Các giám mục Âu Châu và Bắc Mỹ thúc giục kết thúc đàm phát Israel - Tòa Thánh Vatican
Ban Điều Hợp Thánh Địa than phiền rằng "diễn từ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngài năm 2009 nhằm cho phép hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo dễ dàng hoạt động dường như chưa hề được nghe thấy". Các giám mục nhắn nhủ với các Kitô hữu từ khắp thế giới rằng "mỗi chuyến viếng thăm Thánh Địa mang lại lợi ích cho cả người hành hương và những người sinh sống nơi đây, nhất là cộng đoàn Kitô giáo"
Giêrusalem - Theo hãng tin AsiaNews, Ban Điều Hợp Thánh Địa, tập hợp các giám mục từ Âu Châu và Bắc Mỹ, đã tổ chức phiên họp lần thứ 11 tại Giêrusalem, nơi mà họ gặp gỡ với các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo địa phương. Trong thông cáo đúc kết, các giám mục thừa nhận một số diễn tiến tích cực nhưng cũng có một số yếu tố tiêu cực theo tình hình trong khu vực. Họ cũng đưa ra cam kết về những hành động trong tương lai. Một trong những cam kết đó là khuyến khích các Kitô hữu từ khắp thế giới đến viếng thăm Thánh Địa bằng cuộc hành hương. Tuyên bố cho hay: "Chúng tôi tin rằng mỗi chuyến thăm Thánh Địa mang lại lợi ích cho cả người hành hương và những người sinh sống nơi đây, nhất là cộng đoàn Kitô giáo".
Trong lời kêu gọi mạnh mẽ của mình, các giám mục mời gọi Israel kết thúc các cuộc đàm phán với Tòa Thánh về tình trạng của các cộng đồng tôn giáo. "Dù có một số cải thiện rõ rệt trong việc cấp thị thực, một lần nữa chúng tôi đau đớn nhận thấy cảm giác thất vọng của một số giáo sĩ Công Giáo và các tu sĩ có nhiệm vụ thường nhật bị khó khăn bởi hạn chế về hoạt động của họ. Những anh em giám mục của chúng tôi nói trong nỗi buồn rằng diễn từ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngài năm 2009 nhằm cho phép hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo dễ dàng hoạt động dường như chưa hề được nghe thấy. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục một kết cuộc cho các đàm phán kéo dài giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel".
Các giám mục thực sự ý thức về những khó khăn của cuộc sống tại Thánh Địa "của những khổ đau nơi những người có cuộc hôn nhân bị đặt dưới tình trạng căng thẳng rất lớn bởi những đòi hỏi "an ninh" và những khác biệt tôn giáo, bởi các cá nhân và cộng đồng có đất và tài sản đã bị hư hại hoặc bị lấy đi từ họ, kể cả bằng lộ trình và xây dựng bức tường, và bởi những người sống rất khó khăn bởi hoàn cảnh nơi họ sinh sống ở Gaza".
Mặc dù Thủ tướng Fayyad của Palestine nói với các giám mục rằng nhiều người Palestine đang quay trở lại hơn là ra đi, nhưng "quan ngại sâu sắc rất nhiều trường hợp nơi mà phẩm giá con người là bị bỏ qua hoặc bị xúc phạm".
Hồi giáo Pakistan với Đức Giáo Hoàng về tự do tôn giáo và bãi bỏ luật phỉ báng
Các thầy tế và học giả chống lại các quy chuẩn chỉ được sử dụng "để giải quyết tranh chấp cá nhân". Để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan cần có một hệ thống tư pháp có chức năng tốt và nhà nước thế tục. Nhắc lại Salman Taseer, người đã chết vì muốn "giúp đỡ một phụ nữ Kitô giáo".
Lahore - Tôn trọng diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đánh giá cao về lời mời gọi của ngài nhằm bãi bỏ luật phỉ báng – được sử dụng để "giải quyết những tranh chấp cá nhân" - và bảo vệ Kitô hữu thiểu số, nạn nhân của bạo lực và ngược đãi, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các học giả Hồi giáo ở Pakistan - cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các thành viên của xã hội dân sự - đã tách mình khỏi các mối đe dọa quá khích chống lại Đức Giáo Hoàng, và đánh giá cao các vận động của ngài cho "tự do tôn giáo đầy đủ". Họ giải thích với Hãng thông tấn AsiaNews rằng các vấn đề trung tâm xoay quanh các nhà nước thế tục và chức năng của hệ thống tư pháp, vốn cần phải thực thi luật pháp và ngăn chặn các phần tử cực đoan.
Cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các thành viên của xã hội dân sự, Mullah Mehfuz Ahmed, người đứng đầu Hội đồng Hồi giáo ở Islamabad, cũng đã hoan nghênh diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: "Đó là thời điểm để có những vị thế vững chắc và thăng tiến tự do tôn giáo. Tôi cũng ủng hộ diễn từ của Đức Giáo Hoàng để hủy bỏ luật phỉ báng, vì nó chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp cá nhân".
Mullah Mushararf Husain, một chuyên gia về luật Hồi giáo và thầy tế của thánh đường Hồi giáo Jamia tại Rawalpindi bày tỏ "sự tôn trọng diễn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI" và đánh giá cao "những nỗ lực đối với luật phỉ báng". Ông cũng nhắc lại tình yêu của Salman Taseer đối với tiên tri Muhammad và cho hay: "Tội lỗi duy nhất của ông" là giúp một phụ nữ Kitô giáo, bị kết tội phỉ báng. Vị thầy tế nói thêm đây là thời điểm để các đảng chính tham gia các nỗ lực nhổ tận gốc trào lưu tâm lý quá khích", một bước cần thiết để "cứu đất nước" ra khỏi bờ vực.
Muhammad Asad Shafique, người đứng đầu Khoa nghiên cứu Hồi giáo tại Đại Học Quaid-e-Azam cho hay "tuyên bố của Đức Giáo Hoàng đến trong một thời điểm quyết định" vì chính phủ "đã bị kiệt sức do áp lực từ các nhóm Hồi giáo". Vị học giả chỉ ra rằng bản án Qadri - kẻ sát hại Thống đốc Punjab - là "một trường hợp thử nghiệm cho hệ thống công lý" vì trước hết tất cả các thẩm phán phải xác định "liệu Salman Taseer có phạm vào tội báng bổ hay không". Theo quan điểm của ông, quyết định về trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến "việc giải thích luật".
Học giả Hồi giáo Ali Waqas Wasti nhớ lại người sáng lập của Pakistan, Muhammad Ali Jinnah, và bình luận: "Nếu ông sống trong thời đại ngày nay, ông sẽ không tồn tại lâu dài" vì ông sẽ bị sát hại" bởi những phần tử cực đoan quy trách nhiệm sai về báng bổ". Ông giải thích rằng các thành phần quá khích xem diễn từ của Đức Giáo Hoàng là "cuộc tấn công", họ "không đọc kỹ lưỡng", ông cũng nhắc lại rằng "có những tòa án phải quyết định ai để trừng phạt hoặc phóng thích " và chỉ trích luật "không là những người ăn nói báng bổ".
Ban Điều Hợp Thánh Địa than phiền rằng "diễn từ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngài năm 2009 nhằm cho phép hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo dễ dàng hoạt động dường như chưa hề được nghe thấy". Các giám mục nhắn nhủ với các Kitô hữu từ khắp thế giới rằng "mỗi chuyến viếng thăm Thánh Địa mang lại lợi ích cho cả người hành hương và những người sinh sống nơi đây, nhất là cộng đoàn Kitô giáo"
Giêrusalem - Theo hãng tin AsiaNews, Ban Điều Hợp Thánh Địa, tập hợp các giám mục từ Âu Châu và Bắc Mỹ, đã tổ chức phiên họp lần thứ 11 tại Giêrusalem, nơi mà họ gặp gỡ với các vị lãnh đạo chính trị và tôn giáo địa phương. Trong thông cáo đúc kết, các giám mục thừa nhận một số diễn tiến tích cực nhưng cũng có một số yếu tố tiêu cực theo tình hình trong khu vực. Họ cũng đưa ra cam kết về những hành động trong tương lai. Một trong những cam kết đó là khuyến khích các Kitô hữu từ khắp thế giới đến viếng thăm Thánh Địa bằng cuộc hành hương. Tuyên bố cho hay: "Chúng tôi tin rằng mỗi chuyến thăm Thánh Địa mang lại lợi ích cho cả người hành hương và những người sinh sống nơi đây, nhất là cộng đoàn Kitô giáo".
Trong lời kêu gọi mạnh mẽ của mình, các giám mục mời gọi Israel kết thúc các cuộc đàm phán với Tòa Thánh về tình trạng của các cộng đồng tôn giáo. "Dù có một số cải thiện rõ rệt trong việc cấp thị thực, một lần nữa chúng tôi đau đớn nhận thấy cảm giác thất vọng của một số giáo sĩ Công Giáo và các tu sĩ có nhiệm vụ thường nhật bị khó khăn bởi hạn chế về hoạt động của họ. Những anh em giám mục của chúng tôi nói trong nỗi buồn rằng diễn từ của Đức Thánh Cha trong chuyến tông du của ngài năm 2009 nhằm cho phép hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo dễ dàng hoạt động dường như chưa hề được nghe thấy. Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục một kết cuộc cho các đàm phán kéo dài giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel".
Các giám mục thực sự ý thức về những khó khăn của cuộc sống tại Thánh Địa "của những khổ đau nơi những người có cuộc hôn nhân bị đặt dưới tình trạng căng thẳng rất lớn bởi những đòi hỏi "an ninh" và những khác biệt tôn giáo, bởi các cá nhân và cộng đồng có đất và tài sản đã bị hư hại hoặc bị lấy đi từ họ, kể cả bằng lộ trình và xây dựng bức tường, và bởi những người sống rất khó khăn bởi hoàn cảnh nơi họ sinh sống ở Gaza".
Mặc dù Thủ tướng Fayyad của Palestine nói với các giám mục rằng nhiều người Palestine đang quay trở lại hơn là ra đi, nhưng "quan ngại sâu sắc rất nhiều trường hợp nơi mà phẩm giá con người là bị bỏ qua hoặc bị xúc phạm".
Hồi giáo Pakistan với Đức Giáo Hoàng về tự do tôn giáo và bãi bỏ luật phỉ báng
Các thầy tế và học giả chống lại các quy chuẩn chỉ được sử dụng "để giải quyết tranh chấp cá nhân". Để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan cần có một hệ thống tư pháp có chức năng tốt và nhà nước thế tục. Nhắc lại Salman Taseer, người đã chết vì muốn "giúp đỡ một phụ nữ Kitô giáo".
Lahore - Tôn trọng diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đánh giá cao về lời mời gọi của ngài nhằm bãi bỏ luật phỉ báng – được sử dụng để "giải quyết những tranh chấp cá nhân" - và bảo vệ Kitô hữu thiểu số, nạn nhân của bạo lực và ngược đãi, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các học giả Hồi giáo ở Pakistan - cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các thành viên của xã hội dân sự - đã tách mình khỏi các mối đe dọa quá khích chống lại Đức Giáo Hoàng, và đánh giá cao các vận động của ngài cho "tự do tôn giáo đầy đủ". Họ giải thích với Hãng thông tấn AsiaNews rằng các vấn đề trung tâm xoay quanh các nhà nước thế tục và chức năng của hệ thống tư pháp, vốn cần phải thực thi luật pháp và ngăn chặn các phần tử cực đoan.
Cùng với các nhà hoạt động nhân quyền và các thành viên của xã hội dân sự, Mullah Mehfuz Ahmed, người đứng đầu Hội đồng Hồi giáo ở Islamabad, cũng đã hoan nghênh diễn từ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: "Đó là thời điểm để có những vị thế vững chắc và thăng tiến tự do tôn giáo. Tôi cũng ủng hộ diễn từ của Đức Giáo Hoàng để hủy bỏ luật phỉ báng, vì nó chỉ được sử dụng để giải quyết tranh chấp cá nhân".
Mullah Mushararf Husain, một chuyên gia về luật Hồi giáo và thầy tế của thánh đường Hồi giáo Jamia tại Rawalpindi bày tỏ "sự tôn trọng diễn từ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI" và đánh giá cao "những nỗ lực đối với luật phỉ báng". Ông cũng nhắc lại tình yêu của Salman Taseer đối với tiên tri Muhammad và cho hay: "Tội lỗi duy nhất của ông" là giúp một phụ nữ Kitô giáo, bị kết tội phỉ báng. Vị thầy tế nói thêm đây là thời điểm để các đảng chính tham gia các nỗ lực nhổ tận gốc trào lưu tâm lý quá khích", một bước cần thiết để "cứu đất nước" ra khỏi bờ vực.
Muhammad Asad Shafique, người đứng đầu Khoa nghiên cứu Hồi giáo tại Đại Học Quaid-e-Azam cho hay "tuyên bố của Đức Giáo Hoàng đến trong một thời điểm quyết định" vì chính phủ "đã bị kiệt sức do áp lực từ các nhóm Hồi giáo". Vị học giả chỉ ra rằng bản án Qadri - kẻ sát hại Thống đốc Punjab - là "một trường hợp thử nghiệm cho hệ thống công lý" vì trước hết tất cả các thẩm phán phải xác định "liệu Salman Taseer có phạm vào tội báng bổ hay không". Theo quan điểm của ông, quyết định về trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến "việc giải thích luật".
Học giả Hồi giáo Ali Waqas Wasti nhớ lại người sáng lập của Pakistan, Muhammad Ali Jinnah, và bình luận: "Nếu ông sống trong thời đại ngày nay, ông sẽ không tồn tại lâu dài" vì ông sẽ bị sát hại" bởi những phần tử cực đoan quy trách nhiệm sai về báng bổ". Ông giải thích rằng các thành phần quá khích xem diễn từ của Đức Giáo Hoàng là "cuộc tấn công", họ "không đọc kỹ lưỡng", ông cũng nhắc lại rằng "có những tòa án phải quyết định ai để trừng phạt hoặc phóng thích " và chỉ trích luật "không là những người ăn nói báng bổ".