Nguyên Bản Tiếng Anh: Card. Zen’s anger over Fr. Heyndrickx and Propaganda Fide’s "dialogue at all costs"
“Thảm trạng” của Giáo Hội tại Trung Hoa gây ra không chỉ bởi chính sách của Bắc Kinh, mà còn bởi đường lối của chính Vatican đã quá tương tự như chính sách thất bại Ostpolitik đã từng được ĐHY Casaroli chủ xướng. Thực hiện đối thoại, nhưng không được tháo khoán đức tin của chúng ta. Khả năng ly giáo quá cao của các giám mục “nhiệt tình” tuân phục chế độ. Một tinh thần sám hối và hoán cải cho tất cả.
AsiaNews – Giáo Hội tại Trung Hoa đang ở trong một “thảm trạng” không chỉ bởi sự hà khắc của chế độ, mà còn bởi vì “bộ ba” (Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, một thuộc hạ của ngài, và cha Jeroom Heyndrickx là một nhà thừa sai Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm và cũng là một trong những cố vấn của Bộ) vẫn đang tiếp tục đẩy Vatican tới chỗ thỏa hiệp với chế độ Trung Hoa, theo đường lối Ostpolitik của ĐHY Casaroli. Chính thái độ này đã khiến rất nhiều giám mục của Giáo Hội chính thức dự phần vào việc tấn phong bất hợp pháp tại Thừa Đức ngày 20 tháng 11 năm 2010 và tham gia vào Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc hôm 9 tháng 12 năm 2010, trong một thái độ bất tuân phục công khai đối với các hướng dẫn của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI. Theo vị giám mục hồi hưu của Hồng Kông, Tòa Thánh cần phải đưa ra hướng dẫn rõ ràng cho Giáo Hội tại Trung Hoa để tránh tình trạng ly giáo từ các giám mục chính thức đang “quá nhiệt tình tuân phục” chính quyền Trung Hoa chứ không phải là Đức Giáo Hoàng.
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã trình bày lập luận của ngài trong một văn bản gửi cho chúng tôi phản hồi những suy tư của cha Jeroom Heyndrickx, đưa ra hôm 16 Tháng Ba 2011 trên nội san Ferdinand Verbiest. Trong bài viết của mình, cha Heyndrickx, vị linh mục người Bỉ, một chuyên gia về Giáo Hội tại Trung Hoa, viết rằng bất chấp “cái tát vào mặt” Đức Giáo Hoàng trong vụ tấn phong tại Thừa Đức và Đại Hội tại Bắc Kinh, việc đối thoại với Chính quyền Trung Hoa phải được tiếp tục và không nên đánh giá các giám mục hà khắc quá, cũng như không nên thối lui bởi những “hiểu lầm” về lòng trung thành của họ bất chấp “những vi phạm giáo luật.” (xem Verbiest Update số 16 – tháng 3 năm 2011).
Sau đây là nguyên văn những gì Đức Hồng Y Trần Nhật Quân thấy cần phải lên tiếng:
Đáp trả của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho nội san Ferdinand Verbiest Update số 16
Như thường lệ, cha Jeroom Heyndrickx đã chọn giữa các Đức Giáo Hoàng, đặt vị này chống lại vị kia. Trong trường hợp cụ thể này, ông tán dương Đức Giáo Hoàng Phaolô VI như người cổ vũ cho việc đối thoại, và bài bác Đức Giáo Hoàng Piô XI, người thích đối đầu hơn.
Đối thoại
Tôi xin phép nhắc cha Heyndrickx rằng có những tình huống đối thoại khác nhau. Rất khác biệt khi một vị Giáo Hoàng tuyên bố những nguyên tắc tổng quát của tiến trình đối thoại với khi một vị Giáo Hoàng đối thoại cụ thể với những người thẳng tay giết con cái của mình một cách không thương tiếc.
Trong trường hợp cụ thể này của chúng ta, tôi tự hỏi: “Chúng ta có nên khăng khăng là phải tế nhị nhẹ nhàng trong lúc đối thoại không khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã bị xúc phạm cách nghiêm trọng?” Nói cho cùng, các sự kiện vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai năm ngoái mang cái ý nghĩa gì, nếu không phải là một cái tát thẳng vào mặt của Đức Giáo Hoàng?
Việc đối thoại chắc chắn là tối quan trọng. Nhưng trong trường hợp này của chúng ta, người ta đã đóng sầm cánh cửa lại thẳng ngay vào mặt của người đối thoại quá-đỗi-hiền-lành của họ.
Ostpolitik
Cha Heyndrickx đúng là một người hâm mộ nhiệt tình đối với chính sách Ostpolitik của Đức Hồng Y Casaroli trong cách ứng xử với các chế độ độc tài toàn trị ở Đông Âu mà ông cho rằng đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Phaolô VI. Tôi không rõ sự ủng hộ mạnh mẽ đó mạnh tới cỡ nào. Nhưng tôi biết chắc chắn, từ một nguồn rất có thẩm quyền, là khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được bầu làm Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh, ngài nói: “Quá đủ rồi!” về cái chính sách Ostpolitik đó.
Đức Hồng Y Casaroli và những người theo ông nghĩ rằng họ đã làm được những phép lạ, bằng cách theo đuổi một chính sách thỏa hiệp với bất cứ giá nào. Nhưng, trong thực tế, họ đã làm hòa, đúng như thế, với các chính quyền độc tài toàn trị, nhưng với cái giá của một tình trạng suy yếu đau thương cho Giáo Hội của chúng ta. Bạn chỉ cần lắng nghe ý kiến của hàng giáo phẩm từ những quốc gia đó. Một trong các vị bản quyền nói với tôi rằng Đức Hồng Y Wyzinsky đã có một ngày đến Roma để nói với các giới chức trong Giáo triều Roma hãy thôi đi đừng nhúng tay vào công việc của Giáo Hội tại Ba Lan.
Cha Heyndrickx tin rằng Đức Gioan Phaolô II đứng về phía mình, một mẫu mực của sự ôn hòa. Ông rõ ràng đã quên rằng chính Đức Gioan Phaolô II đã cho phép mở án phong thánh cho các vị tử đạo Trung Hoa, dù ngài biết rất rõ điều này chắc chắn sẽ làm nhà cầm quyền Bắc Kinh nổi điên lên. Sau khi mọi việc xảy ra, không hề có chuyện ngài xin lỗi về việc phong thánh, như là cha Heyndrickx đã đưa ra.
Giờ đây, hãy nhìn đến Giáo Hội tại Trung Hoa ngày nay.
Giáo Hội tại Trung Hoa
Giáo Hội của chúng ta tại Trung Hoa nay đang ở trong tình trạng thảm hại, bởi vì trong những năm qua một số người đã mù quáng và ngoan cố đeo đuổi cùng một chính sách Ostpolitik, bỏ qua các hướng dẫn rõ ràng được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trong Lá Thư Gửi Cho Giáo Hội Tại Trung Hoa năm 2007, và chống lại đa số ý kiến của Ủy ban mà Đức Giáo Hoàng đã thành lập để tư vấn cho Tòa Thánh trong các vấn đề của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Đối thoại và thoả hiệp là cần thiết, nhưng phải có căn bản. Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội chúng ta, hầu làm vui lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nghĩ rằng thời điểm phải làm sáng tỏ đã đến. Uỷ ban về Trung Hoa cũng đã có ý kiến là chúng ta đã đi đến tận cùng của nhượng bộ và không thể nhượng bộ thêm nữa. Thế nhưng, vị tổng trưởng của Bộ Truyền Giáo, một thư ký của bộ này, và cha Heyndrickx; bộ ba này, nghĩ là họ hiểu biết hơn.
Giáo Hội tại Ba Lan đã mạnh mẽ và can đảm. Không phải như Giáo Hội tại Trung Hoa. Các giám mục của chúng tôi cần được khích lệ để can đảm. Nhưng thay vào đó họ lại nhận được rất nhiều lòng thương cảm ấm ớ không đúng chỗ, chỉ đẩy họ xuống càng lúc càng sâu hơn vào vũng lầy của sự khuất phục nô lệ.
Có ai đó đã nói với các anh em của chúng tôi: “Chúng tôi thông cảm với các ngài”. Điều này minh nhiên nói lên rằng: “Đừng lo, chúng tôi sẽ thông cảm với các vị, ngay cả khi các vị, vì bị áp lực mà tuân theo lệnh của nhà cầm quyền.” Nhưng than ôi, trong trường hợp này, vâng lời nhà cầm quyền, có nghĩa là phản bội lại cách nghiêm trọng sự trung thành phải có với Đức Giáo Hoàng và sự hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ!
Sau vụ tấn phong tại Thừa Đức và sau Đại Hội lần thứ VIII, một số các giám mục dự phần vào những trò ấy đã xin lỗi các linh mục của họ. Một số khác đã khóc òa đẫm lệ ăn năn. Nhưng lại có những vị khác, như cha Heyndrickx xác nhận, đã rất hồ hởi phấn khởi trước hiện trạng của Giáo Hội. Tôi e rằng những người này không còn thuộc về Giáo Hội của chúng ta nữa. Do lòng nhân từ, Đức Giáo Hoàng đã không gọi thẳng những thành phần này của Giáo Hội là “ly giáo”, khi họ long trọng tuyên bố ý hướng có một Giáo Hội độc lập và tiến hành tấn phong giám mục mà không có phép của giáo hoàng.
Lần tìm thủ phạm
Cha Heyndrickx nhìn thấy rất thuận tiện để trút trách nhiệm cho “các thành phần bảo thủ” mơ hồ của Đảng Cộng sản Trung Hoa. Đảng đó chắc chắn có trách nhiệm của nó. Nhưng tất cả cũng có thể nhìn thấy rõ ràng rằng chính Lưu Bách Niên là người dàn dựng tất cả mọi thứ đằng sau hậu trường, khi ông đã thành công trong việc đặt hai giám mục là hai con rối trung thành của mình vào vị trí lãnh đạo Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục. Thậm chí, dù chỉ là chủ tịch danh dự, nhưng Lưu Bách Niên vẫn cần mẫn đi làm mỗi ngày.
Tôi thấy vô lý khi cha Hendrickx cứ đổ lỗi cho cộng đoàn hầm trú trong khi lẽ ra những người bị trách móc phải là những người trong cộng đoàn quốc doanh. Điều gì biện minh được cho việc đặt ngang hàng những anh em bị bách hại của chúng tôi với những người được tung hứng và tôn vinh bởi nhà cầm quyền?
Rõ ràng tôi thấy mình đang nằm trong số những người mà cha Heyndrickx quy cho là “những chính trị gia đang cố gắng để chia rẽ Giáo Hội” và là những kẻ “bên ngoài Trung Hoa đã nhanh nhẩu hơn Roma để lên án các giám mục Trung Hoa”, bởi vì tôi đã tổ chức một buổi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa trong tinh thần sám hối và hoán cải. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc cha Heyndricks là tôi muốn nói là tất cả mọi người, trong đó có tôi, là những người cần ăn năn và hoán cải.
Điều đáng buồn là, trong khi chúng ta đang thảo luận về những ai là thủ phạm, thì tất cả mọi thứ trong Giáo Hội tại Trung Hoa vẫn đang trong tình trạng chờ đợi. Các tín hữu tại Trung Hoa đang chờ đợi vô vọng được làm sáng tỏ rằng Giáo Hội tại Trung Hoa phải nên như thế nào. Với những anh em đang đau đớn của chúng tôi mỗi ngày đều như là bất tận. Khi nào tiếng kêu của họ mới thấu được Cao Xanh?
“Thảm trạng” của Giáo Hội tại Trung Hoa gây ra không chỉ bởi chính sách của Bắc Kinh, mà còn bởi đường lối của chính Vatican đã quá tương tự như chính sách thất bại Ostpolitik đã từng được ĐHY Casaroli chủ xướng. Thực hiện đối thoại, nhưng không được tháo khoán đức tin của chúng ta. Khả năng ly giáo quá cao của các giám mục “nhiệt tình” tuân phục chế độ. Một tinh thần sám hối và hoán cải cho tất cả.
ĐHY Trần Nhật Quân |
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã trình bày lập luận của ngài trong một văn bản gửi cho chúng tôi phản hồi những suy tư của cha Jeroom Heyndrickx, đưa ra hôm 16 Tháng Ba 2011 trên nội san Ferdinand Verbiest. Trong bài viết của mình, cha Heyndrickx, vị linh mục người Bỉ, một chuyên gia về Giáo Hội tại Trung Hoa, viết rằng bất chấp “cái tát vào mặt” Đức Giáo Hoàng trong vụ tấn phong tại Thừa Đức và Đại Hội tại Bắc Kinh, việc đối thoại với Chính quyền Trung Hoa phải được tiếp tục và không nên đánh giá các giám mục hà khắc quá, cũng như không nên thối lui bởi những “hiểu lầm” về lòng trung thành của họ bất chấp “những vi phạm giáo luật.” (xem Verbiest Update số 16 – tháng 3 năm 2011).
Sau đây là nguyên văn những gì Đức Hồng Y Trần Nhật Quân thấy cần phải lên tiếng:
Đáp trả của Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho nội san Ferdinand Verbiest Update số 16
Như thường lệ, cha Jeroom Heyndrickx đã chọn giữa các Đức Giáo Hoàng, đặt vị này chống lại vị kia. Trong trường hợp cụ thể này, ông tán dương Đức Giáo Hoàng Phaolô VI như người cổ vũ cho việc đối thoại, và bài bác Đức Giáo Hoàng Piô XI, người thích đối đầu hơn.
Đối thoại
Tôi xin phép nhắc cha Heyndrickx rằng có những tình huống đối thoại khác nhau. Rất khác biệt khi một vị Giáo Hoàng tuyên bố những nguyên tắc tổng quát của tiến trình đối thoại với khi một vị Giáo Hoàng đối thoại cụ thể với những người thẳng tay giết con cái của mình một cách không thương tiếc.
Trong trường hợp cụ thể này của chúng ta, tôi tự hỏi: “Chúng ta có nên khăng khăng là phải tế nhị nhẹ nhàng trong lúc đối thoại không khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã bị xúc phạm cách nghiêm trọng?” Nói cho cùng, các sự kiện vào cuối tháng Mười Một và đầu tháng Mười Hai năm ngoái mang cái ý nghĩa gì, nếu không phải là một cái tát thẳng vào mặt của Đức Giáo Hoàng?
Việc đối thoại chắc chắn là tối quan trọng. Nhưng trong trường hợp này của chúng ta, người ta đã đóng sầm cánh cửa lại thẳng ngay vào mặt của người đối thoại quá-đỗi-hiền-lành của họ.
Ostpolitik
Cha Heyndrickx đúng là một người hâm mộ nhiệt tình đối với chính sách Ostpolitik của Đức Hồng Y Casaroli trong cách ứng xử với các chế độ độc tài toàn trị ở Đông Âu mà ông cho rằng đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của Đức Phaolô VI. Tôi không rõ sự ủng hộ mạnh mẽ đó mạnh tới cỡ nào. Nhưng tôi biết chắc chắn, từ một nguồn rất có thẩm quyền, là khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được bầu làm Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh, ngài nói: “Quá đủ rồi!” về cái chính sách Ostpolitik đó.
Đức Hồng Y Casaroli và những người theo ông nghĩ rằng họ đã làm được những phép lạ, bằng cách theo đuổi một chính sách thỏa hiệp với bất cứ giá nào. Nhưng, trong thực tế, họ đã làm hòa, đúng như thế, với các chính quyền độc tài toàn trị, nhưng với cái giá của một tình trạng suy yếu đau thương cho Giáo Hội của chúng ta. Bạn chỉ cần lắng nghe ý kiến của hàng giáo phẩm từ những quốc gia đó. Một trong các vị bản quyền nói với tôi rằng Đức Hồng Y Wyzinsky đã có một ngày đến Roma để nói với các giới chức trong Giáo triều Roma hãy thôi đi đừng nhúng tay vào công việc của Giáo Hội tại Ba Lan.
Cha Heyndrickx tin rằng Đức Gioan Phaolô II đứng về phía mình, một mẫu mực của sự ôn hòa. Ông rõ ràng đã quên rằng chính Đức Gioan Phaolô II đã cho phép mở án phong thánh cho các vị tử đạo Trung Hoa, dù ngài biết rất rõ điều này chắc chắn sẽ làm nhà cầm quyền Bắc Kinh nổi điên lên. Sau khi mọi việc xảy ra, không hề có chuyện ngài xin lỗi về việc phong thánh, như là cha Heyndrickx đã đưa ra.
Giờ đây, hãy nhìn đến Giáo Hội tại Trung Hoa ngày nay.
Giáo Hội tại Trung Hoa
Giáo Hội của chúng ta tại Trung Hoa nay đang ở trong tình trạng thảm hại, bởi vì trong những năm qua một số người đã mù quáng và ngoan cố đeo đuổi cùng một chính sách Ostpolitik, bỏ qua các hướng dẫn rõ ràng được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trong Lá Thư Gửi Cho Giáo Hội Tại Trung Hoa năm 2007, và chống lại đa số ý kiến của Ủy ban mà Đức Giáo Hoàng đã thành lập để tư vấn cho Tòa Thánh trong các vấn đề của Giáo Hội tại Trung Hoa.
Đối thoại và thoả hiệp là cần thiết, nhưng phải có căn bản. Chúng ta không thể từ bỏ các nguyên tắc của đức tin chúng ta, và kỷ luật cơ bản của Giáo Hội chúng ta, hầu làm vui lòng nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô nghĩ rằng thời điểm phải làm sáng tỏ đã đến. Uỷ ban về Trung Hoa cũng đã có ý kiến là chúng ta đã đi đến tận cùng của nhượng bộ và không thể nhượng bộ thêm nữa. Thế nhưng, vị tổng trưởng của Bộ Truyền Giáo, một thư ký của bộ này, và cha Heyndrickx; bộ ba này, nghĩ là họ hiểu biết hơn.
Giáo Hội tại Ba Lan đã mạnh mẽ và can đảm. Không phải như Giáo Hội tại Trung Hoa. Các giám mục của chúng tôi cần được khích lệ để can đảm. Nhưng thay vào đó họ lại nhận được rất nhiều lòng thương cảm ấm ớ không đúng chỗ, chỉ đẩy họ xuống càng lúc càng sâu hơn vào vũng lầy của sự khuất phục nô lệ.
Có ai đó đã nói với các anh em của chúng tôi: “Chúng tôi thông cảm với các ngài”. Điều này minh nhiên nói lên rằng: “Đừng lo, chúng tôi sẽ thông cảm với các vị, ngay cả khi các vị, vì bị áp lực mà tuân theo lệnh của nhà cầm quyền.” Nhưng than ôi, trong trường hợp này, vâng lời nhà cầm quyền, có nghĩa là phản bội lại cách nghiêm trọng sự trung thành phải có với Đức Giáo Hoàng và sự hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ!
Sau vụ tấn phong tại Thừa Đức và sau Đại Hội lần thứ VIII, một số các giám mục dự phần vào những trò ấy đã xin lỗi các linh mục của họ. Một số khác đã khóc òa đẫm lệ ăn năn. Nhưng lại có những vị khác, như cha Heyndrickx xác nhận, đã rất hồ hởi phấn khởi trước hiện trạng của Giáo Hội. Tôi e rằng những người này không còn thuộc về Giáo Hội của chúng ta nữa. Do lòng nhân từ, Đức Giáo Hoàng đã không gọi thẳng những thành phần này của Giáo Hội là “ly giáo”, khi họ long trọng tuyên bố ý hướng có một Giáo Hội độc lập và tiến hành tấn phong giám mục mà không có phép của giáo hoàng.
Lần tìm thủ phạm
"Giáo Hoàng Đen" Lưu Bách Niên |
Tôi thấy vô lý khi cha Hendrickx cứ đổ lỗi cho cộng đoàn hầm trú trong khi lẽ ra những người bị trách móc phải là những người trong cộng đoàn quốc doanh. Điều gì biện minh được cho việc đặt ngang hàng những anh em bị bách hại của chúng tôi với những người được tung hứng và tôn vinh bởi nhà cầm quyền?
Rõ ràng tôi thấy mình đang nằm trong số những người mà cha Heyndrickx quy cho là “những chính trị gia đang cố gắng để chia rẽ Giáo Hội” và là những kẻ “bên ngoài Trung Hoa đã nhanh nhẩu hơn Roma để lên án các giám mục Trung Hoa”, bởi vì tôi đã tổ chức một buổi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa trong tinh thần sám hối và hoán cải. Ở đây tôi chỉ muốn nhắc cha Heyndricks là tôi muốn nói là tất cả mọi người, trong đó có tôi, là những người cần ăn năn và hoán cải.
Điều đáng buồn là, trong khi chúng ta đang thảo luận về những ai là thủ phạm, thì tất cả mọi thứ trong Giáo Hội tại Trung Hoa vẫn đang trong tình trạng chờ đợi. Các tín hữu tại Trung Hoa đang chờ đợi vô vọng được làm sáng tỏ rằng Giáo Hội tại Trung Hoa phải nên như thế nào. Với những anh em đang đau đớn của chúng tôi mỗi ngày đều như là bất tận. Khi nào tiếng kêu của họ mới thấu được Cao Xanh?