Một số nhận định của Đức Paulos III, Thượng Phụ Chính Thống Etiopia về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại đây
Trong khi làn sóng dân chủ đang làn tràn và dâng cao tại các quốc gia thuộc khối A rập Bắc phi cũng như vùng Trung Đông, thì Etiopia và Eritrea trong vùng Sừng Phi châu vẫn sống trong tình trạng căng thẳng quan hệ, đặc biệt tại vùng biên giới giữa hai bên.
Etiopia rộng hơn 1 triệu 133 ngàn cây số vuông có hơn 80 triệu dân, 61,6% theo Kitô giáo, trong đó có 50,6% theo Chính Thống giáo, 10,1% theo Tin Lành, 0,9% theo Công Giáo. Số còn lại 32,8% theo Hồi giáo và 5,6% theo đạo thờ vật linh. Tuổi thọ trung bình của người dân là 58. Người dân Etiopia thuộc nhiều chủng tộc khác nhau như: Oromo hay Galla chiếm 40% tổng số dân, Amhara chiếm 32%, Sidama 9%, Tigrè 7%, Shankella 6%, Somali 6%, Afar 4% Gurage 2%.
Trên bình diện nhân chủng và khảo cổ, Etiopia nổi tiếng với các khám phá ra các bộ xương người rất cổ xưa chứng minh cho thấy gốc gác của loài người.
Vào năm 1973 các nhà khảo cổ Yves Coppens, Donald Johanson, Maurice Taieb và Tom Gray đã tìm thấy tại Afar, bên Etiopia, một bộ xương phụ nữ sống cách đây 3,2 triệu năm. Phụ nữ này chết có lẽ vì kiệt lực bên một đầm lầy. Xương chìm xuống bùn và với dòng thời gian biến thành đá cứng. Các nhà khảo cổ đặt tên cho bà là Lucia.
Vào năm 1975 các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bên Etiopia 13 bộ xương người khác thuộc mọi lứa tuổi và cũng sống cách đây khoảng 3,2 triệu năm.
Hồi thập niên 1990 Etiopia bị khủng hoảng kinh tế nặng, vì chiến tranh kéo dài giữa Etiopia và Eritrea cũng như các vụ hạn hán thường xuyên xảy ra. Đây cũng là lý do khiến cho Etiopia là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Eritrea là phần duyên hải của Etiopia, rộng khoảng 120 ngàn cây số vuông, có khoảng 4 triệu dân, nhưng bị chính quyền thực dân Italia tách rời khỏi Etiopia năm 1890. Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, Eritrea được tái hiệp nhất với Etiopia, nhưng nội chiến đã bùng nổ và kéo dài 30 năm từ năm 1961 đến 1991. Trong khi Etiopia trở thành quốc gia siêu chư hầu của Hoa Kỳ, và nhận được tới 48% tổng số tiền Hoa Kỳ tài trợ cho các nước Phi châu, thì Eritrea lại lựa chọn con đường độc lập và năm 1993 Eritrea lại tách rời khỏi Etiopia. Kể từ đó Eritrea nằm dưới quyền cai trị của tổng thống Isaias Afewerki và cũng là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Vị trí địa lý chính trị và chiến thuật của Eritrea khiến cho Hoa Kỳ tìm mọi cách để tái sát nhập Eritrea vào Etiopia, nhưng chính quyền Asmara kháng cự và từ chối không chấp nhận cho Hoa Kỳ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Đây là một trong những lý do khiến cho chiến tranh tái bùng nổ giữa Etiopia và Eritrea vào năm 1998 và kéo dài cho tới năm 2000.
Quân đội Etiopia được Hoa Kỳ và Isrel yểm trợ đã xua quân xâm lăng Eritrea, lấy cớ là để đòi lại vùng đất biên giới, nhưng đã không thành công, mà trở thành chiến tranh địa thế. Chiến tranh trong vùng biên giới giữa hai nước đã khiến cho hơn 40.000 người chết, trong đó có 19.000 binh sĩ Eritrea. Nó cũng đã khiến cho hàng chục ngàn người phải di cư lánh nạn, và làm cho nền kinh tế trong vùng bị kiệt quệ. Hiệp định Algeri đã chấm dứt chiến cuộc năm 2000, theo đó Ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc đã xác định biên giới giữa hai quốc gia. Ủy ban đã kết thúc cuộc điều tra măm 2002, và quyết định thành phố Badamme thuộc lãnh thổ Eritrea. Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền Etiopia vẫn chưa rút quân ra khỏi thành phố này, vì thế người ta lo sợ căng thẳng có thể tái bùng nổ trong tương lai.
Lịch sử Etiopia thật không may mắn, vì hồi thế kỷ XX khi quân đội Italia xâm lăng nước này, họ đã dùng hơi ngạt để sát hại hàng ngàn người dân vô tội. Tiếp đến trong các năm 1977-1991 người dân phải sống trong kinh hoàng dưới chế độ độc tài của ông Menghistu, là chế độ đã sát hại 1,5 triệu người gồm các nhà đối lập, thường dân, linh mục, và cả các Thượng Phụ nữa. Đức Thượng Phụ Theophilos đã bị giết năm 1977 sau một năm bị nhốt tù. Hai nạn đói năm 1974 và 1984-1985 đã khiến cho 1,5 triệu người khác phải chết, và sau đó là chiến tranh với Eritrea.
Kitô giáo Etiopia bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa hoạn quan người Etiopi và Tông Đồ Philiphê như kể trong sách Công Vụ 8,27-40. Sau khi được Tông Đồ Philiphê giảng giải cho hiểu biết các lời tiên tri của ngôn sứ Isaia liên quan tới Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô, chính vị hoạn qan này đã xin chịu phép rửa. Và sau đó hẳn chính ông đã rao giảng Tin Mừng cho các người đồng hương, khiến cho Giáo Hội Kitô Etiopia thành hình từ đó.
Tuy nhiên, có người cho rằng nguồn gốc của Kitô giáo Etiopia còn cổ xưa hơn nữa, vì đã bắt đầu với ông vua mặt đen, tức một trong ba nhà đạo sĩ, là người Etiopi, đã nhận ra ngôi sao sáng và tìm đến thờ lậy Vị Vua Cứu Thế mới giáng sinh tại Bếtlêhem. Sau khi ra về, chính ông đã loan báo Chúa Giêsu Cứu Thế cho mọi người đồng hương ông gặp.
Nhưng theo Đức Thượng Phụ Abuna Paulos III, Giáo chủ Giáo Hội Chính Thống Etiopi, thì Giáo Hội Etiopia đã có lịch sử dài 3.000 năm, vì đã bắt đầu vào năm 1.000 trước công nguyên. Nghĩa là từ thời hoàng hậu Saba đã có một cộng đoàn do thái hoàn toàn hướng về Đấng Cứu Thế và duy trì các hình thái tôn giáo giống hình thái của do thái giáo. Chẳng hạn như thói quen cử hành lễ cắt bì vào ngày thứ 8, các nhà thờ có nơi cực thánh ở chính giữa, thói quen phân biệt thịt ô uế và thịt trong sạch, trong khi cử hành các lễ nghi các linh mục nhảy múa theo nhịp trống của truyền thống Đavít.
Sách Các Vua I chương 10 và sách Sử Biên II chương 9 cũng như sách Kebra Nagast của Etiopia kể rằng hoàng hậu Saba nghe danh sự khôn ngoan của vua Salomog nên ngưỡng mộ tìm đến viếng thăm, đem theo rất nhiều lễ vật, vàng và đá qúy (1 V 10,1-13; 2 Sb 9,1-12). Sách Kebra Nagast còn cho biết vua Salomong đã có một con trai với hoàng hậu Saba: đó là vua Menelik I, hoàng đế tiên khởi của vương quốc Etiopia. Sách cũng kể lại sự kiện vua Menelik ăn trộm Hòm Bia Thánh của đền thờ Giêrusalem để đem về Etiopia. Theo tương truyền, Hòm Bia ấy hiện nay vẫn được giữ trong nhà thờ chính tòa Đức thánh Maria của Sion trong thành phố Axum, là thủ đô cũ của vương quốc Etiopia. Và trong mỗi nhà thờ toàn nước Etiopia đều có một bản sao của Hòm Bia Thánh đó. Chính hoàng đế Hailé Selassié cũng đã từng coi mình là con cháu thuộc dòng dõi trực tiếp của vua Salomon.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Paulos III, Thượng Phụ Chính Thống Etiopia, về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại đây.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, Giáo Hội Chính Thống Etiopia nắm giữ vai trò nào và có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay của Etiopia?
Đáp: Đây là hoa trái của một lịch sử dài và được chúc phúc. Chúng tôi, trong sự tiếp nối với cộng đoàn do thái, chúng tôi đã duy trì được một đức tin sống động, với các tu viện, hiện diện trong mọi làng mạc, và chúng tôi sống gần gũi với dân chúng. Điều này khiến cho chúng tôi tiếp xúc chặt chẽ với các truyền thống khác một cách hòa bình, không xung khắc chiến tranh. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Hồi thế kỷ thứ VII các tín hữu hồi bị bách hại trong quê hương của họ đã chạy trốn, và Etiopia là nơi đầu tiên đồng thời cũng là nơi duy nhất tiếp đón họ. Nếu Thiên Chúa đã muốn chúng tôi sinh sống tại đây, dìm mình giữa các tín hữu Hồi giáo, thì đó là để chúng tôi là Giáo Hội của hòa bình, của sự sống chung hòa bình. Tại Etiopia đã không bao giờ có cuộc chiến tôn giáo nào.
Hỏi: Đức Thượng Phụ Abuna Theophilos, vị tiền nhiệm của Đức Thượng Phụ, đã bị tổng thống Menghistu sát hại. Chính Đức Thượng Phụ cũng đã bị nhốt tù trong nhiều năm trời. Giáo Hội Chính Thống Etiopia có phải là một Giáo Hội tử đạo không?
Đáp: Đó đã là 17 năm đen tối dầy đặc. Giáo Hội đã là mục tiêu đầu tiên của sự thù ghét của ông Menghistu, là người biết rất rõ Giáo Hội đâm rễ sâu trong lòng người dân thế nào, và có khả năng kháng cự lại ông ta ra sao. Dĩ nhiên, hiện nay chúng tôi đã sống lại, nhưng cũng như Chúa, chúng tôi còn mang các vết thẹo trên khắp thân mình. Tôi đã bị tù 8 năm, rồi sau đó tôi phải sống lưu vong bên Hoa Kỳ. Không dễ mà giải thích được, đức tin và đức cậy đã nâng đỡ chúng tôi, và giờ đây chúng tôi hướng nhìn về phía trước.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, sau các năm bị đàn áp gắt gao, Giáo Hội giờ đây sống một giai đoạn tái sinh, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Tôi tin rằng điều này có đựơc cũng là nhờ sự kiện chúng tôi trung thành với dân chúng và với ơn gọi của chúng tôi. Chúng tôi đã cùng chịu đau khổ với dân chúng; trong một vài trường hợp chúng tôi đã phải trả giá bằng cái chết. Và hiện nay càng ngày càng có nhiều người tới với Giáo Hội: có những người đã xa rời Giáo Hội có khi vì sợ chết, hiện đang trở về với Giáo Hội. Nhiều người khác nữa, trong các giai đoạn khó khăn và tàn ác, đã nhìn lên chúng tôi như suối nguồn duy nhất của lòng xót thương. Họ kiếm tìm lời khuyên nhủ, sự ủi an từ phía chúng tôi, và họ đã tìm được điều họ mong ước.
(Avvenire 13-2-2011)
Trong khi làn sóng dân chủ đang làn tràn và dâng cao tại các quốc gia thuộc khối A rập Bắc phi cũng như vùng Trung Đông, thì Etiopia và Eritrea trong vùng Sừng Phi châu vẫn sống trong tình trạng căng thẳng quan hệ, đặc biệt tại vùng biên giới giữa hai bên.
Etiopia rộng hơn 1 triệu 133 ngàn cây số vuông có hơn 80 triệu dân, 61,6% theo Kitô giáo, trong đó có 50,6% theo Chính Thống giáo, 10,1% theo Tin Lành, 0,9% theo Công Giáo. Số còn lại 32,8% theo Hồi giáo và 5,6% theo đạo thờ vật linh. Tuổi thọ trung bình của người dân là 58. Người dân Etiopia thuộc nhiều chủng tộc khác nhau như: Oromo hay Galla chiếm 40% tổng số dân, Amhara chiếm 32%, Sidama 9%, Tigrè 7%, Shankella 6%, Somali 6%, Afar 4% Gurage 2%.
Trên bình diện nhân chủng và khảo cổ, Etiopia nổi tiếng với các khám phá ra các bộ xương người rất cổ xưa chứng minh cho thấy gốc gác của loài người.
Vào năm 1973 các nhà khảo cổ Yves Coppens, Donald Johanson, Maurice Taieb và Tom Gray đã tìm thấy tại Afar, bên Etiopia, một bộ xương phụ nữ sống cách đây 3,2 triệu năm. Phụ nữ này chết có lẽ vì kiệt lực bên một đầm lầy. Xương chìm xuống bùn và với dòng thời gian biến thành đá cứng. Các nhà khảo cổ đặt tên cho bà là Lucia.
Vào năm 1975 các nhà khảo cổ cũng tìm thấy bên Etiopia 13 bộ xương người khác thuộc mọi lứa tuổi và cũng sống cách đây khoảng 3,2 triệu năm.
Hồi thập niên 1990 Etiopia bị khủng hoảng kinh tế nặng, vì chiến tranh kéo dài giữa Etiopia và Eritrea cũng như các vụ hạn hán thường xuyên xảy ra. Đây cũng là lý do khiến cho Etiopia là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Eritrea là phần duyên hải của Etiopia, rộng khoảng 120 ngàn cây số vuông, có khoảng 4 triệu dân, nhưng bị chính quyền thực dân Italia tách rời khỏi Etiopia năm 1890. Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, Eritrea được tái hiệp nhất với Etiopia, nhưng nội chiến đã bùng nổ và kéo dài 30 năm từ năm 1961 đến 1991. Trong khi Etiopia trở thành quốc gia siêu chư hầu của Hoa Kỳ, và nhận được tới 48% tổng số tiền Hoa Kỳ tài trợ cho các nước Phi châu, thì Eritrea lại lựa chọn con đường độc lập và năm 1993 Eritrea lại tách rời khỏi Etiopia. Kể từ đó Eritrea nằm dưới quyền cai trị của tổng thống Isaias Afewerki và cũng là một trong các nước nghèo nhất thế giới.
Vị trí địa lý chính trị và chiến thuật của Eritrea khiến cho Hoa Kỳ tìm mọi cách để tái sát nhập Eritrea vào Etiopia, nhưng chính quyền Asmara kháng cự và từ chối không chấp nhận cho Hoa Kỳ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. Đây là một trong những lý do khiến cho chiến tranh tái bùng nổ giữa Etiopia và Eritrea vào năm 1998 và kéo dài cho tới năm 2000.
Quân đội Etiopia được Hoa Kỳ và Isrel yểm trợ đã xua quân xâm lăng Eritrea, lấy cớ là để đòi lại vùng đất biên giới, nhưng đã không thành công, mà trở thành chiến tranh địa thế. Chiến tranh trong vùng biên giới giữa hai nước đã khiến cho hơn 40.000 người chết, trong đó có 19.000 binh sĩ Eritrea. Nó cũng đã khiến cho hàng chục ngàn người phải di cư lánh nạn, và làm cho nền kinh tế trong vùng bị kiệt quệ. Hiệp định Algeri đã chấm dứt chiến cuộc năm 2000, theo đó Ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc đã xác định biên giới giữa hai quốc gia. Ủy ban đã kết thúc cuộc điều tra măm 2002, và quyết định thành phố Badamme thuộc lãnh thổ Eritrea. Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền Etiopia vẫn chưa rút quân ra khỏi thành phố này, vì thế người ta lo sợ căng thẳng có thể tái bùng nổ trong tương lai.
Lịch sử Etiopia thật không may mắn, vì hồi thế kỷ XX khi quân đội Italia xâm lăng nước này, họ đã dùng hơi ngạt để sát hại hàng ngàn người dân vô tội. Tiếp đến trong các năm 1977-1991 người dân phải sống trong kinh hoàng dưới chế độ độc tài của ông Menghistu, là chế độ đã sát hại 1,5 triệu người gồm các nhà đối lập, thường dân, linh mục, và cả các Thượng Phụ nữa. Đức Thượng Phụ Theophilos đã bị giết năm 1977 sau một năm bị nhốt tù. Hai nạn đói năm 1974 và 1984-1985 đã khiến cho 1,5 triệu người khác phải chết, và sau đó là chiến tranh với Eritrea.
Kitô giáo Etiopia bắt nguồn từ cuộc gặp gỡ giữa hoạn quan người Etiopi và Tông Đồ Philiphê như kể trong sách Công Vụ 8,27-40. Sau khi được Tông Đồ Philiphê giảng giải cho hiểu biết các lời tiên tri của ngôn sứ Isaia liên quan tới Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô, chính vị hoạn qan này đã xin chịu phép rửa. Và sau đó hẳn chính ông đã rao giảng Tin Mừng cho các người đồng hương, khiến cho Giáo Hội Kitô Etiopia thành hình từ đó.
Tuy nhiên, có người cho rằng nguồn gốc của Kitô giáo Etiopia còn cổ xưa hơn nữa, vì đã bắt đầu với ông vua mặt đen, tức một trong ba nhà đạo sĩ, là người Etiopi, đã nhận ra ngôi sao sáng và tìm đến thờ lậy Vị Vua Cứu Thế mới giáng sinh tại Bếtlêhem. Sau khi ra về, chính ông đã loan báo Chúa Giêsu Cứu Thế cho mọi người đồng hương ông gặp.
Nhưng theo Đức Thượng Phụ Abuna Paulos III, Giáo chủ Giáo Hội Chính Thống Etiopi, thì Giáo Hội Etiopia đã có lịch sử dài 3.000 năm, vì đã bắt đầu vào năm 1.000 trước công nguyên. Nghĩa là từ thời hoàng hậu Saba đã có một cộng đoàn do thái hoàn toàn hướng về Đấng Cứu Thế và duy trì các hình thái tôn giáo giống hình thái của do thái giáo. Chẳng hạn như thói quen cử hành lễ cắt bì vào ngày thứ 8, các nhà thờ có nơi cực thánh ở chính giữa, thói quen phân biệt thịt ô uế và thịt trong sạch, trong khi cử hành các lễ nghi các linh mục nhảy múa theo nhịp trống của truyền thống Đavít.
Sách Các Vua I chương 10 và sách Sử Biên II chương 9 cũng như sách Kebra Nagast của Etiopia kể rằng hoàng hậu Saba nghe danh sự khôn ngoan của vua Salomog nên ngưỡng mộ tìm đến viếng thăm, đem theo rất nhiều lễ vật, vàng và đá qúy (1 V 10,1-13; 2 Sb 9,1-12). Sách Kebra Nagast còn cho biết vua Salomong đã có một con trai với hoàng hậu Saba: đó là vua Menelik I, hoàng đế tiên khởi của vương quốc Etiopia. Sách cũng kể lại sự kiện vua Menelik ăn trộm Hòm Bia Thánh của đền thờ Giêrusalem để đem về Etiopia. Theo tương truyền, Hòm Bia ấy hiện nay vẫn được giữ trong nhà thờ chính tòa Đức thánh Maria của Sion trong thành phố Axum, là thủ đô cũ của vương quốc Etiopia. Và trong mỗi nhà thờ toàn nước Etiopia đều có một bản sao của Hòm Bia Thánh đó. Chính hoàng đế Hailé Selassié cũng đã từng coi mình là con cháu thuộc dòng dõi trực tiếp của vua Salomon.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Paulos III, Thượng Phụ Chính Thống Etiopia, về hiện tình chính trị xã hội và tôn giáo tại đây.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, Giáo Hội Chính Thống Etiopia nắm giữ vai trò nào và có ý nghĩa gì trong bối cảnh hiện nay của Etiopia?
Đáp: Đây là hoa trái của một lịch sử dài và được chúc phúc. Chúng tôi, trong sự tiếp nối với cộng đoàn do thái, chúng tôi đã duy trì được một đức tin sống động, với các tu viện, hiện diện trong mọi làng mạc, và chúng tôi sống gần gũi với dân chúng. Điều này khiến cho chúng tôi tiếp xúc chặt chẽ với các truyền thống khác một cách hòa bình, không xung khắc chiến tranh. Tôi xin đơn cử một thí dụ. Hồi thế kỷ thứ VII các tín hữu hồi bị bách hại trong quê hương của họ đã chạy trốn, và Etiopia là nơi đầu tiên đồng thời cũng là nơi duy nhất tiếp đón họ. Nếu Thiên Chúa đã muốn chúng tôi sinh sống tại đây, dìm mình giữa các tín hữu Hồi giáo, thì đó là để chúng tôi là Giáo Hội của hòa bình, của sự sống chung hòa bình. Tại Etiopia đã không bao giờ có cuộc chiến tôn giáo nào.
Hỏi: Đức Thượng Phụ Abuna Theophilos, vị tiền nhiệm của Đức Thượng Phụ, đã bị tổng thống Menghistu sát hại. Chính Đức Thượng Phụ cũng đã bị nhốt tù trong nhiều năm trời. Giáo Hội Chính Thống Etiopia có phải là một Giáo Hội tử đạo không?
Đáp: Đó đã là 17 năm đen tối dầy đặc. Giáo Hội đã là mục tiêu đầu tiên của sự thù ghét của ông Menghistu, là người biết rất rõ Giáo Hội đâm rễ sâu trong lòng người dân thế nào, và có khả năng kháng cự lại ông ta ra sao. Dĩ nhiên, hiện nay chúng tôi đã sống lại, nhưng cũng như Chúa, chúng tôi còn mang các vết thẹo trên khắp thân mình. Tôi đã bị tù 8 năm, rồi sau đó tôi phải sống lưu vong bên Hoa Kỳ. Không dễ mà giải thích được, đức tin và đức cậy đã nâng đỡ chúng tôi, và giờ đây chúng tôi hướng nhìn về phía trước.
Hỏi: Thưa Đức Thượng Phụ, sau các năm bị đàn áp gắt gao, Giáo Hội giờ đây sống một giai đoạn tái sinh, có đúng thế không?
Đáp: Vâng. Tôi tin rằng điều này có đựơc cũng là nhờ sự kiện chúng tôi trung thành với dân chúng và với ơn gọi của chúng tôi. Chúng tôi đã cùng chịu đau khổ với dân chúng; trong một vài trường hợp chúng tôi đã phải trả giá bằng cái chết. Và hiện nay càng ngày càng có nhiều người tới với Giáo Hội: có những người đã xa rời Giáo Hội có khi vì sợ chết, hiện đang trở về với Giáo Hội. Nhiều người khác nữa, trong các giai đoạn khó khăn và tàn ác, đã nhìn lên chúng tôi như suối nguồn duy nhất của lòng xót thương. Họ kiếm tìm lời khuyên nhủ, sự ủi an từ phía chúng tôi, và họ đã tìm được điều họ mong ước.
(Avvenire 13-2-2011)