Chúa nhật 22 Thường niên A
Trong những năm gần đây, hiện tượng các nghệ sĩ, ca sĩ đeo Thánh giá lúc trình diễn ngày càng phổ biến. Thánh giá lớn, thánh giá nhỏ; thánh giá bằng gỗ, bằng sứ, thánh giá bằng kim loại; thánh giá mang trên cổ, đeo bên tai hoặc vòng trên tay… Thánh giá càng độc, càng khác lạ càng gây ấn tượng! Ngược lại, người Công giáo mang Thánh giá ngày càng ít đi. Phải chăng dấu hiệu Thánh giá đang mất dần ý nghĩa của nó vốn là biểu trưng căn tính người Kitô hữu ? Hay phải chăng hiện tượng đó là hệ quả của việc nhiều Kitô hữu muốn dấu, hoặc nghiêm trọng hơn, là muốn quên đi căn cước thật của mình ? Với Chúa Giêsu, Đấng đã từng vác thập giá và chết trên thập giá, Thánh giá vừa bày tỏ niềm say mê dành cho Chúa Cha và thế giới, vừa là lời loan báo về tình thương của Thiên Chúa dành cho con người. (x. 5 phút/ngày cho Lời Chúa). Chính vì thế, Ngài mời gọi Chúng ta mang lấy Thập giá, và chấp nhận những hệ luỵ của Thập giá : “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24).
Đây là những lời rất thẳng thắn và chân thành mà Chúa Giêsu nói với “đám đông những người” đang đi theo Ngài. Bởi chưng, người ta theo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều động cơ. Có người theo Chúa vì muốn có được địa vị này địa vị kia trong vương quốc mà Ngài sẽ thiết lập sau này. Có người đi theo Chúa vì thấy cái lợi trước mắt là không lo đói không lo khát. Ngài đã từng hoá bánh ra nhiều để nuôi sống cả năm ngàn người một cách ngoạn mục cơ mà! Có người theo Chúa vì nhận ra Chúa Giêsu chính là vị ngôn sứ uy quyền và đáng tin cả trong lời nói và trong hành động…..
Biết rõ lòng những kẻ đi theo mình như thế, nên Ngài nói thẳng thắn với họ, chứ không nói theo kiểu úp mở, hay như kiểu tiếp thị, quảng cáo để chiêu dụ khách hàng. Ngài nói thẳng rằng theo Ngài thì phải từ bỏ, bỏ hết những gì mình tha thiết nhất, kể cả mạng sống, vả lại còn phải vác thập giá nữa. Dĩ nhiên, sự từ bỏ mình và vác thập giá mình không phải luôn là điều dễ thực hiện, nhưng có theo Chúa trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận như vậy, thì mới xứng đáng làm môn đệ của Ngài.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không đòi hỏi ta vác thập giá một mình. Chính Ngài đã vác Thập giá đi trước. Ngài đi trước để dẫn đường cho chúng ta. Không những thế, Ngài còn thêm sức cho ta để ta có thể vác thập giá đi theo Ngài đến cùng.
Trên thực tế, có nhiều người muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá mình. Thập giá của mình, chứ chưa nói đến chuyện vác thập giá của người khác. Những người đó không xứng đáng là môn đệ Chúa Giêsu. Cũng có người tôn thờ thập giá nhưng không vác thập giá. Có người quý chuộng Thập giá Chúa Giêsu, nhưng không quý chuộng thập giá mình. Một điểm đáng lưu tâm nữa trong lời mời gọi của Chúa Giêsu là hãy vác thập giá “hằng ngày”. Vác thập giá không phải chỉ một ngày hai ngày, hoặc chỉ vác thập giá của hôm qua hay hôm nay, mà là hằng ngày, mọi ngày trong suốt cuộc đời.
John Newton đã nói rằng : “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi !” .
Lạy Chúa Giêsu, nhiều khi chúng con cảm thấy chán nản buông xuôi vì những thử thách quá nặng nề. Xin Chúa thêm sức cho chúng con, nhất là cho chúng con có đôi vai đủ lớn và đôi chân đủ mạnh để chúng con có thể vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa đến cùng. Amen.
Trong những năm gần đây, hiện tượng các nghệ sĩ, ca sĩ đeo Thánh giá lúc trình diễn ngày càng phổ biến. Thánh giá lớn, thánh giá nhỏ; thánh giá bằng gỗ, bằng sứ, thánh giá bằng kim loại; thánh giá mang trên cổ, đeo bên tai hoặc vòng trên tay… Thánh giá càng độc, càng khác lạ càng gây ấn tượng! Ngược lại, người Công giáo mang Thánh giá ngày càng ít đi. Phải chăng dấu hiệu Thánh giá đang mất dần ý nghĩa của nó vốn là biểu trưng căn tính người Kitô hữu ? Hay phải chăng hiện tượng đó là hệ quả của việc nhiều Kitô hữu muốn dấu, hoặc nghiêm trọng hơn, là muốn quên đi căn cước thật của mình ? Với Chúa Giêsu, Đấng đã từng vác thập giá và chết trên thập giá, Thánh giá vừa bày tỏ niềm say mê dành cho Chúa Cha và thế giới, vừa là lời loan báo về tình thương của Thiên Chúa dành cho con người. (x. 5 phút/ngày cho Lời Chúa). Chính vì thế, Ngài mời gọi Chúng ta mang lấy Thập giá, và chấp nhận những hệ luỵ của Thập giá : “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta” (Mt 16,24).
Đây là những lời rất thẳng thắn và chân thành mà Chúa Giêsu nói với “đám đông những người” đang đi theo Ngài. Bởi chưng, người ta theo Chúa vì rất nhiều lý do và nhiều động cơ. Có người theo Chúa vì muốn có được địa vị này địa vị kia trong vương quốc mà Ngài sẽ thiết lập sau này. Có người đi theo Chúa vì thấy cái lợi trước mắt là không lo đói không lo khát. Ngài đã từng hoá bánh ra nhiều để nuôi sống cả năm ngàn người một cách ngoạn mục cơ mà! Có người theo Chúa vì nhận ra Chúa Giêsu chính là vị ngôn sứ uy quyền và đáng tin cả trong lời nói và trong hành động…..
Biết rõ lòng những kẻ đi theo mình như thế, nên Ngài nói thẳng thắn với họ, chứ không nói theo kiểu úp mở, hay như kiểu tiếp thị, quảng cáo để chiêu dụ khách hàng. Ngài nói thẳng rằng theo Ngài thì phải từ bỏ, bỏ hết những gì mình tha thiết nhất, kể cả mạng sống, vả lại còn phải vác thập giá nữa. Dĩ nhiên, sự từ bỏ mình và vác thập giá mình không phải luôn là điều dễ thực hiện, nhưng có theo Chúa trong tâm thế sẵn sàng chấp nhận như vậy, thì mới xứng đáng làm môn đệ của Ngài.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không đòi hỏi ta vác thập giá một mình. Chính Ngài đã vác Thập giá đi trước. Ngài đi trước để dẫn đường cho chúng ta. Không những thế, Ngài còn thêm sức cho ta để ta có thể vác thập giá đi theo Ngài đến cùng.
Trên thực tế, có nhiều người muốn theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ, càng không muốn vác thập giá mình. Thập giá của mình, chứ chưa nói đến chuyện vác thập giá của người khác. Những người đó không xứng đáng là môn đệ Chúa Giêsu. Cũng có người tôn thờ thập giá nhưng không vác thập giá. Có người quý chuộng Thập giá Chúa Giêsu, nhưng không quý chuộng thập giá mình. Một điểm đáng lưu tâm nữa trong lời mời gọi của Chúa Giêsu là hãy vác thập giá “hằng ngày”. Vác thập giá không phải chỉ một ngày hai ngày, hoặc chỉ vác thập giá của hôm qua hay hôm nay, mà là hằng ngày, mọi ngày trong suốt cuộc đời.
John Newton đã nói rằng : “Những khổ sở mà đời chúng ta phải chịu cũng giống như một bó củi rất to và rất nặng. Chắc chắn chúng ta vác không nổi. Nhưng Thiên Chúa đã thương tháo dây bó củi đó ra, rồi chia nó ra để mỗi ngày chỉ chất lên vai ta một khúc thôi. Hôm sau một khúc nữa, và hôm sau tiếp tục... Cuối cùng ta cũng vác xong hết bó củi. Nhiều người lại không làm như thế : chẳng những họ chất lên vai khúc củi của hôm nay mà còn thêm vào đó khúc củi của hôm qua và khúc củi của ngày mai. Lạ gì họ không vác nổi !” .
Lạy Chúa Giêsu, nhiều khi chúng con cảm thấy chán nản buông xuôi vì những thử thách quá nặng nề. Xin Chúa thêm sức cho chúng con, nhất là cho chúng con có đôi vai đủ lớn và đôi chân đủ mạnh để chúng con có thể vác thập giá mình hằng ngày mà đi theo Chúa đến cùng. Amen.