Chúa Nhật XXI Thường Niên A
Đã có lần người ta giật mình vì câu nói của một vị Bộ Trưởng Việt Nam tại diễn đàn Quốc Hội: “Với cơ chế này thì ai cũng có tội cả” (ông Đào Đình Bình). Chuyện đời là thế. Còn chuyện nhà đạo, thì ta thỉnh thoảng có nghe câu nói: “Tôi tin Chúa, nhưng tôi không thích Hội Thánh”. Hay nói như Alfred Firmin Loisy: “Chúa Kitô loan báo Nước Trời, thì Hội Thánh lại đến”. Những kiểu nói như trên hầu hết đều nhắm đến Hội Thánh cơ chế hữu hình. Thật vậy, cảm giác như bị tù túng, mất tự do hay thiếu thoải mái là cám dỗ triền miên của kiếp người, một tạo vật có lý trí và tự do. Cảm giác ấy càng tăng thêm khi người ta đối diện với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, với một hệ thống luật lệ nghiêm minh và nhất là với một đôi vị nắm quyền có cung cách hành xữ như “ông kẹ”.
Dù thích hay không thích, dù tích cực tham gia hay hoạt động cách cực chẳng đã, thì Kitô chúng ta vẫn phải nhìn nhận hiện thực: Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Ngoài thực thể siêu nhiên thì Hội Thánh vẫn có đó và phải có đó cơ chế hữu hình. Đã nói đến cơ chế thì không thể phủ nhận phẩm trật hay luật lệ. Đã nói đến cơ chế thì cần chấp nhận những con người cụ thể trong phận “bất thập toàn”. Thế mà Chúa Kitô như đồng hóa chính Người với Hội Thánh Người thiết lập, với cả những con người của cơ chế ấy đến nỗi Người đã từng nói: “Ai nghe anh em là nghe Thầy…Ai đón tiếp anh em là đón tiếp chính Thầy…Anh em cầm buộc điều gì thì trên trời cũng cầm buộc. Anh em tháo cởi điều gì thì trên trời cũng tháo cởi (x.Mt 16,19). Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Điều này nói lên sự hiện hữu của Hội Thánh là cần thiết như tất yếu. Là Kitô hữu ít có ai nghi ngờ sự thật này. Nhưng vấn đề đặt ra là tính hữu hình với cơ chế của Hội Thánh.
Đã là người trong thân phận có xác và hồn, có tinh thần và thể chất, có bên trong và bên ngoài…và có tính xã hội, thì cơ chế hữu hình là điều tất yếu cần thiết. Tính xác thể đòi hỏi có cái hữu hình và tính xã hội đòi hỏi có các quy chế, luật lệ. Phẩm trật, quyền bính, luật lệ…của Hội Thánh cơ chế hiện hữu là do bởi yêu cầu của đoàn dân Thiên Chúa đang còn lữ thứ. Sự tồn tại khách quan của cơ chế hữu hình có nền tảng trên các chức năng mà nó đảm nhận. Ngoài chức năng tổng quát là phục vụ, xin được đề cập một số chức năng cụ thể của các cơ chế hữu hình.
1. Chức năng chuyển giao thông tin: Hội Thánh phẩm trật, cơ chế, đặc biệt qua các Đấng bậc được trao quyền bính chính là phương thế Chúa dùng để bày tỏ thánh ý của Người. Một trong các nhiệm vụ hàng đầu mà Chúa Kitô trao cho các tông đồ là rao giảng tin mừng cho mọi người (x.Mt 28,19-20; Lc 24,47). Giáo luật buộc các linh mục trong ngày Chúa Nhật và Lễ buộc, nếu không có lý do nghiêm trọng thì phải giảng Lễ (GL 767.2). Cơ chế phẩm trật Hội Thánh còn là phương thế Chúa dùng để chuyển giao thông tin giữa con người với nhau và từ con người lên đến Thiên Chúa. Trong Thánh lễ, cách riêng Thánh lễ Chúa Nhật, đoàn tín hữu tụ họp không chỉ để lắng nghe Lời Chúa mà còn để lắng nghe nhau và cùng nhau dâng lên Thiên Chúa tâm tư ước nguyện của mình. Điều này được thực hiện rõ nét trong phần “kinh nguyện đại đồng”(lời nguyện giáo dân).
2. Chức năng trung gian của sự hiệp thông: Hội Thánh hữu hình là nơi ta gặp gỡ nhau, là nơi tập thể này mở lòng với tập thể khác trong tình một Cha trên trời. Cơ chế hữu hình của Hội Thánh giúp đoàn tín hữu có điều kiện thuận lợi để thông phần sự sống Chúa ban tặng, đặc biệt qua các cử hành phụng vụ và sự sẻ chia trong đức ái. Điều này được thể hiện cách cụ thể khi ta cùng tham dự Nghi Lễ Tạ Ơn (cử hành Thánh Thể). Chính khi cùng chia một tấm bánh và nâng cùng một chén, chúng ta được nên một với nhau trong Đức Kitô (x.Cor 10,15-17).
3. Chức năng gìn giữ sự công bằng, đặc biệt bảo vệ những người yếu thế, cô thân: Các tổ chức, luật lệ có ra là nhằm nâng đỡ, gìn giữ chúng ta những lúc ta yếu đuối, buông thả. Cái cơ chế hữu hình một cách nào đó chính là dây cương giữ ta khỏi ngã bên này, nghiêng bên kia theo cám dỗ của sự xấu, của ác thần. Ngoài ra, sự hiện hữu của các luật lệ, các tổ chức là một sức mạnh bảo vệ kẻ cô thế, kém phận khỏi những bất công do cảnh mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Như thế, quy tắc luật lệ hay quyền bính hữu hình vừa đảm nhận vai trò gìn giữ sự công bằng xã hội cũng vừa đòi hỏi chúng ta mãi vươn lên và lướt thắng chính mình.
Tương tự như các cơ chế hữu hình khác trong xã hội, Hội Thánh phẩm trật với quyền bính, luật lệ…hiện hữu là tất yếu theo thánh ý của Thiên Chúa, đặc biệt theo ý định minh nhiên của Đức Kitô. Hội Thánh hiện hữu là để tiếp tục công trình cứu độ của Đức Kitô cho đến tận cùng thời gian và không gian. Tuy nhiên một điều chúng ta cần chân nhận với nhau rằng không phải một sớm một chiều mà cơ cấu tổ chức hữu hình của Hội Thánh có ngay và hình thành xem ra khá hoàn bị và có vẻ cồng kềnh như hiện nay.
Nếu nhìn Hội Thánh dưới chiều kích bí tích thì chúng ta cần xác nhận Hội Thánh là một phương thế, một công cụ Chúa Kitô thiết lập, Chúa Kitô dùng để tiếp tục chương trình cứu độ của Người. Đã là phương thế, là công cụ thì không phải cho chính nó nhưng là cho mục đích cần đạt tới, đồng thời cần được chỉnh sửa và hoàn bị luôn mãi. Điều này được lịch sử minh chứng rõ nét. Cả đến cơ cấu tổ chức, quyền bính, cả đến luật lệ và cách thế vận hành của Hội Thánh hữu hình không bao giờ ở mãi một trạng thái nhất định, nghĩa là chỉ có một cách, một kiểu duy nhất không thay đổi. Tuy nhiên dù có thay đổi hay chỉnh sửa Giáo Luật, cơ cấu tổ chức, cách hành xử quyền bính, thì đều nhắm để phụng sự Chúa và phục vụ con người cách hữu hiệu hơn, để thực thi các chức năng chuyển giao thông tin, làm trung gian sự hiệp thông, bảo vệ sự công bằng…cách tốt đẹp hơn.
Chúa Kitô khẳng định chính Người xây dựng Hội Thánh. Vì thế, chúng ta vững tin vào sự cần thiết và sự trường tồn của Hội Thánh trong thời gian lữ thứ này. Thế nhưng niềm tin ấy không loại trừ bổn phận của mỗi người chúng ta trong việc góp phần hoàn thiện Hội Thánh xét về phương diện hữu hình qua cơ cấu tổ chức, quyền bính, luật lệ, thể chế. Con người và các hình thái xã hội ngày mỗi đổi thay không ngừng. Chính vì thế các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể này với tập thể kia cũng ngày càng đa dạng và phức tạp. Các Đức Thánh Cha gần đây đã khẳng định rằng: “con người, chính là con đường của Hội Thánh”. Lời khẳng định này đòi hỏi chúng ta không chỉ chuyên chăm cầu nguyện cho Hội thánh, cho các Đấng bậc mà còn phải tích cực góp phần cách cụ thể, cho dù là bé nhỏ. Công đồng Vatican II đã lật ngược “tòa nhà Kim tự tháp” của quan niệm xưa khi đề cao khái niệm Hội Thánh là đoàn Dân Thiên Chúa. Không phải vì thế mà tín hữu chúng ta thừa cơ tung hoành kiểu “phép vua thua lệ làng” nhưng phải làm sao để cho chuyện “ý dân là ý trời” được thể hiện một cách nào đó dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đang đồng hành với Hội Thánh, Đấng đang cùng với Hội Thánh khẩn khoản nài xin Đức Kitô lại đến (x.Kh 22,17).
Đã có lần người ta giật mình vì câu nói của một vị Bộ Trưởng Việt Nam tại diễn đàn Quốc Hội: “Với cơ chế này thì ai cũng có tội cả” (ông Đào Đình Bình). Chuyện đời là thế. Còn chuyện nhà đạo, thì ta thỉnh thoảng có nghe câu nói: “Tôi tin Chúa, nhưng tôi không thích Hội Thánh”. Hay nói như Alfred Firmin Loisy: “Chúa Kitô loan báo Nước Trời, thì Hội Thánh lại đến”. Những kiểu nói như trên hầu hết đều nhắm đến Hội Thánh cơ chế hữu hình. Thật vậy, cảm giác như bị tù túng, mất tự do hay thiếu thoải mái là cám dỗ triền miên của kiếp người, một tạo vật có lý trí và tự do. Cảm giác ấy càng tăng thêm khi người ta đối diện với một hệ thống tổ chức chặt chẽ, với một hệ thống luật lệ nghiêm minh và nhất là với một đôi vị nắm quyền có cung cách hành xữ như “ông kẹ”.
Dù thích hay không thích, dù tích cực tham gia hay hoạt động cách cực chẳng đã, thì Kitô chúng ta vẫn phải nhìn nhận hiện thực: Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Ngoài thực thể siêu nhiên thì Hội Thánh vẫn có đó và phải có đó cơ chế hữu hình. Đã nói đến cơ chế thì không thể phủ nhận phẩm trật hay luật lệ. Đã nói đến cơ chế thì cần chấp nhận những con người cụ thể trong phận “bất thập toàn”. Thế mà Chúa Kitô như đồng hóa chính Người với Hội Thánh Người thiết lập, với cả những con người của cơ chế ấy đến nỗi Người đã từng nói: “Ai nghe anh em là nghe Thầy…Ai đón tiếp anh em là đón tiếp chính Thầy…Anh em cầm buộc điều gì thì trên trời cũng cầm buộc. Anh em tháo cởi điều gì thì trên trời cũng tháo cởi (x.Mt 16,19). Chúa Kitô đã thiết lập Hội Thánh. Điều này nói lên sự hiện hữu của Hội Thánh là cần thiết như tất yếu. Là Kitô hữu ít có ai nghi ngờ sự thật này. Nhưng vấn đề đặt ra là tính hữu hình với cơ chế của Hội Thánh.
Đã là người trong thân phận có xác và hồn, có tinh thần và thể chất, có bên trong và bên ngoài…và có tính xã hội, thì cơ chế hữu hình là điều tất yếu cần thiết. Tính xác thể đòi hỏi có cái hữu hình và tính xã hội đòi hỏi có các quy chế, luật lệ. Phẩm trật, quyền bính, luật lệ…của Hội Thánh cơ chế hiện hữu là do bởi yêu cầu của đoàn dân Thiên Chúa đang còn lữ thứ. Sự tồn tại khách quan của cơ chế hữu hình có nền tảng trên các chức năng mà nó đảm nhận. Ngoài chức năng tổng quát là phục vụ, xin được đề cập một số chức năng cụ thể của các cơ chế hữu hình.
1. Chức năng chuyển giao thông tin: Hội Thánh phẩm trật, cơ chế, đặc biệt qua các Đấng bậc được trao quyền bính chính là phương thế Chúa dùng để bày tỏ thánh ý của Người. Một trong các nhiệm vụ hàng đầu mà Chúa Kitô trao cho các tông đồ là rao giảng tin mừng cho mọi người (x.Mt 28,19-20; Lc 24,47). Giáo luật buộc các linh mục trong ngày Chúa Nhật và Lễ buộc, nếu không có lý do nghiêm trọng thì phải giảng Lễ (GL 767.2). Cơ chế phẩm trật Hội Thánh còn là phương thế Chúa dùng để chuyển giao thông tin giữa con người với nhau và từ con người lên đến Thiên Chúa. Trong Thánh lễ, cách riêng Thánh lễ Chúa Nhật, đoàn tín hữu tụ họp không chỉ để lắng nghe Lời Chúa mà còn để lắng nghe nhau và cùng nhau dâng lên Thiên Chúa tâm tư ước nguyện của mình. Điều này được thực hiện rõ nét trong phần “kinh nguyện đại đồng”(lời nguyện giáo dân).
2. Chức năng trung gian của sự hiệp thông: Hội Thánh hữu hình là nơi ta gặp gỡ nhau, là nơi tập thể này mở lòng với tập thể khác trong tình một Cha trên trời. Cơ chế hữu hình của Hội Thánh giúp đoàn tín hữu có điều kiện thuận lợi để thông phần sự sống Chúa ban tặng, đặc biệt qua các cử hành phụng vụ và sự sẻ chia trong đức ái. Điều này được thể hiện cách cụ thể khi ta cùng tham dự Nghi Lễ Tạ Ơn (cử hành Thánh Thể). Chính khi cùng chia một tấm bánh và nâng cùng một chén, chúng ta được nên một với nhau trong Đức Kitô (x.Cor 10,15-17).
3. Chức năng gìn giữ sự công bằng, đặc biệt bảo vệ những người yếu thế, cô thân: Các tổ chức, luật lệ có ra là nhằm nâng đỡ, gìn giữ chúng ta những lúc ta yếu đuối, buông thả. Cái cơ chế hữu hình một cách nào đó chính là dây cương giữ ta khỏi ngã bên này, nghiêng bên kia theo cám dỗ của sự xấu, của ác thần. Ngoài ra, sự hiện hữu của các luật lệ, các tổ chức là một sức mạnh bảo vệ kẻ cô thế, kém phận khỏi những bất công do cảnh mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Như thế, quy tắc luật lệ hay quyền bính hữu hình vừa đảm nhận vai trò gìn giữ sự công bằng xã hội cũng vừa đòi hỏi chúng ta mãi vươn lên và lướt thắng chính mình.
Tương tự như các cơ chế hữu hình khác trong xã hội, Hội Thánh phẩm trật với quyền bính, luật lệ…hiện hữu là tất yếu theo thánh ý của Thiên Chúa, đặc biệt theo ý định minh nhiên của Đức Kitô. Hội Thánh hiện hữu là để tiếp tục công trình cứu độ của Đức Kitô cho đến tận cùng thời gian và không gian. Tuy nhiên một điều chúng ta cần chân nhận với nhau rằng không phải một sớm một chiều mà cơ cấu tổ chức hữu hình của Hội Thánh có ngay và hình thành xem ra khá hoàn bị và có vẻ cồng kềnh như hiện nay.
Nếu nhìn Hội Thánh dưới chiều kích bí tích thì chúng ta cần xác nhận Hội Thánh là một phương thế, một công cụ Chúa Kitô thiết lập, Chúa Kitô dùng để tiếp tục chương trình cứu độ của Người. Đã là phương thế, là công cụ thì không phải cho chính nó nhưng là cho mục đích cần đạt tới, đồng thời cần được chỉnh sửa và hoàn bị luôn mãi. Điều này được lịch sử minh chứng rõ nét. Cả đến cơ cấu tổ chức, quyền bính, cả đến luật lệ và cách thế vận hành của Hội Thánh hữu hình không bao giờ ở mãi một trạng thái nhất định, nghĩa là chỉ có một cách, một kiểu duy nhất không thay đổi. Tuy nhiên dù có thay đổi hay chỉnh sửa Giáo Luật, cơ cấu tổ chức, cách hành xử quyền bính, thì đều nhắm để phụng sự Chúa và phục vụ con người cách hữu hiệu hơn, để thực thi các chức năng chuyển giao thông tin, làm trung gian sự hiệp thông, bảo vệ sự công bằng…cách tốt đẹp hơn.
Chúa Kitô khẳng định chính Người xây dựng Hội Thánh. Vì thế, chúng ta vững tin vào sự cần thiết và sự trường tồn của Hội Thánh trong thời gian lữ thứ này. Thế nhưng niềm tin ấy không loại trừ bổn phận của mỗi người chúng ta trong việc góp phần hoàn thiện Hội Thánh xét về phương diện hữu hình qua cơ cấu tổ chức, quyền bính, luật lệ, thể chế. Con người và các hình thái xã hội ngày mỗi đổi thay không ngừng. Chính vì thế các mối tương quan giữa người với người, giữa tập thể này với tập thể kia cũng ngày càng đa dạng và phức tạp. Các Đức Thánh Cha gần đây đã khẳng định rằng: “con người, chính là con đường của Hội Thánh”. Lời khẳng định này đòi hỏi chúng ta không chỉ chuyên chăm cầu nguyện cho Hội thánh, cho các Đấng bậc mà còn phải tích cực góp phần cách cụ thể, cho dù là bé nhỏ. Công đồng Vatican II đã lật ngược “tòa nhà Kim tự tháp” của quan niệm xưa khi đề cao khái niệm Hội Thánh là đoàn Dân Thiên Chúa. Không phải vì thế mà tín hữu chúng ta thừa cơ tung hoành kiểu “phép vua thua lệ làng” nhưng phải làm sao để cho chuyện “ý dân là ý trời” được thể hiện một cách nào đó dưới tác động của Chúa Thánh Thần, Đấng đang đồng hành với Hội Thánh, Đấng đang cùng với Hội Thánh khẩn khoản nài xin Đức Kitô lại đến (x.Kh 22,17).