Khoảng 50.000 người đã tham dự lễ kỷ niệm cuộc tàn sát Kitô hữu tại Kandhamal, Ấn Độ ngày 29.8.2008. Đối với một người sống sót, "Các vị tử đạo truyền cảm hứng cho chúng ta làm chứng cho Chúa Kitô".

Để đánh dấu dịp này, Tổng giáo phận Cuttack-Bhubaneswar đã tổ chức các nghi lễ trong bốn hạt để tưởng nhớ những người đã mất mạng vì không từ chối đức tin Kitô giáo. "Thiên Chúa đã tạo dựng con theo hình ảnh mình và giống như ngài. Đây là lý do tại sao mọi hành động bạo lực vô nhân đạo đối với các thành viên tôn giáo thiểu số thực sự đáng buồn và đáng tiếc", Cha Pradosh Chandra Nayak, Tổng Đại diện Tổng giáo phận nói. "Sợ hãi và đe dọa, lo lắng và ưu phiền, đau thương và đau đớn vẫn còn mới", ngài nói thêm.

Vào tháng 8 năm 2008, những người Hindu cực đoan đã tung ra cuộc tàn sát tệ nhất trong lịch sử Ấn Độ gần đây để chống lại các Kitô hữu. Khi mọi chuyện đã kết thúc, 120 người đã chết, 56.000 người đã bị buộc phải chạy trốn, 12.000 trẻ em phải di dời đã bị đình chỉ học tập, 40 phụ nữ đã bị hãm hiếp (bao gồm nữ tu Meena Barwa, cháu của Đức Tổng Giám Mục John Barwa hiện tại), và 8.000 ngôi nhà đã bị đốt cháy hoặc bị cướp phá trong 415 ngôi làng. Huyện Kandhamal bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Vào ngày 29 tháng 8, khoảng 3.000 Kitô hữu đã tập trung tại giáo xứ Đức Mẹ Bác Ái ở Raikia, một trong những ngôi làng bị những kẻ cực đoan tấn công. Một thánh lễ tưởng niệm đã được tổ chức không chỉ cho các Kitô hữu tử đạo vì đức tin của họ, mà còn cho các nạn nhân của các hành vi bạo lực dựa trên tôn giáo hoặc tín ngưỡng, mà Ngày Tưởng niệm Quốc tế đầu tiên được tổ chức vào ngày 22 tháng 8.

"Hôm nay chúng ta nhớ đến các nạn nhân và những người sống sót”, ông Paul Pradhan, một trong những người sống sót sau bạo lực giáo phái ở Kandhamal, “Bằng cách này, chúng ta có thể thể hiện tình liên đới với các vị tử đạo đã can đảm đối mặt với sự bắt bớ và cái chết vì đức tin của họ vào Chúa Kitô. Chúng ta không thể quên các vị tử đạo đã truyền cảm hứng và thúc đẩy chúng ta làm chứng cho Chúa Kitô, bất chấp sự bắt bớ và đe dọa đến cái chết.”

Bipro Charian Nayak, chủ tịch hiệp hội của những người sống sót, phá vỡ bầu không khí không khoan dung đối với người Kitô giáo thiểu số. "Chúng tôi không thể chấp nhận sự thù hận chống lại Kitô hữu được truyền bá bởi những kẻ cực “đoan ở Ấn Độ, ông nói. Theo quan điểm của ông, “Tất cả các chính phủ có nhiệm vụ truy tố những người có hành vi bạo lực và phải lên án cuộc đàn áp nhân danh đức tin ở Ấn Độ, một quốc gia thế tục.”

Hơn thế nữa, “Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn và sống đức tin của mình. Chúng tôi yêu cầu tất cả các chính phủ bảo vệ quyền không thể thay đổi này và các nhóm thiểu số của đất nước. "

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: asianews.it