Peru: Một người khủng bố hoán cải nhờ Chân phước Gioan Phaolô II
Lima - Một lá thư do ĐTC Gioan Phaolô II gửi năm 1991 cho một tù nhân ở Lima, Peru, đã làm gia tăng đức tin của tù nhân ấy và cảm hứng cho ông "tiếp tục các nỗ lực truyền giáo của mình ở trong nhà tù”.
Ông Carlos Villanueva Turrin đã ngồi tù 10 năm vì tội khủng bố tại nhà tù Castro Castro ở Lima, Peru.
Turrin, người được trả tự do năm 1999, nói với hãng tin CNA rằng nhiều tháng trước khi ông nhận được lá thư của ĐTC, ông đã viết thư cho Ngài mà không mong nhận được hồi âm. Turrin nói: “Tôi biết là Ngài quá bận rộn và nhận được quá nhiều lá thư, đến nỗi tôi không hề nghĩ rằng Ngài sẽ quan tâm đến một tù nhân”.
Trong thư trả lời, ĐTC cám ơn Turrin đã viết thư cho Ngài, và dâng lời cầu nguyện rằng “nhờ lời cầu cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa sẽ ban sức mạnh cho con trong đức tin, và ban cho con sự bình an liên lỉ và sự phồn thịnh Kitô giáo". Ngài cũng ban phép lành cho Turrin và các người thân yêu của ông.
Turrin nhớ lại các khó khăn khi sống đời Kitô hữu và làm việc truyền giáo trong nhà tù. Ông nói: “Vào thời điểm đó, khoảng năm 1989-1990, những người duy nhất có thể kiểm soát và quản lý khối người tù của chúng tôi trong trại giam là nhóm Con Đường Sáng, và chúng tôi là kẻ thù".
Tổ chức Con Đường Sáng là một tổ chức khủng bố chịu trách nhiệm về nhiều cuộc tấn công chống chính phủ trong suốt các thập niên 1980 và 1990.
Ông nói: “Các người đứng đầu các cộng đồng Kitô hữu nhỏ của chúng tôi là mục tiêu của các mối đe dọa giết chết, đe dọa tâm lý, tấn công thể lý và lạm dụng. Hầu như mọi người chúng tôi đều bị lạm dụng về thân xác và tâm lý, nhưng đây là cái giá cho sự hoán cải của mình, và chúng tôi chấp nhận nó".
Nhóm khủng bố càng không hài lòng với công tác hoán cải tù nhân của Turrin, khi số thành viên của cộng đồng Kitô giáo tăng từ 15 người lên 100 người.
Ông kể tiếp: “Đã có thời gian tù nhân rao giảng Tin Mừng cho tù nhân; chúng tôi đảm nhận việc lãnh đạo này vì có những lúc hầu như các linh mục và tu sĩ không thể vào thăm nhà tù được. Cuối cùng, 12 cộng đồng Kitô hữu đã được thành lập, mỗi khối nhà tù có một cộng đồng. Hàng năm nhiều tù nhân tự tận hiến cho Đức Trinh Nữ Maria. Rồi chúng tôi đã có thể tổ chức lễ hội vì sự sống và hòa bình, các hoạt động đó là mạnh mẽ và chưa từng nghe thấy vào thời gian đó, khi chúng tôi đang sống dưới một chế độ hà khắc”.
Ông nhận định: “Tuy nhiên, Chúa đã cho phép tất cả các sự kiện ấy diễn ra - như thể chúng tôi đang được tự do – với nhiều giải thưởng, cuộc thi..."
Ông nói rằng việc ông được nhìn thấy lễ phong Chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II “là một kinh nghiệm sâu sắc, bởi vì trong thâm tâm tôi đã nghĩ về cách thức mà vị Giáo hoàng này, con người dễ mến đã viết thư cho tôi, sẽ được phong Chân phước ngày nay”.
Ông Turrin kể lại: “Tôi đã đọc tác phẩm của Ngài trong tù, và chúng tôi luôn nói với nhau rằng Ngài là một vị thánh”.
Người cựu tù nhân này đã tiếp tục việc truyền giáo trong ba cơ sở ở Lima. (CNA 9-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Lima - Một lá thư do ĐTC Gioan Phaolô II gửi năm 1991 cho một tù nhân ở Lima, Peru, đã làm gia tăng đức tin của tù nhân ấy và cảm hứng cho ông "tiếp tục các nỗ lực truyền giáo của mình ở trong nhà tù”.
Turrin, người được trả tự do năm 1999, nói với hãng tin CNA rằng nhiều tháng trước khi ông nhận được lá thư của ĐTC, ông đã viết thư cho Ngài mà không mong nhận được hồi âm. Turrin nói: “Tôi biết là Ngài quá bận rộn và nhận được quá nhiều lá thư, đến nỗi tôi không hề nghĩ rằng Ngài sẽ quan tâm đến một tù nhân”.
Trong thư trả lời, ĐTC cám ơn Turrin đã viết thư cho Ngài, và dâng lời cầu nguyện rằng “nhờ lời cầu cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa sẽ ban sức mạnh cho con trong đức tin, và ban cho con sự bình an liên lỉ và sự phồn thịnh Kitô giáo". Ngài cũng ban phép lành cho Turrin và các người thân yêu của ông.
Turrin nhớ lại các khó khăn khi sống đời Kitô hữu và làm việc truyền giáo trong nhà tù. Ông nói: “Vào thời điểm đó, khoảng năm 1989-1990, những người duy nhất có thể kiểm soát và quản lý khối người tù của chúng tôi trong trại giam là nhóm Con Đường Sáng, và chúng tôi là kẻ thù".
Tổ chức Con Đường Sáng là một tổ chức khủng bố chịu trách nhiệm về nhiều cuộc tấn công chống chính phủ trong suốt các thập niên 1980 và 1990.
Ông nói: “Các người đứng đầu các cộng đồng Kitô hữu nhỏ của chúng tôi là mục tiêu của các mối đe dọa giết chết, đe dọa tâm lý, tấn công thể lý và lạm dụng. Hầu như mọi người chúng tôi đều bị lạm dụng về thân xác và tâm lý, nhưng đây là cái giá cho sự hoán cải của mình, và chúng tôi chấp nhận nó".
Nhóm khủng bố càng không hài lòng với công tác hoán cải tù nhân của Turrin, khi số thành viên của cộng đồng Kitô giáo tăng từ 15 người lên 100 người.
Ông kể tiếp: “Đã có thời gian tù nhân rao giảng Tin Mừng cho tù nhân; chúng tôi đảm nhận việc lãnh đạo này vì có những lúc hầu như các linh mục và tu sĩ không thể vào thăm nhà tù được. Cuối cùng, 12 cộng đồng Kitô hữu đã được thành lập, mỗi khối nhà tù có một cộng đồng. Hàng năm nhiều tù nhân tự tận hiến cho Đức Trinh Nữ Maria. Rồi chúng tôi đã có thể tổ chức lễ hội vì sự sống và hòa bình, các hoạt động đó là mạnh mẽ và chưa từng nghe thấy vào thời gian đó, khi chúng tôi đang sống dưới một chế độ hà khắc”.
Ông nhận định: “Tuy nhiên, Chúa đã cho phép tất cả các sự kiện ấy diễn ra - như thể chúng tôi đang được tự do – với nhiều giải thưởng, cuộc thi..."
Ông nói rằng việc ông được nhìn thấy lễ phong Chân phước cho ĐTC Gioan Phaolô II “là một kinh nghiệm sâu sắc, bởi vì trong thâm tâm tôi đã nghĩ về cách thức mà vị Giáo hoàng này, con người dễ mến đã viết thư cho tôi, sẽ được phong Chân phước ngày nay”.
Ông Turrin kể lại: “Tôi đã đọc tác phẩm của Ngài trong tù, và chúng tôi luôn nói với nhau rằng Ngài là một vị thánh”.
Người cựu tù nhân này đã tiếp tục việc truyền giáo trong ba cơ sở ở Lima. (CNA 9-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa