Hoa Trái Của Sự Cầu Nguyện
Cầu nguyện là một quá trình truyền thông cho phép ta được thưa chuyện và nghe được tiếng nói của Thiên Chúa- một đấng mà chúng ta tin tưởng một cách tuyệt đối rằng Ngài luôn quan tâm và yêu thương ta hết mực. Thánh Monica là một mẫu mực của con người biết chuyển đại họa thành đại phước. Thánh đã sử dụng một phương thức bình thường: kiên trì cầu nguyện vào lòng cậy trông vào Thiên Chúa đến những mức tới hạn, mà số đông chúng ta không thể tưởng tượng hết và và sự nhẫn nhục của vị Thánh dành cho các bà mẹ Công giáo này làm chúng ta phải kính phục.
Những gợi ý về cầu nguyện
Cầu nguyện ở mức đơn giản chỉ là một cuộc độc thoại của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện ở mức cao hơn là một cuộc đối thoại, như một cuộc trao đổi thân mật giữa 02 đối tượng trong mạng truyền thông không dây, mà trái tim đóng vai trò như các thiết bị thu phát. Chúng ta cần mở rộng trái tim và các giác quan để phát ra và đón nhận tiếng đáp trả của Thiên Chúa trực tiếp hay gián tiếp qua người khác. Thánh Gioan Vianney đã nói “khi cầu nguyện tâm linh, hãy nhắm mắt, ngậm miệng và mở rộng trái tim”. Mẫu nhỏ trong câu chuyện sau cho chúng ta biết sự phản ứng của Thiên Chúa một cách gián tiếp sau khi thánh Monica đã cầu nguyện liên lỉ, thông qua một giám mục:
Thấy người con đầu quá khó để từ bỏ cuộc sống tội lỗi, thánh Monica nhờ sự can thiệp của một giám mục. Song vị giám mục đã thất bại và chỉ biết khuyên Monica tiếp tục cầu nguyện cho con trai. Ông bảo "Không thể nào một người con được bao bọc bởi quá nhiều nước mắt của người mẹ lại có thể bị hư mất". Nhờ vậy, Monica càng kiên tâm cầu nguyện cho con trai-sau này trở thành vị thánh nổi tiếng Augustino.
Khi nói chuyện với Thiên Chúa. Mỗi lời cầu có cấu trúc tổng thể gồm 02 vế. Vế đầu là ngợi ca, cảm tạ các hồng ân mà chúng ta đón nhận. Vế sau là trình bày các nhu cầu vô hình lẫn hữu hình tốt đẹp khác của bản thân. Hai kinh phổ biến nhất của đạo Công giáo, Lạy Cha, Kính mừng là điển hình cho lời cầu nguyện hoàn hảo. Lời cầu không nhất thiết phải dài, nhưng rất cần chân thành, sâu lắng, tin tưởng và xuất phát từ con tim. Trong Matthêu 6, 7 Chúa bảo rằng “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin”.
Sau khi cầu nguyện chúng ta đừng nghĩ rằng mình sẽ nhận lời. Thiên Chúa chấp nhận thất bại, Ngài không chấp nhận sự bỏ cuộc. Thánh sử Luca 18, 1 có viết “Chúa Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông cầu nguyện luôn, không được nản chí”.
Cũng giống như các cuộc giao tiếp khác, chúng ta có thể không biết cách để làm hợp ý người đối thoại. Mẹ Teresa Calcuta dạy rằng, chúng ta cần tìm nơi tĩnh lặng và cũng để cả tâm hồn tĩnh lặng- không ghen tuông, giận hờn, đố kị với những người xung quanh. Thánh Phaolô trong (1, Tm 2, 8) nói thêm “Vậy tôi muốn rằng, người đàn ông hãy cầu nguyện bất cứ nơi đâu, tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện, không giậ hờn không xung khắc”. Nhờ trạng thái yên lặng, chúng ta có thể chạm đến những phần thuộc phần tâm linh-phần hồn. Trong giây phút này, chúng ta đang chờ đón cuộc gặp gở thiêng liêng mà Thiên Chúa là đối tượng duy nhất với niềm hạnh phúc và mến yêu tối đa.
Sự quan trọng của cầu nguyện
Mỗi chúng ta, trong sinh hoạt hàng ngày về đời sống tâm linh bao gồm các hoạt động: đọc kinh, cầu nguyện, suy niệm, tham dự thánh lễ và làm các việc lành khác. Trong đó cầu nguyện và suy niệm là 02 công cụ quan trọng để làm đức tin tăng trưởng, nó chính là phần rễ cho đời sống tâm linh-cái quyết định sức sống của một cây trồng. Nhờ rễ, cây đươc hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ. Trong lễ đại hội Quốc tế giới trẻ 2011 tại Madrid, Đức Giáo hoàng Benedict XV nói “Nếu các bạn đâm rễ sâu trong lòng tin, các bạn sẽ gặp được suối nguồn của niềm vui, cả khi có phải sống giữa các trái ý và khó khăn. Đức tin không đối nghịch với các lý tưởng cao đẹp nhất của các bạn, trái lại nó nâng cao và hoàn thiện chúng”.
Cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh: “Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Cầu nguyện phải là ưu tiên hàng đầu: thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động”. Cầu nguyện và suy niệm giúp chúng ta gia tăng sức mạnh và vững chãi trong những hy sinh và họat động khác, cũng như rễ cây càng phát triển thì nhận càng nhiều dưỡng chất, nguồn nước và làm cây trở nên chắc chắn nhờ bám chặt vào đất.
Thánh Monica thật có phước khi sử dụng phương thuốc cầu nguyện để hóan cải và canh tân cho chồng, con vì ngài đã tin rằng "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7, 7). Hơn nữa trong suốt cuộc đời đau khổ, đầy nước mắt, chính Thánh hưởng được phúc thứ 03 trong 08 mối phúc: “Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5, 5).
Còn chúng ta trước khi cầu nguyện, nên nhớ lấy câu “Thầy nói với các con: tất cả những gì các con cầu xin, các con cứ tin là mình đã được rồi , thì sẽ được như ý” (Mc 11, 24).
Lạy thánh Monica xin giúp cho những người Mẹ của chúng con không bao giờ bỏ cuộc trong lời cầu, nhất là những khi gặp phong ba quá sức trong cuộc đời, không chỉ cầu cho chính mình mà còn cho cả người người chung quanh. Xin cho mỗi người mẹ Công giáo luôn xứng đáng là một hiển mẫu theo gương của Thánh nhân.
G. Tuấn Anh
Cầu nguyện là một quá trình truyền thông cho phép ta được thưa chuyện và nghe được tiếng nói của Thiên Chúa- một đấng mà chúng ta tin tưởng một cách tuyệt đối rằng Ngài luôn quan tâm và yêu thương ta hết mực. Thánh Monica là một mẫu mực của con người biết chuyển đại họa thành đại phước. Thánh đã sử dụng một phương thức bình thường: kiên trì cầu nguyện vào lòng cậy trông vào Thiên Chúa đến những mức tới hạn, mà số đông chúng ta không thể tưởng tượng hết và và sự nhẫn nhục của vị Thánh dành cho các bà mẹ Công giáo này làm chúng ta phải kính phục.
Những gợi ý về cầu nguyện
Cầu nguyện ở mức đơn giản chỉ là một cuộc độc thoại của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện ở mức cao hơn là một cuộc đối thoại, như một cuộc trao đổi thân mật giữa 02 đối tượng trong mạng truyền thông không dây, mà trái tim đóng vai trò như các thiết bị thu phát. Chúng ta cần mở rộng trái tim và các giác quan để phát ra và đón nhận tiếng đáp trả của Thiên Chúa trực tiếp hay gián tiếp qua người khác. Thánh Gioan Vianney đã nói “khi cầu nguyện tâm linh, hãy nhắm mắt, ngậm miệng và mở rộng trái tim”. Mẫu nhỏ trong câu chuyện sau cho chúng ta biết sự phản ứng của Thiên Chúa một cách gián tiếp sau khi thánh Monica đã cầu nguyện liên lỉ, thông qua một giám mục:
Thấy người con đầu quá khó để từ bỏ cuộc sống tội lỗi, thánh Monica nhờ sự can thiệp của một giám mục. Song vị giám mục đã thất bại và chỉ biết khuyên Monica tiếp tục cầu nguyện cho con trai. Ông bảo "Không thể nào một người con được bao bọc bởi quá nhiều nước mắt của người mẹ lại có thể bị hư mất". Nhờ vậy, Monica càng kiên tâm cầu nguyện cho con trai-sau này trở thành vị thánh nổi tiếng Augustino.
Khi nói chuyện với Thiên Chúa. Mỗi lời cầu có cấu trúc tổng thể gồm 02 vế. Vế đầu là ngợi ca, cảm tạ các hồng ân mà chúng ta đón nhận. Vế sau là trình bày các nhu cầu vô hình lẫn hữu hình tốt đẹp khác của bản thân. Hai kinh phổ biến nhất của đạo Công giáo, Lạy Cha, Kính mừng là điển hình cho lời cầu nguyện hoàn hảo. Lời cầu không nhất thiết phải dài, nhưng rất cần chân thành, sâu lắng, tin tưởng và xuất phát từ con tim. Trong Matthêu 6, 7 Chúa bảo rằng “Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin”.
Sau khi cầu nguyện chúng ta đừng nghĩ rằng mình sẽ nhận lời. Thiên Chúa chấp nhận thất bại, Ngài không chấp nhận sự bỏ cuộc. Thánh sử Luca 18, 1 có viết “Chúa Giêsu kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông cầu nguyện luôn, không được nản chí”.
Cũng giống như các cuộc giao tiếp khác, chúng ta có thể không biết cách để làm hợp ý người đối thoại. Mẹ Teresa Calcuta dạy rằng, chúng ta cần tìm nơi tĩnh lặng và cũng để cả tâm hồn tĩnh lặng- không ghen tuông, giận hờn, đố kị với những người xung quanh. Thánh Phaolô trong (1, Tm 2, 8) nói thêm “Vậy tôi muốn rằng, người đàn ông hãy cầu nguyện bất cứ nơi đâu, tay giơ lên trời, tâm hồn thánh thiện, không giậ hờn không xung khắc”. Nhờ trạng thái yên lặng, chúng ta có thể chạm đến những phần thuộc phần tâm linh-phần hồn. Trong giây phút này, chúng ta đang chờ đón cuộc gặp gở thiêng liêng mà Thiên Chúa là đối tượng duy nhất với niềm hạnh phúc và mến yêu tối đa.
Sự quan trọng của cầu nguyện
Mỗi chúng ta, trong sinh hoạt hàng ngày về đời sống tâm linh bao gồm các hoạt động: đọc kinh, cầu nguyện, suy niệm, tham dự thánh lễ và làm các việc lành khác. Trong đó cầu nguyện và suy niệm là 02 công cụ quan trọng để làm đức tin tăng trưởng, nó chính là phần rễ cho đời sống tâm linh-cái quyết định sức sống của một cây trồng. Nhờ rễ, cây đươc hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng vô cơ. Trong lễ đại hội Quốc tế giới trẻ 2011 tại Madrid, Đức Giáo hoàng Benedict XV nói “Nếu các bạn đâm rễ sâu trong lòng tin, các bạn sẽ gặp được suối nguồn của niềm vui, cả khi có phải sống giữa các trái ý và khó khăn. Đức tin không đối nghịch với các lý tưởng cao đẹp nhất của các bạn, trái lại nó nâng cao và hoàn thiện chúng”.
Cố Hồng y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh: “Hoạt động không cầu nguyện là vô ích trước mặt Chúa. Cầu nguyện phải là ưu tiên hàng đầu: thứ nhất cầu nguyện, thứ hai hy sinh, thứ ba mới đến hoạt động”. Cầu nguyện và suy niệm giúp chúng ta gia tăng sức mạnh và vững chãi trong những hy sinh và họat động khác, cũng như rễ cây càng phát triển thì nhận càng nhiều dưỡng chất, nguồn nước và làm cây trở nên chắc chắn nhờ bám chặt vào đất.
Thánh Monica thật có phước khi sử dụng phương thuốc cầu nguyện để hóan cải và canh tân cho chồng, con vì ngài đã tin rằng "Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở ra cho” (Mt 7, 7). Hơn nữa trong suốt cuộc đời đau khổ, đầy nước mắt, chính Thánh hưởng được phúc thứ 03 trong 08 mối phúc: “Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an” (Mt 5, 5).
Còn chúng ta trước khi cầu nguyện, nên nhớ lấy câu “Thầy nói với các con: tất cả những gì các con cầu xin, các con cứ tin là mình đã được rồi , thì sẽ được như ý” (Mc 11, 24).
Lạy thánh Monica xin giúp cho những người Mẹ của chúng con không bao giờ bỏ cuộc trong lời cầu, nhất là những khi gặp phong ba quá sức trong cuộc đời, không chỉ cầu cho chính mình mà còn cho cả người người chung quanh. Xin cho mỗi người mẹ Công giáo luôn xứng đáng là một hiển mẫu theo gương của Thánh nhân.
G. Tuấn Anh