Ấn Độ -- Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thúc giục người Công Giáo ở Ấn Độ thông qua các Giám Mục của họ chống lại “Văn hoá sự chết” cố gắng áp đặt trên các giá trị và đường lối “luân lý không thể chấp nhận được” cho xã hội Á châu.

Nói chuyện với 28 Giám Mục theo nghi lễ Latin của Ấn Độ ở Toà Thánh Vatican vào ngày 03-6, Đức Thánh Cha cũng yêu cầu người Công Giáo Ấn giữ vững đức tin của họ và rao giảng Tin Mừng mặc dù nhựng khó khăn.

Các Giám Mục là nhóm các Giám Mục theo nghi lễ Latin thứ hai thực hiện chuyến viếng thăm ad limina của họ, được yêu cầu phải thực hiện mỗi 5 năm để báo cáo thông tin lên Đức Thánh Cha về giáo phận của họ. Nhóm các Giám Mục theo nghi lễ Latin đầu tiên là các Giám Mục từ phía Đông Ấn Độ. Họ viếng thăm vào giữa tháng Năm, sau các Giám Mục Công Giáo Đông phương, những người đến từ hai nhóm riêng rẽ.

Giáo Hội ở Ấn Độ bao gồm các nghi lễ Latin, Syro-Malabar và Syro-Malankara. Nghi lễ Latin có mặt ở 118 trong 148 giáo phận của Ấn Độ, theo nghi thức của người La Mã, được đưa vào Ấn bởi các nhà truyền giáo Châu Âu. Hai nghi thức Đông Phương đều ở phía Nam bang Kerala, theo truyền thống của Giáo hội Syria, và dấu vết nguồn gốc của họ từ Thánh Tôma Tông Đồ.

Mối quan tâm chủ yếu trong các buổi nói chuyện của Đức Thánh Cha với tất cả 4 nhóm Giám Mục là sự cần thiết duy trì sự hiệp thông giữa các nghi lễ và tỉm kiếm các đường hướng để giải quyết những hiểu lầm trong việc rao giảng Tin Mừng và chăm sóc mục vụ trong đời sống của các Giáo hội Đông Phương ở các giáo phận theo nghi lễ Latin.

Trong các cuộc nói chuyện với hai nhóm Giám Mục theo nghi lễ Latin, Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm về những gì ngài cho là “Văn hoá sự chết”, liên quan đến việc đẩy mạnh các phương pháp tránh thụ thai và sử dụng việc phá thai, cũng như về các luật “chống cải đạo” ở một số bang của Ấn Độ. Ngài cũng nói với các Giám Mục theo nghi lễ Latin trong nhóm thứ hai rằng rao giảng Tin Mừng là “công việc không dễ dàng”, đặc biệt ở trong tình trạng thù địch, sự phân biệt đối xử và bạo lực tồi tệ trong sự tính toán của nhận thức tội lỗi của tôn giáo họ hoặc các sự xác nhập bộ lạc. Các Giám Mục trong nhóm thứ hai từ các Tổng Giáo phận Bombay, Gandhinagar, Goa, Nagpur và Verapoly, và các Giáo phận phụ của họ rao giảng ở các bang duyên hải phía Tây: Goa, Gujarat, Kerala and Maharashtra, thành trì truyền thống của Giáo Hội.

Các Giáo phận ở các tỉnh thuộc Giáo hội như Bombay, Goa và Verapoly là nguyên nhân của một số lượng các linh mục và nữ tu làm việc trong các thành phần khác nhau của đất nước. Đức Thánh Cha lưu ý trong tuyên bố của ngài rằng những khó khăn của Giáo Hội Ấn Độ trở nên tồi tệ hơn sau khi các nhóm hữu khuynh Ấn giáo tạo ra sự ngờ vực về Giáo Hội và các tôn giáo khác. Ngài cảm thầy phiền muộn về việc nhà chức trách ở một số bang đã đầu hàng trước áp lực của các nhóm này và thông qua “các đạo luật cải đạo bất công”. Bang Gujarat đã thông qua đạo luật nghiêm khắc vào tháng tư cấm cải đạo được thực hiện thông qua “ép buộc hoăc dùng các phương tiện lừa dối”. Người của Giáo Hội đã chỉ ra rằng những điều khoảng như thế là mơ hồ và để ngỏ cho sự lạm dụng.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thúc giục những người Công Giáo Ấn Độ không để sang một bên những công việc chủ yếu của họ trong việc rao giảng Tin Mừng vì những khó khăn mà họ phải đối diện. Ngài yêu cầu họ dàn xếp đoái thoại liên tôn với người của các tôn giáo khác để thúc đẩy “sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau hơn nữa”. Đức Thánh Cha đã đưa Thánh Phanxicô Xavie như là ví dụ cho Giáo hội Ấn Độ về cách thức “tôn trọng lòng dũng cảm công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô”. Vị thánh thế kỷ thứ 16 đã rao giảng Tin Mừng ở Ấn Độ từ Goa. Đức Thánh Cha coi như ngài trong số “những người đầy đức tin” những người mang cuộc sống của họ để rao giảng Tin Mừng cho Á châu, và nhắc lại Giáo Hội Ấn Độ cử hành lễ kỷ niệm lần thứ 450 cái chết của vị thánh vào năm 2002. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II yêu cầu các Giám Mục đối thoại với các vị lãnh đạo địa phương và lãnh đạo đất nước để đảm bảo Ấn Độ bảo vệ nhân quyền bao gồm cả quyền tự do tôn giáo.

Người chủ chăn của Giáo Hội cũng khuyến khích các Giám Mục “rao giảng về lòng can đảm”, giáo huấn của Giáo Hội về “quyền bất khả xâm phạm đến cuộc sống của mỗi người dân vô tội”, và đòi hỏi tất cả mọi người Công Giáo chống lại văn hoá sự chết. Ngài lưu ý rằng toàn cầu hoá đã thử thách văn hoá truyền thống văn hoá và đạo đức, cũng như chứng tỏ “sự cố gắng để áp đặt ở Á Châu các kiểu luân lý không thể chấp nhận được của kế hoạch gia đình và tái sản xuất các giải pháp y tế”. Đức Thánh Cha trích dẫn sự đe doạ chống lại những đứa trẻ chưa ra đời, đặc biệt là các bé gái, như là những ví dụ về văn hoá sự chết đang diễn ra ở Ấn Độ. Ngài thúc giục các Giám Mục bác bỏ quan niệm “ưu thế của đàn ông” và thúc đẩy tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của phụ nữ, xác nhận những “thiên tư đích thực” của họ và giúp họ “vượt qua mọi sự phân biệt đối xử, bạo lực và sự lợi dụng”.

Ngài chú ý đến việc chống lại nền tảng liên quan đến Ấn Độ qua xu hướng tỷ lệ biến Nữ thành Nam ở một số bang. Ngoại trừ bang Kerala, các bang của các Giám Mục đang thăm viếng đây có nữ ít hơn nam.

Đức Thánh Cha nói rằng “một sự hiểu biết không đúng về luật luân lý” đã dẫn tới “hoạt động điều chỉnh giới tính đồi bại dưới chiêu bài tự do”. Điều này dẫn họ tới việc chấp nhận “tâm lý tránh thụ thai”. “Hoạt động vô trách nhiệm” như vậy đe doa đến gia đình và góp phận cho “tỷ lệ lan truyền” của HIV/AIDS ở một số bộ phận của Ấn Độ. Ngài kêu gọi Giáo Hội Ấn độ phản ứng lại những thử thách như vậy bằng các thúc đẩy “tính thiêng liêng của đời sống hôn nhân” và “tình yêu tiết hạnh”.

Đề cập đến các vấn đề nội bộ Giáo Hội, Đức Thánh Cha thúc giục các Giám Mục theo nghi lễ Latin phát triển mối quan hệ của họ với các Giáo Hội Đông phương, nói sự hiện diện của truyền thống Đông Phương và Latin “trong trạng thái gần gũi như thế là một nguồn sức mạnh to lớn và sức sống cho Giáo Hội”.

Ngài cũng thừa nhận rằng những tình huống như thế cũng là thử thách mối quan hệ giữa hai nhóm, đặc biệt là khi họ tìm cách phục vị mọi người. Ngài đề nghị “đàm thoại có hiệu quả trong nghi thức” để giúp họ vượt qua những hiểu lầm liên quan đến việc rao giảng Tin Mừng và chăm sóc mục vụ của các Giáo Hội Đông phương ở Ấn Độ. Hai vấn đề này là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng giữa hai nhó.

Các Giám Mục theo nghi lễ Syro-Malabar đã không thành công trong việc áp lực hình thành các giáo phận mới để tham dự và việc chăm sóc mục vụ của Công Giáo Đông phương trong các địa hạt theo nghi lễ Latin.