Vai trò tâm lý học trong việc xưng tội
Trong tâm lý trị liệu pháp (Psychotherapie) cổ điển, người ta thường có khuynh hướng xếp mặc cảm tội lỗi vào hàng ngũ bệnh lý học (Pathologie). Và mặc dù các nhà tâm lý trị liệu tân tiến ngày nay đã khám phá ra được nhiều nhận thức mới mẻ, nhưng quan niệm cũ vẫn còn ít nhiều ám ảnh và đeo đuổi họ. Dĩ nhiên có những hiện tượng bệnh tâm lý, chẳng hạn: hiện tưởng tâm thần suy sụp (Depression), chứng ảo giác, chứng rối loạn thần kinh, tình trạng tự ti mặc cảm hay mất hết tự tín nơi một số người nào đó, khiến cho những người ấy cảm thấy mình sống và hành động luôn sai sót. Nhưng những hiện tượng này là những trường hợp bệnh hoạn ngoại lệ, chứ không phải là trường hợp của những người bình thường và khỏe mạnh.
Còn bình thường, thì một người có mặc cảm tội lỗi hay cảm thấy mình có tội, là khi người ấy thực sự đã vấp phạm một tội lỗi nào đó, tức là lúc người ấy đã quyết định làm một hành động xấu, mặc dù người ấy vẫn có đủ điều kiện để làm một điều tốt. Vì thế, sau khi đã thực sự phạm một tội nào đó và rồi người ta cảm thấy mình có tội hay có mặc cảm tội lỗi, thì không thể coi đó là „mặc cảm“ hay „cảm giác“ thuẩn tuý được. Trái lại, trong trường hợp này, hiện tượng cảm thấy mình có tội là hậu quả tất yếu của hành động phạm tội gây nên, và đã được lương tâm nhắc bảo, đánh động. Vì sự ý thức được hành động sai trái và tội lỗi của mình như thế, chính là tác động nhận thức của lý trí kèm theo cảm xúc của cảm giác, chứ không phải là một tác động của cảm giác thuần tuý. Sự mặc cảm tội lỗi vì đã phạm tội thực sự này nhất thiết đòi hỏi người trong cuộc phải thành tâm tự kiểm điểm chính mình, một thái độ mà người ta gọi sự khiêm tốn.
Trong trường này, người thực hành tâm lý trị liệu pháp không có quyền đưa ra bất cứ phán quyết luân lý nào về hành động của bệnh nhân để cho là xấu hay tốt, bởi vì anh chỉ là người trị liêu, chứ không giữ vai trò xét xử của pháp lý. Dĩ nhiên, điều đó tuyệt đối không muốn nói rằng trong cuộc sống con người không có sự hiện hữu của chiều kích luân lý đạo đức.
Và trong thuật ngữ y khoa (medizinische Termonologie), hai cách thức của mặc cảm tội lỗi này người ta có thể cho là thuộc về sinh lý học và bệnh lý học. Nhưng trong y khoa, từ ngữ „sinh lý học“ thường được sử dụng để nói về tình trạng những người khỏe mạnh bình thường, chứ không phải người bệnh tật. Trong khi đó, từ ngữ „bệnh lý học“ lại được sử dụng để nói về tình trạng mất định hướng, bị khủng hoảng, sinh lý bất ổn và bệnh hoạn.
Người ta có thể quan sát và nhận thức được điều đó, chẳng hạn trong trường hợp khi bị đau nhức ở một phần nào đó trên cơ thể do bị chấn thương, nghĩa là bộ phận thần kinh tại „hiện trường“, nơi bị chấn thương, liền cấp báo trong nháy mắt cho trung ương bộ máy thần kinh biết điều gì đang tác động không tốt cho cơ thể. Chính nhờ có ký hiệu báo động này mà diễn tiến điều trị và chữa lành vết thương mới có thể tiến hành được.
Trái lại, sự đau đớn thuộc bệnh lý học lại thiếu cảm giác, hay người ta cũng có thể nói là „thiếu sự báo động“ của cơ thể. Cũng gần tương tự như thế, mặc cảm tội lỗi là một sự cảm nhận đau đớn của linh hồn, và đồng thời sự cảm nhận ấy cũng cho thấy sự tác hại của tội lỗi lên con người.
Chính hình ảnh về y khoa trên đây cũng minh giải cho thấy rằng theo nguyên tắc thì sự bất lực trong việc cảm nhận được sự đau đớn là một mất mát đầy nguy hiểm cho cuộc sống. Và cũng tương tự như thế trong lãnh vực tâm lý học, nếu nói một cách tổng quát thì sự thiếu mặc cảm tội lỗi biến con người thành quái vật, chỉ biết hành động theo sự điều khiển của bản năng tự nhiên cho sự tồn tại của mình một cách ích kỷ, và đồng thời coi tất cả những người khác chỉ là những phương tiện hay những bậc thang giúp họ đạt tới sự tồn tại ich kỷ ấy của mình mà thôi. Vì thế, khi họ cảm thấy những đồng loại nào đó có thể là một đe dọa nguy hiểm cho sự tồn tại của mình, thì họ tìm mọi cách diệt trừ. Đây là một điều đã được minh chứng rõ ràng trong suốt lịch sử nhân loại qua một số nhân vật tiêu biểu, như các nhà độc tài: Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Nero, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Ceausescu, Pol-pot, v.v…!
Nhưng dĩ nhiên, không chỉ những nhân vật vừa được nêu danh mới độc ác khủng khiếp như thế. Mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể trở thành tồi tệ, bất nhân và nguy hiểm cho đồng loại một cách tương tự, nếu chúng ta thiếu sự trung thành với sự hướng dẫn của lý trí và thiếu sự thuần phục tiếng nói của lương tâm, mà đánh mất đi ý thức sống động về thiện/ác và phúc/tội và chỉ tìm kiếm sự lợi lộc ích kỷ do bản năng tự nhiên điều khiển. Vì con người không chỉ „nhân chi sơ tính bản thiện“, tức bản tính con người sinh ra vốn tốt, nhưng trong mỗi người còn ẩn chứa khả năng có thể trở nên tốt hay trở thành xấu, có thể làm lành hay làm ác. Tất cả đều tùy thuộc vào sự nỗ lực hướng thiện của bản thân và môi trường ngoại cảnh. Bởi vậy, con người cần có được một nền giáo dục tốt, đúng đắn và một môi trường xã hội lành mạnh.
Trong ngôn ngữ thần học, để trình bày những tình trạng lành mạnh hay bệnh hoạn đó, người ta sử dụng các ý niệm „lương tâm ngay chính“ và „lương tâm sai lạc“.
Đối với những người có tâm thức tôn giáo sâu xa hay cũng được gọi là những người tín hữu đạo đức, thì mặc cảm tội lỗi lành mạnh cần phải được giải quyết qua Bí tích Hòa Giải, tức qua việc xưng tội. Bởi vì, qua việc xưng tội, người ta loại bỏ ngay chính nguyên nhân sâu xa nhất của tội lỗi. Trong khi đó, mặc cảm tội lỗi thuộc lãnh vực bệnh lý học thì chỉ tìm cách loại bỏ hay giải quyết mang tính cách tâm lý, tức qua thần kinh bệnh học (Psychiatrie) hay qua tâm lý trị liệu pháp (Psychotherapie), và trong trường hợp này, người ta không thể chứng mình được một cách rõ ràng tội lỗi do cảm xúc gây nên và vì thế, cũng không thể loại trừ tội lỗi một cách tận gốc được. Hành động này cũng có thể so sánh với hành động người nhổ cỏ chỉ nhổ những sợi cỏ bò trên mặt đất, còn các rễ ăn sâu dưới đất thì vẫn để nguyên, và sau đó mọi sự đâu lại vào đấy, chứ không có gì thay đổi cả.
Đàng khác, sự bất cập của tâm lý trị liệu pháp cũ là ở chỗ đã thường tâm lý hóa (và đã bệnh lý hóa) mặc cảm tội lỗi „thuộc sinh lý“, và vì thế đã làm đảo lộn con đường dẫn tới sự hoán cải và qua đó làm lệch lạc cả sự hoàn thiện. Không ít các nhà tâm lý trị liệu pháp, vì do vũ trụ quan thuần chủ quan của họ, đã phủ nhận cả những vấn đề minh nhiên, chẳng hạn những tội lỗi thực tiễn và cụ thể. Thật vậy, nếu con người được định nghĩa một cách thuần túy vật chất, chẳng hạn như trường hợp nhà phân tâm Sigmund Freud đã làm, thì tất nhiên sẽ đi tới hậu quả hợp lý là con người không có tự do và trách nhiệm nữa. Theo chủ nghĩa giản lược này, thì thủ phạm sẽ trở thành nạn nhân và trút hết tội lỗi của mình lên các hoàn cảnh tâm lý này nọ, như: „tôi đã không thể làm khác được“, hay đổ tội cho những người khác, như: „do sự giáo dục sai lạc“ của cha mẹ hay của thầy cô giáo.
Nhưng sự tìm cách qui tội cho ngoại cảnh một cách truy tưởng như thế sẽ làm nảy sinh hai khuynh hướng nguy hiểm, đó là đánh mất hoàn toàn cảm năng về tội và ảo tưởng tự cho mình là vô tội, tức tự công chính hóa chính mình. Tuy nhiên, theo tâm lý, thì con người sẽ phải luôn trường kỳ phấn đấu mới mong có thể tiếp tục giữ được phần nào sự tự lừa dối mình như thế, vì trong một lúc nào đó lương tâm người ấy sẽ lại đánh động và làm hồi tỉnh lại ý thức về tội trong mình và từ đó nảy sinh ra tình trạng bất ổn nội tâm, mà người ta thường gọi „lương tâm cắn rứt“. Trong thuật ngữ thuộc phân tâm học, người ta gọi sự „trường kỳ phấn đấu“ này là tình trạng tâm lý dồn ép (Refoulement (F) hay Verdrängung (D)). Một thái độ „chạy tội“ như thế thường sẽ trực tiếp dẫn tới tình trạng bất ổn và „mất vui“ nội tâm, vì đương sự phải luôn tìm mọi cách để tự vệ và để tự khẳng định sự vô tội của mình, như: Thủ phạm chắc chắn là những người khác, chứ „tôi chỉ là kẻ đáng thương mà thôi.“
Tình trạng tâm lý dồn ép về sự bất toàn của mình là một chủ nghĩa cầu toàn bệnh hoạn
Nhưng thái độ không muốn chấp nhận khả năng lầm lỗi của mình như thế là một chủ nghĩa cầu toàn (Perfectionisme) mang nặng tính chất rối loạn thần kinh, một chủ nghĩa lẫn lộn giữa sự hoàn thiện Kitô giáo với sự mất ý thức về tội. Người theo chủ nghĩa cầu toàn bệnh hoạn, thì xác tín rằng anh không được phép để mình làm bất cứ sai lỗi nào. Và hậu quả tất yếu là anh cũng không muốn hoàn thiện mình hơn, vì làm sao một người lại cần phải hoàn thiện mình hơn nữa, khi người đó không sai phạm bất cứ lầm lỗi nào cả? Người ấy chỉ cần sự chứng thực là anh luôn hành động đúng đắn, thế thôi. Nếu vậy, đối với người ấy, sự hiện diện các quy luật này nọ trong Giáo Hội là cả một xúc phạm, vì như thế là đã tỏ ra nghi ngờ tính cách hoàn thiện nơi con người anh, và sau cùng tất cả các quy luật ấy còn là một đe dọa đến sự hiện sinh của anh. Vì thế, rất có thể anh sẽ bức xúc tự hỏi: „Những gì tôi làm trong phòng ngủ của tôi thì có liên quan gì đến Đức Giáo Hoàng?“
Qua đó, người ta nhận thấy được rằng người bị chứng rối loạn thần kinh sẽ thất bại vì thiếu đi ý thức tội lỗi và đồng thời khuynh hướng hiếu chiến sẽ bắt đầu nảy nở dần trong người đó, và khuynh hướng ấy thường sẽ đưa người đó có những tư tưởng và thái độ thù nghịch vô căn cứ đối với tôn giáo nói chung, cũng như phê bình chỉ trích, chứ không còn tìm ra được lý do để thông cảm với Giáo Hội nói riêng. Đối với những người mang sẵn định kiến tự tôn và thiếu phán đoán trung thực về tình trạng nội tâm của mình, thì mỗi sai lỗi nhỏ mọn nhất của người đại diện của Giáo Hội đều là một xì-căn-đan nguy hiểm, cần phải được nêu danh và tẩy trừ để trả lại cho Giáo Hội sự thánh thiện nguyên thủy, hay nói theo ngôn ngữ tân thời: để „lành mạnh hóa“ Giao Hội.
Nhưng chúng ta biết rằng sứ điệp đầy yêu thương và khoan dung của Giáo Hội lại đang tìm cách giải thoát con người ra khỏi sự phán đoán và quan điểm hẹp hòi và chủ quan như thế qua Bí tích Hòa Giải, qua sự xưng tội riêng thường xuyên. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có sự lầm lỗi, dù người ấy ở đấng bậc nào đi nữa. Vâng, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội trước mặt Chúa, và vì thế, ai ai cũng đòi hỏi phải có thái độ khiêm tốn hối cải và hoàn lương.
Diễn tiến của sự ăn năn hối cải thăng tiến sự tự do cá nhân của con người
Như thế, trong Bí tích Hòa Giải, bên cạnh chiều kích chủ yếu là ân sủng thiêng liêng của Thiên Chúa ban, còn có lãnh vực tâm lý và nhân bản nữa. Đúng vậy, nơi một người thành tâm đón nhận Bí tích Hòa Giải một cách sốt sắng và nghiêm chỉnh, thì sau ý nghĩa thần học là sự tha thứ của Thiên Chúa, còn có tác dụng của tâm lý học nữa. Nói cách khác, một người sau khi xưng tội một cách đúng đắn xong – tức thành tâm ăn năn hối cải và làm đầy đủ các đòi hỏi cần thiết của Bí tích Hòa Giải – thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ cho các tội đã phạm và đồng thời người ấy cũng cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng, chứ không còn bị mặc cảm tội lỗi đè nặng lương tâm như trước kia.
Qua sự được giải hòa với Thiên Chúa cũng như với đồng loại bằng sự thú nhận tội lỗi và sự tha thứ, tâm lý dằn vặt của con người sẽ được giải tỏa. Đây quả là một sự vơi nhẹ có hiệu quả mạnh mẽ và sâu xa đối với người mang nặng khuynh hướng cầu toàn đang phải đối mặt với cuộc chiến nội tâm giữa tâm lý tự khẳng định chính mình và thực tại bị dồn ép. Ở đây, người ta cũng phải ghi nhận là nếu xét về phương diện tâm lý, thì có lẽ Bí tích Hòa Giải Kitô giáo, tức sự xưng tội, là một thực tại duy nhất có thể làm cho con người xác tín được tận đáy lòng thẳm sâu của họ, để họ có thể suy tư, tự kiểm điểm, thú nhận tình trạng thực tiễn của tâm hồn mình, ăn năn hối cải và hoàn lương.
Việc thành tâm nhìn nhận mình là kẻ yếu đuối và xưng thú các khiếm khuyết cũng như các tội lỗi của mình cho vị Linh Hướng, vị đại diện của Thiên Chúa – một người cũng hoàn toàn mang đầy yếu đuối như mình và cũng cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa – chứ không tìm cách bào chữa, dấu diếm hay đổ lỗi cho người khác, quả thực là một hành động hết sức dũng cảm của người có đức tin mạnh mẽ. Bởi vì, người ấy xác tín được rằng Thiên Chúa luôn khoan dung và đầy lòng trắc ẩn, sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho tất cả những ai biết thành tâm ăn năn và quay trở về với Người, và đồng thời người ấy cũng xác tín được rằng dù vị Linh Hướng ngồi ở tòa Cáo Giải kia cũng là một người như bao người khác, nhưng qua trung gian của Giáo Hội, ngài đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm người đại diện hữu hình cho Người để mang lại ơn tha thứ cho hối nhân.
Do đó, hành động xưng tội mang lại tác dụng tâm lý mạnh mẽ nhất định trên người hối nhân, mà hiệu quả cuối cùng là sự chữa lành, sự thánh hóa và sự hồi sinh. Câu nói dũng cảm của hối nhân „Con đã phạm tội…“ đã nói lên rằng đương sự đã tự lên án hành động lệch lạc sai trái của mình, loại bỏ nó và bắt đầu lại từ đầu. Người ấy cảm thấy lương tâm thanh thản nhẹ nhàng, chứ không còm cảm thấy nặng chĩu, không vui và bất ổn nữa. Nhưng dĩ nhiên, đó không chỉ là một cảm nhận mang tính cách thuần túy tâm lý mà thôi, nghĩa là một vấn đề thuộc cảm giác, nhưng trước hết đó là một thực tại của linh hồn, được đức tin và lý trí chứng thực: Con người thực sự đã được Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi đã phạm, vì đã can đảm và thành tâm xưng nhận chúng trước tòa Chúa qua Bí tích Hòa Giải, qua việc xưng tội.
Như vậy, con người sẽ loại bỏ được tội lỗi của mình, được tha thứ và được cứu rỗi, khi biết chân thành chấp nhận chúng và hối cải. Hay nói theo ngôn ngữ tâm lý học, khi con người biết loại bỏ được khuynh hướng tự tôn và tự mãn sai lệch về mình, thì con người thực sự đang ở trong tiến trình trở nên lành mạnh.
Tuy nhiên, việc xưng tội còn đòi hỏi phải có sự đền tội kèm theo, nghĩa là sự nỗ lực bù đắp và sửa chữa những tác hại do tội gây nên, như dấu chỉ tất yếu của sự tự nhận thức được chính mình và ăn năn hối cải chân thành. Ăn năn hối cải có nghĩa là hoàn lương và tìm ra định hướng nội tâm mới cho đời mình. Qua đó, nảy sinh lòng quyết tâm xa tránh tội lỗi – tức những hành động không hợp lý – và nhờ sự cương quyết xa tránh tội lỗi như thế giúp cho con người tránh được cả những dịp đưa con người tới chỗ phạm tội. Người ta có thể nói được rằng diễn tiến này đã thăng tiến và mở rộng sự tự do bản thân người liên hệ. Bởi vì, nếu một người có thói quen phạm đi phạm lại các thứ tội, mà không chịu chấm dứt ngay, hay nói theo ngôn ngữ thần học luân lý là „thiếu dốc lòng chừa“, thì thói quen xấu ấy sẽ dần dà trở thành bức màn vô thức được phủ lên tình trạng sai trái tội lỗi của người đó, khiến cho đương sự không còn nhìn thấy rõ được tình trạng tội lỗi xấu xa của mình nữa, nên vẫn cho mình là đàng hoàng, trong trắng và vô tội. Cụ thể là không ít người suốt cả 3,4 năm trời, hay còn lâu hơn nữa, không hề đi xưng tội, nhưng họ vẫn cảm thấy mình không hề phạm tội gì cả và lương tâm họ cũng không hề áy náy (vì có lẽ đã trở nên chai lì rồi). Trong khi đó, một tín hữu đạo đức sốt sắng thì luôn biết phát huy và trau dồi cho tiếng lương tâm mình mỗi ngày một trở nên nhạy cảm, sắc bén và lành mạnh trong tất cả mọi tư tưởng, lời nói và hành vi sai trái.
Điều đó muốn nói rằng, nếu nhìn theo phương diện tâm lý học, thì toàn bộ diễn tiến của việc xưng tội, gồm có sự xét mình hay sự dọn mình, là một dịp tốt và cụ thể nhất, giúp cho con người thoát ra khỏi vực sâu của tình trạng bán vô tri hay cả vực sâu của tình trạng vô tri về tội lỗi của mình. Đồng thời việc xưng tội làm vô hiệu hóa những xung đột nội tâm đầy nguy hiểm qua hành động xưng nhận các lầm lẫn và các tội lỗi của mình một cách rõ ràng với vị đại diện của Thiên Chúa. Chính nhà phân tâm học Sigmund Freud cũng đã trình bày một cách rất sáng suốt rằng bệnh rối loạn thần kinh sẽ phát triển mạnh ở đâu tội lỗi được che đây khéo léo, hầu để lý tưởng hóa cái tôi một cách thái quá so sánh với bản ngã thực tiễn. Nói cách khác, khi một người càng tô đẹp hình ảnh của chính mình một cách quá đáng, thì khả năng trở nên bệnh hoạn càng nhiều, khi người ấy phải đối mặt với thực tại cụ thể. Trong khi đó, qua việc xưng nhận tội đã phạm, thì tình trạng đau khổ, bất an và dồn ép của nội tâm sau khi sai phạm các tội lỗi sẽ có thể hoàn trả lại cho lương tâm sự thanh thản và an bình, và qua đó cả chứng rối loạn thần kinh của đương sự cũng được giảm thiểu, bởi lẽ việc làm cần thiết cho sự giải tỏa tình trạng tâm lý bị dồn ép cũng đã bớt đi.
Ở đây, có lẽ chúng ta cũng cần nhắc lại một ý niệm thường hay được một số học giả trích dẫn, mà người ta có thể gọi là sự „ảo giác tôn giáo“ hay sự „rối loạn thần kinh mang tính cách tôn giáo“ (ekklesiogene Neurose). Đây là ý niệm mà vào năm 1955 nhà phụ khoa học Schaetzing viện vào để gán ghép một cách lầm lẫn một loại bệnh thuộc thần kinh bệnh học như là hậu quả của công cuộc truyền bá tôn giáo gây ra. Nhưng trong thần kinh bệnh học tân thời ngày nay, sự gán ghép này được coi là sai lạc và lỗi thời. Trái lại, chính sự đòi hỏi rõ ràng về luân lý trong tất cả các lãnh vực của cuộc sống đã mang lại cho con người điều kiện để làm giảm thiểu tình trạng tâm lý bị dồn ép của mình, một tình trạng do chính tội lỗi của bản thân gây nên, mà người ta, vì do thiếu nhận thức đầy đủ về gánh nặng tâm lý ấy, thường chỉ có thể tháo gỡ, cởi mở hay làm vơi nhẹ đi được phần nào tình trạng đó mà thôi.
Tiếp đến, sự đam mê của con người thường hay phát triển lệch sang một hướng khác – tức bằng một sự thỏa mãn ngắn ngủi trong chốc lát – càng làm cho tiếng nói của Giáo Hội trở nên vô cùng cần thiết trong việc làm tăng cường lý trí và sự suy luận của con người trong diễn tiến thuộc nội tâm thần. Bởi vậy, những người chuyên môn chân chính trong lãnh vực tâm lý trị liệu pháp đã có lý khi phủ nhận hoàn toàn ý niệm „ảo giác tôn giáo“.
Điều đó cũng muốn nói rằng sự đòi hỏi khắt khe thuộc lãnh vực luân lý đạo đức không hề là nguyên nhân gây ra chứng loạn thần kinh mà ý niệm „ảo giác tôn giáo“ muốn áp chỉ – như một vài khuynh hướng Mục Vụ bị tâm lý hóa hay hoàn toàn dựa vào tâm lý học, đã từng truyền bá trong hàng thập niên qua –, nhưng sự đòi hỏi ấy thực ra là một nhu cầu cần thiết khi đối mặt với tình trạng mất ý thức về tội nơi một số người. Đây là một tình trạng nguy hiểm, làm cho sự phán đoán của con người về chân/giả, thiện/ác bị lệch lạc và không còn chấp nhận định nghĩa về tội/phúc của lý trí lành mạnh bình thường nữa, bởi vì phương tiện cần thiết và hữu hiệu trong việc hàn gắn lại những đổ vỡ tâm lý và trong việc cứu chữa linh hồn con người – việc xưng tội – đã bị đánh giá thấp hay đã bị loại bỏ trong cuộc sống hằng ngày, hoặc cá nhân người liên hệ đã tự ý sao nhãng và bê trể trong việc lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Chính Bí tích Hòa Giải làm cho đức tin Kitô giáo nói chung và sự đòi hỏi cần thiết trong việc cải thiện cuộc sống mỗi người nói riêng, trở thành sống động.
Thật vậy, một trong những điều kiện khắt khe tiên quyết của đời sống hoàn thiện theo tinh thần Kitô giáo là sự đòi hỏi phải biết nhận thức được sự yếu đuối và sự sai phạm các tội lỗi của bản thân và tẩy rửa chúng qua sự hoán cải nhờ vào Bí tích Hòa Giải hay việc xưng tội. Vì thế, nếu để muốn khẳng định sự tự công chính hóa của mình một cách sai lạc và bệnh hoạn, mà người ta tìm cách loại bỏ ý niệm về tội, hay: để muốn làm vơi nhẹ sự dằn vặt của lương tâm, mà người ta hùng hổ chống đối các điều luật của Giáo Hội một cách chủ quan, thì người ta sẽ khó tránh được tình trạng tâm lý bị dồn ép trước sự bất toàn của mình, vì bản chất con người vốn bất toàn và hay sa phạm các thứ tội (x. 1Ga 1,8).
Đây cũng là xu hướng của một số người, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ, đã từng làm bùng nổ vào thập niên 80 của thế kỷ vừa qua một phong trào nông nổi và quá khích với khẩu hiệu chứa đầy tính chất chống đối: „Tin Mừng, chứ không phải là Tin Buồn“ hay: „Tin Lành, chứ không phải Tin Dữ“. Điểm đặc biệt là những thành phần này không muốn nhắc đến các từ ngữ hay các ý niệm thuộc luân lý, như „tội lỗi“, „Hỏa ngục“, „án phạt của Thiên Chúa“, „ma quỷ“ hay sự báo oán và đền bù về các tội ác trong cuộc sống mai hậu, v.v…! Bởi vì những từ ngữ hay ý niệm đó luôn là dịp tốt làm vang vọng lên một cách rõ ràng và sống động tiếng nói của lương tâm, kèm theo sự cắn rứt và dằn vặt không nguôi, một điều mà họ rất sợ hãi và luôn tìm cách tránh né. Nhưng người ta cũng tự hỏi là những thành phần của phong trào kia đã trải nghiệm được thế nào về ý niệm „tin buồn“ hay „tin dữ“ mà họ nêu danh? Và tại sao?
Trong khi đó, ngược lại, những người tín hữu thường xuyên lãnh nhận Bí tích Hòa Giải hay xưng tội một cách sốt sắng, thì bình thường sẽ đạt tới được sự nhận thức cao và rõ ràng về chính mình và về tình trạng cuộc sống của mình, bởi vì những tín hữu ấy phát huy cho mình được khả năng biết cân nhắc và phán đoán một cách chính xác những cảm xúc, những tình cảm, những đam mê và các hành động của mình. Lương tâm những người ấy luôn nhạy cảm, sắc bén và sống động. Vâng, những người như thế thường có được khả năng suy tư đúng đắn về những sinh hoạt của đời sống tình cảm của mình. Và nhờ thế, những người tín hữu ấy không hề hành động theo bản năng tự nhiên hay gán ghép các sai lỗi của mình cho định mệnh mù quang, nhưng họ luôn hành động với đầy đủ ý thức và luôn dựa theo sự phán đoán hợp lý của lý trí. Đây chính là điều dẫn tới sự tự ý thức lành mạnh về chính mình, vì đã được bám rễ sâu trong ý thức đầy đủ về thiên chức làm nghĩa tử Thiên Chúa của mình.
Và cuối cùng, từ đó sẽ nảy sinh ra lòng tri ân cảm tạ sâu xa đối với một Thiên Chúa luôn đầy khoan dung và nhân từ, Đấng đã tha thứ mọi tội lỗi của con người. Tiếp đến, những con người như thế cũng biết thông cảm và tha thứ cho người khác cũng như cho chính mình, và qua đó họ càng sống lạc quan, tin tưởng và vui tươi phấn khởi hơn, dù cho họ có phải sống trong hoàn cảnh nào đi nữa, hay nói rõ hơn, dù cho họ có phải đối mặt với những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra trong cuộc sống.
Trong tâm lý trị liệu pháp (Psychotherapie) cổ điển, người ta thường có khuynh hướng xếp mặc cảm tội lỗi vào hàng ngũ bệnh lý học (Pathologie). Và mặc dù các nhà tâm lý trị liệu tân tiến ngày nay đã khám phá ra được nhiều nhận thức mới mẻ, nhưng quan niệm cũ vẫn còn ít nhiều ám ảnh và đeo đuổi họ. Dĩ nhiên có những hiện tượng bệnh tâm lý, chẳng hạn: hiện tưởng tâm thần suy sụp (Depression), chứng ảo giác, chứng rối loạn thần kinh, tình trạng tự ti mặc cảm hay mất hết tự tín nơi một số người nào đó, khiến cho những người ấy cảm thấy mình sống và hành động luôn sai sót. Nhưng những hiện tượng này là những trường hợp bệnh hoạn ngoại lệ, chứ không phải là trường hợp của những người bình thường và khỏe mạnh.
Còn bình thường, thì một người có mặc cảm tội lỗi hay cảm thấy mình có tội, là khi người ấy thực sự đã vấp phạm một tội lỗi nào đó, tức là lúc người ấy đã quyết định làm một hành động xấu, mặc dù người ấy vẫn có đủ điều kiện để làm một điều tốt. Vì thế, sau khi đã thực sự phạm một tội nào đó và rồi người ta cảm thấy mình có tội hay có mặc cảm tội lỗi, thì không thể coi đó là „mặc cảm“ hay „cảm giác“ thuẩn tuý được. Trái lại, trong trường hợp này, hiện tượng cảm thấy mình có tội là hậu quả tất yếu của hành động phạm tội gây nên, và đã được lương tâm nhắc bảo, đánh động. Vì sự ý thức được hành động sai trái và tội lỗi của mình như thế, chính là tác động nhận thức của lý trí kèm theo cảm xúc của cảm giác, chứ không phải là một tác động của cảm giác thuần tuý. Sự mặc cảm tội lỗi vì đã phạm tội thực sự này nhất thiết đòi hỏi người trong cuộc phải thành tâm tự kiểm điểm chính mình, một thái độ mà người ta gọi sự khiêm tốn.
Trong trường này, người thực hành tâm lý trị liệu pháp không có quyền đưa ra bất cứ phán quyết luân lý nào về hành động của bệnh nhân để cho là xấu hay tốt, bởi vì anh chỉ là người trị liêu, chứ không giữ vai trò xét xử của pháp lý. Dĩ nhiên, điều đó tuyệt đối không muốn nói rằng trong cuộc sống con người không có sự hiện hữu của chiều kích luân lý đạo đức.
Và trong thuật ngữ y khoa (medizinische Termonologie), hai cách thức của mặc cảm tội lỗi này người ta có thể cho là thuộc về sinh lý học và bệnh lý học. Nhưng trong y khoa, từ ngữ „sinh lý học“ thường được sử dụng để nói về tình trạng những người khỏe mạnh bình thường, chứ không phải người bệnh tật. Trong khi đó, từ ngữ „bệnh lý học“ lại được sử dụng để nói về tình trạng mất định hướng, bị khủng hoảng, sinh lý bất ổn và bệnh hoạn.
Người ta có thể quan sát và nhận thức được điều đó, chẳng hạn trong trường hợp khi bị đau nhức ở một phần nào đó trên cơ thể do bị chấn thương, nghĩa là bộ phận thần kinh tại „hiện trường“, nơi bị chấn thương, liền cấp báo trong nháy mắt cho trung ương bộ máy thần kinh biết điều gì đang tác động không tốt cho cơ thể. Chính nhờ có ký hiệu báo động này mà diễn tiến điều trị và chữa lành vết thương mới có thể tiến hành được.
Trái lại, sự đau đớn thuộc bệnh lý học lại thiếu cảm giác, hay người ta cũng có thể nói là „thiếu sự báo động“ của cơ thể. Cũng gần tương tự như thế, mặc cảm tội lỗi là một sự cảm nhận đau đớn của linh hồn, và đồng thời sự cảm nhận ấy cũng cho thấy sự tác hại của tội lỗi lên con người.
Chính hình ảnh về y khoa trên đây cũng minh giải cho thấy rằng theo nguyên tắc thì sự bất lực trong việc cảm nhận được sự đau đớn là một mất mát đầy nguy hiểm cho cuộc sống. Và cũng tương tự như thế trong lãnh vực tâm lý học, nếu nói một cách tổng quát thì sự thiếu mặc cảm tội lỗi biến con người thành quái vật, chỉ biết hành động theo sự điều khiển của bản năng tự nhiên cho sự tồn tại của mình một cách ích kỷ, và đồng thời coi tất cả những người khác chỉ là những phương tiện hay những bậc thang giúp họ đạt tới sự tồn tại ich kỷ ấy của mình mà thôi. Vì thế, khi họ cảm thấy những đồng loại nào đó có thể là một đe dọa nguy hiểm cho sự tồn tại của mình, thì họ tìm mọi cách diệt trừ. Đây là một điều đã được minh chứng rõ ràng trong suốt lịch sử nhân loại qua một số nhân vật tiêu biểu, như các nhà độc tài: Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Nero, Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Ceausescu, Pol-pot, v.v…!
Nhưng dĩ nhiên, không chỉ những nhân vật vừa được nêu danh mới độc ác khủng khiếp như thế. Mỗi người trong chúng ta cũng đều có thể trở thành tồi tệ, bất nhân và nguy hiểm cho đồng loại một cách tương tự, nếu chúng ta thiếu sự trung thành với sự hướng dẫn của lý trí và thiếu sự thuần phục tiếng nói của lương tâm, mà đánh mất đi ý thức sống động về thiện/ác và phúc/tội và chỉ tìm kiếm sự lợi lộc ích kỷ do bản năng tự nhiên điều khiển. Vì con người không chỉ „nhân chi sơ tính bản thiện“, tức bản tính con người sinh ra vốn tốt, nhưng trong mỗi người còn ẩn chứa khả năng có thể trở nên tốt hay trở thành xấu, có thể làm lành hay làm ác. Tất cả đều tùy thuộc vào sự nỗ lực hướng thiện của bản thân và môi trường ngoại cảnh. Bởi vậy, con người cần có được một nền giáo dục tốt, đúng đắn và một môi trường xã hội lành mạnh.
Trong ngôn ngữ thần học, để trình bày những tình trạng lành mạnh hay bệnh hoạn đó, người ta sử dụng các ý niệm „lương tâm ngay chính“ và „lương tâm sai lạc“.
Đối với những người có tâm thức tôn giáo sâu xa hay cũng được gọi là những người tín hữu đạo đức, thì mặc cảm tội lỗi lành mạnh cần phải được giải quyết qua Bí tích Hòa Giải, tức qua việc xưng tội. Bởi vì, qua việc xưng tội, người ta loại bỏ ngay chính nguyên nhân sâu xa nhất của tội lỗi. Trong khi đó, mặc cảm tội lỗi thuộc lãnh vực bệnh lý học thì chỉ tìm cách loại bỏ hay giải quyết mang tính cách tâm lý, tức qua thần kinh bệnh học (Psychiatrie) hay qua tâm lý trị liệu pháp (Psychotherapie), và trong trường hợp này, người ta không thể chứng mình được một cách rõ ràng tội lỗi do cảm xúc gây nên và vì thế, cũng không thể loại trừ tội lỗi một cách tận gốc được. Hành động này cũng có thể so sánh với hành động người nhổ cỏ chỉ nhổ những sợi cỏ bò trên mặt đất, còn các rễ ăn sâu dưới đất thì vẫn để nguyên, và sau đó mọi sự đâu lại vào đấy, chứ không có gì thay đổi cả.
Nhưng sự tìm cách qui tội cho ngoại cảnh một cách truy tưởng như thế sẽ làm nảy sinh hai khuynh hướng nguy hiểm, đó là đánh mất hoàn toàn cảm năng về tội và ảo tưởng tự cho mình là vô tội, tức tự công chính hóa chính mình. Tuy nhiên, theo tâm lý, thì con người sẽ phải luôn trường kỳ phấn đấu mới mong có thể tiếp tục giữ được phần nào sự tự lừa dối mình như thế, vì trong một lúc nào đó lương tâm người ấy sẽ lại đánh động và làm hồi tỉnh lại ý thức về tội trong mình và từ đó nảy sinh ra tình trạng bất ổn nội tâm, mà người ta thường gọi „lương tâm cắn rứt“. Trong thuật ngữ thuộc phân tâm học, người ta gọi sự „trường kỳ phấn đấu“ này là tình trạng tâm lý dồn ép (Refoulement (F) hay Verdrängung (D)). Một thái độ „chạy tội“ như thế thường sẽ trực tiếp dẫn tới tình trạng bất ổn và „mất vui“ nội tâm, vì đương sự phải luôn tìm mọi cách để tự vệ và để tự khẳng định sự vô tội của mình, như: Thủ phạm chắc chắn là những người khác, chứ „tôi chỉ là kẻ đáng thương mà thôi.“
Tình trạng tâm lý dồn ép về sự bất toàn của mình là một chủ nghĩa cầu toàn bệnh hoạn
Nhưng thái độ không muốn chấp nhận khả năng lầm lỗi của mình như thế là một chủ nghĩa cầu toàn (Perfectionisme) mang nặng tính chất rối loạn thần kinh, một chủ nghĩa lẫn lộn giữa sự hoàn thiện Kitô giáo với sự mất ý thức về tội. Người theo chủ nghĩa cầu toàn bệnh hoạn, thì xác tín rằng anh không được phép để mình làm bất cứ sai lỗi nào. Và hậu quả tất yếu là anh cũng không muốn hoàn thiện mình hơn, vì làm sao một người lại cần phải hoàn thiện mình hơn nữa, khi người đó không sai phạm bất cứ lầm lỗi nào cả? Người ấy chỉ cần sự chứng thực là anh luôn hành động đúng đắn, thế thôi. Nếu vậy, đối với người ấy, sự hiện diện các quy luật này nọ trong Giáo Hội là cả một xúc phạm, vì như thế là đã tỏ ra nghi ngờ tính cách hoàn thiện nơi con người anh, và sau cùng tất cả các quy luật ấy còn là một đe dọa đến sự hiện sinh của anh. Vì thế, rất có thể anh sẽ bức xúc tự hỏi: „Những gì tôi làm trong phòng ngủ của tôi thì có liên quan gì đến Đức Giáo Hoàng?“
Qua đó, người ta nhận thấy được rằng người bị chứng rối loạn thần kinh sẽ thất bại vì thiếu đi ý thức tội lỗi và đồng thời khuynh hướng hiếu chiến sẽ bắt đầu nảy nở dần trong người đó, và khuynh hướng ấy thường sẽ đưa người đó có những tư tưởng và thái độ thù nghịch vô căn cứ đối với tôn giáo nói chung, cũng như phê bình chỉ trích, chứ không còn tìm ra được lý do để thông cảm với Giáo Hội nói riêng. Đối với những người mang sẵn định kiến tự tôn và thiếu phán đoán trung thực về tình trạng nội tâm của mình, thì mỗi sai lỗi nhỏ mọn nhất của người đại diện của Giáo Hội đều là một xì-căn-đan nguy hiểm, cần phải được nêu danh và tẩy trừ để trả lại cho Giáo Hội sự thánh thiện nguyên thủy, hay nói theo ngôn ngữ tân thời: để „lành mạnh hóa“ Giao Hội.
Nhưng chúng ta biết rằng sứ điệp đầy yêu thương và khoan dung của Giáo Hội lại đang tìm cách giải thoát con người ra khỏi sự phán đoán và quan điểm hẹp hòi và chủ quan như thế qua Bí tích Hòa Giải, qua sự xưng tội riêng thường xuyên. Bởi vì, đã là người thì ai cũng có sự lầm lỗi, dù người ấy ở đấng bậc nào đi nữa. Vâng, tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội trước mặt Chúa, và vì thế, ai ai cũng đòi hỏi phải có thái độ khiêm tốn hối cải và hoàn lương.
Diễn tiến của sự ăn năn hối cải thăng tiến sự tự do cá nhân của con người
Như thế, trong Bí tích Hòa Giải, bên cạnh chiều kích chủ yếu là ân sủng thiêng liêng của Thiên Chúa ban, còn có lãnh vực tâm lý và nhân bản nữa. Đúng vậy, nơi một người thành tâm đón nhận Bí tích Hòa Giải một cách sốt sắng và nghiêm chỉnh, thì sau ý nghĩa thần học là sự tha thứ của Thiên Chúa, còn có tác dụng của tâm lý học nữa. Nói cách khác, một người sau khi xưng tội một cách đúng đắn xong – tức thành tâm ăn năn hối cải và làm đầy đủ các đòi hỏi cần thiết của Bí tích Hòa Giải – thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ cho các tội đã phạm và đồng thời người ấy cũng cảm thấy thanh thản nhẹ nhàng, chứ không còn bị mặc cảm tội lỗi đè nặng lương tâm như trước kia.
Qua sự được giải hòa với Thiên Chúa cũng như với đồng loại bằng sự thú nhận tội lỗi và sự tha thứ, tâm lý dằn vặt của con người sẽ được giải tỏa. Đây quả là một sự vơi nhẹ có hiệu quả mạnh mẽ và sâu xa đối với người mang nặng khuynh hướng cầu toàn đang phải đối mặt với cuộc chiến nội tâm giữa tâm lý tự khẳng định chính mình và thực tại bị dồn ép. Ở đây, người ta cũng phải ghi nhận là nếu xét về phương diện tâm lý, thì có lẽ Bí tích Hòa Giải Kitô giáo, tức sự xưng tội, là một thực tại duy nhất có thể làm cho con người xác tín được tận đáy lòng thẳm sâu của họ, để họ có thể suy tư, tự kiểm điểm, thú nhận tình trạng thực tiễn của tâm hồn mình, ăn năn hối cải và hoàn lương.
Việc thành tâm nhìn nhận mình là kẻ yếu đuối và xưng thú các khiếm khuyết cũng như các tội lỗi của mình cho vị Linh Hướng, vị đại diện của Thiên Chúa – một người cũng hoàn toàn mang đầy yếu đuối như mình và cũng cần đến sự tha thứ của Thiên Chúa – chứ không tìm cách bào chữa, dấu diếm hay đổ lỗi cho người khác, quả thực là một hành động hết sức dũng cảm của người có đức tin mạnh mẽ. Bởi vì, người ấy xác tín được rằng Thiên Chúa luôn khoan dung và đầy lòng trắc ẩn, sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho tất cả những ai biết thành tâm ăn năn và quay trở về với Người, và đồng thời người ấy cũng xác tín được rằng dù vị Linh Hướng ngồi ở tòa Cáo Giải kia cũng là một người như bao người khác, nhưng qua trung gian của Giáo Hội, ngài đã được Thiên Chúa tuyển chọn làm người đại diện hữu hình cho Người để mang lại ơn tha thứ cho hối nhân.
Do đó, hành động xưng tội mang lại tác dụng tâm lý mạnh mẽ nhất định trên người hối nhân, mà hiệu quả cuối cùng là sự chữa lành, sự thánh hóa và sự hồi sinh. Câu nói dũng cảm của hối nhân „Con đã phạm tội…“ đã nói lên rằng đương sự đã tự lên án hành động lệch lạc sai trái của mình, loại bỏ nó và bắt đầu lại từ đầu. Người ấy cảm thấy lương tâm thanh thản nhẹ nhàng, chứ không còm cảm thấy nặng chĩu, không vui và bất ổn nữa. Nhưng dĩ nhiên, đó không chỉ là một cảm nhận mang tính cách thuần túy tâm lý mà thôi, nghĩa là một vấn đề thuộc cảm giác, nhưng trước hết đó là một thực tại của linh hồn, được đức tin và lý trí chứng thực: Con người thực sự đã được Thiên Chúa tha thứ mọi tội lỗi đã phạm, vì đã can đảm và thành tâm xưng nhận chúng trước tòa Chúa qua Bí tích Hòa Giải, qua việc xưng tội.
Như vậy, con người sẽ loại bỏ được tội lỗi của mình, được tha thứ và được cứu rỗi, khi biết chân thành chấp nhận chúng và hối cải. Hay nói theo ngôn ngữ tâm lý học, khi con người biết loại bỏ được khuynh hướng tự tôn và tự mãn sai lệch về mình, thì con người thực sự đang ở trong tiến trình trở nên lành mạnh.
Tuy nhiên, việc xưng tội còn đòi hỏi phải có sự đền tội kèm theo, nghĩa là sự nỗ lực bù đắp và sửa chữa những tác hại do tội gây nên, như dấu chỉ tất yếu của sự tự nhận thức được chính mình và ăn năn hối cải chân thành. Ăn năn hối cải có nghĩa là hoàn lương và tìm ra định hướng nội tâm mới cho đời mình. Qua đó, nảy sinh lòng quyết tâm xa tránh tội lỗi – tức những hành động không hợp lý – và nhờ sự cương quyết xa tránh tội lỗi như thế giúp cho con người tránh được cả những dịp đưa con người tới chỗ phạm tội. Người ta có thể nói được rằng diễn tiến này đã thăng tiến và mở rộng sự tự do bản thân người liên hệ. Bởi vì, nếu một người có thói quen phạm đi phạm lại các thứ tội, mà không chịu chấm dứt ngay, hay nói theo ngôn ngữ thần học luân lý là „thiếu dốc lòng chừa“, thì thói quen xấu ấy sẽ dần dà trở thành bức màn vô thức được phủ lên tình trạng sai trái tội lỗi của người đó, khiến cho đương sự không còn nhìn thấy rõ được tình trạng tội lỗi xấu xa của mình nữa, nên vẫn cho mình là đàng hoàng, trong trắng và vô tội. Cụ thể là không ít người suốt cả 3,4 năm trời, hay còn lâu hơn nữa, không hề đi xưng tội, nhưng họ vẫn cảm thấy mình không hề phạm tội gì cả và lương tâm họ cũng không hề áy náy (vì có lẽ đã trở nên chai lì rồi). Trong khi đó, một tín hữu đạo đức sốt sắng thì luôn biết phát huy và trau dồi cho tiếng lương tâm mình mỗi ngày một trở nên nhạy cảm, sắc bén và lành mạnh trong tất cả mọi tư tưởng, lời nói và hành vi sai trái.
Điều đó muốn nói rằng, nếu nhìn theo phương diện tâm lý học, thì toàn bộ diễn tiến của việc xưng tội, gồm có sự xét mình hay sự dọn mình, là một dịp tốt và cụ thể nhất, giúp cho con người thoát ra khỏi vực sâu của tình trạng bán vô tri hay cả vực sâu của tình trạng vô tri về tội lỗi của mình. Đồng thời việc xưng tội làm vô hiệu hóa những xung đột nội tâm đầy nguy hiểm qua hành động xưng nhận các lầm lẫn và các tội lỗi của mình một cách rõ ràng với vị đại diện của Thiên Chúa. Chính nhà phân tâm học Sigmund Freud cũng đã trình bày một cách rất sáng suốt rằng bệnh rối loạn thần kinh sẽ phát triển mạnh ở đâu tội lỗi được che đây khéo léo, hầu để lý tưởng hóa cái tôi một cách thái quá so sánh với bản ngã thực tiễn. Nói cách khác, khi một người càng tô đẹp hình ảnh của chính mình một cách quá đáng, thì khả năng trở nên bệnh hoạn càng nhiều, khi người ấy phải đối mặt với thực tại cụ thể. Trong khi đó, qua việc xưng nhận tội đã phạm, thì tình trạng đau khổ, bất an và dồn ép của nội tâm sau khi sai phạm các tội lỗi sẽ có thể hoàn trả lại cho lương tâm sự thanh thản và an bình, và qua đó cả chứng rối loạn thần kinh của đương sự cũng được giảm thiểu, bởi lẽ việc làm cần thiết cho sự giải tỏa tình trạng tâm lý bị dồn ép cũng đã bớt đi.
Ở đây, có lẽ chúng ta cũng cần nhắc lại một ý niệm thường hay được một số học giả trích dẫn, mà người ta có thể gọi là sự „ảo giác tôn giáo“ hay sự „rối loạn thần kinh mang tính cách tôn giáo“ (ekklesiogene Neurose). Đây là ý niệm mà vào năm 1955 nhà phụ khoa học Schaetzing viện vào để gán ghép một cách lầm lẫn một loại bệnh thuộc thần kinh bệnh học như là hậu quả của công cuộc truyền bá tôn giáo gây ra. Nhưng trong thần kinh bệnh học tân thời ngày nay, sự gán ghép này được coi là sai lạc và lỗi thời. Trái lại, chính sự đòi hỏi rõ ràng về luân lý trong tất cả các lãnh vực của cuộc sống đã mang lại cho con người điều kiện để làm giảm thiểu tình trạng tâm lý bị dồn ép của mình, một tình trạng do chính tội lỗi của bản thân gây nên, mà người ta, vì do thiếu nhận thức đầy đủ về gánh nặng tâm lý ấy, thường chỉ có thể tháo gỡ, cởi mở hay làm vơi nhẹ đi được phần nào tình trạng đó mà thôi.
Tiếp đến, sự đam mê của con người thường hay phát triển lệch sang một hướng khác – tức bằng một sự thỏa mãn ngắn ngủi trong chốc lát – càng làm cho tiếng nói của Giáo Hội trở nên vô cùng cần thiết trong việc làm tăng cường lý trí và sự suy luận của con người trong diễn tiến thuộc nội tâm thần. Bởi vậy, những người chuyên môn chân chính trong lãnh vực tâm lý trị liệu pháp đã có lý khi phủ nhận hoàn toàn ý niệm „ảo giác tôn giáo“.
Điều đó cũng muốn nói rằng sự đòi hỏi khắt khe thuộc lãnh vực luân lý đạo đức không hề là nguyên nhân gây ra chứng loạn thần kinh mà ý niệm „ảo giác tôn giáo“ muốn áp chỉ – như một vài khuynh hướng Mục Vụ bị tâm lý hóa hay hoàn toàn dựa vào tâm lý học, đã từng truyền bá trong hàng thập niên qua –, nhưng sự đòi hỏi ấy thực ra là một nhu cầu cần thiết khi đối mặt với tình trạng mất ý thức về tội nơi một số người. Đây là một tình trạng nguy hiểm, làm cho sự phán đoán của con người về chân/giả, thiện/ác bị lệch lạc và không còn chấp nhận định nghĩa về tội/phúc của lý trí lành mạnh bình thường nữa, bởi vì phương tiện cần thiết và hữu hiệu trong việc hàn gắn lại những đổ vỡ tâm lý và trong việc cứu chữa linh hồn con người – việc xưng tội – đã bị đánh giá thấp hay đã bị loại bỏ trong cuộc sống hằng ngày, hoặc cá nhân người liên hệ đã tự ý sao nhãng và bê trể trong việc lãnh nhận Bí tích Hòa Giải. Chính Bí tích Hòa Giải làm cho đức tin Kitô giáo nói chung và sự đòi hỏi cần thiết trong việc cải thiện cuộc sống mỗi người nói riêng, trở thành sống động.
Thật vậy, một trong những điều kiện khắt khe tiên quyết của đời sống hoàn thiện theo tinh thần Kitô giáo là sự đòi hỏi phải biết nhận thức được sự yếu đuối và sự sai phạm các tội lỗi của bản thân và tẩy rửa chúng qua sự hoán cải nhờ vào Bí tích Hòa Giải hay việc xưng tội. Vì thế, nếu để muốn khẳng định sự tự công chính hóa của mình một cách sai lạc và bệnh hoạn, mà người ta tìm cách loại bỏ ý niệm về tội, hay: để muốn làm vơi nhẹ sự dằn vặt của lương tâm, mà người ta hùng hổ chống đối các điều luật của Giáo Hội một cách chủ quan, thì người ta sẽ khó tránh được tình trạng tâm lý bị dồn ép trước sự bất toàn của mình, vì bản chất con người vốn bất toàn và hay sa phạm các thứ tội (x. 1Ga 1,8).
Đây cũng là xu hướng của một số người, nhất là những người thuộc thế hệ trẻ, đã từng làm bùng nổ vào thập niên 80 của thế kỷ vừa qua một phong trào nông nổi và quá khích với khẩu hiệu chứa đầy tính chất chống đối: „Tin Mừng, chứ không phải là Tin Buồn“ hay: „Tin Lành, chứ không phải Tin Dữ“. Điểm đặc biệt là những thành phần này không muốn nhắc đến các từ ngữ hay các ý niệm thuộc luân lý, như „tội lỗi“, „Hỏa ngục“, „án phạt của Thiên Chúa“, „ma quỷ“ hay sự báo oán và đền bù về các tội ác trong cuộc sống mai hậu, v.v…! Bởi vì những từ ngữ hay ý niệm đó luôn là dịp tốt làm vang vọng lên một cách rõ ràng và sống động tiếng nói của lương tâm, kèm theo sự cắn rứt và dằn vặt không nguôi, một điều mà họ rất sợ hãi và luôn tìm cách tránh né. Nhưng người ta cũng tự hỏi là những thành phần của phong trào kia đã trải nghiệm được thế nào về ý niệm „tin buồn“ hay „tin dữ“ mà họ nêu danh? Và tại sao?
Trong khi đó, ngược lại, những người tín hữu thường xuyên lãnh nhận Bí tích Hòa Giải hay xưng tội một cách sốt sắng, thì bình thường sẽ đạt tới được sự nhận thức cao và rõ ràng về chính mình và về tình trạng cuộc sống của mình, bởi vì những tín hữu ấy phát huy cho mình được khả năng biết cân nhắc và phán đoán một cách chính xác những cảm xúc, những tình cảm, những đam mê và các hành động của mình. Lương tâm những người ấy luôn nhạy cảm, sắc bén và sống động. Vâng, những người như thế thường có được khả năng suy tư đúng đắn về những sinh hoạt của đời sống tình cảm của mình. Và nhờ thế, những người tín hữu ấy không hề hành động theo bản năng tự nhiên hay gán ghép các sai lỗi của mình cho định mệnh mù quang, nhưng họ luôn hành động với đầy đủ ý thức và luôn dựa theo sự phán đoán hợp lý của lý trí. Đây chính là điều dẫn tới sự tự ý thức lành mạnh về chính mình, vì đã được bám rễ sâu trong ý thức đầy đủ về thiên chức làm nghĩa tử Thiên Chúa của mình.
Và cuối cùng, từ đó sẽ nảy sinh ra lòng tri ân cảm tạ sâu xa đối với một Thiên Chúa luôn đầy khoan dung và nhân từ, Đấng đã tha thứ mọi tội lỗi của con người. Tiếp đến, những con người như thế cũng biết thông cảm và tha thứ cho người khác cũng như cho chính mình, và qua đó họ càng sống lạc quan, tin tưởng và vui tươi phấn khởi hơn, dù cho họ có phải sống trong hoàn cảnh nào đi nữa, hay nói rõ hơn, dù cho họ có phải đối mặt với những điều tích cực hay tiêu cực xảy ra trong cuộc sống.