Với các du khách đến Roma, Quảng Trường Thánh Phêrô là điểm hẹn vào mỗi sáng Chúa nhật, để mọi người có dịp gặp gỡ và đọc kinh Truyền Tin chung với Đức Thánh Cha. Cuộc gặp gỡ mỗi tuần một lần thường chỉ vỏn vẹn trong khoảng mười lăm phút, nhưng bầu khí của cuộc gặp gỡ thì không kém phần tưng bừng nô nức, và nội dung của cuộc gặp gỡ thì luôn chân tình và sâu lắng. Sáng Chúa nhật 26.06, dịp Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa, trước đông đảo khách hành hương, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ và nhắn gởi tới mọi người một sứ điệp quan trọng: Thánh Thể là trung tâm của đời sống Giáo hội. Trong bài diễn văn trước giờ kinh, Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta mừng lễ Corpus Domini, Lễ Kính Mình và Máu Chúa, là Bích Tích mà Đức Giêsu đã lập ra trong bữa Tiệc Ly, là kho tàng quý giá nhất của Giáo Hội. Bích Tích Thánh Thể là trung tâm điểm trao ban sức sống cho toàn bộ thân thể mầu nhiệm là Giáo hội, một thực thể mang tính cộng đồng xã hội dựa trên mối liên kết thiêng liêng mà cụ thể với Đức Kitô. Như thánh tông đồ Phaolô đã khẳng định: “Bởi vì chỉ có một Tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”(1 Cr 10, 17). Không có Bích Tích Thánh Thể thì đã không có Giáo hội. Chính Bí Tích Thánh Thể làm cho một cộng đồng nhân loại trở nên một mầu nhiệm của sự hiệp thông, có khả năng mang Thiên Chúa đến cho thế giới và mang thế giới trở về với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, Đấng biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Đức Kitô, cũng biến đổi tất cả những ai đón nhận Thánh Thể với niềm tin trở thành một chi thể trong Thân Thể của Đức Kitô. Như thế, Giáo Hội quả thật là Bí Tích của sự hiệp nhất giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với con người.
Càng lúc chúng ta như càng bị dìm vào sâu trong khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân, là khuynh hướng của xã hội phương Tây, và đang có chiều hướng lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới. Trước thực trạng này, Bí Tích Thánh Thể chính là một loại thuốc giải độc cho tâm trí và con tim của những người tín hữu, để không ngừng gieo vào họ lý tưởng sống của tình hiệp thông, của sự phục vụ và chia sẻ, là lý tưởng sống của Tin Mừng. Các Kitô hữu đầu tiên tại Giêrusalem là một dấu chỉ rõ ràng của lối sống mới này, bởi vì họ đã sống tình huynh đệ và đã đặt tất cả tài sản của họ để làm của chung, để không có ai phải lâm vào cảnh nghèo khổ. (x. Cv 2, 42-47). Từ đâu mà có được điều này? Từ Bí Tích Thánh Thể, nghĩa là từ Đức Kitô Phục Sinh, Đấng thực sự hiện diện giữa các môn đệ của Người và vẫn tiếp tục thực hiện công trình của Người với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Với những thế hệ tiếp nối nhau, trải dài suốt bao thế kỷ, Giáo hội mặc dù có những giới hạn và yếu đuối của con người, nhưng vẫn không ngừng là một sức mạnh hiệp thông giữa lòng thế giới. Chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến những thời điểm khó khăn và thử thách, chẳng hạn như ở các quốc gia dưới quyền thống trị của những thể chế độc tài, quả là ý nghĩa biết bao việc có thể gặp mặt nhau trong Thánh Lễ mỗi Chúa nhật! Như các Thánh Tử Đạo của vùng Abitene của Tunisi đã nói: “Sine Dominico non possumus”, nghĩa là: không có Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật thì chúng ta không thể sống!
Chúng ta kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà vị Tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Gioan Phaolo II đã gọi là “Người Nữ Thánh Thể” (Ecclesia de Eucharistia 53-58). Dưới mái trường của Mẹ, cuộc sống của chúng ta cũng trở nên một “Thánh Thể” trọn vẹn, mở ra với Thiên Chúa và với người khác, có khả năng biến đổi điều xấu thành những điều tốt với sức mạnh của tình yêu, của sự hiệp nhất của tình hiệp thông và huynh đệ.
Kết thúc buổi đọc kinh, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến các du khách hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài nhắc nhớ mọi người về ý nghĩa của ngày lễ, kêu gọi mọi người hãy vui mừng vì quà tặng lớn lao mà Thiên Chúa ban cho con người, chính là Đức Giêsu, Bánh Hằng Sống, Đấng đã trao ban chính mình để cho con người được sống. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy mở rộng tâm hồn mình để đến với mọi người và cùng nhau bước đi trên nẻo đường sự sống.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay chúng ta mừng lễ Corpus Domini, Lễ Kính Mình và Máu Chúa, là Bích Tích mà Đức Giêsu đã lập ra trong bữa Tiệc Ly, là kho tàng quý giá nhất của Giáo Hội. Bích Tích Thánh Thể là trung tâm điểm trao ban sức sống cho toàn bộ thân thể mầu nhiệm là Giáo hội, một thực thể mang tính cộng đồng xã hội dựa trên mối liên kết thiêng liêng mà cụ thể với Đức Kitô. Như thánh tông đồ Phaolô đã khẳng định: “Bởi vì chỉ có một Tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”(1 Cr 10, 17). Không có Bích Tích Thánh Thể thì đã không có Giáo hội. Chính Bí Tích Thánh Thể làm cho một cộng đồng nhân loại trở nên một mầu nhiệm của sự hiệp thông, có khả năng mang Thiên Chúa đến cho thế giới và mang thế giới trở về với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, Đấng biến bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Đức Kitô, cũng biến đổi tất cả những ai đón nhận Thánh Thể với niềm tin trở thành một chi thể trong Thân Thể của Đức Kitô. Như thế, Giáo Hội quả thật là Bí Tích của sự hiệp nhất giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với con người.
Càng lúc chúng ta như càng bị dìm vào sâu trong khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân, là khuynh hướng của xã hội phương Tây, và đang có chiều hướng lan rộng ra khắp mọi nơi trên thế giới. Trước thực trạng này, Bí Tích Thánh Thể chính là một loại thuốc giải độc cho tâm trí và con tim của những người tín hữu, để không ngừng gieo vào họ lý tưởng sống của tình hiệp thông, của sự phục vụ và chia sẻ, là lý tưởng sống của Tin Mừng. Các Kitô hữu đầu tiên tại Giêrusalem là một dấu chỉ rõ ràng của lối sống mới này, bởi vì họ đã sống tình huynh đệ và đã đặt tất cả tài sản của họ để làm của chung, để không có ai phải lâm vào cảnh nghèo khổ. (x. Cv 2, 42-47). Từ đâu mà có được điều này? Từ Bí Tích Thánh Thể, nghĩa là từ Đức Kitô Phục Sinh, Đấng thực sự hiện diện giữa các môn đệ của Người và vẫn tiếp tục thực hiện công trình của Người với sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Với những thế hệ tiếp nối nhau, trải dài suốt bao thế kỷ, Giáo hội mặc dù có những giới hạn và yếu đuối của con người, nhưng vẫn không ngừng là một sức mạnh hiệp thông giữa lòng thế giới. Chúng ta hãy đặc biệt nghĩ đến những thời điểm khó khăn và thử thách, chẳng hạn như ở các quốc gia dưới quyền thống trị của những thể chế độc tài, quả là ý nghĩa biết bao việc có thể gặp mặt nhau trong Thánh Lễ mỗi Chúa nhật! Như các Thánh Tử Đạo của vùng Abitene của Tunisi đã nói: “Sine Dominico non possumus”, nghĩa là: không có Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật thì chúng ta không thể sống!
Chúng ta kêu cầu Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà vị Tiền nhiệm của tôi, Chân Phước Gioan Phaolo II đã gọi là “Người Nữ Thánh Thể” (Ecclesia de Eucharistia 53-58). Dưới mái trường của Mẹ, cuộc sống của chúng ta cũng trở nên một “Thánh Thể” trọn vẹn, mở ra với Thiên Chúa và với người khác, có khả năng biến đổi điều xấu thành những điều tốt với sức mạnh của tình yêu, của sự hiệp nhất của tình hiệp thông và huynh đệ.
Kết thúc buổi đọc kinh, Đức Thánh Cha gởi lời chào đến các du khách hiện diện tại quảng trường thánh Phêrô. Ngài nhắc nhớ mọi người về ý nghĩa của ngày lễ, kêu gọi mọi người hãy vui mừng vì quà tặng lớn lao mà Thiên Chúa ban cho con người, chính là Đức Giêsu, Bánh Hằng Sống, Đấng đã trao ban chính mình để cho con người được sống. Ngài cũng mời gọi mọi người hãy mở rộng tâm hồn mình để đến với mọi người và cùng nhau bước đi trên nẻo đường sự sống.