LỀ LUẬT TRỌN HẢO
Có một câu chuyện kể rằng, có nhà vua kia lệnh cho các nhà thông thái trong đất nước của ông là hãy tóm gọn tất cả mọi chân lý trong một cuốn sách. Thời gian trôi qua hàng chục năm mà chưa ai thực hiện được. Vị quan trao phó trách nhiệm công việc này, đến thưa với vua, xin vua khất cho thời hạn. Một năm sau vua hỏi, vị này vẫn chưa làm được điều gì. Vì kiến thức là một biển cả mênh mông, không thể tóm trong một cuốn sách, phương chi là một vài chục năm. Không may nhà vua bị bệnh, mỗi ngày một suy yếu. Thời gian không còn tính theo năm nữa mà tính theo tháng, rồi bệnh càng ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua hối thúc vị quan được trao phó trách nhiệm, vị quan này gấp rút dồn lại trong một cuốn sách, nhưng nhà vua nói: “Bây giờ thì ta không thể đọc được nữa rồi. Ngươi hãy thu ngắn lại nữa”. Cuối cùng một cuốn sách chỉ còn lại một chương. Một chương nhà vua cũng không còn sức để đọc được nữa. Bệnh đã nặng, hết hơi, sức đã tàn. Sau cùng thì nhà vua nói với viên quan kia: “Ngươi hãy tóm lại trong một chữ thôi”. Và viên quan đã tóm lại trong có một chữ: “Thưa, muôn tâu hoàng thượng. Nếu tất cả chân lý chỉ tóm lại trong có một chữ thì thần xin bệ hạ hai chữ: Yêu Thương”.
Vâng, thánh Phaolô đã nói: “Yêu thương là chu toàn mọi lề luật”(Rm 13,10). Và lề luật của Thiên Chúa xuất phát từ Thiên Chúa là tình yêu. Cho nên mọi lề luật đều qui về tình yêu. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật khi mà lề luật của Cựu Ước vẫn còn những kẽ hở. Những kẽ hở đó là do ý riêng của các luật sĩ cắt nghĩa thêm vào và Chúa Giêsu đã kiện toàn lại. Với bộ luật kiện toàn này, khi đã trở thành chuẩn mực thì không bao giờ được thay đổi và khi đã trở thành chân lý thì Chúa tuyên bố: “Một chấm một phẩy cũng không được bỏ sót” (Mt 5, 18). Lời tuyên bố này chúng ta không gặp thấy trong bất cứ bộ luật nào trên thế giới ở mọi thời đại. Vì mọi lề luật được đặt ra mang công ích cho từng quốc gia, từng dân tộc; mang lại lợi ích cho những lãnh vực chuyên biệt; và những luật lệ ấy, khi con người thống nhất được với nhau thì phải đính chính, phải bổ sung, cập nhật để phù hợp với thời đại mới. Chỉ có Đức Giêsu tuyên bố duy nhất “Dù một nét chấm nét phẩy của Ta cũng không được bỏ sót” vì ba lý do mà không một bộ luật nào có thể sánh được và đó là điều tuyên bố duy nhất của Chúa Giêsu:
Lý do thứ nhất: Tất cả mọi bộ luật do con người đặt ra, cho dẫu sáng suốt, được kiểm chứng, làm việc tập thể, cẩn thận và tích lũy kinh nghiệm thì vẫn là những sản phẩm của bộ óc con người và con người thì nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo. Cho nên những sản phẩm của con người là không hoàn hảo. Đức Giêsu Kitô đến trong trần gian, Ngài là Thiên Chúa và Ngài là con người. Một con người hoàn hảo, mẫu mực cho tất cả mọi thời đại. Nhìn vào gương Ngài sống trọn hảo làm người và nên thánh. Vì vậy, luật của Ngài, từ con người hoàn hảo, con người mẫu mực đưa ra, nên luật cũng chuẩn mực và hoàn hảo.
- Lý do thứ hai: Luật của Chúa đặt vào trong lương tâm của mỗi người. Là một lĩnh vực mà không một quốc gia nào áp chế được lương tâm của mỗi con người. Bản quyền này thuộc về Thiên Chúa, và vì thế, từng điều luật của Chúa đã đặt vào trong lương tâm của con người và chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi vì một mình Ngài thấu suốt những điều bí ẩn. Nếu người nào đòi hỏi luật lương tâm này thì cũng chỉ là mong ước, không ai có thể kiểm soát những điều bí nhiệm trong lương tâm của người khác, cho dù có ai đó nói rằng “Tôi đi guốc trong bụng anh”. Đó cũng chỉ là những ngọn đòn gió, chứ không ai có thể đi guốc trong bụng người khác. Một mình Thiên Chúa duy nhất là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn cho nên Ngài có quyền đòi hỏi đến tận lương tâm từng ý tự nguyện của mỗi tâm hồn. Do đó, luật của Ngài là luật “khắc cốt ghi tâm” đi vào trong mọi thời đại và đi vào xuyên thời gian và không gian.
- Lý do thứ ba: Luật của Chúa không phải chỉ kiến tạo an ninh trật tự xã hội, không chỉ bảo đảm quyền lợi vật chất cho các thành viên như các điều luật của các quốc gia hay trong các lãnh vực chuyên biệt, mang lợi ích bảo đảm cho các thành viên trong lĩnh vực trần thế. Lề luật của Chúa trước hết dạy chúng ta nên thánh., đưa chúng ta về nguồn nhận biết Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta do đó đều là anh em với nhau. Điều luật này dạy cho chúng ta cội nguồn của sự sống và đỉnh điểm của hạnh phúc. Vì vậy lề luật này đưa chúng ta nên thánh, đưa chúng ta vào sự sống đời, đưa chúng ta đi tìm về hạnh phúc vĩnh cửu mà không có bất cứ lề luật nào trên thế giới này dám bảo đảm một quyền lợi lớn lao như vậy.
Ba lý do trên không phải là tất cả, chỉ là những gì là khởi đầu để chúng ta thấy được lề luật của Chúa là một lề luật hoàn hảo và không có một lề luật nào khác có thể sánh được. Vì thế, khi Chúa Giêsu tuyên bố “Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ đựpc gọi là lớn nhất trong Nước Trời” (Mt 5, 19). Đi sâu vào trong nội dung của lề luật này, chúng ta thấy Thiên Chúa đã can thiệp vào trong đời sống của con người ngang qua đức bác ái để nhờ căn cứ vào đức bác ái mà phán xét những điều nhỏ mọn nhất, và những người nhỏ mọn nhất được Thiên Chúa chú ý, trở thành “làm hay không làm cho chính Ta”. Vì vậy, đối tượng của Chúa là một đối tượng toàn thể đến từng chi tiết, từng dấu chấm dấu phảy nhưng lại bao quát từ đời nọ tới đời kia, và chỉ có đức bác ái mới có được tiếng nói chung là ngôn ngữ của mọi thời đại, là ngôn ngữ cho mỗi con người. Chính vì thế, Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta yêu thương nhau để nhận biết nguồn gốc của chúng ta từ Thiên Chúa là tình yêu, và cách ứng xử của con người với nhau cũng phải ứng xử theo cách mà Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta là yêu thương. Người Việt Nam hay nói “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Điều này không thể chấp nhân theo suy nghĩ của phương Tây nhưng phương Đông thì lại chấp nhận được. Bởi lẽ, trong cuộc sống xã hội đông đúc và xô bồ, người ta đã thấy rất rõ, khi con người cảm thông với nhau, chấp nhận nhau thì người ta sẽ dễ dàng bỏ qua hàng trăm nghìn cái phức tạp. Nhưng khi con người bới móc nhau thì hàng trăm, hàng nghìn những phức tạp nảy sinh. Chính con người tạo nên cái phức tạp đó, và cho dù là lý lẽ với nhau thì con người cũng sẽ đi đến chiến tranh hận thù, kết án, bạo lực và nhiều khi, từ đời nọ tới đời kia chưa dễ dàng giải quyết, chỉ vì không chịu nhau, chỉ vì ai cũng coi mình là đúng lý, cái lý của con người không hoàn hảo !. Vậy nếu người ta đặt mình trong bối cảnh của con người, đặt mình trong cái tâm dám chấp nhận, dám thông cảm, dám tha thứ, dám cho đi thì người ta đã vượt qua bao nhiêu cái phức tạp, bao nhiêu cái lề luật để đạt tới mục đích là con người yêu thương và trở nên giống Cha trên trời là Đấng yêu thương. Tự con người đã đặt ra cho mình biết bao nhiêu những gánh nặng mà Chúa Giêsu đã nói với những luật sĩ rằng: “Các ngươi chất lên lưng người ta những gánh nặng mà các ngươi lại không nhúc nhích một ngón tay để lay thử”(Mt 23,4). Những lề luật, những lý lẽ mà con người đặt ra càng ngày càng nặng nề, càng áp chế, nhưng con người lại không muốn mình phải chịu chính những điều áp chế đó. Người ra luật thì nghĩ rằng mình có quyền trên luật. Cho nên, con người làm khổ nhau mà không chịu nhau vì ích kỷ và vì sự bất toàn của mình.
Ngày hôm nay, người Ki tô hữu đón nhận lề luật hoàn hảo của Chúa mà cảm thấy hạnh phúc. Họ không bị ép buộc nhưng tự nguyện trong đáy lòng. Họ không bị gò bó nhưng hoàn toàn hạnh phúc, bởi vì họ cảm nhận thấy lề luật của Chúa là lề luật thấu suốt lương tâm. Nhiều người ngửa mặt lên trời và than thân trách phận nhưng đặt niềm hy vọng rằng:
Lòng ngay ở với nước nhà
Người dù không biết, trời đà biết cho.
Những tiếng nói đó là lời yêu thương từ trời cao, trở thành ánh sáng của sự khôn ngoan, trở thành sự thông suốt hiểu rõ và cứu vớt những ai bé mọn nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Lề luật của Chúa là lề luật yêu thương,
lề luật hoàn hảo, lề luật thánh thiện.
Xin cho chúng con đừng ai bỏ sót một nét chấm, nét phẩy.
Để tình yêu thương trọn vẹn và hoàn hảo
đưa chúng con tới hạnh phúc Nước Trời,
đưa chúng con tới tình yêu vĩnh cửu.
Xin đừng để chúng con khắc khoải với những quyền lợi vật chất,
với những bám víu trên mặt đất này,
khiến cho những lề luật của con người chồng chất, áp lực
mà chúng con không thể ngóc đầu lên được.
Nhưng xin cho chúng con biết đứng thẳng,
biết ngửa mặt lên trời để đọc kinh:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh cha cả sáng.
Nước Cha trị đến”
Xin lề luật của Chúa hãy trị đến trong tâm hồn con,
gia đình con, cộng đoàn con,
quốc gia dân tộc con và thế giới con đang sống,
để chúng con cảm nhận một tình yêu thương,
một tình yêu thương đạt tới hạnh phúc đời đời. Amen.
Có một câu chuyện kể rằng, có nhà vua kia lệnh cho các nhà thông thái trong đất nước của ông là hãy tóm gọn tất cả mọi chân lý trong một cuốn sách. Thời gian trôi qua hàng chục năm mà chưa ai thực hiện được. Vị quan trao phó trách nhiệm công việc này, đến thưa với vua, xin vua khất cho thời hạn. Một năm sau vua hỏi, vị này vẫn chưa làm được điều gì. Vì kiến thức là một biển cả mênh mông, không thể tóm trong một cuốn sách, phương chi là một vài chục năm. Không may nhà vua bị bệnh, mỗi ngày một suy yếu. Thời gian không còn tính theo năm nữa mà tính theo tháng, rồi bệnh càng ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua hối thúc vị quan được trao phó trách nhiệm, vị quan này gấp rút dồn lại trong một cuốn sách, nhưng nhà vua nói: “Bây giờ thì ta không thể đọc được nữa rồi. Ngươi hãy thu ngắn lại nữa”. Cuối cùng một cuốn sách chỉ còn lại một chương. Một chương nhà vua cũng không còn sức để đọc được nữa. Bệnh đã nặng, hết hơi, sức đã tàn. Sau cùng thì nhà vua nói với viên quan kia: “Ngươi hãy tóm lại trong một chữ thôi”. Và viên quan đã tóm lại trong có một chữ: “Thưa, muôn tâu hoàng thượng. Nếu tất cả chân lý chỉ tóm lại trong có một chữ thì thần xin bệ hạ hai chữ: Yêu Thương”.
Vâng, thánh Phaolô đã nói: “Yêu thương là chu toàn mọi lề luật”(Rm 13,10). Và lề luật của Thiên Chúa xuất phát từ Thiên Chúa là tình yêu. Cho nên mọi lề luật đều qui về tình yêu. Đó chính là điều mà Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật khi mà lề luật của Cựu Ước vẫn còn những kẽ hở. Những kẽ hở đó là do ý riêng của các luật sĩ cắt nghĩa thêm vào và Chúa Giêsu đã kiện toàn lại. Với bộ luật kiện toàn này, khi đã trở thành chuẩn mực thì không bao giờ được thay đổi và khi đã trở thành chân lý thì Chúa tuyên bố: “Một chấm một phẩy cũng không được bỏ sót” (Mt 5, 18). Lời tuyên bố này chúng ta không gặp thấy trong bất cứ bộ luật nào trên thế giới ở mọi thời đại. Vì mọi lề luật được đặt ra mang công ích cho từng quốc gia, từng dân tộc; mang lại lợi ích cho những lãnh vực chuyên biệt; và những luật lệ ấy, khi con người thống nhất được với nhau thì phải đính chính, phải bổ sung, cập nhật để phù hợp với thời đại mới. Chỉ có Đức Giêsu tuyên bố duy nhất “Dù một nét chấm nét phẩy của Ta cũng không được bỏ sót” vì ba lý do mà không một bộ luật nào có thể sánh được và đó là điều tuyên bố duy nhất của Chúa Giêsu:
Lý do thứ nhất: Tất cả mọi bộ luật do con người đặt ra, cho dẫu sáng suốt, được kiểm chứng, làm việc tập thể, cẩn thận và tích lũy kinh nghiệm thì vẫn là những sản phẩm của bộ óc con người và con người thì nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo. Cho nên những sản phẩm của con người là không hoàn hảo. Đức Giêsu Kitô đến trong trần gian, Ngài là Thiên Chúa và Ngài là con người. Một con người hoàn hảo, mẫu mực cho tất cả mọi thời đại. Nhìn vào gương Ngài sống trọn hảo làm người và nên thánh. Vì vậy, luật của Ngài, từ con người hoàn hảo, con người mẫu mực đưa ra, nên luật cũng chuẩn mực và hoàn hảo.
- Lý do thứ hai: Luật của Chúa đặt vào trong lương tâm của mỗi người. Là một lĩnh vực mà không một quốc gia nào áp chế được lương tâm của mỗi con người. Bản quyền này thuộc về Thiên Chúa, và vì thế, từng điều luật của Chúa đã đặt vào trong lương tâm của con người và chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền đòi hỏi vì một mình Ngài thấu suốt những điều bí ẩn. Nếu người nào đòi hỏi luật lương tâm này thì cũng chỉ là mong ước, không ai có thể kiểm soát những điều bí nhiệm trong lương tâm của người khác, cho dù có ai đó nói rằng “Tôi đi guốc trong bụng anh”. Đó cũng chỉ là những ngọn đòn gió, chứ không ai có thể đi guốc trong bụng người khác. Một mình Thiên Chúa duy nhất là Đấng thấu suốt mọi bí ẩn cho nên Ngài có quyền đòi hỏi đến tận lương tâm từng ý tự nguyện của mỗi tâm hồn. Do đó, luật của Ngài là luật “khắc cốt ghi tâm” đi vào trong mọi thời đại và đi vào xuyên thời gian và không gian.
- Lý do thứ ba: Luật của Chúa không phải chỉ kiến tạo an ninh trật tự xã hội, không chỉ bảo đảm quyền lợi vật chất cho các thành viên như các điều luật của các quốc gia hay trong các lãnh vực chuyên biệt, mang lợi ích bảo đảm cho các thành viên trong lĩnh vực trần thế. Lề luật của Chúa trước hết dạy chúng ta nên thánh., đưa chúng ta về nguồn nhận biết Thiên Chúa là Cha và tất cả chúng ta do đó đều là anh em với nhau. Điều luật này dạy cho chúng ta cội nguồn của sự sống và đỉnh điểm của hạnh phúc. Vì vậy lề luật này đưa chúng ta nên thánh, đưa chúng ta vào sự sống đời, đưa chúng ta đi tìm về hạnh phúc vĩnh cửu mà không có bất cứ lề luật nào trên thế giới này dám bảo đảm một quyền lợi lớn lao như vậy.
Ba lý do trên không phải là tất cả, chỉ là những gì là khởi đầu để chúng ta thấy được lề luật của Chúa là một lề luật hoàn hảo và không có một lề luật nào khác có thể sánh được. Vì thế, khi Chúa Giêsu tuyên bố “Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ đựpc gọi là lớn nhất trong Nước Trời” (Mt 5, 19). Đi sâu vào trong nội dung của lề luật này, chúng ta thấy Thiên Chúa đã can thiệp vào trong đời sống của con người ngang qua đức bác ái để nhờ căn cứ vào đức bác ái mà phán xét những điều nhỏ mọn nhất, và những người nhỏ mọn nhất được Thiên Chúa chú ý, trở thành “làm hay không làm cho chính Ta”. Vì vậy, đối tượng của Chúa là một đối tượng toàn thể đến từng chi tiết, từng dấu chấm dấu phảy nhưng lại bao quát từ đời nọ tới đời kia, và chỉ có đức bác ái mới có được tiếng nói chung là ngôn ngữ của mọi thời đại, là ngôn ngữ cho mỗi con người. Chính vì thế, Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta yêu thương nhau để nhận biết nguồn gốc của chúng ta từ Thiên Chúa là tình yêu, và cách ứng xử của con người với nhau cũng phải ứng xử theo cách mà Thiên Chúa đã đối xử với chúng ta là yêu thương. Người Việt Nam hay nói “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”. Điều này không thể chấp nhân theo suy nghĩ của phương Tây nhưng phương Đông thì lại chấp nhận được. Bởi lẽ, trong cuộc sống xã hội đông đúc và xô bồ, người ta đã thấy rất rõ, khi con người cảm thông với nhau, chấp nhận nhau thì người ta sẽ dễ dàng bỏ qua hàng trăm nghìn cái phức tạp. Nhưng khi con người bới móc nhau thì hàng trăm, hàng nghìn những phức tạp nảy sinh. Chính con người tạo nên cái phức tạp đó, và cho dù là lý lẽ với nhau thì con người cũng sẽ đi đến chiến tranh hận thù, kết án, bạo lực và nhiều khi, từ đời nọ tới đời kia chưa dễ dàng giải quyết, chỉ vì không chịu nhau, chỉ vì ai cũng coi mình là đúng lý, cái lý của con người không hoàn hảo !. Vậy nếu người ta đặt mình trong bối cảnh của con người, đặt mình trong cái tâm dám chấp nhận, dám thông cảm, dám tha thứ, dám cho đi thì người ta đã vượt qua bao nhiêu cái phức tạp, bao nhiêu cái lề luật để đạt tới mục đích là con người yêu thương và trở nên giống Cha trên trời là Đấng yêu thương. Tự con người đã đặt ra cho mình biết bao nhiêu những gánh nặng mà Chúa Giêsu đã nói với những luật sĩ rằng: “Các ngươi chất lên lưng người ta những gánh nặng mà các ngươi lại không nhúc nhích một ngón tay để lay thử”(Mt 23,4). Những lề luật, những lý lẽ mà con người đặt ra càng ngày càng nặng nề, càng áp chế, nhưng con người lại không muốn mình phải chịu chính những điều áp chế đó. Người ra luật thì nghĩ rằng mình có quyền trên luật. Cho nên, con người làm khổ nhau mà không chịu nhau vì ích kỷ và vì sự bất toàn của mình.
Ngày hôm nay, người Ki tô hữu đón nhận lề luật hoàn hảo của Chúa mà cảm thấy hạnh phúc. Họ không bị ép buộc nhưng tự nguyện trong đáy lòng. Họ không bị gò bó nhưng hoàn toàn hạnh phúc, bởi vì họ cảm nhận thấy lề luật của Chúa là lề luật thấu suốt lương tâm. Nhiều người ngửa mặt lên trời và than thân trách phận nhưng đặt niềm hy vọng rằng:
Lòng ngay ở với nước nhà
Người dù không biết, trời đà biết cho.
Những tiếng nói đó là lời yêu thương từ trời cao, trở thành ánh sáng của sự khôn ngoan, trở thành sự thông suốt hiểu rõ và cứu vớt những ai bé mọn nhất.
Lạy Chúa Giêsu,
Lề luật của Chúa là lề luật yêu thương,
lề luật hoàn hảo, lề luật thánh thiện.
Xin cho chúng con đừng ai bỏ sót một nét chấm, nét phẩy.
Để tình yêu thương trọn vẹn và hoàn hảo
đưa chúng con tới hạnh phúc Nước Trời,
đưa chúng con tới tình yêu vĩnh cửu.
Xin đừng để chúng con khắc khoải với những quyền lợi vật chất,
với những bám víu trên mặt đất này,
khiến cho những lề luật của con người chồng chất, áp lực
mà chúng con không thể ngóc đầu lên được.
Nhưng xin cho chúng con biết đứng thẳng,
biết ngửa mặt lên trời để đọc kinh:
“Lạy Cha chúng con ở trên trời,
chúng con nguyện danh cha cả sáng.
Nước Cha trị đến”
Xin lề luật của Chúa hãy trị đến trong tâm hồn con,
gia đình con, cộng đoàn con,
quốc gia dân tộc con và thế giới con đang sống,
để chúng con cảm nhận một tình yêu thương,
một tình yêu thương đạt tới hạnh phúc đời đời. Amen.