Chúa Nhật Thứ 1 Mùa Vọng - Năm A
Mùa vọng mở ra với niềm vui trong một nền hòa bình vĩnh cửu.
Nền hòa bình ấy, không còn là một viễn tưởng, một khát vọng nhưng phải là một thực tiễn ngay trong cuộc sống con người ở trần gian này.
Thực tiễn ấy chỉ có được khi “ta cùng lên núi ĐỨC CHÚA, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ”. (Is 2, 3)
Và cụ thể hơn nữa là: “đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến”.(Is 2, 4)
Như vậy, hai tiêu chuẩn để có nền hòa bình vĩnh cửu: một là tin, nghe lời Chúa dạy, hai là cùng nhau xây dựng cuộc sống yêu thương, ấm no. Xã hội nào thiếu một trong hai tiêu chuẩn nầy, xã hội ấy không có hòa bình. Tâm hồn nào thiếu một trong hai tiêu chuẩn nầy, tâm hồn ấy ắt không có bình an.
Dân xưa trông đợi Đấng Cứu Thế, được Chúa mời gọi hãy hướng lòng về Chúa đồng thời thay đổi cuộc sống tranh chấp hỗn độn bằng cuộc sống bình an. Và Đấng Cứu Thế đã đến, đem bình an cho con người, đem ánh sáng cứu rỗi cho con người. Tiếc là, con người không tiếp nhận bình an của Chúa, cứ thích sống hoài trong sự hỗn độn của nếp sống cũ. Tiếc là, con người không sống trong ánh sáng của Chúa mà lại cứ thích ở lì trong tình trạng tối tăm của tội lỗi, làm những điều không đẹp lòng Chúa, sống cách sống không theo tinh thần của Chúa.
Với chúng ta cũng vậy, hướng về Chúa và sống trong bình an của Chúa là điều Chúa mong ước cho mỗi chúng ta trong khi chờ đợi Chúa lại đến.
Để sống trong bình an, trong ánh sáng của Thiên Chúa, thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng”.(Rm 13, 12-14)
Cả bạn và tôi, cần một khoảng lặng, để nhìn vào lòng mình và tự hỏi, chúng ta có thực sự bình an chưa?
Trong một lần tham dự tĩnh tâm với các em sinh viên, thay vì câu hỏi thảo luận, người thuyết trình yêu cầu suy nghĩ và trả lời trên giấy cho câu hỏi này: Theo bạn, lúc nào bạn mất bình an nhất? Tôi bất ngờ nhận được nhiều câu trả lời ngắn, nhưng đầy thú vị:
-khi thiếu tiền đóng học phí
-khi có hẹn mà không đi được
-lúc sợ có thai
-lúc sợ bố mẹ biết chuyện đang sống thử với anh chàng nhỏ hơn mình tới 5 tuổi.
-khi đến cơn nghiền mà không có tiền mua thuốc
-lúc sợ không qua được đại học, vì bị bắt lỗi cóp bài
-lúc làm cho một người nổi giận
-thích làm lớp trưởng mấy năm rồi mà chẳng được
-ghét con nhỏ kia nhà giàu, chảnh quá
-lúc tôi sống trong tình trạng tội trọng
-phân vân bỏ hay không bỏ anh chàng đẹp trai dễ ghét đó
…..
Thiết tưởng, mỗi chúng ta cũng có thể trả lời ngắn gọn cho câu hỏi nầy, để tìm ra nguyên nhân sâu xa làm mất bình an tâm hồn chúng ta.
Có thể các câu trả lời đều gặp nhau ở một điểm chung, một nguyên nhân chung, đó là, chúng ta đã đặt khát vọng của mình vào chỗ không chính đáng. Thánh Phaolô gọi những khát vọng ấy là dục vọng.
Trong tình huống bất an nầy, chúng ta không thể trở nên niềm hy vọng cho ai cả, nếu không nói điều ngược lại là trở nên mối thất vọng cho người khác.
Và nếu cứ sống trong tình huống bất an này, chúng ta không thể nhận ra, không thể gặp được Chúa Giêsu đang đến với chúng ta mỗi ngày để cứu rỗi chúng ta từng ngày, nhất là không thể gặp được Chúa khi Ngài sẽ lại đến với chúng ta lần duy nhất trong đời sống thế nhân để đưa chúng ta vào đời sống các thánh nhân.
Chúa đang đến mỗi ngày với chúng ta qua Lời Chúa, qua tinh thần Tin Mừng, để mỗi ngày sống là một bước tiến chắc chắn và kề cận hơn với ơn cứu rỗi. Hằng ngày, nếu bạn và tôi đặt hy vọng vào Chúa, chúng ta có thể vẫn gặp được Chúa đấy chứ. Không phải Ngài chưa đến, và Ngài cũng không ở đâu xa. Ngài ở ngay trong lòng ta, trong mọi người, trong thiên nhiên vũ trụ, trong biến cố… Không tin và không đặt hy vọng vào Chúa thì không có bình an và cũng không gặp được Chúa ngay lúc nầy, huống chi là được sống với Chúa muôn đời.
Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng Mt 24, 37-44, nhắc đến cuộc sống theo dục vọng tự nhiên của con người thời Ông Noe, như một lời cảnh tỉnh mỗi chúng ta phải sẵn sàng cho ngày Chúa lại đến với mỗi người vào lần quyết định số phận chung cuộc. “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24, 37-39)
Vâng Chúa đến bất ngờ. Chúa không hẹn giờ đến, không hẹn nơi đến, nhưng chắc chắn Chúa sẽ đến.
Chúa nào có hẹn với mấy người ở Ban-mê-thuột gặp Chúa ở Hà Tĩnh nơi chuyến xe định mệnh trong cơn lũ 2010? Chúa nào có hẹn với mấy người ở Campuchia gặp Chúa trong lễ hội Bon Om Thook nơi cây cầu định mệnh Koh Pich? Chúa nào có hẹn già hay trẻ, bình minh hay hoàng hôn, sang giàu hay nghèo khó, trí thức hay thất học…. Chúa không hẹn, nhưng Chúa đến lúc nào Chúa muốn. Còn nhiều nhiều điển hình những lần Chúa đến với biết bao người, không ai giống ai, chỉ có một điểm chung là Chúa muốn tất cả, không trừ ai, đều được hân hoan vui mừng tiến vào nhà Chúa để hưởng ơn cứu rỗi.
Vì vậy Chúa Giêsu khẩn thiết: "Vậy anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. (Mt 24,42-44)
Trở lại với giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Roma, và liên kết với Lời Chúa trong Isaia, chúng ta có thể thấy ước muốn của Thiên Chúa là cho chúng ta sống trong một nền hòa bình vĩnh cửu thật, một sự bình an thật, hôm nay trên trần thế nầy, và mai sau trong Nước Thiên Chúa.
Tìm đến Thiên Chúa là địa chỉ của mọi khát vọng, để sống bình an tâm hồn, là khôn ngoan, là biết tỉnh thức và sẵn sàng vậy. Chính sự bình an nhờ đặt mọi khát vọng vào Chúa mà con người có thể hát khúc khải hoàn tiến vào thành thánh Giêrusalem mới, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi Hòa Bình Viên Mãn: “ Tôi mừng vui mỗi khi nghe nhủ rằng: nào ta tiến lên đền thờ Thiên Chúa” (Tv. 121)
Lạy Chúa, xin cho con khát khao điều thiện hảo chỉ có nơi Chúa, để tâm hồn con được bình an trong Chúa, vui mừng trong Chúa và được tiến vào nhà Chúa hưởng hạnh phúc hòa bình muôn đời. Chúa là khát vọng của con. Xin cho con sống sao cho thỏa niềm khát vọng cứu rỗi của Chúa và trở nên niềm hy vọng bình an cho mọi người. A men.
Mùa vọng mở ra với niềm vui trong một nền hòa bình vĩnh cửu.
Nền hòa bình ấy, không còn là một viễn tưởng, một khát vọng nhưng phải là một thực tiễn ngay trong cuộc sống con người ở trần gian này.
Thực tiễn ấy chỉ có được khi “ta cùng lên núi ĐỨC CHÚA, lên Nhà Thiên Chúa của Gia-cóp, để Người dạy ta biết lối của Người, và để ta bước theo đường Người chỉ vẽ”. (Is 2, 3)
Và cụ thể hơn nữa là: “đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến”.(Is 2, 4)
Như vậy, hai tiêu chuẩn để có nền hòa bình vĩnh cửu: một là tin, nghe lời Chúa dạy, hai là cùng nhau xây dựng cuộc sống yêu thương, ấm no. Xã hội nào thiếu một trong hai tiêu chuẩn nầy, xã hội ấy không có hòa bình. Tâm hồn nào thiếu một trong hai tiêu chuẩn nầy, tâm hồn ấy ắt không có bình an.
Dân xưa trông đợi Đấng Cứu Thế, được Chúa mời gọi hãy hướng lòng về Chúa đồng thời thay đổi cuộc sống tranh chấp hỗn độn bằng cuộc sống bình an. Và Đấng Cứu Thế đã đến, đem bình an cho con người, đem ánh sáng cứu rỗi cho con người. Tiếc là, con người không tiếp nhận bình an của Chúa, cứ thích sống hoài trong sự hỗn độn của nếp sống cũ. Tiếc là, con người không sống trong ánh sáng của Chúa mà lại cứ thích ở lì trong tình trạng tối tăm của tội lỗi, làm những điều không đẹp lòng Chúa, sống cách sống không theo tinh thần của Chúa.
Với chúng ta cũng vậy, hướng về Chúa và sống trong bình an của Chúa là điều Chúa mong ước cho mỗi chúng ta trong khi chờ đợi Chúa lại đến.
Để sống trong bình an, trong ánh sáng của Thiên Chúa, thánh Phaolô khuyên chúng ta: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng”.(Rm 13, 12-14)
Cả bạn và tôi, cần một khoảng lặng, để nhìn vào lòng mình và tự hỏi, chúng ta có thực sự bình an chưa?
Trong một lần tham dự tĩnh tâm với các em sinh viên, thay vì câu hỏi thảo luận, người thuyết trình yêu cầu suy nghĩ và trả lời trên giấy cho câu hỏi này: Theo bạn, lúc nào bạn mất bình an nhất? Tôi bất ngờ nhận được nhiều câu trả lời ngắn, nhưng đầy thú vị:
-khi thiếu tiền đóng học phí
-khi có hẹn mà không đi được
-lúc sợ có thai
-lúc sợ bố mẹ biết chuyện đang sống thử với anh chàng nhỏ hơn mình tới 5 tuổi.
-khi đến cơn nghiền mà không có tiền mua thuốc
-lúc sợ không qua được đại học, vì bị bắt lỗi cóp bài
-lúc làm cho một người nổi giận
-thích làm lớp trưởng mấy năm rồi mà chẳng được
-ghét con nhỏ kia nhà giàu, chảnh quá
-lúc tôi sống trong tình trạng tội trọng
-phân vân bỏ hay không bỏ anh chàng đẹp trai dễ ghét đó
…..
Thiết tưởng, mỗi chúng ta cũng có thể trả lời ngắn gọn cho câu hỏi nầy, để tìm ra nguyên nhân sâu xa làm mất bình an tâm hồn chúng ta.
Có thể các câu trả lời đều gặp nhau ở một điểm chung, một nguyên nhân chung, đó là, chúng ta đã đặt khát vọng của mình vào chỗ không chính đáng. Thánh Phaolô gọi những khát vọng ấy là dục vọng.
Trong tình huống bất an nầy, chúng ta không thể trở nên niềm hy vọng cho ai cả, nếu không nói điều ngược lại là trở nên mối thất vọng cho người khác.
Và nếu cứ sống trong tình huống bất an này, chúng ta không thể nhận ra, không thể gặp được Chúa Giêsu đang đến với chúng ta mỗi ngày để cứu rỗi chúng ta từng ngày, nhất là không thể gặp được Chúa khi Ngài sẽ lại đến với chúng ta lần duy nhất trong đời sống thế nhân để đưa chúng ta vào đời sống các thánh nhân.
Chúa đang đến mỗi ngày với chúng ta qua Lời Chúa, qua tinh thần Tin Mừng, để mỗi ngày sống là một bước tiến chắc chắn và kề cận hơn với ơn cứu rỗi. Hằng ngày, nếu bạn và tôi đặt hy vọng vào Chúa, chúng ta có thể vẫn gặp được Chúa đấy chứ. Không phải Ngài chưa đến, và Ngài cũng không ở đâu xa. Ngài ở ngay trong lòng ta, trong mọi người, trong thiên nhiên vũ trụ, trong biến cố… Không tin và không đặt hy vọng vào Chúa thì không có bình an và cũng không gặp được Chúa ngay lúc nầy, huống chi là được sống với Chúa muôn đời.
Chúa Giêsu, trong bài Tin Mừng Mt 24, 37-44, nhắc đến cuộc sống theo dục vọng tự nhiên của con người thời Ông Noe, như một lời cảnh tỉnh mỗi chúng ta phải sẵn sàng cho ngày Chúa lại đến với mỗi người vào lần quyết định số phận chung cuộc. “Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24, 37-39)
Vâng Chúa đến bất ngờ. Chúa không hẹn giờ đến, không hẹn nơi đến, nhưng chắc chắn Chúa sẽ đến.
Chúa nào có hẹn với mấy người ở Ban-mê-thuột gặp Chúa ở Hà Tĩnh nơi chuyến xe định mệnh trong cơn lũ 2010? Chúa nào có hẹn với mấy người ở Campuchia gặp Chúa trong lễ hội Bon Om Thook nơi cây cầu định mệnh Koh Pich? Chúa nào có hẹn già hay trẻ, bình minh hay hoàng hôn, sang giàu hay nghèo khó, trí thức hay thất học…. Chúa không hẹn, nhưng Chúa đến lúc nào Chúa muốn. Còn nhiều nhiều điển hình những lần Chúa đến với biết bao người, không ai giống ai, chỉ có một điểm chung là Chúa muốn tất cả, không trừ ai, đều được hân hoan vui mừng tiến vào nhà Chúa để hưởng ơn cứu rỗi.
Vì vậy Chúa Giêsu khẩn thiết: "Vậy anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”. (Mt 24,42-44)
Trở lại với giáo huấn của Thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Roma, và liên kết với Lời Chúa trong Isaia, chúng ta có thể thấy ước muốn của Thiên Chúa là cho chúng ta sống trong một nền hòa bình vĩnh cửu thật, một sự bình an thật, hôm nay trên trần thế nầy, và mai sau trong Nước Thiên Chúa.
Tìm đến Thiên Chúa là địa chỉ của mọi khát vọng, để sống bình an tâm hồn, là khôn ngoan, là biết tỉnh thức và sẵn sàng vậy. Chính sự bình an nhờ đặt mọi khát vọng vào Chúa mà con người có thể hát khúc khải hoàn tiến vào thành thánh Giêrusalem mới, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi Hòa Bình Viên Mãn: “ Tôi mừng vui mỗi khi nghe nhủ rằng: nào ta tiến lên đền thờ Thiên Chúa” (Tv. 121)
Lạy Chúa, xin cho con khát khao điều thiện hảo chỉ có nơi Chúa, để tâm hồn con được bình an trong Chúa, vui mừng trong Chúa và được tiến vào nhà Chúa hưởng hạnh phúc hòa bình muôn đời. Chúa là khát vọng của con. Xin cho con sống sao cho thỏa niềm khát vọng cứu rỗi của Chúa và trở nên niềm hy vọng bình an cho mọi người. A men.