Kỳ thị phái tính không chỉ xẩy ra tại nơi làm việc. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các thai nhi nữ đang bị nhắm để loại bỏ. Nhà báo Mara Hvistendahl cho ta biết nguồn gốc và phạm vi của hiện tượng này trong cuốn “Unnatural Selection: Choosing Boys Over Girls, And the Consequences of a World Full of Men" (Chọn Lựa Không Tự Nhiên: Chọn Con Trai Hơn Con Gái, Và Các Hậu Quả Khi Thế Giới Đầy Đàn Ông) (Public Affairs).
Trên khắp thế giới, trung bình cứ 100 trẻ nữ sinh ra, ta lại có 105 trẻ trai. Vì nam giới thường chết sớm hơn nên sự bất quân bình lúc mới sinh này sẽ được cân bằng về sau. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Hoa và Ấn Độ thì hơi có khác, các dữ kiện của Mara cho thấy số sinh hiện nay của trẻ trai là 121 ở nước đầu và 112 ở nước sau.
Năm 2005, nhà dân số học người Pháp, Christophe Guilmoto, tính toán thấy rằng nếu sinh suất của Á Châu vẫn ở mức tự nhiên, thì lục địa này cần có thêm 163 triệu phụ nữ nữa. Hvistendahl cho rằng: con số này không nhỏ, nó lớn hơn tổng số phụ nữ của Hoa Kỳ.
Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng Á Châu. Cùng một khuynh hướng ấy đang xẩy ra tại các nước vùng Caucasian như Azerbaijan, Georgia, Armenia, và cả Balkans nữa. Điều đáng lưu ý, nó xẩy ra đúng vào lúc dân số thế giới đang đi xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng tới nhiều quốc gia đang phát triển, trong cả mấy thập niên sắp tới. Cả các nước đang cải thiện mức sống cũng gặp cùng một hiện tượng bất quân bình này. Các nhà khoa học xã hội từng giả định rằng viễn tượng đối với phụ nữ sẽ cải thiện khi các nước trở nên giầu có hơn, nhưng thực ra, ta thấy có điều ngược hẳn lại.
Siêu âm
Hvistendahl cho rằng giả định trên đã làm các nhà dân số học không chú ý tới điều đang xẩy ra. Dù hiện nay rất nhiều máy siêu âm rẻ tiền đã được đưa vào sử dụng, nhiều nhà dân số học vẫn cho rằng việc phá thai do lựa chọn phái tính nay mai sẽ không còn. Ngày nay, cả các dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng các cặp vợ chồng nay mai sẽ có số con trai và số con gái bằng nhau.
Một trong các chủ đề chính của cuốn sách là việc Hvistendahl cố gắng tìm ra các nguyên nhân của việc bất quân bình kia. Ngược với nhiều người khác vốn nhấn mạnh tới truyền thống văn hóa như là lực chính thúc đẩy người ta chuộng con trai hơn, bà muốn nói tới những nhân tố khác như chính sách kiểm soát dân số chẳng hạn.
Dù gì, theo bà, người của hầu hết các nền văn hóa tuy lúc nào cũng chuộng con trai hơn con gái, nhưng việc chọn lựa dựa vào phái tính đâu có xẩy ra tại mọi nơi. Mối liên kết với chính sách kiểm soát dân số còn thấy rõ ở sự kiện: tại một số quốc gia gần đây, có sự song hành giữa việc chuyển qua một sinh suất thấp và việc giảm con số trẻ nữ một cách đáng kể.
Trong mấy thập niên qua, phong trào kiểm soát dân số đã biến con người thành con số, và người ta đang khuyến khích các cha mẹ tại các quốc gia đang phát triển nên có một gia đình nhỏ hơn. Theo tác giả, ý niệm cho rằng cần phải kiểm soát việc sinh sản đã dẫn tới não trạng coi con trẻ như một thứ hàng hóa chế tạo.
Khởi từ thập niên 1960, các giai cấp ưu tú về kinh doanh và văn hóa ở Hoa Kỳ bắt đầu làm áp lực đòi phải kiểm soát dân số, một việc mà theo họ cần phải làm để bảo đảm việc thành công về kinh tế cho các nước đã mở mang. Viện trợ kinh tế của Tây Phương thường đòi các nước nhận viện trợ phải có chính sách kiểm soát dân số.
Đó không phải là lần đầu tiên Tây Phương đưa ra áp lực ấy. Ở Ấn Độ, người Anh vốn có tài liệu nói về việc sát hại hài nhi nữ. Họ cho rằng hiện tượng này do truyền thống văn hóa cổ xưa. Nhưng theo Hvistendahl, các nghiên cứu sau này, khi khảo sát các chính sách đất đai và thuế khóa của Công Ty Đông Ấn trong thế kỷ 19, đã kết luận rằng chính người Anh đã gia tăng áp lực phải sát hại hài nhi nữ. Đã đành là trong một số đẳng cấp Ấn Độ, con gái từng bị sát hại trước khi người Anh đến xâm lăng, nhưng các cải cách do người Anh mang đến đã khiến việc sát hại hài nhi nữ lan qua các đẳng cấp khác.
Năm 1967, hãng Disney sản xuất một cuốn phim cho Hội Đồng Dân Số tựa là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”. Cuốn phim này sau đó đã được chuyển ngữ sang 24 thứ tiếng khác. Nó mô tả Vịt Donald như một người cha có trách nhiệm vì đã có một gia đình nhỏ và sung túc. Người xem được nghe rằng không có kế hoạch hóa gia đình, “con cái sẽ yếu đau và bất hạnh, rất ít có hy vọng cho tương lai”.
Học hành cao
Giả thuyết cho rằng việc chọn lựa dựa vào phái tính chủ yếu là do truyền thống văn hóa cũng mâu thuẫn với việc người ta mới khám phá ra điều này: việc chọn lựa dựa vào phái tính chỉ khởi sự một cách chuyên biệt cùng với đà đô thị hóa và học hành cao trong xã hội. Nói rõ hơn là nhờ người ta biết dùng kỹ thuật học mới như các máy siêu âm chẳng hạn.
Cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ năm 2001 cho thấy phụ nữ có bằng trung học hay cao hơn có 114 con trai so với 100 con gái. Trái lại, nơi các phụ nữ mù chữ, tỷ số ấy chỉ là 108/100. Một thí dụ khác là tình hình tại quận Suining ở Trung Hoa, nằm giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Bắt đầu từ thập niên 1990, quận này được hưởng một mức tăng kinh tế khá cao, cho phép các bậc cha mẹ đủ phương tiện hối lộ các kỹ thuật viên về siêu âm để họ cho biết phái tính của đứa con sắp sinh. Lúc Hvistendahl tới đó quan sát, các kỹ thuật viên này đòi 150 dollars cho một tin tức về phái tính của thai nhi. Năm 2007, các con số thống kê của chính phủ cho thấy sinh suất của Suining là 152 con trai so với 100 con gái.
Mẫu mực trên cũng xẩy ra tại Albania. Từ năm 2004 tới năm 2009, nền kinh tế của nước này tăng trung bình 6% mỗi năm. Sinh suất giảm từ 3.2 con mỗi phụ nữ trong năm 1990 xuống còn 1.5 con trong năm 2001. Con số của Liên Hiệp Quốc diễn dịch tỷ số này là 115 con trai so với 100 con gái, có khi còn cao hơn.
Cuốn sách của Hvistendahl cũng khảo sát lời tố cáo cho rằng chính đàn ông mới coi con gái có địa vị thấp kém nên đã buộc các bà vợ phải trục thai chúng. Điều này có xẩy ra ở một số trường hợp. Nhưng Hvistendahl cho rằng quyết định phá thai phần lớn do chính phụ nữ, do cả người vợ lẫn bà mẹ chồng. Tác giả cũng trích dẫn nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường phá thai vì chọn lựa phái tính để chu toàn “bổn phận” có con trai và theo nghĩa này, đây là một việc bảo vệ quyền hành của họ.
Sinh suất
Việc chuộng con trai là một thái độ khá dai dẳng cả nơi người Á Châu hiện đang sống trong các xã hội Tây Phương. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu các cặp vợ chồng hậu duệ của người Trung Hoa, Đại Hàn và Ấn Độ cho thấy: đối với đứa con đầu, người ta giữ tỷ số phái tính bình thường. Nhưng đối với những cặp vợ chồng đã có một con gái rồi, thì tỷ số cho lần sinh sau phải là 117 trai/100 gái và nếu họ đã có đến 2 đứa con gái rồi, thì tỷ số ấy nhất định phải là 151 trai/100 gái.
Hvistendahl cho hay bà không rõ lý do tại sao cũng một hiện tượng ấy xẩy ra trong các hoàn cảnh khác nhau như thế. Tuy nhiên, một ước đoán là người Mỹ gốc Á Châu có tỷ lệ sinh sản thấp nhất trong các nhóm sắc tộc, nó chỉ là 1.9 con cho mỗi phụ nữ.
Hvistendahl cũng xem sét một số hậu quả của tỷ lệ phái tính bất quân bình trong tương lai. Hậu quả rõ ràng nhất là sẽ có hàng chục triệu đàn ông không tìm được nàng dâu nào trong tương lai. Ngày nay, thế hệ đầu tiên của nạn bất quân bình kia đang phải lớn lên trong khung cảnh càng ngày càng có việc gia tăng nạn mãi dâm, mua cô dâu cũng như hôn nhân cưỡng bức.
Ở Nam Hàn và Đài Loan, đàn ông đang tham dự các “vòng du lịch hôn nhân” ở Việt Nam để kiếm vợ. Đàn ông thuộc các vùng giầu có hơn ở Trung Hoa và Ấn Độ đang đi mua vợ từ các vùng nghèo hơn. Đàng khác, xã hội nào thặng dư đàn ông độc thân cũng có nghĩa là xã hội ấy nhiều bất ổn và bạo động hơn.
Phá thai vì chọn lựa phái tính không thịnh hành lắm tại các nước Tây Phương, nhưng tại đó cũng có những bệnh xá sinh đẻ hứa hẹn sẽ sắp đặt trước việc chọn lựa phái tính khi họ chữa trị theo phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Nhiều nước ngăn cấm việc này, mà theo nguồn tin được sách này trưng dẫn thì con số là 36, nhưng tại Hoa Kỳ, không hề có sự hạn chế như thế. Tại các nước đang mở mang, nơi từng du nhập việc thụ thai trong ống nghiệm, người ta cũng nhờ phương pháp này để chọn lựa phái tính. Hvistendahl cho rằng tại Trung Hoa cũng như tại California, các bà mẹ đã trở thành những nhà duy ưu sinh học (eugenicists) cho chính mình”. Đây quả là một thảm họa với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thập niên sắp tới.
Theo Cha John Flynn, Zenit 3 tháng 7, 2011.
Trên khắp thế giới, trung bình cứ 100 trẻ nữ sinh ra, ta lại có 105 trẻ trai. Vì nam giới thường chết sớm hơn nên sự bất quân bình lúc mới sinh này sẽ được cân bằng về sau. Tuy nhiên, tình hình ở Trung Hoa và Ấn Độ thì hơi có khác, các dữ kiện của Mara cho thấy số sinh hiện nay của trẻ trai là 121 ở nước đầu và 112 ở nước sau.
Năm 2005, nhà dân số học người Pháp, Christophe Guilmoto, tính toán thấy rằng nếu sinh suất của Á Châu vẫn ở mức tự nhiên, thì lục địa này cần có thêm 163 triệu phụ nữ nữa. Hvistendahl cho rằng: con số này không nhỏ, nó lớn hơn tổng số phụ nữ của Hoa Kỳ.
Nhưng đó không phải là vấn đề của riêng Á Châu. Cùng một khuynh hướng ấy đang xẩy ra tại các nước vùng Caucasian như Azerbaijan, Georgia, Armenia, và cả Balkans nữa. Điều đáng lưu ý, nó xẩy ra đúng vào lúc dân số thế giới đang đi xuống. Hiện tượng này ảnh hưởng tới nhiều quốc gia đang phát triển, trong cả mấy thập niên sắp tới. Cả các nước đang cải thiện mức sống cũng gặp cùng một hiện tượng bất quân bình này. Các nhà khoa học xã hội từng giả định rằng viễn tượng đối với phụ nữ sẽ cải thiện khi các nước trở nên giầu có hơn, nhưng thực ra, ta thấy có điều ngược hẳn lại.
Siêu âm
Hvistendahl cho rằng giả định trên đã làm các nhà dân số học không chú ý tới điều đang xẩy ra. Dù hiện nay rất nhiều máy siêu âm rẻ tiền đã được đưa vào sử dụng, nhiều nhà dân số học vẫn cho rằng việc phá thai do lựa chọn phái tính nay mai sẽ không còn. Ngày nay, cả các dự phóng dân số của Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng các cặp vợ chồng nay mai sẽ có số con trai và số con gái bằng nhau.
Một trong các chủ đề chính của cuốn sách là việc Hvistendahl cố gắng tìm ra các nguyên nhân của việc bất quân bình kia. Ngược với nhiều người khác vốn nhấn mạnh tới truyền thống văn hóa như là lực chính thúc đẩy người ta chuộng con trai hơn, bà muốn nói tới những nhân tố khác như chính sách kiểm soát dân số chẳng hạn.
Dù gì, theo bà, người của hầu hết các nền văn hóa tuy lúc nào cũng chuộng con trai hơn con gái, nhưng việc chọn lựa dựa vào phái tính đâu có xẩy ra tại mọi nơi. Mối liên kết với chính sách kiểm soát dân số còn thấy rõ ở sự kiện: tại một số quốc gia gần đây, có sự song hành giữa việc chuyển qua một sinh suất thấp và việc giảm con số trẻ nữ một cách đáng kể.
Trong mấy thập niên qua, phong trào kiểm soát dân số đã biến con người thành con số, và người ta đang khuyến khích các cha mẹ tại các quốc gia đang phát triển nên có một gia đình nhỏ hơn. Theo tác giả, ý niệm cho rằng cần phải kiểm soát việc sinh sản đã dẫn tới não trạng coi con trẻ như một thứ hàng hóa chế tạo.
Khởi từ thập niên 1960, các giai cấp ưu tú về kinh doanh và văn hóa ở Hoa Kỳ bắt đầu làm áp lực đòi phải kiểm soát dân số, một việc mà theo họ cần phải làm để bảo đảm việc thành công về kinh tế cho các nước đã mở mang. Viện trợ kinh tế của Tây Phương thường đòi các nước nhận viện trợ phải có chính sách kiểm soát dân số.
Đó không phải là lần đầu tiên Tây Phương đưa ra áp lực ấy. Ở Ấn Độ, người Anh vốn có tài liệu nói về việc sát hại hài nhi nữ. Họ cho rằng hiện tượng này do truyền thống văn hóa cổ xưa. Nhưng theo Hvistendahl, các nghiên cứu sau này, khi khảo sát các chính sách đất đai và thuế khóa của Công Ty Đông Ấn trong thế kỷ 19, đã kết luận rằng chính người Anh đã gia tăng áp lực phải sát hại hài nhi nữ. Đã đành là trong một số đẳng cấp Ấn Độ, con gái từng bị sát hại trước khi người Anh đến xâm lăng, nhưng các cải cách do người Anh mang đến đã khiến việc sát hại hài nhi nữ lan qua các đẳng cấp khác.
Năm 1967, hãng Disney sản xuất một cuốn phim cho Hội Đồng Dân Số tựa là “Kế Hoạch Hóa Gia Đình”. Cuốn phim này sau đó đã được chuyển ngữ sang 24 thứ tiếng khác. Nó mô tả Vịt Donald như một người cha có trách nhiệm vì đã có một gia đình nhỏ và sung túc. Người xem được nghe rằng không có kế hoạch hóa gia đình, “con cái sẽ yếu đau và bất hạnh, rất ít có hy vọng cho tương lai”.
Học hành cao
Giả thuyết cho rằng việc chọn lựa dựa vào phái tính chủ yếu là do truyền thống văn hóa cũng mâu thuẫn với việc người ta mới khám phá ra điều này: việc chọn lựa dựa vào phái tính chỉ khởi sự một cách chuyên biệt cùng với đà đô thị hóa và học hành cao trong xã hội. Nói rõ hơn là nhờ người ta biết dùng kỹ thuật học mới như các máy siêu âm chẳng hạn.
Cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ năm 2001 cho thấy phụ nữ có bằng trung học hay cao hơn có 114 con trai so với 100 con gái. Trái lại, nơi các phụ nữ mù chữ, tỷ số ấy chỉ là 108/100. Một thí dụ khác là tình hình tại quận Suining ở Trung Hoa, nằm giữa Thượng Hải và Bắc Kinh. Bắt đầu từ thập niên 1990, quận này được hưởng một mức tăng kinh tế khá cao, cho phép các bậc cha mẹ đủ phương tiện hối lộ các kỹ thuật viên về siêu âm để họ cho biết phái tính của đứa con sắp sinh. Lúc Hvistendahl tới đó quan sát, các kỹ thuật viên này đòi 150 dollars cho một tin tức về phái tính của thai nhi. Năm 2007, các con số thống kê của chính phủ cho thấy sinh suất của Suining là 152 con trai so với 100 con gái.
Mẫu mực trên cũng xẩy ra tại Albania. Từ năm 2004 tới năm 2009, nền kinh tế của nước này tăng trung bình 6% mỗi năm. Sinh suất giảm từ 3.2 con mỗi phụ nữ trong năm 1990 xuống còn 1.5 con trong năm 2001. Con số của Liên Hiệp Quốc diễn dịch tỷ số này là 115 con trai so với 100 con gái, có khi còn cao hơn.
Cuốn sách của Hvistendahl cũng khảo sát lời tố cáo cho rằng chính đàn ông mới coi con gái có địa vị thấp kém nên đã buộc các bà vợ phải trục thai chúng. Điều này có xẩy ra ở một số trường hợp. Nhưng Hvistendahl cho rằng quyết định phá thai phần lớn do chính phụ nữ, do cả người vợ lẫn bà mẹ chồng. Tác giả cũng trích dẫn nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường phá thai vì chọn lựa phái tính để chu toàn “bổn phận” có con trai và theo nghĩa này, đây là một việc bảo vệ quyền hành của họ.
Sinh suất
Việc chuộng con trai là một thái độ khá dai dẳng cả nơi người Á Châu hiện đang sống trong các xã hội Tây Phương. Tại Hoa Kỳ chẳng hạn, một cuộc nghiên cứu các cặp vợ chồng hậu duệ của người Trung Hoa, Đại Hàn và Ấn Độ cho thấy: đối với đứa con đầu, người ta giữ tỷ số phái tính bình thường. Nhưng đối với những cặp vợ chồng đã có một con gái rồi, thì tỷ số cho lần sinh sau phải là 117 trai/100 gái và nếu họ đã có đến 2 đứa con gái rồi, thì tỷ số ấy nhất định phải là 151 trai/100 gái.
Hvistendahl cho hay bà không rõ lý do tại sao cũng một hiện tượng ấy xẩy ra trong các hoàn cảnh khác nhau như thế. Tuy nhiên, một ước đoán là người Mỹ gốc Á Châu có tỷ lệ sinh sản thấp nhất trong các nhóm sắc tộc, nó chỉ là 1.9 con cho mỗi phụ nữ.
Hvistendahl cũng xem sét một số hậu quả của tỷ lệ phái tính bất quân bình trong tương lai. Hậu quả rõ ràng nhất là sẽ có hàng chục triệu đàn ông không tìm được nàng dâu nào trong tương lai. Ngày nay, thế hệ đầu tiên của nạn bất quân bình kia đang phải lớn lên trong khung cảnh càng ngày càng có việc gia tăng nạn mãi dâm, mua cô dâu cũng như hôn nhân cưỡng bức.
Ở Nam Hàn và Đài Loan, đàn ông đang tham dự các “vòng du lịch hôn nhân” ở Việt Nam để kiếm vợ. Đàn ông thuộc các vùng giầu có hơn ở Trung Hoa và Ấn Độ đang đi mua vợ từ các vùng nghèo hơn. Đàng khác, xã hội nào thặng dư đàn ông độc thân cũng có nghĩa là xã hội ấy nhiều bất ổn và bạo động hơn.
Phá thai vì chọn lựa phái tính không thịnh hành lắm tại các nước Tây Phương, nhưng tại đó cũng có những bệnh xá sinh đẻ hứa hẹn sẽ sắp đặt trước việc chọn lựa phái tính khi họ chữa trị theo phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Nhiều nước ngăn cấm việc này, mà theo nguồn tin được sách này trưng dẫn thì con số là 36, nhưng tại Hoa Kỳ, không hề có sự hạn chế như thế. Tại các nước đang mở mang, nơi từng du nhập việc thụ thai trong ống nghiệm, người ta cũng nhờ phương pháp này để chọn lựa phái tính. Hvistendahl cho rằng tại Trung Hoa cũng như tại California, các bà mẹ đã trở thành những nhà duy ưu sinh học (eugenicists) cho chính mình”. Đây quả là một thảm họa với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhiều thập niên sắp tới.
Theo Cha John Flynn, Zenit 3 tháng 7, 2011.