quan điểm bản thân của các ứng cử viên. Và vì nhiều người ngày nay quan tâm đến vấn đề môi sinh, nên ngài muốn nhìn vào chính sách của Đảng Xanh, mà ngài cho là có quan điểm phản Kitô Giáo, để đưa ra một vài nhận định
Theo ngài, năm 1996, thủ lãnh Đảng Xanh là Bob Brown có cùng viết với triết gia vô thần Peter Singer (hiện đang dạy tại ĐH Princeton, Hoa Kỳ) một cuốn sách nhỏ tựa là “The Greens”. Singer vốn bác bỏ địa vị độc đáo của con người và ủng hộ việc diệt nhi (infanticide) cũng như phá thai và an tử. Hai tác giả này cho rằng con người cũng chỉ là một loại động vật thông minh hơn thế thôi, nghĩa là con người và động vật nằm trên cùng một bình diện như nhau hay tương tự nhau tùy theo trình độ ý thức. Quan điểm Xanh này nhằm thay thế Kitô Giáo và Do Thái Giáo.
Theo Đức Hồng Y, một số đảng viên Đảng Xanh đã đẩy quan điểm trên xa hơn bằng cách cho rằng không nên cho phép bất cứ cuộc tranh luận tôn giáo nào xẩy ra nơi công cộng. Tuy nhiên, về vấn đề này, nhiều khi họ tỏ ra hết sức mâu thuẫn: một đàng họ cần đến sự hỗ trợ của Kitô hữu đối với vấn đề tị nạn, nhưng đàng khác, lại bác bỏ mọi lý lẽ tôn giáo đứng đàng sau sự hỗ trợ kia. Một phe trong Đảng Xanh còn giống như trái dưa hấu: xanh bên ngoài mà đỏ bên trong, vì không thiếu người của Đảng này theo chủ nghĩa Stalin, hỗ trợ chính sách đàn áp của Xô Viết. Cách đây ít năm, họ đã ráng lạm dụng tư cách đặc quyền của Hội Đồng Lập Pháp Tiểu Bang New South Wales để làm câm họng các tiếng nói của tôn giáo trong cuộc tranh luận công cộng, nhưng họ không thành công.
Đảng Xanh chống đối các trường tôn giáo và cố gắng hủy bỏ quyền của các trường này được tuyển dụng nhân viên và kiểm soát việc ghi danh; hạn chế việc tài trợ cho các trường không phải của chính phủ ở mức năm 2003-2004. Tại Canberra, Đảng Xanh tấn công Bệnh Viện Calvary, vì bệnh viện này không chịu cung cấp dịch vụ phá thai. Đảng Xanh tất nhiên chống đối ý niệm gia đình, đàn ông, đàn bà và con cái, tất cả được họ coi chỉ là một trong các chọn lựa. Họ cho phép các cuộc hôn nhân bất phân giới tính. Ngay trong lãnh vực môi sinh, chính sách của họ thiếu thực tế và rất tốn kém, không nhằm phục vụ người nghèo. Đức Hồng Y kết luận: “Đối với những ai trân qúy lối sống hiện nay, Đảng Xanh là thứ thuốc độc ngọt ngào hóa trang”.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo Hội Úc đã lên tiếng vạch mặt một đảng chính trị đang lên của Úc, vì các chính sách tai hại của họ đối với nền đạo đức của Úc. Người ta tiên đoán, tổng số phiếu Đảng Xanh hy vọng đạt được lần này có thể lên tới 14%. Với thể thức bỏ phiếu kiểu “ưu tiên” như Úc, nghĩa là tuy mình không thắng ghế, nhưng có quyền trao phiếu người ta bầu cho mình cho ứng cử viên nào mình thích, chắc chắn Đảng Lao Động sẽ thắng cử và phải nhượng bộ bằng cách chấp nhận một số chính sách của Đảng Xanh. Tình thế ấy chỉ đem lại kết quả là nước Úc càng ngày càng tuột dốc trên đường đạo đức vì được lãnh đạo bởi Đảng Lao Động, một Đảng vẫn rất uyển chuyển đối với mọi khuynh hướng trong xã hội bất phân hợp đạo đức hay không, nhất là nay dưới sự lãnh đạo của một nữ thủ tướng công khai tuyên bố vô tôn giáo, không muốn có con và lập gia đình…, và một đồng minh không coi con người có chi khác với loài vật.
Ý kiến một linh mục
Nhiều người ước mong Đức HY Pell, tiện dịp, đề cập thẳng tới nữ thủ tướng Julia Gillard. Đời tư thì ai cũng phải tôn trọng, nhưng Julia Gillard đâu còn phải là một công dân bình thường, mà là một nữ thủ tướng, một khuôn mặt hoàn toàn công cộng, lãnh đạo cả một quốc gia, đời tư của bà nói lên cả một “chính sách”, một quan điểm bản thân (personal view), như lời khuyên của Đức HY, nhất định gây ảnh hưởng đến người khác, đến cung cách điều hướng các chính sách của chính phủ, cần được đem ra mổ xẻ.
Nhưng chỉ mới nói tới Đảng Xanh thôi, ngài cũng đã bị một linh mục Dòng Tên lên tiếng công khai chỉ trích. Linh mục đó chính là Cha Frank Brennan SJ. Ba ngày sau bài của Đức HY Pell trên tờ Sunday Telegraph, Cha Brennan, một nhà tranh đấu xã hội nổi tiếng của Úc, viết một bài trên tờ Eureka Street, tựa là “Vị HồngY, Đảng Xanh và Các Giá Trị Kitô Giáo” tự hỏi: “Không biết lối tuyên bố công khai này có đúng nguyên tắc và khôn ngoan hay không? Liệu một Kitô hữu có lương tâm có thể bỏ phiếu cho Đảng Xanh hay không? Và chính sách của Đảng này có phản Kitô Giáo hơn chính sách của các đảng lớn hay không?”
Cha Brennan không trực tiếp trả lời các câu hỏi ấy, chỉ cho biết: Đảng Xanh không thuộc loại chống Kitô Giáo cách thẳng thừng. Tuy một số đảng viên Đảng Xanh bài Kitô Giáo, nhưng cũng có những đảng viên như Lin Hatfield Dodds từng phục vụ lâu năm trong giáo hội của mình. Cha quả quyết rằng trong một số vấn đề chính sách, Đảng Xanh có những sứ điệp còn Kitô Giáo hơn cả các đảng lớn nữa. Như các chính sách về ngoại viện, về tị nạn, về quản lý môi sinh, nhà ở, bảo vệ nhân quyền và quản trị lợi tức. Trong các vấn đề này, các phát biểu của Đảng Xanh tỏ ra phù hợp với các phát biểu của các nhà lãnh đạo tôn giáo, hơn hẳn hai Đảng Lao Động và Tự Do.
Còn về những vấn đề như phá thai, nghiên cứu tế bào gốc, hôn nhân đồng tính và tài trợ các trường tôn giáo, thì Kitô hữu nào mà nhất trí được với Đảng Xanh? nhưng họ đâu có làm gì để có thể thay thế được các chính sách hiện hành khi không nắm được chính phủ. Lý luận này của Cha Brennan quả không vững chút nào. Trong quá khứ, nhiều khi chính phủ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi để lấy được phiếu của một thượng nghị sĩ mới thông qua được một đạo luật. Thế cân bằng quyền lực lần này có khác rồi đấy Cha Brennan. Tại quan tâm xã hội của cha lớn quá đấy thôi, đến quên cả những nguy hại tận gốc do Đảng Xanh và viễn tượng 14% số phiếu họ có thể dành được kỳ này đem lại.
Những vấn đề xã hội mà cha hết lòng ủng hộ không bị một đảng chính trị nào bác bỏ. Vấn đề mấu chốt của lương tâm Công Giáo nằm ở những vấn đề sau. Cha Brennan ngây thơ kết luận: “nếu các chính sách của Đảng Xanh thực sự phản Kitô Giáo, thì tôi hoàn toàn đồng ý với việc các nhà lãnh đạo Giáo Hội thúc giục tín hữu bỏ phiếu cho một đảng khác. Đàng này, căn cứ vào một số chính sách và vấn đề sẽ trở thành luật trong ba năm tới, những chính sách và vấn đề có tính Kitô Giáo hơn các đảng lớn, tôi nghĩ tốt nhất các nhà lãnh đạo tôn giáo nên thận trọng trong việc thúc giục việc ủng hộ hay chống đối bất cứ đảng phái chính trị đặc thù nào”.
Nói thế rồi, Cha Brennan vẫn không ngại nhắc tới nữ thủ tướng vô thần và cho rằng trong một xã hội dân chủ đa nguyên như Úc, người ta nên đặc biệt nhạy cảm, chỉ phê phán các chính khách và chính đảng căn cứ vào thành quả của họ. Trong nền dân chủ ấy, rất nhiều cử tri biết suy nghĩ và các chính khách hàng đầu vốn là người vô thần. Cha sợ rằng bài viết của Đức Hồng Y Pell gián tiếp nhằm vào nữ thủ tướng vô thần Julia Gillard. Điều ấy rõ ràng không thích hợp và không giúp gì được cho tính khả tín của Giáo Hội ở nơi công cộng”.
Với những người như Cha Brennan, không lạ gì Giáo Hội vẫn phải lao đao trong cuộc chiến đấu chống làn sóng vũ bão của chủ nghĩa thế tục và tương đối đang hoành hành trong các xã hội dân chủ. Cuộc tấn kích chống tự do tôn giáo không phải chỉ có tại các quốc gia cộng sản mà nó nằm ngay trước ngưỡng cửa nhà ta dưới dạng thuốc độc ngọt ngào hóa trang như lời Đức Hồng Y Pell nói. Đã không cùng chiến đấu, tại sao lại đả kích các chiến sĩ đấu tranh cho tự do ấy?
Rất may, ngoài Đức Hồng Y Pell, ta còn có Đức Cha Geoffrey Jarrett của Giáo Phận Lismore, NSW. Trong một thư mục vụ được đọc tại các nhà thờ của Giáo Phận vào hôm chủ nhật vừa qua, Đức Cha Jarrett khuyên các tín hữu cân nhắc các vấn đề như phá thai và an tử khi bỏ phiếu tại cuộc tổng tuyển cử Liên Bang. Ngài nói: tín hữu nên đặt câu hỏi: ứng củ viên này có phải là người ta vui lòng bỏ phiếu cho bằng “một lương tâm trước mặt Chúa” hay không. Họ nên cân nhắc không phải chỉ là những tuyên bố về chính sách trong lúc tranh cử mà thôi, mà còn là ứng cử viên này có những giá trị nhân bản và xã hội nào, nhất là những giá trị về hôn nhân và gia đình, về phẩm giá và sự thánh thiêng của sự sống. Ứng cử viên này có những niềm tin tôn giáo nào? Những câu hỏi như thế mới thực sự là đặc trưng của một người Công Giáo, hơn bất cứ câu hỏi nào khác, trái với điều cha Brennan nghĩ.