Đại diện các cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp học hỏi về « Giáo dục tâm linh trong các gia đình Công Giáo Việt Nam hôm nay »
Trưa thứ bảy 18/06/2011, đầy đủ 81 Đại Diện Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã được nghe linh mục Nguyễn Xuân Nghĩa thuyết trình về đề tài : « Giáo dục tâm linh trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay ». Đây là đề tài thứ hai, sau đề tài về giáo dục sinh lý, đã được Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh trình bày buổi sáng.
Theo lời giới thiệu của Gs Trần Văn Cảnh thì « cha Nguyễn Xuân Nghĩa sinh năm 1974. Tốt nghiệp kỹ sư tin học năm 1996 tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Ngài đã đáp Lời Chúa gọi, dâng mình cho Chúa, lên đường vào học triết học trong một chủng viện tại Pháp. Rồi được gửi qua Bruxelles học thần học với các cha Dòng Tên, ở Paray-le-Monial. Được thụ phong linh mục năm 2003, ngài làm việc trong địa phận Autun, thuộc vùng Bourgogne, miền trung nước Pháp. Năm 2007, ngài được gửi đi học tiếp. Tốt nghiệp thạc sĩ về « Tâm lý và Linh đạo gia đình », năm 2009 ngài trở về làm việc lại trong địa phận Autun. Hiện nay cha là cha sở một xứ đạo Pháp, đặc trách Công Giáo Ngoại Kiều Bồ Đào Nha của địa phận và lo cho Secours Catholique ở Saône-et-Loire ».
Bài thuyết trình của Cha Nghĩa đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề « Giáo dục đức tin cho con cái khi nào và bằng cách nào », và đi theo tài liệu ngài đã tóm tắt trước. Sau đây là ý chính tài liệu ngài đã phát sau khi thuyết trình.
Giáo dục tâm linh trong gia đình công giáo
Mở đầu : một vài ví dụ điển hình
Những khó khăn về giáo dục tâm linh trong xã hội phương tây hôm nay.
Xã hội tục hóa. Não trạng thực dụng và duy vật. Nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và tôn thờ sự tự do cá nhân. Không gian rộng mở, nhưng thời gian lại thu hẹp. Một xã hội bị khủng hoảng về sự thật, văn hóa tiêu thụ và thỏa mãn lập tức nơi những người trẻ.
I. Gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái không?
1. Gia đình công giáo là gì? Là một tổ ấm tình yêu, trong đó sự sống mới được hình thành và đón chờ bởi cha mẹ là những người yêu thương nhau để sống với nhau suốt đời. Gia đình là nơi mà con trẻ được sinh ra, gồm cha mẹ, ông bà, anh chị. Gia đình có trách nhiệm giáo dục con cái nên người (giáo dục nhân bản) và nên người Kitô hữu (giáo dục Đức Tin).
Gia đình công giáo là một một giáo hội tại gia. Con người là con đường của Hội Thánh và “trong vô vàn đường lộ ấy, gia đình lại là đường lộ số một và là đường lộ quan trọng nhất”(Thư gửi GD, JP II, số 2)
Gia đình, vườn ươm trồng đức tin. Mục đích đặc biệt của việc dậy giáo lý, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chính là làm phát triển đức tin còn thơ ấu, thăng tiến đến mức độ viên mãn và nuôi dưỡng hằng ngày đời sống Kytô của các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi. (Tông huấn Giáo lý JP II, số 20)
2. Giáo dục con cái là quyền lợi và bổn phận của cha mẹ. Vì đã nhận lãnh ân sủng cũng như bổn phận của Bí Tích Hôn Phối, nên cha mẹ phải dậy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội (Thư gửi GĐ, JP II, số 3). Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái. (Thư gửi GĐ, JP II, số 6).
Tự bản tính, Hôn nhân phải hướng về lợi ích tinh thần và thể xác của đôi bạn và bổn phận sinh dưỡng và giáo dục con cái. (Giáo luật, số 1055)
3. Giáo dục con vì là đấng sinh thành và vì tình phụ tử và mẫu tử. Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế, họ được coi là những n hà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ có tính cách độc đáo và cơ bản, không thể thay thế và không thể chuyển nhượng được.
Ngoài những đặc điểm ấy, người ta cũng không thể quên rằng yếu tố gốc rễ nhất, có tính cách định tính cho bổn phận giáo dục của cha mẹ, chính là tình phụ tử và mẫu tử, tình yêu này được hoàn thành trong công cuộc giáo dục khi nó bổ túc và hoàn thiện trọn vẹn công việc phục vụ sự sống của họ. (FC, số 36)
Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào long. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em. (Dnl 6,6-9)
4. Giáo dục chính yếu là chuyển giao đức tin của cha mẹ cho con cái.
Phải giản đơn. Khai tâm sớm, lúc mà tài năng của trẻ nhỏ được hội nhập vào trong một tương quan sống động với Thiên Chúa, đòi một tình yêu to lớn và tôn trọng sâu xa trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ này có quyền được ta trình bày đức tin Kitô một cách đơn sơ và trung thực. (GLCG, số 2225).
Phải chớp lấy cơ hội. Những lối sống trong gia đình có thể nuôi dưỡng tâm tình con cái và trong suốt cuộc đời chúng, đó là những chuẩn bị và nâng đỡ cho một niềm tin sống động. (GLCG, số 2225)
Bằng kinh nghiệm. Mang tính cụ thể và thiết thực vì dựa trên những kinh nghiệm xảy ra ở gia đình và xã hội.
II. Gia đình phải giáo dục đức tin cho con cái thế nào?
1. Ngay khi em còn bé. Cha mẹ phải giáo dục đức tin cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ. Cha mẹ có sứ mạng dạy cho con cái biết cầu nguyện và khám phá ra ơn gọi làm con Thiên Chúa (Lumen Gentium, 11)
Nhờ ơn bí tích hôn phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đấu tiên của đức tin, khai tâm cho con về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. (Giáo lý Công Giáo, 2225)
Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hìnhcho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là « nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất. (Ep 3,15 ; FC, số 14).
2. Làm gương cho con. Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái. Họ thể hiện trách nhiệm này qua việc xây dựng một mái ấm gia đình dựa trên tình âu yếm, lòng tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, chung thủy và với tinh thần phục vụ vô vị lợi.
Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dậy con cái. Giáo dục bằng chia sẻ Lời Chúa trong gia đình. (Giáo lý Công Giáo, số 2223).
3. Cầu nguyện và học hỏi lời Chúa. Chắc chắn rằng Tràng hạt Mân côi phải được kể là một trong những kinh nguyện tốt và có hiệu quả nhất mà gia đình Kitô giáo được mời gọi để đọc. (FC, số 61).
4. Dậy giáo lý cho con. Việc dậy giáo lý trong gia đình đi trước, đồng hành và làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đức tin khác. (Giáo lý Công giáo, số 2226)
Sứ mệnh giáo dục đòi hỏi các cha mẹ Kitô giáo phải trình bày cho con cái tất cả các đề tài cần thiết, để các em từ từ trưởng thành về nhân cách theo quan điểm giáo dục của Hội Thánh (FC, số 39).
Kết luận. Khi trở thành cha mẹ, đôi hôn nhân nhận được ân sủng của Thiên Chúa và đồng thời cũng lãnh nhận trách nhiệm. Trước mặt con cái, tình yêu của cha mẹ phải trở thành dấu chỉ của chính tình yêu Thiên Chúa, là Đấng mà từ Ngài mọi gia đình trên trời dưới đất đã được đặt lên. (FC, số 14).
Cha Nghĩa chấm dứt bài thuyết trình. Một tràng pháo tay to vang dột khắp căn phòng.
Tóm tắt bài thuyết trình của cha Nghĩa, GS Cảnh nhắc lại 2 vấn nạn mà cha đã đặt ra : 1-. Gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái không ? 2-. Gia đình phải giáo dục đức tin cho con cái thế nào ? Xác định rằng gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái, vì đó là quyền lởi và bổn phận của người truyền sinh, do tình phụ tử và mẫu tử tự nhiên. Cho nên phải cướp lấy cơ hội mà giáo dục đức tin cho con cái một cách đơn giản mà cụ thể. Ngay từ khi chúng còn bé, bắng cách làm gương và dậy giáo lý cho chúng.
Rồi lưu ý rằng cha Nghĩa đã không đưa ra một ý kiến cá nhân. Nhưng hoàn toàn trích các tài liệu căn bản của Giáo Hội, là giáo luật, giáo lý, giáo truyền, tông huấn, GS Cảnh đã xác định một quan niệm giáo dục rất hiện đại mà cha Nghĩa đã đưa ra.
Quan niệm giáo dục này đặt trọng tâm vào mục tiêu phải đạt là biết và sống đức tin. Tác nhân chủ động của việc này là con cái, vì con cái có bổn phận phải học tập để biết và sống đức tin ; Và để giúp con cái làm được việc ấy, hai tác nhân khác hỗ trợ vào. Đó là cha mẹ và giáo hội. Cha mẹ có sứ mệnh phải chỉ dậy và uấn nắn đức tin cho con cái. Giáo hội có bổn phận phải định hướng và kiểm tra việc dậy của cha mẹ và việc học tập của con cái. Giữa cha mẹ và giáo hội, mà cha sở là đại diện, phải có sự giao thương với nhau.
Đó là đồ hình tứ giác giáo dục. Bốn góc là Đức tin, cha mẹ, con cái và giáo hội. Cạnh giữa cha mẹ và đức tin là chỉ dậy ; Giữa cha mẹ và con cái là uốn nắn. Cạnh giữa giáo hội và đức tin là định hướng. Giữa giáo hội và con cái là kiểm tra. Đường chéo giữa con cái và đức tin là học tập để biết và sống đức tin ; giữa giáo hội và cha mẹ là giao thương.
Bây giờ xin mời các nhóm đi họp riêng, thảo luận về 3 câu hỏi mà cha Nghĩa đã đưa ra :
1. Đâu là những ân sủng mà gia đình nhận được qua bí tích hôn phối ?
2. Đâu là sự cộng tác của ông bà cô bác trong việc giáo dục tâm linh gia đình ?
3. Kinh nghiệm giáo dục tâm linh của quí ông bà trong gia đình mình là sao ?
Trần Văn Cảnh
Trưa thứ bảy 18/06/2011, đầy đủ 81 Đại Diện Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã được nghe linh mục Nguyễn Xuân Nghĩa thuyết trình về đề tài : « Giáo dục tâm linh trong các gia đình công giáo việt nam hôm nay ». Đây là đề tài thứ hai, sau đề tài về giáo dục sinh lý, đã được Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh trình bày buổi sáng.
Bài thuyết trình của Cha Nghĩa đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề « Giáo dục đức tin cho con cái khi nào và bằng cách nào », và đi theo tài liệu ngài đã tóm tắt trước. Sau đây là ý chính tài liệu ngài đã phát sau khi thuyết trình.
Giáo dục tâm linh trong gia đình công giáo
Mở đầu : một vài ví dụ điển hình
Những khó khăn về giáo dục tâm linh trong xã hội phương tây hôm nay.
Xã hội tục hóa. Não trạng thực dụng và duy vật. Nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và tôn thờ sự tự do cá nhân. Không gian rộng mở, nhưng thời gian lại thu hẹp. Một xã hội bị khủng hoảng về sự thật, văn hóa tiêu thụ và thỏa mãn lập tức nơi những người trẻ.
I. Gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái không?
1. Gia đình công giáo là gì? Là một tổ ấm tình yêu, trong đó sự sống mới được hình thành và đón chờ bởi cha mẹ là những người yêu thương nhau để sống với nhau suốt đời. Gia đình là nơi mà con trẻ được sinh ra, gồm cha mẹ, ông bà, anh chị. Gia đình có trách nhiệm giáo dục con cái nên người (giáo dục nhân bản) và nên người Kitô hữu (giáo dục Đức Tin).
Gia đình công giáo là một một giáo hội tại gia. Con người là con đường của Hội Thánh và “trong vô vàn đường lộ ấy, gia đình lại là đường lộ số một và là đường lộ quan trọng nhất”(Thư gửi GD, JP II, số 2)
Gia đình, vườn ươm trồng đức tin. Mục đích đặc biệt của việc dậy giáo lý, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, chính là làm phát triển đức tin còn thơ ấu, thăng tiến đến mức độ viên mãn và nuôi dưỡng hằng ngày đời sống Kytô của các tín hữu thuộc mọi lứa tuổi. (Tông huấn Giáo lý JP II, số 20)
2. Giáo dục con cái là quyền lợi và bổn phận của cha mẹ. Vì đã nhận lãnh ân sủng cũng như bổn phận của Bí Tích Hôn Phối, nên cha mẹ phải dậy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội (Thư gửi GĐ, JP II, số 3). Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái. (Thư gửi GĐ, JP II, số 6).
Tự bản tính, Hôn nhân phải hướng về lợi ích tinh thần và thể xác của đôi bạn và bổn phận sinh dưỡng và giáo dục con cái. (Giáo luật, số 1055)
3. Giáo dục con vì là đấng sinh thành và vì tình phụ tử và mẫu tử. Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế, họ được coi là những n hà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ có tính cách độc đáo và cơ bản, không thể thay thế và không thể chuyển nhượng được.
Ngoài những đặc điểm ấy, người ta cũng không thể quên rằng yếu tố gốc rễ nhất, có tính cách định tính cho bổn phận giáo dục của cha mẹ, chính là tình phụ tử và mẫu tử, tình yêu này được hoàn thành trong công cuộc giáo dục khi nó bổ túc và hoàn thiện trọn vẹn công việc phục vụ sự sống của họ. (FC, số 36)
Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào long. Anh em phải lập lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em. (Dnl 6,6-9)
4. Giáo dục chính yếu là chuyển giao đức tin của cha mẹ cho con cái.
Phải giản đơn. Khai tâm sớm, lúc mà tài năng của trẻ nhỏ được hội nhập vào trong một tương quan sống động với Thiên Chúa, đòi một tình yêu to lớn và tôn trọng sâu xa trẻ nhỏ, vì trẻ nhỏ này có quyền được ta trình bày đức tin Kitô một cách đơn sơ và trung thực. (GLCG, số 2225).
Phải chớp lấy cơ hội. Những lối sống trong gia đình có thể nuôi dưỡng tâm tình con cái và trong suốt cuộc đời chúng, đó là những chuẩn bị và nâng đỡ cho một niềm tin sống động. (GLCG, số 2225)
Bằng kinh nghiệm. Mang tính cụ thể và thiết thực vì dựa trên những kinh nghiệm xảy ra ở gia đình và xã hội.
1. Ngay khi em còn bé. Cha mẹ phải giáo dục đức tin cho con cái ngay từ tuổi ấu thơ. Cha mẹ có sứ mạng dạy cho con cái biết cầu nguyện và khám phá ra ơn gọi làm con Thiên Chúa (Lumen Gentium, 11)
Nhờ ơn bí tích hôn phối, cha mẹ nhận trách nhiệm và đặc quyền giáo dục đức tin cho con cái. Cha mẹ là những sứ giả đấu tiên của đức tin, khai tâm cho con về các mầu nhiệm đức tin từ lúc chúng còn nhỏ. (Giáo lý Công Giáo, 2225)
Cha mẹ được mời gọi để biến tình thương con cái thành dấu chỉ hữu hìnhcho chúng nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa là « nguồn gốc mọi tình phụ tử trên trời dưới đất. (Ep 3,15 ; FC, số 14).
2. Làm gương cho con. Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái. Họ thể hiện trách nhiệm này qua việc xây dựng một mái ấm gia đình dựa trên tình âu yếm, lòng tha thứ, tôn trọng lẫn nhau, chung thủy và với tinh thần phục vụ vô vị lợi.
Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dậy con cái. Giáo dục bằng chia sẻ Lời Chúa trong gia đình. (Giáo lý Công Giáo, số 2223).
3. Cầu nguyện và học hỏi lời Chúa. Chắc chắn rằng Tràng hạt Mân côi phải được kể là một trong những kinh nguyện tốt và có hiệu quả nhất mà gia đình Kitô giáo được mời gọi để đọc. (FC, số 61).
4. Dậy giáo lý cho con. Việc dậy giáo lý trong gia đình đi trước, đồng hành và làm phong phú thêm các hình thức giáo dục đức tin khác. (Giáo lý Công giáo, số 2226)
Sứ mệnh giáo dục đòi hỏi các cha mẹ Kitô giáo phải trình bày cho con cái tất cả các đề tài cần thiết, để các em từ từ trưởng thành về nhân cách theo quan điểm giáo dục của Hội Thánh (FC, số 39).
Kết luận. Khi trở thành cha mẹ, đôi hôn nhân nhận được ân sủng của Thiên Chúa và đồng thời cũng lãnh nhận trách nhiệm. Trước mặt con cái, tình yêu của cha mẹ phải trở thành dấu chỉ của chính tình yêu Thiên Chúa, là Đấng mà từ Ngài mọi gia đình trên trời dưới đất đã được đặt lên. (FC, số 14).
Cha Nghĩa chấm dứt bài thuyết trình. Một tràng pháo tay to vang dột khắp căn phòng.
Tóm tắt bài thuyết trình của cha Nghĩa, GS Cảnh nhắc lại 2 vấn nạn mà cha đã đặt ra : 1-. Gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái không ? 2-. Gia đình phải giáo dục đức tin cho con cái thế nào ? Xác định rằng gia đình có sứ mệnh phải giáo dục đức tin cho con cái, vì đó là quyền lởi và bổn phận của người truyền sinh, do tình phụ tử và mẫu tử tự nhiên. Cho nên phải cướp lấy cơ hội mà giáo dục đức tin cho con cái một cách đơn giản mà cụ thể. Ngay từ khi chúng còn bé, bắng cách làm gương và dậy giáo lý cho chúng.
Rồi lưu ý rằng cha Nghĩa đã không đưa ra một ý kiến cá nhân. Nhưng hoàn toàn trích các tài liệu căn bản của Giáo Hội, là giáo luật, giáo lý, giáo truyền, tông huấn, GS Cảnh đã xác định một quan niệm giáo dục rất hiện đại mà cha Nghĩa đã đưa ra.
Quan niệm giáo dục này đặt trọng tâm vào mục tiêu phải đạt là biết và sống đức tin. Tác nhân chủ động của việc này là con cái, vì con cái có bổn phận phải học tập để biết và sống đức tin ; Và để giúp con cái làm được việc ấy, hai tác nhân khác hỗ trợ vào. Đó là cha mẹ và giáo hội. Cha mẹ có sứ mệnh phải chỉ dậy và uấn nắn đức tin cho con cái. Giáo hội có bổn phận phải định hướng và kiểm tra việc dậy của cha mẹ và việc học tập của con cái. Giữa cha mẹ và giáo hội, mà cha sở là đại diện, phải có sự giao thương với nhau.
Đó là đồ hình tứ giác giáo dục. Bốn góc là Đức tin, cha mẹ, con cái và giáo hội. Cạnh giữa cha mẹ và đức tin là chỉ dậy ; Giữa cha mẹ và con cái là uốn nắn. Cạnh giữa giáo hội và đức tin là định hướng. Giữa giáo hội và con cái là kiểm tra. Đường chéo giữa con cái và đức tin là học tập để biết và sống đức tin ; giữa giáo hội và cha mẹ là giao thương.
Bây giờ xin mời các nhóm đi họp riêng, thảo luận về 3 câu hỏi mà cha Nghĩa đã đưa ra :
1. Đâu là những ân sủng mà gia đình nhận được qua bí tích hôn phối ?
2. Đâu là sự cộng tác của ông bà cô bác trong việc giáo dục tâm linh gia đình ?
3. Kinh nghiệm giáo dục tâm linh của quí ông bà trong gia đình mình là sao ?
Trần Văn Cảnh