CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 cổ võ các ký giả truyền thanh truyền hình thông tin đúng đắn và cổ võ sự đối thoại, hòa bình và phát triển giữa các dân tộc.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-4-2011 tại Castel Gandolfo dành cho 150 ký giả quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 17 của Liên hiệp Âu Châu Truyền Thanh và Truyền hình, tổ chức tại Đài Vatican trong những ngày qua, nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Liên Hiệp.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến sự cởi mở của Giáo Hội Công Giáo đối với các phương tiện truyền thông và “người ta có thể nói rằng toàn thể giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này, từ các bài diễn văn của Đức Piô 12 cho đến các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2, và các sứ điệp gần đây của tôi về các kỹ thuật số mới mẻ, đều có một sắc thái lạc quan, hy vọng và thiện cảm chân thành đối với những người dấn thân trong những lãnh vực này để phục vụ cộng đoàn nhân loại và góp phần vào sự tăng trưởng hòa bình của xã hội”.
ĐTC ghi nhận trong lãnh vực truyền thông xã hội cũng có nhiều khó khăn và rủi ro. Trong bối cảnh này ngài bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội trước tình trạng trong xã hội ngày nay, các giá trị cơ bản để mưu ích cho nhân loại bị lâm nguy, dư luận quần chúng thường bị ngỡ ngàng và chia rẽ. Ngài nói: “Anh chị em biết rõ những quan tâm của Giáo Hội về vấn đề tôn trọng sự sống con người, bảo vệ gia đình, nhìn nhận những quyền đích thực và khát vọng chính đáng của các dân tộc, những chênh lệch do sự chậm tiến gây ra, nạn đói tại nhiều nơi trên thế giới, việc đón tiếp người di dân, nạn thất nghiệp và an sinh xã hội, những nạn nghèo mới và tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, sự kỳ thị và vi phạm tự do tôn giáo, việc giải trừ võ trang và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các cuộc xung đột..”
ĐTC kêu gọi các ký giả mỗi ngày hãy nuôi dưỡng quần chúng bằng sự thông tin đúng đắn và quân bình, và thảo luận sâu rộng để tìm những giải pháp tốt đẹp nhất được nhiều người đồng thuận về những vấn đề trên đây trong một xã hội đa nguyên. Ngài nói: “Công tác trên đây đòi phải có sự lương thiện nghề nghiệp, đúng đắn và tôn trọng, cởi mở đối với những viễn tượng khác, sáng suốt trong việc xử lý các vấn đề, tự do đối với các hàng rào ý thức hệ và ý thức sự phức tạp của cac vấn đề. Đây thực là một sự kiên nhẫn tìm kiếm “chân lý thường nhật”, diễn tả các giá trị trong cuộc sống và hướng dẫn tốt đẹp hơn con đường của xã hội” (SD 30-4-2011)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 30-4-2011 tại Castel Gandolfo dành cho 150 ký giả quốc tế tham dự Đại hội lần thứ 17 của Liên hiệp Âu Châu Truyền Thanh và Truyền hình, tổ chức tại Đài Vatican trong những ngày qua, nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Liên Hiệp.
Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nhắc đến sự cởi mở của Giáo Hội Công Giáo đối với các phương tiện truyền thông và “người ta có thể nói rằng toàn thể giáo huấn của Giáo Hội trong lãnh vực này, từ các bài diễn văn của Đức Piô 12 cho đến các văn kiện của Công đồng chung Vatican 2, và các sứ điệp gần đây của tôi về các kỹ thuật số mới mẻ, đều có một sắc thái lạc quan, hy vọng và thiện cảm chân thành đối với những người dấn thân trong những lãnh vực này để phục vụ cộng đoàn nhân loại và góp phần vào sự tăng trưởng hòa bình của xã hội”.
ĐTC ghi nhận trong lãnh vực truyền thông xã hội cũng có nhiều khó khăn và rủi ro. Trong bối cảnh này ngài bày tỏ mối quan tâm của Giáo Hội trước tình trạng trong xã hội ngày nay, các giá trị cơ bản để mưu ích cho nhân loại bị lâm nguy, dư luận quần chúng thường bị ngỡ ngàng và chia rẽ. Ngài nói: “Anh chị em biết rõ những quan tâm của Giáo Hội về vấn đề tôn trọng sự sống con người, bảo vệ gia đình, nhìn nhận những quyền đích thực và khát vọng chính đáng của các dân tộc, những chênh lệch do sự chậm tiến gây ra, nạn đói tại nhiều nơi trên thế giới, việc đón tiếp người di dân, nạn thất nghiệp và an sinh xã hội, những nạn nghèo mới và tình trạng bị gạt ra ngoài lề xã hội, sự kỳ thị và vi phạm tự do tôn giáo, việc giải trừ võ trang và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các cuộc xung đột..”
ĐTC kêu gọi các ký giả mỗi ngày hãy nuôi dưỡng quần chúng bằng sự thông tin đúng đắn và quân bình, và thảo luận sâu rộng để tìm những giải pháp tốt đẹp nhất được nhiều người đồng thuận về những vấn đề trên đây trong một xã hội đa nguyên. Ngài nói: “Công tác trên đây đòi phải có sự lương thiện nghề nghiệp, đúng đắn và tôn trọng, cởi mở đối với những viễn tượng khác, sáng suốt trong việc xử lý các vấn đề, tự do đối với các hàng rào ý thức hệ và ý thức sự phức tạp của cac vấn đề. Đây thực là một sự kiên nhẫn tìm kiếm “chân lý thường nhật”, diễn tả các giá trị trong cuộc sống và hướng dẫn tốt đẹp hơn con đường của xã hội” (SD 30-4-2011)