Trong khi thế giới chú ý đến những biến động ở Trung Đông và thảm họa tại Nhật Bản, thì ngay tại Âu Châu, theo quan điểm của Robert Marquand bỉnh bút của tờ The Christian Science Monitor, các rạn nứt chính trị có thể dẫn tới một vụ ly dị giữa hai sắc dân của nước Bỉ, giữa 6.5 triệu người nói tiếng Hà Lan ở miền Flanders (Flemish) phía bắc, và 4.5 triệu người nói tiếng Pháp ở vùng Wallonia (Walloon) phía nam.
Nước Bỉ, thủ đô của Liên Hiệp Châu Âu và của NATO, mới đây đã đạt được một kỷ lục kỳ quái: Trong tháng Hai vừa qua Bỉ đã hạ Iraq để trở thành quốc gia lâu nhất của thế giới không thể thành lập được một chính phủ sau cuộc bầu cử tháng Sáu năm ngóai.
Cứ đà này thì hai miền Flanders và Wallonia sẽ phải chia tay nhau.
Ai sẽ giữ Brussels?
Lờ mờ trên các kịch bản ly khai là một vấn đề nan giải: Ai sẽ giữ thành phố Brussels? Đó là một thành phố nằm giữa vùng Flanders, nhưng 85 % dân Brussels lại nói tiếng Pháp!
Đây là một kịch bản mà giới lãnh đạo Châu Âu lo sợ. Họ đã không ngừng tìm cách xoa dịu những thách thức để củng cố một Âu Châu thống nhất trước bất cứ biến động nào có khả năng gây bất ổn dù cho đó là những phong trào ly khai đã tàn rụi ở Tây Ban Nha hoặc ở Ý.
Trước đây ở bên Bỉ, mỗi khi đề cập tới ý tưởng phân chia, người ta cho đó là một câu nói bâng đùa duyên dáng. Những quan ngại về ly khai đã không được chú ý vì người Bỉ luôn luôn dàn xếp các bế tắc của họ qua các cuộc đàm phán "đi đêm" và bởi vì tất cả những trào lưu chính trị chính của vùng Flanders đều coi sự việc ly khai là cực đoan. Dù gì đi nữa thì "sự Thảnh Thơi" vẫn từng là cái "quốc hồn quốc túy" của nước Bỉ.
Nhưng bây giờ thì đã khác, hai miền trôi dạt ra hai ngã khác xa nhau. Những nối kết giữa hai sắc dân không còn nhiều, thậm chí các chương trình truyền hình cũng đổi. Mỗi vùng áp đặt những luật lệ "lịch thiệp" để hổ trợ ngôn ngữ của mình, vô hình chung đó cũng là một cách "lịch sự" để thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc. Về chính trị hai vùng khác nhau như nước với lửa, vùng Flanders được coi là khu vực bảo thủ nhất châu Âu, ngược lại vùng Wallonia là vùng của chủ nghĩa xã hội.
Những khác biệt này đã được một chính trị gia người Flemish, Bart de Wever, khai thác.
Ông de Wever là người theo chủ nghĩa dân tộc "mềm dẻo". Ông không cổ võ chống Hồi giáo hay Do Thái giáo. Ông tuyên bố tin tưởng về tương lai của Châu Âu nhưng đặc biệt cũng hi vọng một nước Flanders độc lập.
De Wever được chú ý đến lần đầu tiên vào năm 2008 khi ông tiến vào vòng chung kết của một chương trình đố vui trên truyền hình có tên là "Những người thông minh nhất trên thế giới." Ông là một chính trị gia lọai "bán hàng lẻ." Ba hoặc bốn đêm mỗi tuần, ông la cà tới các quán rượu và các cuộc tụ họp với một thông điệp đơn giản đó là: người Flemish thịnh vượng phía bắc không nên bảo lãnh an sinh xã hội và thanh toán nợ nần cho người Walloon nghèo phía nam.
Luận điệu chính trị thọat mới nghe thì rất giống như những điều của Thú Tướng Đức, bà Angela Merkel, đã cằn nhằn về việc các quốc gia vùng Địa Trung Hải thiếu kỷ luật tài chính trong những năm khủng hoảng kinh tế vừa qua. Trong thực tế, đây không chỉ là một luận điệu "mị dân" nhưng cũng là rất thực tế với tình trạng "túi tiền" của dân chúng Flemish.
Chủ trương một ngôn ngữ duy nhất cho vùng Flanders của De Wever đã bị chỉ trích là nghịch lý trong một châu Âu đa ngôn ngữ mà ngay tại trung tâm Brussels người ta cũng đã thấy có sự hỗn hợp của tiếng Ả Rập, tiếng Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng nếu đó là một thực tế thì hình như người Flemish bây giờ không muốn chấp nhận nó nữa.
Trong cuộc bầu cử tháng Sáu vừa qua, de Wever đã giành chiến thắng chưa từng có, chưa hề có một lãnh tụ đơn độc nào đã thu được hơn vài phần trăm ở Bỉ, nhưng de Wever lần này giành được 30 % của Flanders. Chiến thắng này đủ để đưa đảng của ông lên vị trí đứng đầu.
Không thể sống chung
Sâu sắc hơn, những gì de Wever làm chỉ là một cố gắng để công khai hóa ý tưởng thầm kín mà phần đông dân Flemish ấp ủ. Ông bước vào chính trường với một số "lời nói thẳng" của người Flemish: Chúng ta không thể sống chung với nhau; cuộc hôn nhân Flemish-Walloon đã chấm dứt, chúng ta nghịch nhau như sao Hỏa và sao Kim, và nếu chúng ta chấp nhận sự thực càng sớm chừng nào thì sự việc sẽ dễ dàng hơn chừng đó, có ít nhất sáu quốc gia còn nhỏ hơn Flanders ở châu Âu.
De Wever đã từ chối chức thủ tướng và ông cũng tránh những bàn luận về "cuộc phiêu lưu ly khai". Là một người bảo thủ, ông phản đối ly khai. Tuy nhiên ông công khai gọi nước Bỉ là "một quốc gia thất bại", và cuối năm trước ông đã từng tuyên bố với tạp chí Der Spiegel của Đức rằng: "Nước Bỉ sẽ tự nhiên bốc hơi đi mất."
Kể từ tháng Tám, de Wever có nhiều cuộc đàm phán không có kết quả với các đảng xã hội của Wallonia. Lúc đầu, các nhà phân tích cho rằng de Wever thiếu kinh nghiệm và nghĩ rằng ông ta sẽ "cháy". Nhưng các cuộc thăm dò ở Flanders đả cho thấy tăm tiếng của ông ta càng ngày càng tăng.
Hiện nay de Wever muốn người Walloon phải chấp thuận trên văn bản, một kế hoạch thành lập một "chế độ Liên Minh" trước khi ông thành lập một chính phủ. Dưới chế độ liên minh những ngân khỏan tài trợ cho miền nam sẽ giảm. Nhưng những người nói tiếng Pháp, Walloon, thì thấy một liên minh như thế chỉ là một đòn chí tử dẫn tới ly khai. Họ phản đối và muốn thành lập chính phủ trước khi đàm phán về đề nghị của de Wever. Không phe nào nhượng bộ phe nào.
"De Wever hiện nay liên tục rêu rao rằng nước Bỉ không thể họat động được nữa", theo nhận xét của ông Pieter Lagrou, một nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Brussels. "Trong bầu không khí chính trị hiện nay, thì những điều mỗi khi ông ta nói, đều là những sự thật đang hiện ra rõ ràng hơn."
"De Wever không muốn mang tiếng làm thủ tướng của một nước mà ông muốn chia cắt", theo ý kiến của ông Karel Lanno, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu ở Brussels. "Tôi cũng hiểu những lo ngại của vùng Wallonia. Nhưng Wallonia nên nhìn vào tấm gương của Slovakia. Slovakia đã từ từ tiến lên mãi.." Nhắc lại, xứ Slovakia đã tách ra khỏi Cộng hòa Séc trong vụ "ly dị nhung," trở thành độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Cuộc chiến văn hóa.
Nhìn bề ngòai thì một người dân nói tiếng Pháp vẫn có thể lái xe 15 dặm về phía nam của Brussels để tới Rhode-Saint-Genese (hoặc, theo tiếng Flemish thì là Sint-Genesius-Rode). Đây là một vùng ngoại ô duyên dáng có nhiều công viên cây xanh bóng mát, và có đa số là người Walloon trong một vùng của người Flemish. Đây cũng là một trong sáu thành phố có luật bảo đảm bình đẳng về ngôn ngữ, và đã trở thành một khu nghỉ mát lý tưởng cho người Walloon giàu có ở Brussels. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh văn hóa vẫn âm thầm diễn ra.
Bà thị trưởng của Rhode-Saint-Genese, Myriam Delacroix-Rolin, là một phụ nữ ăn nói cân nhắc. Bà đảm nhiệm chức vụ thị trưởng từ năm 1989 và cho biết rằng những năm gần đây đã trở thành một cơn ác mộng vì những quy định mới nhằm mục đích làm cho cuộc sống của những người nói tiếng Pháp khó khăn hơn. Những bất bình của bà có thể liệt ra thành một danh sách dài: các hãng bất động sản vùng Flanders mua những chung cư trống nhưng từ chối không bán cho người nói tiếng Pháp. Các chính sách mới giới hạn nhà ở, trường học, và thể thao dùng tiếng Pháp. Trẻ em Flemish không được phép đến trường học Pháp và thậm chí người ta còn điều tra con trẻ để tìm hiểu xem cha mẹ chúng đọc lọai tạp chí nào hầu tìm bắt người vi phạm. Các thư viện công cộng với hơn 25 % số sách ngọai ngữ (không phải là tiếng Hà Lan) thì bị từ chối tài trợ. Các giáo viên tiếng Pháp phải vượt qua một bài kiểm tra nghiêm ngặt. Vân vân và vân vân...
"Đối với người Flemish thì ý tưởng chính là quyền thừa kế đất, lợi lộc trên một lãnh thổ và quyền kiểm soát nó," bà Delacroix-Rolin nói. "Đối với người nói tiếng Pháp, thì vấn đề là quyền phổ quát mà họ được hưởng."
"Mục tiêu hiện nay không đơn giản là để buộc mọi người phải nói tiếng Hà Lan, nhưng là để người Pháp phải bỏ đi", bà tiếp tục. "Phần lớn mọi người đều nói tiếng Hà Lan. Tôi thông thạo cả hai ngôn ngữ, tòan bộ nhân viên thành phố là song ngữ. Tuy nhiên, sau nhiều năm nhiều quyền đã bị loại bỏ, thì dù cho chúng tôi biết song ngữ cũng vẫn không đủ, bởi vì chúng tôi không thuộc về văn hóa Flemish. Tôi đã làm thị trưởng 22 năm, nhưng tôi không còn có quyền ra quyết định. Khi một quyết định hành chánh được thực hiện, tôi đọc nó trên báo.. ".
Những quy tắc gây ra nạn phân biệt đối xử trên xuất phát từ cách giải thích hệ thống pháp luật của liên bang được thông qua vào năm 1994, theo ông Willy Fautre, chủ tịch hội nhân quyền không ranh giới ở Brussels. Trước đó những người Pháp cho rằng việc người Flemish diễn giải lại pháp luật cho phù hợp với lợi ích của họ là không được phép. Tuy nhiên, ông Fautre nói, những thay đổi luật liên bang năm 1994 "đã cho phép giải thích ... và đã nhấn mạnh và tăng cường các điều kiện về bản sắc riêng biệt."
Trong quá khứ vùng Wallonia không phải lúc nào cũng yếu thế. Trong chiếu dài lịch sử của Bỉ, hầu hết người Pháp là tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Người Flemish thường là nông dân nghèo còn Wallonia là vùng thép và than đá của châu Âu. Trong thế kỷ 19 giới quý tộc Pháp kiểm soát cảng Antwerp ở Flanders. Trong Thế Chiến I, binh lính Flemish được đặt dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Pháp, họ thường không hiểu mệnh lệnh của cấp trên và thường dẫn đến những thương vong lớn. Kết quả của những sự chênh lệch này là một phong trào chống Pháp bất bạo động của người Flemish được thành lập. Phương châm của phong trào, AVV-VVK (Tất cả mọi thứ cho Flanders - Flanders cho Chúa Kitô), từng là hàng tít của tờ nhật báo của người Flemish, de Standaard, từ 1918 cho đến 1999.
Sau Thế chiến II, số phận của hai cộng đồng đảo ngược. Flanders bắt đầu hưởng những sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu trong khi Wallonia rút vào bóng tối với tình trạng rỉ sét của những nhà máy lỗi thời.
Bị mắc kẹt
Đối với những người sinh sống ở thủ đô Brussels thì tình trạng bế tắc là một thời đen tối. Không mấy ai nhìn thấy một con đường giải thóat và khi nhờ cậy vào Hiến pháp thì nhiều người coi là không mạch lạc, không cung cấp một giải pháp rõ ràng. Theo ông Lagrou, những chính trị gia dường như bị mắc kẹt bởi "các quy tắc của trò chơi" và mắc kẹt trong những xung đột nhỏ nhen. "Các quy tắc phải thay đổi, nhưng không ai nhìn thấy phải làm thế nào, và vì vậy chúng tôi cảm thấy bị mắc kẹt trong một hệ thống đang thoái hóa. Nước Bỉ cần một Hiến pháp mới và một hệ thống liên bang mới ... nhưng làm thế nào?" ông tự hỏi.
Ngay phía bắc của Brussels là một vùng ngoại ô Flemish duyên dáng có một thiểu số người Pháp. Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở đây. Bên cạnh thị trấn là một cửa hàng của một người Pháp (xin giấu tên). Ông ta sở hữu cửa hàng trọn cuộc đời và muốn con trai mình tiếp tục, nhưng ông tỏ ra rất bi quan. Vẻ lo sợ hiện ra rõ ràng trên nét mặt. Năm ngoái, khi việc kinh doanh giảm sút, ông in nhiều thẻ song ngữ đặt lên quầy với hy vọng tìm thêm khách hàng từ cả hai cộng đồng.
Một tuần sau, cảnh sát đã ra lệnh cho ông có 24 giờ để dẹp bỏ chúng. "Họ không thân thiện", ông nói khi tả về cảnh sát.
Bây giờ ông có cảm tưởng như là mọi người trong thành phố đã nhìn ông ta với một con mắt khác, và những sự khác biệt nho nhỏ có vẻ như trở thành lớn hơn. "Thật đáng buồn, buồn, buồn," ông nói. "Cảnh sát không thèm nói tiếng Pháp với chúng tôi. Họ làm như không hiểu bất cứ điều gì chúng tôi nói. Và họ trở nên thô lỗ và thù địch. Nhưng khi họ đi tới người bán cá Hy Lạp gần đó, tôi nghe họ nói tiếng Pháp. Tôi thật không biết những gì đang xảy ra với chúng tôi."
Nước Bỉ, thủ đô của Liên Hiệp Châu Âu và của NATO, mới đây đã đạt được một kỷ lục kỳ quái: Trong tháng Hai vừa qua Bỉ đã hạ Iraq để trở thành quốc gia lâu nhất của thế giới không thể thành lập được một chính phủ sau cuộc bầu cử tháng Sáu năm ngóai.
Cứ đà này thì hai miền Flanders và Wallonia sẽ phải chia tay nhau.
Ai sẽ giữ Brussels?
Lờ mờ trên các kịch bản ly khai là một vấn đề nan giải: Ai sẽ giữ thành phố Brussels? Đó là một thành phố nằm giữa vùng Flanders, nhưng 85 % dân Brussels lại nói tiếng Pháp!
Đây là một kịch bản mà giới lãnh đạo Châu Âu lo sợ. Họ đã không ngừng tìm cách xoa dịu những thách thức để củng cố một Âu Châu thống nhất trước bất cứ biến động nào có khả năng gây bất ổn dù cho đó là những phong trào ly khai đã tàn rụi ở Tây Ban Nha hoặc ở Ý.
Trước đây ở bên Bỉ, mỗi khi đề cập tới ý tưởng phân chia, người ta cho đó là một câu nói bâng đùa duyên dáng. Những quan ngại về ly khai đã không được chú ý vì người Bỉ luôn luôn dàn xếp các bế tắc của họ qua các cuộc đàm phán "đi đêm" và bởi vì tất cả những trào lưu chính trị chính của vùng Flanders đều coi sự việc ly khai là cực đoan. Dù gì đi nữa thì "sự Thảnh Thơi" vẫn từng là cái "quốc hồn quốc túy" của nước Bỉ.
Nhưng bây giờ thì đã khác, hai miền trôi dạt ra hai ngã khác xa nhau. Những nối kết giữa hai sắc dân không còn nhiều, thậm chí các chương trình truyền hình cũng đổi. Mỗi vùng áp đặt những luật lệ "lịch thiệp" để hổ trợ ngôn ngữ của mình, vô hình chung đó cũng là một cách "lịch sự" để thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc. Về chính trị hai vùng khác nhau như nước với lửa, vùng Flanders được coi là khu vực bảo thủ nhất châu Âu, ngược lại vùng Wallonia là vùng của chủ nghĩa xã hội.
Những khác biệt này đã được một chính trị gia người Flemish, Bart de Wever, khai thác.
Ông de Wever là người theo chủ nghĩa dân tộc "mềm dẻo". Ông không cổ võ chống Hồi giáo hay Do Thái giáo. Ông tuyên bố tin tưởng về tương lai của Châu Âu nhưng đặc biệt cũng hi vọng một nước Flanders độc lập.
De Wever được chú ý đến lần đầu tiên vào năm 2008 khi ông tiến vào vòng chung kết của một chương trình đố vui trên truyền hình có tên là "Những người thông minh nhất trên thế giới." Ông là một chính trị gia lọai "bán hàng lẻ." Ba hoặc bốn đêm mỗi tuần, ông la cà tới các quán rượu và các cuộc tụ họp với một thông điệp đơn giản đó là: người Flemish thịnh vượng phía bắc không nên bảo lãnh an sinh xã hội và thanh toán nợ nần cho người Walloon nghèo phía nam.
Luận điệu chính trị thọat mới nghe thì rất giống như những điều của Thú Tướng Đức, bà Angela Merkel, đã cằn nhằn về việc các quốc gia vùng Địa Trung Hải thiếu kỷ luật tài chính trong những năm khủng hoảng kinh tế vừa qua. Trong thực tế, đây không chỉ là một luận điệu "mị dân" nhưng cũng là rất thực tế với tình trạng "túi tiền" của dân chúng Flemish.
Chủ trương một ngôn ngữ duy nhất cho vùng Flanders của De Wever đã bị chỉ trích là nghịch lý trong một châu Âu đa ngôn ngữ mà ngay tại trung tâm Brussels người ta cũng đã thấy có sự hỗn hợp của tiếng Ả Rập, tiếng Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng nếu đó là một thực tế thì hình như người Flemish bây giờ không muốn chấp nhận nó nữa.
Trong cuộc bầu cử tháng Sáu vừa qua, de Wever đã giành chiến thắng chưa từng có, chưa hề có một lãnh tụ đơn độc nào đã thu được hơn vài phần trăm ở Bỉ, nhưng de Wever lần này giành được 30 % của Flanders. Chiến thắng này đủ để đưa đảng của ông lên vị trí đứng đầu.
Không thể sống chung
Sâu sắc hơn, những gì de Wever làm chỉ là một cố gắng để công khai hóa ý tưởng thầm kín mà phần đông dân Flemish ấp ủ. Ông bước vào chính trường với một số "lời nói thẳng" của người Flemish: Chúng ta không thể sống chung với nhau; cuộc hôn nhân Flemish-Walloon đã chấm dứt, chúng ta nghịch nhau như sao Hỏa và sao Kim, và nếu chúng ta chấp nhận sự thực càng sớm chừng nào thì sự việc sẽ dễ dàng hơn chừng đó, có ít nhất sáu quốc gia còn nhỏ hơn Flanders ở châu Âu.
De Wever đã từ chối chức thủ tướng và ông cũng tránh những bàn luận về "cuộc phiêu lưu ly khai". Là một người bảo thủ, ông phản đối ly khai. Tuy nhiên ông công khai gọi nước Bỉ là "một quốc gia thất bại", và cuối năm trước ông đã từng tuyên bố với tạp chí Der Spiegel của Đức rằng: "Nước Bỉ sẽ tự nhiên bốc hơi đi mất."
Kể từ tháng Tám, de Wever có nhiều cuộc đàm phán không có kết quả với các đảng xã hội của Wallonia. Lúc đầu, các nhà phân tích cho rằng de Wever thiếu kinh nghiệm và nghĩ rằng ông ta sẽ "cháy". Nhưng các cuộc thăm dò ở Flanders đả cho thấy tăm tiếng của ông ta càng ngày càng tăng.
Hiện nay de Wever muốn người Walloon phải chấp thuận trên văn bản, một kế hoạch thành lập một "chế độ Liên Minh" trước khi ông thành lập một chính phủ. Dưới chế độ liên minh những ngân khỏan tài trợ cho miền nam sẽ giảm. Nhưng những người nói tiếng Pháp, Walloon, thì thấy một liên minh như thế chỉ là một đòn chí tử dẫn tới ly khai. Họ phản đối và muốn thành lập chính phủ trước khi đàm phán về đề nghị của de Wever. Không phe nào nhượng bộ phe nào.
"De Wever hiện nay liên tục rêu rao rằng nước Bỉ không thể họat động được nữa", theo nhận xét của ông Pieter Lagrou, một nhà nghiên cứu chính trị tại Đại học Brussels. "Trong bầu không khí chính trị hiện nay, thì những điều mỗi khi ông ta nói, đều là những sự thật đang hiện ra rõ ràng hơn."
"De Wever không muốn mang tiếng làm thủ tướng của một nước mà ông muốn chia cắt", theo ý kiến của ông Karel Lanno, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu ở Brussels. "Tôi cũng hiểu những lo ngại của vùng Wallonia. Nhưng Wallonia nên nhìn vào tấm gương của Slovakia. Slovakia đã từ từ tiến lên mãi.." Nhắc lại, xứ Slovakia đã tách ra khỏi Cộng hòa Séc trong vụ "ly dị nhung," trở thành độc lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1993.
Cuộc chiến văn hóa.
Nhìn bề ngòai thì một người dân nói tiếng Pháp vẫn có thể lái xe 15 dặm về phía nam của Brussels để tới Rhode-Saint-Genese (hoặc, theo tiếng Flemish thì là Sint-Genesius-Rode). Đây là một vùng ngoại ô duyên dáng có nhiều công viên cây xanh bóng mát, và có đa số là người Walloon trong một vùng của người Flemish. Đây cũng là một trong sáu thành phố có luật bảo đảm bình đẳng về ngôn ngữ, và đã trở thành một khu nghỉ mát lý tưởng cho người Walloon giàu có ở Brussels. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh văn hóa vẫn âm thầm diễn ra.
Bà thị trưởng của Rhode-Saint-Genese, Myriam Delacroix-Rolin, là một phụ nữ ăn nói cân nhắc. Bà đảm nhiệm chức vụ thị trưởng từ năm 1989 và cho biết rằng những năm gần đây đã trở thành một cơn ác mộng vì những quy định mới nhằm mục đích làm cho cuộc sống của những người nói tiếng Pháp khó khăn hơn. Những bất bình của bà có thể liệt ra thành một danh sách dài: các hãng bất động sản vùng Flanders mua những chung cư trống nhưng từ chối không bán cho người nói tiếng Pháp. Các chính sách mới giới hạn nhà ở, trường học, và thể thao dùng tiếng Pháp. Trẻ em Flemish không được phép đến trường học Pháp và thậm chí người ta còn điều tra con trẻ để tìm hiểu xem cha mẹ chúng đọc lọai tạp chí nào hầu tìm bắt người vi phạm. Các thư viện công cộng với hơn 25 % số sách ngọai ngữ (không phải là tiếng Hà Lan) thì bị từ chối tài trợ. Các giáo viên tiếng Pháp phải vượt qua một bài kiểm tra nghiêm ngặt. Vân vân và vân vân...
"Đối với người Flemish thì ý tưởng chính là quyền thừa kế đất, lợi lộc trên một lãnh thổ và quyền kiểm soát nó," bà Delacroix-Rolin nói. "Đối với người nói tiếng Pháp, thì vấn đề là quyền phổ quát mà họ được hưởng."
"Mục tiêu hiện nay không đơn giản là để buộc mọi người phải nói tiếng Hà Lan, nhưng là để người Pháp phải bỏ đi", bà tiếp tục. "Phần lớn mọi người đều nói tiếng Hà Lan. Tôi thông thạo cả hai ngôn ngữ, tòan bộ nhân viên thành phố là song ngữ. Tuy nhiên, sau nhiều năm nhiều quyền đã bị loại bỏ, thì dù cho chúng tôi biết song ngữ cũng vẫn không đủ, bởi vì chúng tôi không thuộc về văn hóa Flemish. Tôi đã làm thị trưởng 22 năm, nhưng tôi không còn có quyền ra quyết định. Khi một quyết định hành chánh được thực hiện, tôi đọc nó trên báo.. ".
Những quy tắc gây ra nạn phân biệt đối xử trên xuất phát từ cách giải thích hệ thống pháp luật của liên bang được thông qua vào năm 1994, theo ông Willy Fautre, chủ tịch hội nhân quyền không ranh giới ở Brussels. Trước đó những người Pháp cho rằng việc người Flemish diễn giải lại pháp luật cho phù hợp với lợi ích của họ là không được phép. Tuy nhiên, ông Fautre nói, những thay đổi luật liên bang năm 1994 "đã cho phép giải thích ... và đã nhấn mạnh và tăng cường các điều kiện về bản sắc riêng biệt."
Trong quá khứ vùng Wallonia không phải lúc nào cũng yếu thế. Trong chiếu dài lịch sử của Bỉ, hầu hết người Pháp là tầng lớp lãnh đạo quốc gia. Người Flemish thường là nông dân nghèo còn Wallonia là vùng thép và than đá của châu Âu. Trong thế kỷ 19 giới quý tộc Pháp kiểm soát cảng Antwerp ở Flanders. Trong Thế Chiến I, binh lính Flemish được đặt dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Pháp, họ thường không hiểu mệnh lệnh của cấp trên và thường dẫn đến những thương vong lớn. Kết quả của những sự chênh lệch này là một phong trào chống Pháp bất bạo động của người Flemish được thành lập. Phương châm của phong trào, AVV-VVK (Tất cả mọi thứ cho Flanders - Flanders cho Chúa Kitô), từng là hàng tít của tờ nhật báo của người Flemish, de Standaard, từ 1918 cho đến 1999.
Sau Thế chiến II, số phận của hai cộng đồng đảo ngược. Flanders bắt đầu hưởng những sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu trong khi Wallonia rút vào bóng tối với tình trạng rỉ sét của những nhà máy lỗi thời.
Bị mắc kẹt
Đối với những người sinh sống ở thủ đô Brussels thì tình trạng bế tắc là một thời đen tối. Không mấy ai nhìn thấy một con đường giải thóat và khi nhờ cậy vào Hiến pháp thì nhiều người coi là không mạch lạc, không cung cấp một giải pháp rõ ràng. Theo ông Lagrou, những chính trị gia dường như bị mắc kẹt bởi "các quy tắc của trò chơi" và mắc kẹt trong những xung đột nhỏ nhen. "Các quy tắc phải thay đổi, nhưng không ai nhìn thấy phải làm thế nào, và vì vậy chúng tôi cảm thấy bị mắc kẹt trong một hệ thống đang thoái hóa. Nước Bỉ cần một Hiến pháp mới và một hệ thống liên bang mới ... nhưng làm thế nào?" ông tự hỏi.
Ngay phía bắc của Brussels là một vùng ngoại ô Flemish duyên dáng có một thiểu số người Pháp. Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở đây. Bên cạnh thị trấn là một cửa hàng của một người Pháp (xin giấu tên). Ông ta sở hữu cửa hàng trọn cuộc đời và muốn con trai mình tiếp tục, nhưng ông tỏ ra rất bi quan. Vẻ lo sợ hiện ra rõ ràng trên nét mặt. Năm ngoái, khi việc kinh doanh giảm sút, ông in nhiều thẻ song ngữ đặt lên quầy với hy vọng tìm thêm khách hàng từ cả hai cộng đồng.
Một tuần sau, cảnh sát đã ra lệnh cho ông có 24 giờ để dẹp bỏ chúng. "Họ không thân thiện", ông nói khi tả về cảnh sát.
Bây giờ ông có cảm tưởng như là mọi người trong thành phố đã nhìn ông ta với một con mắt khác, và những sự khác biệt nho nhỏ có vẻ như trở thành lớn hơn. "Thật đáng buồn, buồn, buồn," ông nói. "Cảnh sát không thèm nói tiếng Pháp với chúng tôi. Họ làm như không hiểu bất cứ điều gì chúng tôi nói. Và họ trở nên thô lỗ và thù địch. Nhưng khi họ đi tới người bán cá Hy Lạp gần đó, tôi nghe họ nói tiếng Pháp. Tôi thật không biết những gì đang xảy ra với chúng tôi."