Thư ĐGH Benedict XVI gởi các chủng sinh
Các chủng sinh thân yêu,
Tháng 12/1944 cha đã phải đi quân dịch, viên chỉ huy hỏi mọi người về các dự tính tương lai. Cha trả lời rằng cha muốn làm một Linh mục Công giáo. Viên trung úy đáp lại: “Vậy anh phải tìm kiếm điều khác. Ở nước Đức mới này, các Linh mục (LM) không cần thiết nữa”. Cha biết rằng ‘nước Đức mới’ này đã đến hồi kết thúc, và sau cuộc tàn phá dữ dội đã khai sinh đất nước này, các LM còn cần hơn nữa. Ngày nay tình trạng hoàn toàn thay đổi. Nói cách khác, mặc dù nhiều người ngày nay nghĩ rằng chức LM không là một ‘nghề’ trong tương lai nhưng thuộc quá khứ.
Các bạn thân mến, các con đã chọn vào chủng viện và chuẩn bị cho thiên chức LM trong Giáo hội Công giáo dù gặp các ý nghĩ phản kháng như vậy. Các con đã làm điều tốt. Vì con người luôn cần Thiên Chúa, ngay cả trong một thời đại được đánh dấu bằng sự làm chủ của kỹ thuật và toàn cầu hóa: Họ luôn cần Thiên Chúa là Đấng đã mạc khải chính Ngài qua Đức Kitô, Thiên Chúa tụ họp chúng ta lại trong Giáo hội hoàn vũ để học với Ngài và qua ý nghĩa đích thực của đời sống Ngài, để nâng đỡ và áp dụng các tiêu chuẩn nhân bản đích thực. Ở đâu con người không còn nhận biết Thiên Chúa thì ở đó cuộc sống sẽ trống rỗng, không có gì đầy đủ. Lúc đó con người tìm cách trốn thoát trong mơ hồ và bạo lực. Đó là chính những điều càng ngày càng đe dọa giới trẻ. Thiên Chúa hằng sống. Ngài đã tạo dựng mỗi người trong chúng ta và Ngài biết rõ tất cả chúng ta. Ngài vĩ đại đến nỗi Ngài có thời gian dành cho những điều nhỏ nhoi trong cuộc đời chúng ta: “Mỗi sợi tóc trên đầu cũng đã được đếm”. Thiên Chúa hằng sống, và Ngài cần con người phục vụ Ngài và đem Ngài đến với người khác. Thật ý nghĩa khi trở thành một LM: Thế giới cần LM, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, cho đến tận thế.
Chủng viện là một cộng đoàn tiến tới thiên chức LM. Cha đã nói điều quan yếu ở đây: Người ta không làm LM cho chính mình. “Cộng đoàn các môn đệ” là chủ yếu, tình bằng hữu của họ muốn phục vụ Giáo hội vĩ đại hơn. Trong thư này cha muốn chỉ ra – nghĩ lại thời gian cha ở chủng viện – vài yếu tố mà cha thấy quan trọng đối với những năm hành trình của các con.
1. Bất kỳ ai muốn trở thành LM đều phải là “người của Thiên Chúa”, dùng cách diễn tả của Thánh Phaolô (1 Tim 6, 11). Đối với chúng ta, Thiên Chúa không là giả thuyết trừu tượng (abstract hypothesis), Ngài không là người lạ đã bỏ lại quang cảnh sau vụ nổ tạo ra vũ trụ (Big Bang). Thiên Chúa đã mạc khải chính Ngài nơi Đức Kitô. Trước mặt Đức Giêsu Kitô, chúng ta thấy mặt Thiên Chúa. Trong lời Ngài dạy, chúng ta nghe chính Thiên Chúa nói với chúng ta. Đó là điều quan trọng nhất trên đường tiến tới chức LM và suốt đời LM là mối quan hệ riêng của chúng ta với Thiên Chúa qua Đức Kitô. LM không là người lãnh đạo của một hiệp hội mà các thành viên cố gắng duy trì và phát triển. Ngài là Sứ giả của Thiên Chúa đến với Dân Ngài. Ngài muốn dẫn họ tới Thiên Chúa và bằng cách này mà nuôi dưỡng mối tâm giao giữa cả nam và nữ.
Các con thân mến, đó là lý do tại sao điều đó quan trọng đến nỗi các con học sống kết hiệp than mật liên lỉ với Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói chúng ta “cầu nguyện liên lỉ”, rõ ràng Ngài không bảo chúng ta đọc kinh không ngừng, nhưng Ngài thôi thúc chúng ta đừng bao giờ đánh mất sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Cầu nguyện nghĩa là lớn lên trong sự thân mật này. Điều đó quan trọng đến nỗi mỗi ngày chúng ta nên bắt đầu và kết thúc bằng lời cầu nguyện, lắng nghe Thiên Chúa khi đọc Kinh Thánh, chia sẻ với Ngài về các ước muốn, hy vọng, niềm vui, khó khăn, thất bại của chúng ta, và tạ ơn Ngài về các ơn lành của Ngài, và luôn đặt Ngài trước mặt để tham vấn cho cuộc đời chúng ta. Theo cách này, chúng ta sẽ nhận biết các khuyết điểm của mình và học cách khắc phục, nhưng chúng ta cũng biết đánh giá vẻ tốt đẹp và tốt lành mà hằng ngày chúng ta đón nhận, như vậy chúng ta sẽ lớn lên trong tâm tình tạ ơn. Với lòng biết ơn, niềm vui đến vì Thiên Chúa ở gần kề chúng ta và chúng ta khả dĩ phục vụ Ngài.
2. Đối với chúng ta, Thiên Chúa không chỉ là Ngôi Lời. Qua các bí tích, Ngài trao chính Ngài cho chúng ta, qua thực tế tự nhiên. Nơi trái tim của tình bằng hữu với Thiên Chúa và cách sống của chúng ta chính là Thánh Thể. Cử hành Bí tích Thánh Thể sốt sắng là đích thân gặp Đức Kitô, và điều đó nên là trung tâm đời sống của chúng ta. Theo cách chú giải của Thánh Cyprianô về lời cầu nguyện bằng Kinh Thánh, “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”, Ngài nói trong số các điều khác có lương thực “của chúng con” – lương thực mà chúng ta nhận đó là được trở nên Kitô hữu trong Giáo hội – chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin Ngài ban cho chúng ta lương thực hằng ngày, xin lương thực nuôi sống chúng ta, xin Đức Kitô Phục sinh, Đấng trao ban chính Mình Ngài cho chúng ta qua Bí tích Thánh Thể, xin hình thành đời sống chúng ta bằng hào quang Tình Yêu của Ngài. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể thích hợp có lien quan sự hiểu biết, nhận thức và yêu mến Phụng vụ Giáo hội theo nghi thức cụ thể (concrete form). Trong phụng vụ, chúng ta cầu nguyện với các tín hữu thuộc các thời đại – quá khứ, hiện tại và tương lai đều liên kết trong một tổng thể cầu nguyện. Khi cha nói từ kinh nghiẹm cá nhân, điều đó linh hứng biết cách phát triển, kinh nghiệm đức tin được phản ánh trong cấu trúc Thánh Lễ, và cách định hình bắng lời cầu nguyện của nhiều thế hệ.
3. Bí tích Hòa giải cũng quan yếu. Bí tích này dạy cha tự thấy mình như Thiên Chúa thấy cha đây, và buộc cha chân thật với chính mình, và dẫn cha tới sự khiêm nhường. Có lần Cha sở xứ Ars nói: “Ngày nay người ta nghĩ Bí tích Hòa giải vô lý để được tha tội, vì người ta biết ngày mai người ta lại tái phạm chính các tội đó. Nhưng Thiên Chúa quên ngay tội của ngày mai để hôm nay lại ban ân sủng”. Thậm chí khi chúng ta phải chiến đấu không ngừng với các khuyết điểm tương tự, quan trọng để chống lại sự chai cứng của linh hồn và sự thờ ơ mà cho rằng mình như vậy. Quan trọng để hối hả, không do dự, để nhận biết Thiên Chúa nhân từ vô biên – nhưng cũng không có sự thờ ơ khiến chúng ta phóng túng đối với việc cố gắng hoàn thiện và nên thánh. Hơn nữa, nhờ cho phép mình được tha thứ, cha biết tha thứ người khác. Khi nhận biết yếu đuối của mình, cha biết tha thứ hơn và thông cảm khuyết điểm của người khác nhiều hơn.
4. Cha thôi thúc các con duy trì sự đánh giá cao về lòng sùng mộ phổ biến, khác nhau trong mỗi nền văn hóa nhưng vẫn luôn rất giống nhau, vì trái tim con người đều là một và giống nhau. Chắc chắn lòng sùng mộ phổ biến có khuynh hướng bất hợp lý (irrational) và thi thoảng khả dĩ hơi thiển cận (somewhat superficial). Nhưng điều đó khá sai để gạt bỏ. Qua lòng sùng mộ đó, đức tin đã thâm nhập trái tim con người và trở nên một phần di sản chung của tình cảm và thói quen, hình thành cuộc sống và cảm xúc của cộng đoàn. Như vậy lòng sùng mộ phổ biến là kho tàng vĩ đại của Giáo hội. Đức tin đã nhận lấy huyết nhục (flesh and blood). Chắc chắn lòng sùng mộ phổ biến luôn cần được thanh tẩy và tái tập trung, nhưng cũng đáng để chúng ta yêu mấn và thực sự làm chúng ta trở thành Dân Chúa.
5. Trước hết, thời của cha ở chủng viện cũng là thời gian học tâp. Đức tin Kitô giáo có chiều kích hợp lý và lý trí. Nếu thiếu chiều kích đó sẽ không là chính mình. Thánh Phaolô nói về “tiêu chuẩn huấn giáo” mà chúng ta tin trong Bí tích Rửa tội (Rom 6, 17). Tất cả các con biết lời của Thánh Phêrô mà các thần học gia thời Trung cổ coi là sự biện hộ cho thần học hợp lý và khoa học: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pet 3, 15). Học cách phòng vệ như vậy là một trong các nhiệm vụ đầu tiên của những năm các con ở chủng viện. Cha có thể biện hộ với các con: Hãy tận tâm học tập! Hãy tận dụng những năm các con học tập! Các con sẽ không hối tiếc. Chắc chắn các môn học có thể thường có vẻ xa rời thực tế đời sống Kitô giáo và chức vụ mục tử. Nhưng hoàn toàn sai lầm nếu bắt đầu thẩm vấn về giá trị thực tế bằng cách hỏi: Điều này có ích cho tôi trong tương lai? Có hữu ích thực tế và mục vụ? Điều này không đơn giản để học những điều hữu ích minh nhiên, nhưng để hiểu và đánh giá cấu trúc nội tâm của đức tin như một tổng thể, cho nên có thể là câu trả lời cho các vấn đề của con người mà trên bình diện thay đổi từ thế hệ này qua thế hệ khác nhưng vẫn còn giống nhau. Vì lý do này, cần ra ngoài các vấn đề thay đổi của khoảnh khắc để nắm bắt các vấn đề thực tế, và để hiểu cách trả lời thực tế như thế nào. Cần có tầm hiểu biết xuyên suốt Thánh Kinh như một tổng thể, trong tính thống nhất như cả Cựu ước và Tân ước: Cách sắp xếp của văn bản, các đặc điểm văn học, quy trình xuất xứ từ quy tắc của Sách Thánh, tính thống nhất nội tại của sách, tính thống nhất không thể hiển nhiên ngay nhưng lại làm cho văn bản riêng đầy đủ ý nghĩa. Cần làm quen với các Giáo phụ và các Công đồng mà Giao hội sở hữu, qua phản ánh đức tin, các câu chính của Kinh Thánh. Cha đã có thể dễ dàng tiếp tục. Những gì chúng ta gọi là thần học tín lý là sự hiểu biết các nội dung riêng của đức tin trong sự thống nhất, trong tính đơn giản cơ bản: Cuối cùng, mỗi yếu tố riêng là cách chứng tỏ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải chính Ngài cho chúng ta và tiếp tục làm như vậy. Cha không cần đưa ra tầm quan trọng của việc hiểu các vấn đề chính của thần học luân lý và giáo huấn xã hội Công giáo. Ngày nay tầm quan trọng của thần học đại kết (ecumenical theology), và sự hiểu biết của các Giáo hội Kitô giáo khác, là hiển nhiên. Nhu cầu giới thiệu cơ bản đối với các tôn giáo lớn cũng vậy, không nói gì về triết học: Sự hiểu biết quá trình con người đòi hỏi và tìm kiếm đối với niềm tin nào để đáp lại. Nhưng các con cũng nên học cách hiểu và – cha dám nói vậy – và yêu luật Giáo hội, đánh giá điều đó cần biết bao và đánh giá cách áp dụng thực tế: Một xã hội không có luật sẽ là xã hội không có quyền hạn. Luật là điều kiện yêu thương. Cha sẽ không tiếp tục với danh sách này, nhưng cha chỉ nói một lần nữa: Hãy yêu mến thần học và thực hiện với nhận thức rõ ràng rằng thần học đã được neo chặt trong cộng đồng sống động của Giáo hội mà với quyền hạn của Giáo hội, không đối lập với khoa thần học mà ước định. Tách khỏi Giáo hội, thần học sẽ không còn là thần học và sẽ trở nên mớ hỗn độn của các quy luật thiếu tính thống nhất nội tại.
6. Những năm các con ở chủng viện cũng là thời gian phát triển sự chín muồi con người. Điều này quan trọng đối với LM, người được gọi là đồng hành với người khác xuyên suốt hành trình cuộc sống cho đến chết, để có sự cân bằng đúng đắn về con tim và khối óc, lý lẽ và tình cảm, thể xác và tâm hồn, và được tích hợp bằng tầm nhìn con người. Đối với các nhân đức về thần học, truyền thống Kitô giáo luôn kết hợp các nhân đức chủ yếu rút xuất phát từ kinh nghiệm và triết lý con người, và nói chung, từ truyền thống đạo đức tốt đẹp về nhân bản. Thánh Phaolô nói về điểm này rất rõ trong thư gởi giáo đoàn Philípphê: “Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Philip 4, 8). Điều này cũng liên quan sự hội nhập giới tính với toàn bộ nhân cách. Tính dục là tặng phẩm của Tạo hóa nhưng cũng là nhiệm vụ liên quan sự phát triển con người tới mức chín muồi. Khi nó không được tích hợp trong con người, tính dục trở nên tầm thường và hủy diệt. Ngày nay chúng ta có thể thấy nhiều tấm gương về điều này trong xã hội. Mới đây chúng ta đã thất vọng thấy rằng một số LM đã bóp méo chức vụ của mình bằng cách lạm dụng tình dục trẻ em và thanh thiếu niên. Thay vì hướng dẫn người ta tới sự trưởng thành và nêu gương sáng, động thái lạm dụng tình dục của họ lại gây ra thiệt hại cho những gì chúng ta cảm thấy xấu hổ và hối tiếc. Hậu quả là nhiều người, thậm chí có thể là một số người trong các con, có thể thắc mắc là làm LM có tốt hay không, cách chọn lựa độc thân có ý nghĩa gì trong đời sống con người hay không. Nhưng dù trường hợp lạm dụng tình dục đáng lên án nhất cũng không thể làm mất uy tín sứ vụ LM, một sứ vụ vĩ đại và thuần khiết. Tạ ơn Chúa, tất cả chúng ta đều biết có những LM mẫu mực, những con người được hình thành bằng đức tin, những người làm chứng rằng người ta có thể đạt tới mức nhân bản đích thực, thuần khiết và chín muồi trong thế giới này và đặc biệt là trong đời sống độc thân. Như đã nói ở trên, những gì đã xảy ra sẽ làm chúng ta tỉnh thức hơn và lưu ý hơn để tự kiểm chính mình nghiêm túc trước mặt Thiên Chúa, khi chúng ta tiến tới chức LM, để hiểu điều này là Ý Chúa dành cho mình. Đó là trách nhiệm của những người giải tội và các bề trên của các con mà đồng hành với các con và giúp đỡ các con dọc con đường nhận thức sâu sắc. Đó là phần chủ yếu trên con đường thực hành các nhân đức nền tảng của con người, với ánh mắt nhìn chăm chăm vào Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải chính Ngài nơi Đức Kitô, và để chính các con được thanh luyện nhờ Ngài.
7. Ngày nay, nguồn gốc của ơn gọi LM đã thay đổi nhiều và khác hẳn với ngày xưa. Ngày nay, quyết định làm LM thường hình thành sau khi người ta đã có nghề nghiệp. Thường thì ơn gọi phát triển trong các cộng đoàn, đặc biệt là trong các phong trào, những điều giúp gặp gỡ Đức Kitô và Giáo hội của Ngài, những trải nghiệm tâm linh và niềm vui khi phục vụ đức tin. Ơn gọi cũng chín muồi trong việc gặp gỡ riêng với sự cao thượng và nỗi bất hạnh của con người. Kết quả là các ứng viên cho chức LM thường sống nhờ các lĩnh vực tâm linh khác nhau. Có thể khó nhận biết các yếu tố chung của sự ủy thác tương lai của một con người và con đường tâm linh của ơn gọi. Vì chính lý do này, chủng viện quan trọng là một cộng đoàn nâng đỡ sự khác biệt về tâm linh ở phía trước hoặc phía sau. Các phong trào là điều quan yếu. Các con biết cha đánh giá cao các phong trào như thế nào, và cha yêu các phong trào như tặng phẩm của Chúa Thánh Thần dành cho Giáo hội. Nhưng các phong trào đó phải được đánh giá bằng sự cởi mở đối với những gì thực sự là Công giáo, đối với đời sống của toàn thể Giáo hội Đức Kitô, điều mà tất cả sự thay đổi của Giáo hội vẫn duy nhất. Chủng viện là nơi các con học với nhau và học từ người khác. Trong đời sống cộng đoàn, có thể có lúc khó khăn, các con sẽ học được tính đại lượng và tha thứ, không chỉ chịu đựng mà còn làm phong phú lẫn nhau, để mỗi người trong các con sẽ có thể góp tặng vật riêng mình vào tổng thể, như tất cả cùng phục vụ một Giáo hội và một Thiên Chúa. Thực sự chủng viện là trường học tha thứ, trường học chấp nhận lẫn nhau trong một Nhiệm thể Đức Kitô duy nhất, là phần quan yếu trong những năm các con ở chủng viện.
Các chủng sinh thân mến, với đôi dòng ngắn này cha muốn cho các con biết cha thường nghĩ đến các con như thế nào, nhất là trong những lúc khó khăn, và cha gần gũi với các con trong lời cầu nguyện như thế nào. Các con hãy cầu nguyện cho cha để cha có thể làm tốt sứ vụ của cha, như Chúa Giêsu mong muốn. Cha trao phó hành trình chuẩn bị chức vụ LM của các con cho Đức Maria, chính Đức Mẹ là ngôi trường dạy điều tốt lành và ân sủng. Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho tất cả các con, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Viết tại Vatican, 18/10/2010, lễ Thánh Luca tác giả sách Tin Mừng.
Nhiệt tâm trong Chúa Giêsu,
+ BENEDICT XVI
Các chủng sinh thân yêu,
Tháng 12/1944 cha đã phải đi quân dịch, viên chỉ huy hỏi mọi người về các dự tính tương lai. Cha trả lời rằng cha muốn làm một Linh mục Công giáo. Viên trung úy đáp lại: “Vậy anh phải tìm kiếm điều khác. Ở nước Đức mới này, các Linh mục (LM) không cần thiết nữa”. Cha biết rằng ‘nước Đức mới’ này đã đến hồi kết thúc, và sau cuộc tàn phá dữ dội đã khai sinh đất nước này, các LM còn cần hơn nữa. Ngày nay tình trạng hoàn toàn thay đổi. Nói cách khác, mặc dù nhiều người ngày nay nghĩ rằng chức LM không là một ‘nghề’ trong tương lai nhưng thuộc quá khứ.
Các bạn thân mến, các con đã chọn vào chủng viện và chuẩn bị cho thiên chức LM trong Giáo hội Công giáo dù gặp các ý nghĩ phản kháng như vậy. Các con đã làm điều tốt. Vì con người luôn cần Thiên Chúa, ngay cả trong một thời đại được đánh dấu bằng sự làm chủ của kỹ thuật và toàn cầu hóa: Họ luôn cần Thiên Chúa là Đấng đã mạc khải chính Ngài qua Đức Kitô, Thiên Chúa tụ họp chúng ta lại trong Giáo hội hoàn vũ để học với Ngài và qua ý nghĩa đích thực của đời sống Ngài, để nâng đỡ và áp dụng các tiêu chuẩn nhân bản đích thực. Ở đâu con người không còn nhận biết Thiên Chúa thì ở đó cuộc sống sẽ trống rỗng, không có gì đầy đủ. Lúc đó con người tìm cách trốn thoát trong mơ hồ và bạo lực. Đó là chính những điều càng ngày càng đe dọa giới trẻ. Thiên Chúa hằng sống. Ngài đã tạo dựng mỗi người trong chúng ta và Ngài biết rõ tất cả chúng ta. Ngài vĩ đại đến nỗi Ngài có thời gian dành cho những điều nhỏ nhoi trong cuộc đời chúng ta: “Mỗi sợi tóc trên đầu cũng đã được đếm”. Thiên Chúa hằng sống, và Ngài cần con người phục vụ Ngài và đem Ngài đến với người khác. Thật ý nghĩa khi trở thành một LM: Thế giới cần LM, hôm nay, ngày mai và mãi mãi, cho đến tận thế.
Chủng viện là một cộng đoàn tiến tới thiên chức LM. Cha đã nói điều quan yếu ở đây: Người ta không làm LM cho chính mình. “Cộng đoàn các môn đệ” là chủ yếu, tình bằng hữu của họ muốn phục vụ Giáo hội vĩ đại hơn. Trong thư này cha muốn chỉ ra – nghĩ lại thời gian cha ở chủng viện – vài yếu tố mà cha thấy quan trọng đối với những năm hành trình của các con.
1. Bất kỳ ai muốn trở thành LM đều phải là “người của Thiên Chúa”, dùng cách diễn tả của Thánh Phaolô (1 Tim 6, 11). Đối với chúng ta, Thiên Chúa không là giả thuyết trừu tượng (abstract hypothesis), Ngài không là người lạ đã bỏ lại quang cảnh sau vụ nổ tạo ra vũ trụ (Big Bang). Thiên Chúa đã mạc khải chính Ngài nơi Đức Kitô. Trước mặt Đức Giêsu Kitô, chúng ta thấy mặt Thiên Chúa. Trong lời Ngài dạy, chúng ta nghe chính Thiên Chúa nói với chúng ta. Đó là điều quan trọng nhất trên đường tiến tới chức LM và suốt đời LM là mối quan hệ riêng của chúng ta với Thiên Chúa qua Đức Kitô. LM không là người lãnh đạo của một hiệp hội mà các thành viên cố gắng duy trì và phát triển. Ngài là Sứ giả của Thiên Chúa đến với Dân Ngài. Ngài muốn dẫn họ tới Thiên Chúa và bằng cách này mà nuôi dưỡng mối tâm giao giữa cả nam và nữ.
Các con thân mến, đó là lý do tại sao điều đó quan trọng đến nỗi các con học sống kết hiệp than mật liên lỉ với Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu nói chúng ta “cầu nguyện liên lỉ”, rõ ràng Ngài không bảo chúng ta đọc kinh không ngừng, nhưng Ngài thôi thúc chúng ta đừng bao giờ đánh mất sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Cầu nguyện nghĩa là lớn lên trong sự thân mật này. Điều đó quan trọng đến nỗi mỗi ngày chúng ta nên bắt đầu và kết thúc bằng lời cầu nguyện, lắng nghe Thiên Chúa khi đọc Kinh Thánh, chia sẻ với Ngài về các ước muốn, hy vọng, niềm vui, khó khăn, thất bại của chúng ta, và tạ ơn Ngài về các ơn lành của Ngài, và luôn đặt Ngài trước mặt để tham vấn cho cuộc đời chúng ta. Theo cách này, chúng ta sẽ nhận biết các khuyết điểm của mình và học cách khắc phục, nhưng chúng ta cũng biết đánh giá vẻ tốt đẹp và tốt lành mà hằng ngày chúng ta đón nhận, như vậy chúng ta sẽ lớn lên trong tâm tình tạ ơn. Với lòng biết ơn, niềm vui đến vì Thiên Chúa ở gần kề chúng ta và chúng ta khả dĩ phục vụ Ngài.
2. Đối với chúng ta, Thiên Chúa không chỉ là Ngôi Lời. Qua các bí tích, Ngài trao chính Ngài cho chúng ta, qua thực tế tự nhiên. Nơi trái tim của tình bằng hữu với Thiên Chúa và cách sống của chúng ta chính là Thánh Thể. Cử hành Bí tích Thánh Thể sốt sắng là đích thân gặp Đức Kitô, và điều đó nên là trung tâm đời sống của chúng ta. Theo cách chú giải của Thánh Cyprianô về lời cầu nguyện bằng Kinh Thánh, “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày”, Ngài nói trong số các điều khác có lương thực “của chúng con” – lương thực mà chúng ta nhận đó là được trở nên Kitô hữu trong Giáo hội – chính là Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin Ngài ban cho chúng ta lương thực hằng ngày, xin lương thực nuôi sống chúng ta, xin Đức Kitô Phục sinh, Đấng trao ban chính Mình Ngài cho chúng ta qua Bí tích Thánh Thể, xin hình thành đời sống chúng ta bằng hào quang Tình Yêu của Ngài. Việc cử hành Bí tích Thánh Thể thích hợp có lien quan sự hiểu biết, nhận thức và yêu mến Phụng vụ Giáo hội theo nghi thức cụ thể (concrete form). Trong phụng vụ, chúng ta cầu nguyện với các tín hữu thuộc các thời đại – quá khứ, hiện tại và tương lai đều liên kết trong một tổng thể cầu nguyện. Khi cha nói từ kinh nghiẹm cá nhân, điều đó linh hứng biết cách phát triển, kinh nghiệm đức tin được phản ánh trong cấu trúc Thánh Lễ, và cách định hình bắng lời cầu nguyện của nhiều thế hệ.
3. Bí tích Hòa giải cũng quan yếu. Bí tích này dạy cha tự thấy mình như Thiên Chúa thấy cha đây, và buộc cha chân thật với chính mình, và dẫn cha tới sự khiêm nhường. Có lần Cha sở xứ Ars nói: “Ngày nay người ta nghĩ Bí tích Hòa giải vô lý để được tha tội, vì người ta biết ngày mai người ta lại tái phạm chính các tội đó. Nhưng Thiên Chúa quên ngay tội của ngày mai để hôm nay lại ban ân sủng”. Thậm chí khi chúng ta phải chiến đấu không ngừng với các khuyết điểm tương tự, quan trọng để chống lại sự chai cứng của linh hồn và sự thờ ơ mà cho rằng mình như vậy. Quan trọng để hối hả, không do dự, để nhận biết Thiên Chúa nhân từ vô biên – nhưng cũng không có sự thờ ơ khiến chúng ta phóng túng đối với việc cố gắng hoàn thiện và nên thánh. Hơn nữa, nhờ cho phép mình được tha thứ, cha biết tha thứ người khác. Khi nhận biết yếu đuối của mình, cha biết tha thứ hơn và thông cảm khuyết điểm của người khác nhiều hơn.
4. Cha thôi thúc các con duy trì sự đánh giá cao về lòng sùng mộ phổ biến, khác nhau trong mỗi nền văn hóa nhưng vẫn luôn rất giống nhau, vì trái tim con người đều là một và giống nhau. Chắc chắn lòng sùng mộ phổ biến có khuynh hướng bất hợp lý (irrational) và thi thoảng khả dĩ hơi thiển cận (somewhat superficial). Nhưng điều đó khá sai để gạt bỏ. Qua lòng sùng mộ đó, đức tin đã thâm nhập trái tim con người và trở nên một phần di sản chung của tình cảm và thói quen, hình thành cuộc sống và cảm xúc của cộng đoàn. Như vậy lòng sùng mộ phổ biến là kho tàng vĩ đại của Giáo hội. Đức tin đã nhận lấy huyết nhục (flesh and blood). Chắc chắn lòng sùng mộ phổ biến luôn cần được thanh tẩy và tái tập trung, nhưng cũng đáng để chúng ta yêu mấn và thực sự làm chúng ta trở thành Dân Chúa.
5. Trước hết, thời của cha ở chủng viện cũng là thời gian học tâp. Đức tin Kitô giáo có chiều kích hợp lý và lý trí. Nếu thiếu chiều kích đó sẽ không là chính mình. Thánh Phaolô nói về “tiêu chuẩn huấn giáo” mà chúng ta tin trong Bí tích Rửa tội (Rom 6, 17). Tất cả các con biết lời của Thánh Phêrô mà các thần học gia thời Trung cổ coi là sự biện hộ cho thần học hợp lý và khoa học: “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pet 3, 15). Học cách phòng vệ như vậy là một trong các nhiệm vụ đầu tiên của những năm các con ở chủng viện. Cha có thể biện hộ với các con: Hãy tận tâm học tập! Hãy tận dụng những năm các con học tập! Các con sẽ không hối tiếc. Chắc chắn các môn học có thể thường có vẻ xa rời thực tế đời sống Kitô giáo và chức vụ mục tử. Nhưng hoàn toàn sai lầm nếu bắt đầu thẩm vấn về giá trị thực tế bằng cách hỏi: Điều này có ích cho tôi trong tương lai? Có hữu ích thực tế và mục vụ? Điều này không đơn giản để học những điều hữu ích minh nhiên, nhưng để hiểu và đánh giá cấu trúc nội tâm của đức tin như một tổng thể, cho nên có thể là câu trả lời cho các vấn đề của con người mà trên bình diện thay đổi từ thế hệ này qua thế hệ khác nhưng vẫn còn giống nhau. Vì lý do này, cần ra ngoài các vấn đề thay đổi của khoảnh khắc để nắm bắt các vấn đề thực tế, và để hiểu cách trả lời thực tế như thế nào. Cần có tầm hiểu biết xuyên suốt Thánh Kinh như một tổng thể, trong tính thống nhất như cả Cựu ước và Tân ước: Cách sắp xếp của văn bản, các đặc điểm văn học, quy trình xuất xứ từ quy tắc của Sách Thánh, tính thống nhất nội tại của sách, tính thống nhất không thể hiển nhiên ngay nhưng lại làm cho văn bản riêng đầy đủ ý nghĩa. Cần làm quen với các Giáo phụ và các Công đồng mà Giao hội sở hữu, qua phản ánh đức tin, các câu chính của Kinh Thánh. Cha đã có thể dễ dàng tiếp tục. Những gì chúng ta gọi là thần học tín lý là sự hiểu biết các nội dung riêng của đức tin trong sự thống nhất, trong tính đơn giản cơ bản: Cuối cùng, mỗi yếu tố riêng là cách chứng tỏ đức tin vào Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải chính Ngài cho chúng ta và tiếp tục làm như vậy. Cha không cần đưa ra tầm quan trọng của việc hiểu các vấn đề chính của thần học luân lý và giáo huấn xã hội Công giáo. Ngày nay tầm quan trọng của thần học đại kết (ecumenical theology), và sự hiểu biết của các Giáo hội Kitô giáo khác, là hiển nhiên. Nhu cầu giới thiệu cơ bản đối với các tôn giáo lớn cũng vậy, không nói gì về triết học: Sự hiểu biết quá trình con người đòi hỏi và tìm kiếm đối với niềm tin nào để đáp lại. Nhưng các con cũng nên học cách hiểu và – cha dám nói vậy – và yêu luật Giáo hội, đánh giá điều đó cần biết bao và đánh giá cách áp dụng thực tế: Một xã hội không có luật sẽ là xã hội không có quyền hạn. Luật là điều kiện yêu thương. Cha sẽ không tiếp tục với danh sách này, nhưng cha chỉ nói một lần nữa: Hãy yêu mến thần học và thực hiện với nhận thức rõ ràng rằng thần học đã được neo chặt trong cộng đồng sống động của Giáo hội mà với quyền hạn của Giáo hội, không đối lập với khoa thần học mà ước định. Tách khỏi Giáo hội, thần học sẽ không còn là thần học và sẽ trở nên mớ hỗn độn của các quy luật thiếu tính thống nhất nội tại.
6. Những năm các con ở chủng viện cũng là thời gian phát triển sự chín muồi con người. Điều này quan trọng đối với LM, người được gọi là đồng hành với người khác xuyên suốt hành trình cuộc sống cho đến chết, để có sự cân bằng đúng đắn về con tim và khối óc, lý lẽ và tình cảm, thể xác và tâm hồn, và được tích hợp bằng tầm nhìn con người. Đối với các nhân đức về thần học, truyền thống Kitô giáo luôn kết hợp các nhân đức chủ yếu rút xuất phát từ kinh nghiệm và triết lý con người, và nói chung, từ truyền thống đạo đức tốt đẹp về nhân bản. Thánh Phaolô nói về điểm này rất rõ trong thư gởi giáo đoàn Philípphê: “Ngoài ra, thưa anh em, những gì là chân thật, cao quý, những gì là chính trực tinh tuyền, những gì là đáng mến và đem lại danh thơm tiếng tốt, những gì là đức hạnh, đáng khen, thì xin anh em hãy để ý” (Philip 4, 8). Điều này cũng liên quan sự hội nhập giới tính với toàn bộ nhân cách. Tính dục là tặng phẩm của Tạo hóa nhưng cũng là nhiệm vụ liên quan sự phát triển con người tới mức chín muồi. Khi nó không được tích hợp trong con người, tính dục trở nên tầm thường và hủy diệt. Ngày nay chúng ta có thể thấy nhiều tấm gương về điều này trong xã hội. Mới đây chúng ta đã thất vọng thấy rằng một số LM đã bóp méo chức vụ của mình bằng cách lạm dụng tình dục trẻ em và thanh thiếu niên. Thay vì hướng dẫn người ta tới sự trưởng thành và nêu gương sáng, động thái lạm dụng tình dục của họ lại gây ra thiệt hại cho những gì chúng ta cảm thấy xấu hổ và hối tiếc. Hậu quả là nhiều người, thậm chí có thể là một số người trong các con, có thể thắc mắc là làm LM có tốt hay không, cách chọn lựa độc thân có ý nghĩa gì trong đời sống con người hay không. Nhưng dù trường hợp lạm dụng tình dục đáng lên án nhất cũng không thể làm mất uy tín sứ vụ LM, một sứ vụ vĩ đại và thuần khiết. Tạ ơn Chúa, tất cả chúng ta đều biết có những LM mẫu mực, những con người được hình thành bằng đức tin, những người làm chứng rằng người ta có thể đạt tới mức nhân bản đích thực, thuần khiết và chín muồi trong thế giới này và đặc biệt là trong đời sống độc thân. Như đã nói ở trên, những gì đã xảy ra sẽ làm chúng ta tỉnh thức hơn và lưu ý hơn để tự kiểm chính mình nghiêm túc trước mặt Thiên Chúa, khi chúng ta tiến tới chức LM, để hiểu điều này là Ý Chúa dành cho mình. Đó là trách nhiệm của những người giải tội và các bề trên của các con mà đồng hành với các con và giúp đỡ các con dọc con đường nhận thức sâu sắc. Đó là phần chủ yếu trên con đường thực hành các nhân đức nền tảng của con người, với ánh mắt nhìn chăm chăm vào Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải chính Ngài nơi Đức Kitô, và để chính các con được thanh luyện nhờ Ngài.
7. Ngày nay, nguồn gốc của ơn gọi LM đã thay đổi nhiều và khác hẳn với ngày xưa. Ngày nay, quyết định làm LM thường hình thành sau khi người ta đã có nghề nghiệp. Thường thì ơn gọi phát triển trong các cộng đoàn, đặc biệt là trong các phong trào, những điều giúp gặp gỡ Đức Kitô và Giáo hội của Ngài, những trải nghiệm tâm linh và niềm vui khi phục vụ đức tin. Ơn gọi cũng chín muồi trong việc gặp gỡ riêng với sự cao thượng và nỗi bất hạnh của con người. Kết quả là các ứng viên cho chức LM thường sống nhờ các lĩnh vực tâm linh khác nhau. Có thể khó nhận biết các yếu tố chung của sự ủy thác tương lai của một con người và con đường tâm linh của ơn gọi. Vì chính lý do này, chủng viện quan trọng là một cộng đoàn nâng đỡ sự khác biệt về tâm linh ở phía trước hoặc phía sau. Các phong trào là điều quan yếu. Các con biết cha đánh giá cao các phong trào như thế nào, và cha yêu các phong trào như tặng phẩm của Chúa Thánh Thần dành cho Giáo hội. Nhưng các phong trào đó phải được đánh giá bằng sự cởi mở đối với những gì thực sự là Công giáo, đối với đời sống của toàn thể Giáo hội Đức Kitô, điều mà tất cả sự thay đổi của Giáo hội vẫn duy nhất. Chủng viện là nơi các con học với nhau và học từ người khác. Trong đời sống cộng đoàn, có thể có lúc khó khăn, các con sẽ học được tính đại lượng và tha thứ, không chỉ chịu đựng mà còn làm phong phú lẫn nhau, để mỗi người trong các con sẽ có thể góp tặng vật riêng mình vào tổng thể, như tất cả cùng phục vụ một Giáo hội và một Thiên Chúa. Thực sự chủng viện là trường học tha thứ, trường học chấp nhận lẫn nhau trong một Nhiệm thể Đức Kitô duy nhất, là phần quan yếu trong những năm các con ở chủng viện.
Các chủng sinh thân mến, với đôi dòng ngắn này cha muốn cho các con biết cha thường nghĩ đến các con như thế nào, nhất là trong những lúc khó khăn, và cha gần gũi với các con trong lời cầu nguyện như thế nào. Các con hãy cầu nguyện cho cha để cha có thể làm tốt sứ vụ của cha, như Chúa Giêsu mong muốn. Cha trao phó hành trình chuẩn bị chức vụ LM của các con cho Đức Maria, chính Đức Mẹ là ngôi trường dạy điều tốt lành và ân sủng. Nguyện xin Thiên Chúa toàn năng chúc lành cho tất cả các con, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Viết tại Vatican, 18/10/2010, lễ Thánh Luca tác giả sách Tin Mừng.
Nhiệt tâm trong Chúa Giêsu,
+ BENEDICT XVI