Trại Phong Phú Bình - Thái Nguyên, ngày 30/4/2011 - Một kỳ nghỉ trong tuần vào dịp lễ kéo dài 4 ngày, một khoảng thời gian hiếm hoi đấy chứ. Bạn bè tôi háo hức với những kế hoạch dã ngoại, về quê thăm nhà. Riêng tôi và các chị em đệ tử Dòng Thánh Phaolô Hàng Bột, Hà Nội lại tìm cho mình một niềm khác, niềm vui “chẳng giống ai” (là cách nói bạn tôi thường dành cho tôi).
Xem hình ảnh
Ngồi trên xe, nhớ lại những sự chuẩn bị, những thao thức, những tình cảm mà tôi dành cho chuyến đi, tôi cảm thấy vui nhưng cũng không khỏi lo lắng, băn khoăn: Liệu tôi có thể đem niềm vui Phục Sinh cho tâm hồn nào không, có thể an ủi, có thể xoa dịu được vết thương nào không…? Thôi, phó thác cho Chúa Phục Sinh còn mình chỉ là khí cụ, nghĩ như vậy, tôi thả lỏng cho mình lao vào chơi đùa cùng các chị. Lâu rồi tôi chưa chơi đùa vui như thế này, vì cũng từ lâu rồi tôi không có chuyến đi nào với chị em. Đúng là chơi thì thời gian trôi thật nhanh. Chiếc xe lách mình qua một lối quẹo: “Chúng ta đã sắp đến trại phong Phú Bình. Mọi người chuẩn bị nhé…”.
Còn rất nhiều câu nhắc nhở phía sau nữa. Đó là anh Xuân Hòa. Đã từ lâu nay, anh trở thành một thiện nguyện viên của Cộng đoàn, đó là cái nhìn của anh cũng như của tất cả mọi người trong Cộng đoàn. Và một người nữa, tôi biết không hiện diện với đoàn hôm nay, nhưng đang đồng hành với tất cả. Đó là Cha Paul Phạm Văn Tuấn ở bên Đức- Người luôn thao thức cho những cuộc đời bất hạnh của bệnh nhân phong, một cánh tay nối dài của Đấng Phục Sinh cúi xuống và chữa lành. Trong chuyến đi, chúng tôi mang theo cả tình cảm của Cha và các đóng góp hy sinh của giáo dân trong vùng Bắc Đức giúp cho những người ở trong trại phong. Mới đây vào tháng giêng 2011 cha Tuấn, một giáo dân ở Đức và Cộng đoàn Phaolô Hàng Bột đã đi thăm viếng ủy lạo trại Phong Quả Cảm, Bắc Ninh và nhà tình thương Hương La. Trong sự liên kết ấy, lần này chúng tôi cũng theo phương án “góp gạo thổi chung: kẻ góp công, người góp của” cho chuyến đi Phú Bình với sự đóng góp của giáo dân vùng Bắc Đức, nhóm thiện nguyện Hà Nội và Nhà Dòng Thánh Phaolô Hà Nội. Lúc còn đang di chuyển trên xe buýt cha Tuấn cũng đã gọi điện thoại từ bên Đức hỏi thăm và động viên chúng tôi.
Lối vào trại Phong Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên cách đường quốc lộ khá xa, đường lại khó đi. Tôi đặt mình vào tâm trạng của những con người đã bỏ cuộc sống đầy yêu thương với người thân, gia đình để vào đây sống với nhau và tựa vào nhau để vượt qua những khó khăn mà họ chẳng muốn đón nhận chút nào. Có thể dùng từ nào nhỉ. “Cô lập!”. Đúng có lẽ đúng là cô lập… Thấy thương cho những mảnh đời bất hạnh, tôi càng hy vọng mình có thể làm được gì đấy, nhỏ bé thôi, một nụ cười, một ánh mắt cảm thông, một lời an ủi, một chút đụng chạm, một chút đỡ nâng…
Chiếc xe buýt to chứa tất cả 47 người và 4 Sơ dòng Thánh Phaolô đang di chuyển chậm dần vào phía trong trại Phú Bình và dừng lại. Sơ Liên từ trại phong Quả Cảm Bắc Ninh cũng đi xe máy cả 50 cây số đến giúp sức cho chúng tôi. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy ở đây một âm điệu, một hơi hướng rất gần gũi, thân quen, mới lần đầu mà tôi cứ ngỡ mình thuộc về nơi ấy. Ra đón đoàn chúng tôi là rất nhiều ông bà, cô bác, anh chị…, và cả các em nhỏ nữa, tất cả mọi người đều dành cho chúng tôi những nụ cười rạng rỡ, những ánh mắt trìu mến vô cùng. Tôi thay đổi cái nhìn và cách nhìn: Tôi đến đây để nhận chứ chẳng phải để cho. Và thế là tôi say sưa để đón nhận. Và tôi đã không sai lầm.
Tôi được biết nơi đây có tất cả 105 bệnh nhân, trong đó có khoảng 30 giáo dân Công Giáo nhưng đa phần là người Tân Tòng. Đức cha Giáo Phận Bắc Ninh, Cosma Hoàng Văn Đạt vẫn thường đến đây an ủi bệnh nhân và dâng thánh lễ cho họ.
Sau những lời chào hỏi thân tình giữa đoàn chúng tôi và Gia đình Phong Phú Bình. Chúng tôi hân hoan bước vào Thánh Lễ do cha Vicentê Mai Văn Mạnh, chánh xứ La Tú, Tân Khánh - Phú Bình (Trại Phong thuộc Giáo Xứ của Cha) cử hành. Sở dĩ chúng tôi chọn điều ấy vì chỉ có Đấng Phục Sinh mới có thể mới có thể lấp đầy những đau thương những lắng lo, muộn phiền của con người mà thôi. Lời Chúa trong ngày Thứ Bảy Tuần Bát Nhật cũng thật là trùng hợp: Phêrô và Gioan chữa người què nhờ Danh Đức Giêsu Kitô. Vâng, và bàn tay Ngài cũng đang chữa lành từng người những tật nguyền, những chai đá. Ngài chữa lành từng người bằng những cách khác nhau. Tôi nhận biết điều ấy nơi ánh mắt và khuôn mặt những tâm hồn rước Ngài vào tâm hồn mình. Có cả những con người thuộc về Ngài từ lâu rồi nhưng cái nhìn bên ngoài chỉ còn là thời gian….
Trong tình mến thương, chị em trong cộng đoàn chúng tôi chia sẻ cho mọi người trong Gia đình Phong Phú Bình những giai điệu dân gian từ các nhạc cụ dân tộc như: đàn tranh, đàn bầu, đàn tam thập lục, sáo, Organ do chúng tôi mang theo và cả sự chuẩn bị từ tuần lễ nay. Và chúng tôi như được trả lại cho nhiều hơn những gì đã cố gắng bằng những cái nhìn rất yêu thương, những nụ cười rạng rỡ. Tôi cảm nhận niềm vui từ sâu thẳm tâm hồn những con người bệnh tật ở đây.
Thời gian còn lại trước giờ cơm trưa, chúng tôi đi thăm hỏi từng người trong Gia đình Phong Phú Bình. Dọn dẹp một chút hoặc khâu vá lại những chiếc áo quần đã rách hoặc quét sạch đường đi lối lại, lau rửa thân thể cho các bệnh nhân…, lúc này chúng tôi có thời gian ở gần hơn với các ông các bà. Vâng, có lẽ chỉ để lắng nghe, vì chẳng mấy khi các ông bà ở đây có người vào thăm, nên có nỗi buồn, niềm vui nào đọng lại sâu nhất, các ông bà cũng chia sẻ cho chúng tôi. Thế là chúng tôi lại có thêm những kinh nghiệm về hạnh phúc và bất hạnh; về niềm vui và nỗi buồn. Các ông bà đón nhận bệnh tật cùng những đau đớn là hậu quả của nó để lại không nặng nề như chúng tôi nghĩ, điều quan trọng hơn là họ mất đi những gì là thiêng liêng: Gia đình, tình yêu và… sự giao tiếp. Nhưng những ngày tháng ấy cũng đã đang lùi xa khỏi họ, khi những tâm hồn ấy được Đức Giêsu Kitô đụng chạm đến và họ trở nên những người loan báo Tin Mừng của Ngài, là chứng nhân của sự chữa lành. Tôi thấy họ có gì đó giống với người mù ở miền Thập Tỉnh…
Nhưng những dòng tâm sự bị ngắt quãng rồi. Nồi cháo gà với bao cố gắng từ Cha, sự chuẩn bị của anh Hòa và các chị từ hôm trước và nãy giờ quý Sơ cùng các chị “bỏ hết hồn vào nhóm bếp nấu tại chỗ” đã xong. Từng tô cháo gà nóng hổi được đưa đến phòng cho mọi người trong tiếng cười và ánh mắt đầy quý mến của các chị được đáp lại bằng niềm vui của những người đón nhận. Không phải vui vì vật chất họ nhận được nhưng là sự cảm nhận tình yêu thương của những người trong gia đình của Cha trên trời… Thế là các bệnh nhân cùng nhau thưởng thức món cháo gà yêu thương ấy. Trong lúc trở lại phòng hội trường để ăn trưa, xuất xôi đã chuẩn bị từ 3 giờ sáng cho từng tham dự viên vào hộp xốp, tôi nghe vọng lại những tiếng nói chuyện của vài bệnh nhân: “Ăn bát cháo này chắc cả tuần chẳng cần ăn gì nữa” - “Em để cho bác mấy cái kẹo vừa được cho, bác ăn thì cũng như em ăn thôi mà, cùng là con Chúa cả…”. Tôi thấy lòng nao nao, chợt nhớ đến Cộng Đoàn các tín hữu Kitô tiên khởi.
Ngồi ăn trưa, tôi có cơ hội được nói chuyện với bác Hải – giám đốc quản trị ở đây. Tôi có cơ hội được giải đáp những thắc mắc từ lúc vào đây. Ở nơi đây mọi sự đều được chu đáo hơn so với những gì tôi đã thấy nơi các trại phong khác. Cả về phần tâm linh, như bác đã chia sẻ sau Thánh Lễ: Ai cũng có phần thiêng liêng cần thỏa mãn, và đôi lúc những cảm nghiệm thiêng liêng giúp người ta chống trọi với những “cuộc chiến trường kỳ” như bác và những người ở đây, thì tại sao lại không làm cho những ước mơ nhỏ bé ấy được toại nguyện. Bất ngờ là ở chỗ bác không phải là người Công giáo mà đã xin linh mục và các tu sĩ về dâng lễ, phục vụ ở đó; mà chính bác lại là người đi đón cha về dâng lễ. Còn nhiều điều để nói về bác nhưng tôi xin giữ lại để cầu nguyện cho ước mơ của bác thành hiện thực và mong muốn một ngày gần đây đón bác vào Gia Đình Giáo Hội cách chính thức… Tôi lại nhớ đến bà Yến, một bổn đạo mới 10 năm mà đã kéo hơn 40 người trở về với Chúa, chẳng phải bằng lời rao giảng hùng hồn nhưng là cách sống chứng nhân ở Gia đình Phú Bình này. Năm nay đã hơn 80 tuổi rồi, nhưng bà là niềm vui của bao người. Chúng tôi cũng thấy tâm hồn mình bình an và vui tươi hơn khi trò chuyện với bà…
Trở lại với các khu nhà với chổi, rễ, khăn lau trong tay, chúng tôi tiếp tục dọn dẹp cho các cụ ở từng căn phòng. Nhờ đó chúng tôi đi sâu hơn vào những sinh hoạt hằng ngày của các cụ. Với mức sống mỗi ngày 15.000 VNĐ cho mỗi bệnh nhân, chỉ vừa đủ cho các cụ sống qua ngày là cùng. Tôi thấy có lỗi cho những lần ăn uống hay vui chơi quá xa xỉ của mình. Nhìn những vết thương của các cụ cứ loét dần… rồi tiến đến một cái chân giả, ngón tay co quắp, là một sinh viên y khoa, tôi thấy có phần trách nhiệm!
Trước chuyến đi này theo lời khuyên của Sơ Lai, mỗi người tự đóng góp tiền túi rồi mua quà, quà gồm 105 túi trong đó gồm có: đường, khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa, xà bông giặt, xà bông tắm, lược chải đầu… Ngoài ra có 10 túi quà lớn để chơi trò chơi, trong đó là kẹo bánh, khi sinh hoạt xong thì bóc quà này ra và phát cho tất cả các bệnh nhân. Và cuối cùng mỗi bệnh nhân nhận thêm một thùng mì tôm.
Khi từ giã, bước chân lên xe mà lòng tôi vẫn còn vương vấn ở lại. Tôi nhớ từng ánh mắt và nụ cười của từng người, ánh mắt yêu thương và có phần níu giữ lấy tôi. “Nếu có cơ hội con sẽ quay trở lại trong một ngày gần nhất”, “Khi nào có điều kiện con về thăm mọi người ở đây nhé, “mọi người sẽ nhớ các con nhiều lắm”… Và một kế hoạch được vạch ra cho tôi…
Trên đường về đoàn chúng tôi tạt qua nhà một chị ở Cộng đoàn thăm gia đình ở gần Phú Bình. Nơi đây, tôi thấy được tấm lòng quảng đại của cha mẹ khi cho những người con của mình thực hiện ước mơ dâng mình cho Chúa - một ước mơ mà người đời thường cho là viển vông. Thương và biết ơn cha mẹ thật nhiều.
Cả quãng đường trở về Hà Nội không khí trầm hơn bởi hình như ai cũng muốn giữ lại cho mình một cảm nghiệm. Mỗi thành viên trong chuyến đi có một cảm nghiệm riêng và tìm cho mình một điểm dừng lại để cố gắng và sống có ý nghĩa hơn. Tuy mệt, nhưng là một ngày rất đẹp cho tất cả chúng tôi.
Xem hình ảnh
Ngồi trên xe, nhớ lại những sự chuẩn bị, những thao thức, những tình cảm mà tôi dành cho chuyến đi, tôi cảm thấy vui nhưng cũng không khỏi lo lắng, băn khoăn: Liệu tôi có thể đem niềm vui Phục Sinh cho tâm hồn nào không, có thể an ủi, có thể xoa dịu được vết thương nào không…? Thôi, phó thác cho Chúa Phục Sinh còn mình chỉ là khí cụ, nghĩ như vậy, tôi thả lỏng cho mình lao vào chơi đùa cùng các chị. Lâu rồi tôi chưa chơi đùa vui như thế này, vì cũng từ lâu rồi tôi không có chuyến đi nào với chị em. Đúng là chơi thì thời gian trôi thật nhanh. Chiếc xe lách mình qua một lối quẹo: “Chúng ta đã sắp đến trại phong Phú Bình. Mọi người chuẩn bị nhé…”.
Còn rất nhiều câu nhắc nhở phía sau nữa. Đó là anh Xuân Hòa. Đã từ lâu nay, anh trở thành một thiện nguyện viên của Cộng đoàn, đó là cái nhìn của anh cũng như của tất cả mọi người trong Cộng đoàn. Và một người nữa, tôi biết không hiện diện với đoàn hôm nay, nhưng đang đồng hành với tất cả. Đó là Cha Paul Phạm Văn Tuấn ở bên Đức- Người luôn thao thức cho những cuộc đời bất hạnh của bệnh nhân phong, một cánh tay nối dài của Đấng Phục Sinh cúi xuống và chữa lành. Trong chuyến đi, chúng tôi mang theo cả tình cảm của Cha và các đóng góp hy sinh của giáo dân trong vùng Bắc Đức giúp cho những người ở trong trại phong. Mới đây vào tháng giêng 2011 cha Tuấn, một giáo dân ở Đức và Cộng đoàn Phaolô Hàng Bột đã đi thăm viếng ủy lạo trại Phong Quả Cảm, Bắc Ninh và nhà tình thương Hương La. Trong sự liên kết ấy, lần này chúng tôi cũng theo phương án “góp gạo thổi chung: kẻ góp công, người góp của” cho chuyến đi Phú Bình với sự đóng góp của giáo dân vùng Bắc Đức, nhóm thiện nguyện Hà Nội và Nhà Dòng Thánh Phaolô Hà Nội. Lúc còn đang di chuyển trên xe buýt cha Tuấn cũng đã gọi điện thoại từ bên Đức hỏi thăm và động viên chúng tôi.
Lối vào trại Phong Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên cách đường quốc lộ khá xa, đường lại khó đi. Tôi đặt mình vào tâm trạng của những con người đã bỏ cuộc sống đầy yêu thương với người thân, gia đình để vào đây sống với nhau và tựa vào nhau để vượt qua những khó khăn mà họ chẳng muốn đón nhận chút nào. Có thể dùng từ nào nhỉ. “Cô lập!”. Đúng có lẽ đúng là cô lập… Thấy thương cho những mảnh đời bất hạnh, tôi càng hy vọng mình có thể làm được gì đấy, nhỏ bé thôi, một nụ cười, một ánh mắt cảm thông, một lời an ủi, một chút đụng chạm, một chút đỡ nâng…
Chiếc xe buýt to chứa tất cả 47 người và 4 Sơ dòng Thánh Phaolô đang di chuyển chậm dần vào phía trong trại Phú Bình và dừng lại. Sơ Liên từ trại phong Quả Cảm Bắc Ninh cũng đi xe máy cả 50 cây số đến giúp sức cho chúng tôi. Tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy ở đây một âm điệu, một hơi hướng rất gần gũi, thân quen, mới lần đầu mà tôi cứ ngỡ mình thuộc về nơi ấy. Ra đón đoàn chúng tôi là rất nhiều ông bà, cô bác, anh chị…, và cả các em nhỏ nữa, tất cả mọi người đều dành cho chúng tôi những nụ cười rạng rỡ, những ánh mắt trìu mến vô cùng. Tôi thay đổi cái nhìn và cách nhìn: Tôi đến đây để nhận chứ chẳng phải để cho. Và thế là tôi say sưa để đón nhận. Và tôi đã không sai lầm.
Tôi được biết nơi đây có tất cả 105 bệnh nhân, trong đó có khoảng 30 giáo dân Công Giáo nhưng đa phần là người Tân Tòng. Đức cha Giáo Phận Bắc Ninh, Cosma Hoàng Văn Đạt vẫn thường đến đây an ủi bệnh nhân và dâng thánh lễ cho họ.
Sau những lời chào hỏi thân tình giữa đoàn chúng tôi và Gia đình Phong Phú Bình. Chúng tôi hân hoan bước vào Thánh Lễ do cha Vicentê Mai Văn Mạnh, chánh xứ La Tú, Tân Khánh - Phú Bình (Trại Phong thuộc Giáo Xứ của Cha) cử hành. Sở dĩ chúng tôi chọn điều ấy vì chỉ có Đấng Phục Sinh mới có thể mới có thể lấp đầy những đau thương những lắng lo, muộn phiền của con người mà thôi. Lời Chúa trong ngày Thứ Bảy Tuần Bát Nhật cũng thật là trùng hợp: Phêrô và Gioan chữa người què nhờ Danh Đức Giêsu Kitô. Vâng, và bàn tay Ngài cũng đang chữa lành từng người những tật nguyền, những chai đá. Ngài chữa lành từng người bằng những cách khác nhau. Tôi nhận biết điều ấy nơi ánh mắt và khuôn mặt những tâm hồn rước Ngài vào tâm hồn mình. Có cả những con người thuộc về Ngài từ lâu rồi nhưng cái nhìn bên ngoài chỉ còn là thời gian….
Trong tình mến thương, chị em trong cộng đoàn chúng tôi chia sẻ cho mọi người trong Gia đình Phong Phú Bình những giai điệu dân gian từ các nhạc cụ dân tộc như: đàn tranh, đàn bầu, đàn tam thập lục, sáo, Organ do chúng tôi mang theo và cả sự chuẩn bị từ tuần lễ nay. Và chúng tôi như được trả lại cho nhiều hơn những gì đã cố gắng bằng những cái nhìn rất yêu thương, những nụ cười rạng rỡ. Tôi cảm nhận niềm vui từ sâu thẳm tâm hồn những con người bệnh tật ở đây.
Thời gian còn lại trước giờ cơm trưa, chúng tôi đi thăm hỏi từng người trong Gia đình Phong Phú Bình. Dọn dẹp một chút hoặc khâu vá lại những chiếc áo quần đã rách hoặc quét sạch đường đi lối lại, lau rửa thân thể cho các bệnh nhân…, lúc này chúng tôi có thời gian ở gần hơn với các ông các bà. Vâng, có lẽ chỉ để lắng nghe, vì chẳng mấy khi các ông bà ở đây có người vào thăm, nên có nỗi buồn, niềm vui nào đọng lại sâu nhất, các ông bà cũng chia sẻ cho chúng tôi. Thế là chúng tôi lại có thêm những kinh nghiệm về hạnh phúc và bất hạnh; về niềm vui và nỗi buồn. Các ông bà đón nhận bệnh tật cùng những đau đớn là hậu quả của nó để lại không nặng nề như chúng tôi nghĩ, điều quan trọng hơn là họ mất đi những gì là thiêng liêng: Gia đình, tình yêu và… sự giao tiếp. Nhưng những ngày tháng ấy cũng đã đang lùi xa khỏi họ, khi những tâm hồn ấy được Đức Giêsu Kitô đụng chạm đến và họ trở nên những người loan báo Tin Mừng của Ngài, là chứng nhân của sự chữa lành. Tôi thấy họ có gì đó giống với người mù ở miền Thập Tỉnh…
Nhưng những dòng tâm sự bị ngắt quãng rồi. Nồi cháo gà với bao cố gắng từ Cha, sự chuẩn bị của anh Hòa và các chị từ hôm trước và nãy giờ quý Sơ cùng các chị “bỏ hết hồn vào nhóm bếp nấu tại chỗ” đã xong. Từng tô cháo gà nóng hổi được đưa đến phòng cho mọi người trong tiếng cười và ánh mắt đầy quý mến của các chị được đáp lại bằng niềm vui của những người đón nhận. Không phải vui vì vật chất họ nhận được nhưng là sự cảm nhận tình yêu thương của những người trong gia đình của Cha trên trời… Thế là các bệnh nhân cùng nhau thưởng thức món cháo gà yêu thương ấy. Trong lúc trở lại phòng hội trường để ăn trưa, xuất xôi đã chuẩn bị từ 3 giờ sáng cho từng tham dự viên vào hộp xốp, tôi nghe vọng lại những tiếng nói chuyện của vài bệnh nhân: “Ăn bát cháo này chắc cả tuần chẳng cần ăn gì nữa” - “Em để cho bác mấy cái kẹo vừa được cho, bác ăn thì cũng như em ăn thôi mà, cùng là con Chúa cả…”. Tôi thấy lòng nao nao, chợt nhớ đến Cộng Đoàn các tín hữu Kitô tiên khởi.
Ngồi ăn trưa, tôi có cơ hội được nói chuyện với bác Hải – giám đốc quản trị ở đây. Tôi có cơ hội được giải đáp những thắc mắc từ lúc vào đây. Ở nơi đây mọi sự đều được chu đáo hơn so với những gì tôi đã thấy nơi các trại phong khác. Cả về phần tâm linh, như bác đã chia sẻ sau Thánh Lễ: Ai cũng có phần thiêng liêng cần thỏa mãn, và đôi lúc những cảm nghiệm thiêng liêng giúp người ta chống trọi với những “cuộc chiến trường kỳ” như bác và những người ở đây, thì tại sao lại không làm cho những ước mơ nhỏ bé ấy được toại nguyện. Bất ngờ là ở chỗ bác không phải là người Công giáo mà đã xin linh mục và các tu sĩ về dâng lễ, phục vụ ở đó; mà chính bác lại là người đi đón cha về dâng lễ. Còn nhiều điều để nói về bác nhưng tôi xin giữ lại để cầu nguyện cho ước mơ của bác thành hiện thực và mong muốn một ngày gần đây đón bác vào Gia Đình Giáo Hội cách chính thức… Tôi lại nhớ đến bà Yến, một bổn đạo mới 10 năm mà đã kéo hơn 40 người trở về với Chúa, chẳng phải bằng lời rao giảng hùng hồn nhưng là cách sống chứng nhân ở Gia đình Phú Bình này. Năm nay đã hơn 80 tuổi rồi, nhưng bà là niềm vui của bao người. Chúng tôi cũng thấy tâm hồn mình bình an và vui tươi hơn khi trò chuyện với bà…
Trở lại với các khu nhà với chổi, rễ, khăn lau trong tay, chúng tôi tiếp tục dọn dẹp cho các cụ ở từng căn phòng. Nhờ đó chúng tôi đi sâu hơn vào những sinh hoạt hằng ngày của các cụ. Với mức sống mỗi ngày 15.000 VNĐ cho mỗi bệnh nhân, chỉ vừa đủ cho các cụ sống qua ngày là cùng. Tôi thấy có lỗi cho những lần ăn uống hay vui chơi quá xa xỉ của mình. Nhìn những vết thương của các cụ cứ loét dần… rồi tiến đến một cái chân giả, ngón tay co quắp, là một sinh viên y khoa, tôi thấy có phần trách nhiệm!
Trước chuyến đi này theo lời khuyên của Sơ Lai, mỗi người tự đóng góp tiền túi rồi mua quà, quà gồm 105 túi trong đó gồm có: đường, khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa, xà bông giặt, xà bông tắm, lược chải đầu… Ngoài ra có 10 túi quà lớn để chơi trò chơi, trong đó là kẹo bánh, khi sinh hoạt xong thì bóc quà này ra và phát cho tất cả các bệnh nhân. Và cuối cùng mỗi bệnh nhân nhận thêm một thùng mì tôm.
Khi từ giã, bước chân lên xe mà lòng tôi vẫn còn vương vấn ở lại. Tôi nhớ từng ánh mắt và nụ cười của từng người, ánh mắt yêu thương và có phần níu giữ lấy tôi. “Nếu có cơ hội con sẽ quay trở lại trong một ngày gần nhất”, “Khi nào có điều kiện con về thăm mọi người ở đây nhé, “mọi người sẽ nhớ các con nhiều lắm”… Và một kế hoạch được vạch ra cho tôi…
Trên đường về đoàn chúng tôi tạt qua nhà một chị ở Cộng đoàn thăm gia đình ở gần Phú Bình. Nơi đây, tôi thấy được tấm lòng quảng đại của cha mẹ khi cho những người con của mình thực hiện ước mơ dâng mình cho Chúa - một ước mơ mà người đời thường cho là viển vông. Thương và biết ơn cha mẹ thật nhiều.
Cả quãng đường trở về Hà Nội không khí trầm hơn bởi hình như ai cũng muốn giữ lại cho mình một cảm nghiệm. Mỗi thành viên trong chuyến đi có một cảm nghiệm riêng và tìm cho mình một điểm dừng lại để cố gắng và sống có ý nghĩa hơn. Tuy mệt, nhưng là một ngày rất đẹp cho tất cả chúng tôi.