Vài chục năm gần đây, người Việt Nam di cư đến rất nhiều nước trên thế giới. Hòa chung không khí Noel đang đến gần và trong tâm tình của những người “con rồng cháu lạc”, bài viết xin điểm qua không khí lễ hội này của các gia đình người Việt đang sống xa tổ quốc.
LÀ DỊP GẶP GỠ, ĐOÀN VIÊN
Như đã biết, các nước Phương Tây, Noel được nghỉ kéo dài đến hết tết Tây. Do vậy, dầu dịp tết nguyên đán các gia đình, cộng đồng người Việt vẫn gặp mặt nhau. Nhưng có lẽ đây là dịp thuận tiện nhất (vì được nghỉ làm dài ngày) để các thành viên trong gia đình, gia tộc gặp gỡ, đoàn viên. Gia đình ông Trần Đại (Copenhagen – Đan Mạch) có 3 người con, trong đó 2 đứa con gái đều ở xa bố mẹ. Chính vì thế gia đình ông xem Noel là dịp sum họp gia đình. Ông nói “Noel với tôi như Tết cổ truyền của người Việt vậy. Hai ông bà già cứ đếm ngược thời gian để mong mau đến dịp gặp gỡ các con cháu”.
Bà Quyền Nguyên (Virginia – Mỹ) có một quy định linh hoạt hơn. Gia đình bà có 5 người con. Tất cả đều trưởng thành và sống cách xa nhau, gần cũng 2 giờ bay, đứa xa nhất cách nhà ông bà đến 8 tiếng máy bay! Do thế, bà quy định “mỗi năm đại gia đình của bà sẽ luân phiên đón Noel tại gia đình một người con. Hơn nữa, tôi xem đây là dịp để con cháu gặp nhau, thăm hỏi động viên nhau”.
Không giới hạn trong gia đình, Noel cũng là dịp để các giáo xứ, hội đoàn quy tụ các hội viên mình lại. Đã gần 5 năm nay, tại "VietHaus" (Ngôi nhà Việt) tại Berlin (Đức) vẫn thường xuyên tổ chức chương trình đón Giáng sinh cho cộng đồng người Việt tại Đức. Ông Dũng Phạm cho hay “Với những người sống xa tổ quốc như chúng tôi, những dịp gặp nhau, tìm hiểu nhau và qua đó thắt chặt tình đoàn kết là rất quý”.
Được biết, cộng đồng người Việt tại các nước như Anh, Pháp, Na Uy, Nga, Ý…đều có những hoạt động tương tự cho các cộng đồng của mình.
LÀ DỊP ĐỂ MUA SẮM, TẶNG QUÀ
Với những người thích mua sắm, shopping thì những ngày cuối năm và lễ Giáng sinh lại là cơ hội hiếm có trong năm để thỏa chí với giá cả được “sale off” khá cao, từ 30% - 70%. Quỳnh Thư (du học tại Seattle – Mỹ) cho biết, cô luôn tranh thủ những ngày này để mua sắm những thứ cần thiết cho một năm học tập tiếp theo của mình và quà dành tặng cho ba mẹ, bạn bè ở Việt Nam. Chị Trinh Bùi (San Jose – California, Mỹ) tự nhận mình là “đồ đệ” của shopping! Chị cho hay: “năm nào cũng vậy, tôi căn đúng dịp sale off để mua sắm. Để chen chân vào siêu thị, tôi phải xếp hàng từ 4g sáng. Tuy vậy, lựa chọn được những món hàng ưng ý mà giá lại rẻ nên…cũng đành chấp nhận”.
Nguyễn Ngọc Tân (cao học tại Đại học Deakin University, Melbourne) cho hay: “Ở Úc mọi người thường đi mua sắm vào ngày 26/12. Đó được gọi là ngày Boxing Day, các cửa hàng thường giảm giá khá mạnh. Người Việt ở đây cũng được nghỉ lễ khá lâu nên đi mua sắm và kết hợp vui chơi”.
Ông Nguyễn Thành Hoàng (Matxcơva – Nga) là chủ một siêu thị bán các mặt hàng Việt Nam. Ông cho hay, tuy kinh tế chưa được khôi phục hoàn toàn nhưng năm nào cũng vậy, dịp Noel doanh thu gia đình ông tăng gấp 4 – 5 lần các dịp khác. Ông chia sẻ: “Ngoài hai mặt hàng chủ đạo là vải và quần áo, người dân trong vùng còn đến đây để lựa chọn và mua sắm các phụ kiện cho giáng sinh như là cây thông, đèn, quả cầu và nhiều mặt hàng lưu niệm khác”.
Màn cuối cùng của Noel là phần bóc quà. Gia đình nào cũng có một cây thông để giữa phòng khách. Dưới gốc thông là các món quà mà người thân tặng cho nhau. Thường thì người lớn trẻ con ai cũng có quà cả. Một vài nơi, để tăng “chất lượng” món quà, họ đã nghĩ ra cách bốc thăm tên 1 người để tặng, làm như vậy đỡ tốn tiền mà người nhận cũng thấy bằng lòng với món quà của mỉnh hơn. Trong “cuộc chơi” này, trẻ em là người “tay không bắt…quà”, chúng nhận được quà từ tất cả mọi người: tiền, thẻ mua hàng, đồ chơi, quần áo...Như vậy, bên cạnh niềm vui gặp mặt, niềm vui của liên hoan, Noel còn có niềm vui của việc cho đi và nhận lại (những món quà).
LÀ DỊP ĐỂ HỒN VIỆT “LÊN NGÔI”
Rõ ràng, Noel là ngày lễ từ Phương Tây du nhập vào Việt Nam; Và nữa, những người Việt khi sinh sống nước ngoài tất ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của nét văn hóa này. Tuy nhiên, rất nhiều người quả quyết rằng đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống, để cho hồn Việt “lên ngôi”. Bạn Thu Hà quê ở Bình Định (23 tuổi), hiện đang học Đại học Toulouse de Mirail, Foix, Pháp. Bạn nói “Tôi không phải là người công giáo nhưng Noel năm nào tôi cũng đến tham dự các chương trình Giáng sinh của người Việt”. Thu Hà phát hiện ra một ý nghĩa khác của ngày hội này là: góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc. Cô cho hay “nhiều bạn trẻ như tôi mong có dịp hội họp đồng hương để mặc áo dài! Tuy có lạnh xíu nhưng khi mặc áo dài tôi mới thực sự là người Việt”. Năm 2008 tôi đến Mỹ cũng vào dịp Noel, tôi cảm thấy bất ngờ và tự hào vì những tà áo dài truyền thống tung bay dưới tuyết trắng của trời Tây.
Hồn Việt thể hiện rõ nhất qua các món ăn truyền thống của người Việt Nam. Chị Hoàng Anh (Liverpool – Anh) cho rằng năm nào cũng vậy, để cho “dân chủ” chị vừa làm cả món ăn Noel truyền thống của Anh – gà tây, vừa làm các món ăn của người Việt như nem, chả, bún. Và kết quả là các thức ăn Việt vẫn chiếm cảm tình “thực khách” hơn cả!
Anh Phan Hồng chủ một cửa hàng bán thực phẩm người Việt tại Oregon (Mỹ) cho rằng: “Dầu đã biết trước nhu cầu của bà con nhưng gần như năm nào cũng vậy, gần đến Noel là các thực phẩm thuần Việt như nước mắm, các gia vị nấu lẩu, hủ tíu, phở, hay các thức nhắm như nem, chả, khô mực…đếu cháy hàng cả!”. Tự hào là người có kinh nghiệm trên “thương trường”, anh Tuấn Khang (Seyney – Úc) bật mí: “Cứ trước Noel vài ba tháng, tôi thường gởi bà con ở quê nhà mùa giúp các đặc sản như khô bò, khô mực, bắp chiên bơ, thậm chí cả hạt dưa. Chính vì thế, rất nhiều người ghé nhà tôi đều thấy bất ngờ vì những đặc sản đó”.
THAY CHO LỜI KẾT
Qua những sẻ chia trên, chúng ta thấy rằng Noel của người Việt ở nước ngoài vừa có cả nét văn hóa bản địa (phương Tây) nhưng cũng rất đáng tự hào và ấm cúng thay, đây đó vẫn có những “quốc hồn quốc túy” của dân tộc. Có thể khẳng định rằng, họ ra đi hòa nhập với tâm thế tự tin, tiếp nhận những tinh hoa để phát triển cũnh như mong muốn: Ra đi - Hòa nhập - Mang về. Đó, sẽ là món quà quý mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dành cho dân tộc.
Nhân dịp Noel về cầu chúc bà con kiều bào mùa Giáng sinh an lành và một năm mới bình an.
Như đã biết, các nước Phương Tây, Noel được nghỉ kéo dài đến hết tết Tây. Do vậy, dầu dịp tết nguyên đán các gia đình, cộng đồng người Việt vẫn gặp mặt nhau. Nhưng có lẽ đây là dịp thuận tiện nhất (vì được nghỉ làm dài ngày) để các thành viên trong gia đình, gia tộc gặp gỡ, đoàn viên. Gia đình ông Trần Đại (Copenhagen – Đan Mạch) có 3 người con, trong đó 2 đứa con gái đều ở xa bố mẹ. Chính vì thế gia đình ông xem Noel là dịp sum họp gia đình. Ông nói “Noel với tôi như Tết cổ truyền của người Việt vậy. Hai ông bà già cứ đếm ngược thời gian để mong mau đến dịp gặp gỡ các con cháu”.
Bà Quyền Nguyên (Virginia – Mỹ) có một quy định linh hoạt hơn. Gia đình bà có 5 người con. Tất cả đều trưởng thành và sống cách xa nhau, gần cũng 2 giờ bay, đứa xa nhất cách nhà ông bà đến 8 tiếng máy bay! Do thế, bà quy định “mỗi năm đại gia đình của bà sẽ luân phiên đón Noel tại gia đình một người con. Hơn nữa, tôi xem đây là dịp để con cháu gặp nhau, thăm hỏi động viên nhau”.
Không giới hạn trong gia đình, Noel cũng là dịp để các giáo xứ, hội đoàn quy tụ các hội viên mình lại. Đã gần 5 năm nay, tại "VietHaus" (Ngôi nhà Việt) tại Berlin (Đức) vẫn thường xuyên tổ chức chương trình đón Giáng sinh cho cộng đồng người Việt tại Đức. Ông Dũng Phạm cho hay “Với những người sống xa tổ quốc như chúng tôi, những dịp gặp nhau, tìm hiểu nhau và qua đó thắt chặt tình đoàn kết là rất quý”.
Được biết, cộng đồng người Việt tại các nước như Anh, Pháp, Na Uy, Nga, Ý…đều có những hoạt động tương tự cho các cộng đồng của mình.
LÀ DỊP ĐỂ MUA SẮM, TẶNG QUÀ
Với những người thích mua sắm, shopping thì những ngày cuối năm và lễ Giáng sinh lại là cơ hội hiếm có trong năm để thỏa chí với giá cả được “sale off” khá cao, từ 30% - 70%. Quỳnh Thư (du học tại Seattle – Mỹ) cho biết, cô luôn tranh thủ những ngày này để mua sắm những thứ cần thiết cho một năm học tập tiếp theo của mình và quà dành tặng cho ba mẹ, bạn bè ở Việt Nam. Chị Trinh Bùi (San Jose – California, Mỹ) tự nhận mình là “đồ đệ” của shopping! Chị cho hay: “năm nào cũng vậy, tôi căn đúng dịp sale off để mua sắm. Để chen chân vào siêu thị, tôi phải xếp hàng từ 4g sáng. Tuy vậy, lựa chọn được những món hàng ưng ý mà giá lại rẻ nên…cũng đành chấp nhận”.
Ông Nguyễn Thành Hoàng (Matxcơva – Nga) là chủ một siêu thị bán các mặt hàng Việt Nam. Ông cho hay, tuy kinh tế chưa được khôi phục hoàn toàn nhưng năm nào cũng vậy, dịp Noel doanh thu gia đình ông tăng gấp 4 – 5 lần các dịp khác. Ông chia sẻ: “Ngoài hai mặt hàng chủ đạo là vải và quần áo, người dân trong vùng còn đến đây để lựa chọn và mua sắm các phụ kiện cho giáng sinh như là cây thông, đèn, quả cầu và nhiều mặt hàng lưu niệm khác”.
Màn cuối cùng của Noel là phần bóc quà. Gia đình nào cũng có một cây thông để giữa phòng khách. Dưới gốc thông là các món quà mà người thân tặng cho nhau. Thường thì người lớn trẻ con ai cũng có quà cả. Một vài nơi, để tăng “chất lượng” món quà, họ đã nghĩ ra cách bốc thăm tên 1 người để tặng, làm như vậy đỡ tốn tiền mà người nhận cũng thấy bằng lòng với món quà của mỉnh hơn. Trong “cuộc chơi” này, trẻ em là người “tay không bắt…quà”, chúng nhận được quà từ tất cả mọi người: tiền, thẻ mua hàng, đồ chơi, quần áo...Như vậy, bên cạnh niềm vui gặp mặt, niềm vui của liên hoan, Noel còn có niềm vui của việc cho đi và nhận lại (những món quà).
LÀ DỊP ĐỂ HỒN VIỆT “LÊN NGÔI”
Rõ ràng, Noel là ngày lễ từ Phương Tây du nhập vào Việt Nam; Và nữa, những người Việt khi sinh sống nước ngoài tất ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của nét văn hóa này. Tuy nhiên, rất nhiều người quả quyết rằng đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống, để cho hồn Việt “lên ngôi”. Bạn Thu Hà quê ở Bình Định (23 tuổi), hiện đang học Đại học Toulouse de Mirail, Foix, Pháp. Bạn nói “Tôi không phải là người công giáo nhưng Noel năm nào tôi cũng đến tham dự các chương trình Giáng sinh của người Việt”. Thu Hà phát hiện ra một ý nghĩa khác của ngày hội này là: góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc. Cô cho hay “nhiều bạn trẻ như tôi mong có dịp hội họp đồng hương để mặc áo dài! Tuy có lạnh xíu nhưng khi mặc áo dài tôi mới thực sự là người Việt”. Năm 2008 tôi đến Mỹ cũng vào dịp Noel, tôi cảm thấy bất ngờ và tự hào vì những tà áo dài truyền thống tung bay dưới tuyết trắng của trời Tây.
Hồn Việt thể hiện rõ nhất qua các món ăn truyền thống của người Việt Nam. Chị Hoàng Anh (Liverpool – Anh) cho rằng năm nào cũng vậy, để cho “dân chủ” chị vừa làm cả món ăn Noel truyền thống của Anh – gà tây, vừa làm các món ăn của người Việt như nem, chả, bún. Và kết quả là các thức ăn Việt vẫn chiếm cảm tình “thực khách” hơn cả!
Anh Phan Hồng chủ một cửa hàng bán thực phẩm người Việt tại Oregon (Mỹ) cho rằng: “Dầu đã biết trước nhu cầu của bà con nhưng gần như năm nào cũng vậy, gần đến Noel là các thực phẩm thuần Việt như nước mắm, các gia vị nấu lẩu, hủ tíu, phở, hay các thức nhắm như nem, chả, khô mực…đếu cháy hàng cả!”. Tự hào là người có kinh nghiệm trên “thương trường”, anh Tuấn Khang (Seyney – Úc) bật mí: “Cứ trước Noel vài ba tháng, tôi thường gởi bà con ở quê nhà mùa giúp các đặc sản như khô bò, khô mực, bắp chiên bơ, thậm chí cả hạt dưa. Chính vì thế, rất nhiều người ghé nhà tôi đều thấy bất ngờ vì những đặc sản đó”.
THAY CHO LỜI KẾT
Qua những sẻ chia trên, chúng ta thấy rằng Noel của người Việt ở nước ngoài vừa có cả nét văn hóa bản địa (phương Tây) nhưng cũng rất đáng tự hào và ấm cúng thay, đây đó vẫn có những “quốc hồn quốc túy” của dân tộc. Có thể khẳng định rằng, họ ra đi hòa nhập với tâm thế tự tin, tiếp nhận những tinh hoa để phát triển cũnh như mong muốn: Ra đi - Hòa nhập - Mang về. Đó, sẽ là món quà quý mà cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài dành cho dân tộc.
Nhân dịp Noel về cầu chúc bà con kiều bào mùa Giáng sinh an lành và một năm mới bình an.