Trong truyền thống Assisi, hàng năm Cộng Đồng Sant’Egidio đều tổ chức một hội nghị liên tôn tại các địa điểm khác nhau trên thế giới, để vừa đối thoại, học hỏi vừa cầu nguyện cho hòa bình. Năm nay, Cộng Đồng chọn Munich làm địa điểm cho cuộc gặp gỡ liên tôn trong 3 ngày 11 tới 13 tháng 9. Chủ đề cuộc gặp gỡ năm nay tuy ngắn ngủi: “Buộc phải sống với nhau” (Bound to live together), nhưng nó được khai triển thành gần 30 đề tài khác nhau bao trùm rất nhiều những vấn đề nóng hổi đang được các nhà thức giả cũng như không thức giả quan tâm: Âu Châu và sứ mệnh của nó đối với thế giới, hợp nhất Kitô Giáo và tình yêu người nghèo, tinh thần Assisi, tử đạo và chứng nhân đức tin, mùa xuân Ả Rập, cầu nguyện: gốc rễ hòa bình, công lý và yêu thương trong Thánh Kinh, di trú: buộc phải sống với nhau, Nhật Bản sau cơn động đất, tôn giáo và truyền thông trong thời đại mạng lưới xã hội, đô thị và hoàn cầu hóa, đâu là tương lai cho thế giới Ả Rập?, tự do và thế giới Ả Rập, các luận điểm cho cuộc sống chung, tự do tôn giáo: đường tới hòa bình, tôn giáo và giá trị sự sống, con người nam nữ hiện đại trên đường tìm kiếm Thiên Chúa, tín hữu Do Thái và Kitô Giáo: từ đối thoại tới tình bạn, điểm mạnh điểm yếu của gia đình: suy tư tôn giáo, phụ nữ và tôn giáo, nói về hy vọng: ngôn từ của Kitô hữu trong thiên niên kỷ thứ ba, người Do Thái và Palestine: có thể có hòa bình không?, ngày 11 tháng 9 2001-2011, leo thang bạo lực: những biên cương mới cho hòa bình, … người nghèo tại đô thị, tín hữu tại đất lạ, tái quan niệm thế giới: nhìn quá bên kia khủng hoảng kinh tế…
Hội nghị liên tôn và 10 năm sau cuộc tấn công khủng bố
Lễ khai mạc trùng vào ngày kỷ niệm 10 năm cuộc tấn công của khủng bố vào một số cơ sở quan trọng của Hoa Kỳ mà nhiều người nhất trí cho là có tính hoàn cầu, hội nghị đã đặc biệt tưởng nhớ các nạn nhân và khuyến khích mọi người hướng về phía trước. Trong bài phát biểu nhân dịp này, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich và Freising, cho rằng hình ảnh ngày 11 tháng 9 là hình ảnh của kinh hoàng, của bạo lực, của khiếp đảm, của sợ sệt. Kinh hoàng đến độ vết thương đến nay, 10 năm sau, vẫn chưa hoàn toàn lành lại. Nhưng ta nên kỷ niệm nó theo một nghĩa rộng lớn hơn, biến cái ký ức ấy thành một nghĩa vụ, làm thế nào để khuất phục cái luận lý học của bạo lực và sợ hãi cũng như việc truyền bá hận thù và phân rẽ. Ta cần vượt quá việc phòng vệ trực tiếp chống lại bạo lực, để tìm ra các giải đáp cho hòa bình và việc chung sống trong thế giới hòan cầu, một thế giới trong đó, các nền văn hóa, các tôn giáo, các xác tín khác nhau đều có chỗ đứng.
Đức Hồng Y cho rằng: hình như 10 năm qua, ta đã lãng phí thì giờ vào những viễn kiến và mỹ từ học chiến tranh, thay vì học hỏi công lý và liên đới, hòa giải, hòa bình và chung sống. Ngài mong ước cuộc gặp gỡ tại Munich này là dịp để ta làm việc học hỏi ấy. Ta phải cương quyết chống lại việc sử dụng sai lạc danh Thiên Chúa, chống lại bất cứ bạo lực, khai thác, áp chế nào nhân danh tôn giáo. “Nại tới danh Thiên Chúa để giết người vô tội là phạm thượng!”. Ta phải chứng tỏ cho thế giới thấy: tôn giáo là nguồn của hòa bình, của đối thoại thực sự và của hòa giải.
Mang tới cho việc sống chung một nội dung tích cực
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gửi tới hội nghị một thông điệp, nhấn mạnh rằng: thân phận con người buộc ta phải chung sống, đừng biến thế giới thành địa ngục. Muốn thế, ta phải chấp nhận lẫn nhau, học cách chung sống với nhau, cởi mở và hiến thân. Ngài viết: “Chủ đề của cuộc gặp gỡ hòa bình, ‘buộc phải chung sống với nhau’ nhắc nhở ta rằng là những con người nhân bản, ta được cột chặt với nhau. Việc chung sống này, trên thực tế, là một điều kiện có sẵn phát sinh từ thân phận làm người của ta. Và bổn phận của ta là đem lại cho nó một nội dung tích cực”.
Tuy nhiên, ngài nhận định tiếp, việc chung sống này có thể “tự biến thành cuộc sinh tồn chống lại nhau… trở thành một địa ngục nếu ta không chịu tìm cách chấp nhận nhau, nếu ai cũng muốn chỉ có mình”. Ngài cho rằng: “Nếu ta biết cởi mở với nhau, biết hiến thân cho nhau, thì việc chung sống ấy sẽ trở thành một hồng ân”. Theo ngài, phải coi việc sống chung về tôn giáo và văn hóa vừa là một nhiệm vụ vừa là một hồng ân; đó là con đường đích thực dẫn tới việc sống chung. Việc sống chung này không còn là một thách đố miền hay địa phương nữa, nhưng nay đã có tính hoàn cầu, liên hệ tới toàn bộ nhân loại như một toàn thể.
Theo Đức Thánh Cha, đức tin Kitô Giáo dạy rằng: Thiên Chúa muốn toàn thể nhân loại trở nên một gia đình, trong đó, “ta là anh chị em với nhau”. Bài học này cần được học đi học lại “Ta phải học cách không phải sống cạnh nhau mà là sống với nhau. Điều này có nghĩa mở rộng trái tim cho nhau, để người lân cận tham dự vào các niềm vui, niềm hy vọng và nỗi buồn của ta”.
Ngài cũng nhấn mạnh rằng: tôn giáo “trong yếu tính liên kết với vấn đề hòa bình… Khi tôn giáo thất bại trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa này, khi nó lôi Người xuống với ta thay vì nâng ta lên với Người, khi ta, có thể nói như thế, biến Người thành sở hữu của ta, thì lúc đó, tôn giáo chỉ góp phần vào việc phá hoại hòa bình. Nhưng nếu nó tìm ra đường dẫn tới Đấng Thần Linh, tới Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc muôn người, thì nó là một sức mạnh của hòa bình”.
Đức Bênêđíctô XVI cho hay: những cuộc gặp gỡ như tại Assisi và tại Munich dịp này là “cơ hội để các tôn giáo tự tìm hiểu chính mình và tự hỏi làm thế nào để trở thành lực lượng của việc sống chung”. Ý nghĩa của những cuộc gặp gỡ này là ta sẵn sàng chào đón người gần người xa trong tinh thần hòa bình của Chúa Kitô. Nền hòa bình này dựa vào nhiều cơ sở từ di trú, tới hoàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, bảo vệ môi sinh… Cũng theo ngài, kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Assisi cách nay 25 năm, đã có nhiều sáng kiến đầy hy vọng được đưa ra đối với hòa giải và hoà bình, tuy nhiên cũng không thiếu trở ngại, bỏ lỡ cơ hội. Về điểm sau, ngài nhắc tới “những hành động bạo lực và khủng bố khiếp đảm bóp nghẹt hy vọng sống chung”. Ngài hy vọng cuộc gặp gỡ tại Munich sẽ cổ vũ sự hiểu biết lẫn nhau để sống chung, nhờ thế mở ra con đường thênh thang cho hòa bình.
Hai nghìn đại biểu
Trong cử hành Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa Munich ngày 11 tháng 9 để khai mạc hội nghị, người ta thấy có sự tham dự của ít nhất 2,000 người đến từ nhiều quốc gia cũng như từ nhiều tôn giáo khác nhau. Trong buổi cử hành này, Đức HY Marx nhấn mạnh rằng: “Không nên coi việc xây dựng hòa bình là một thành tích của Kitô hữu, vì việc làm chứng cho hòa bình là việc chủ yếu của bất cứ kinh nghiệm đức tin nào”. Lời cầu nguyện giáo dân trong buổi cử hành cũng nhấn mạnh tới nhu cầu phải có việc làm chứng ấy, tới việc tưởng niệm các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá và tới việc phải chào đón người di dân.
Kết thúc buổi cử hành là lời phát biểu của Tổng Giám Mục Filaret, đại diện Toà Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa, nhấn mạnh tới khía cạnh “Ta nhìn nhận tính đơn nhất của nhân loại và ta cam kết tuân giữ lệnh truyền Thiên Chúa muốn ta hợp nhất và yêu thương lẫn nhau. Với một tấm lòng biết ơn, tôi bảo đảm với qúi vi rằng cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay là một bước tiến tới sự hợp nhất mà Đấng Hóa Công đã truyền dạy”.
Trong ngày khai mạc này, Andrea Riccardi, sáng lập viên Cộng Đồng Sant’Egidio cho rằng: “Giữa sự va chạm nhau của các nền văn minh và việc hoàn cầu hóa thô thiển chỉ chú trọng tới khía cạnh kinh tế, là cả một phạm vi rộng lớn dành cho việc xây dựng hợp nhất trong đa dạng”. Theo Riccardi, trong 10 năm qua, “văn hóa kình chống đã lớn mạnh, một phần do việc phát triển bạo lực tại nhiều quốc gia trên thế giới, thành quả của tranh chấp chính trị, của mafia, của tội ác”. Nên 10 năm tới đòi phải có nhiều cố gắng hơn nhằm xây dựng chính trị, nhất là đem lại cho Âu Châu một vai trò chính trị đổi mới trong trách nhiệm chung đối với thế giới trong khi không quên tin tưởng vào Mùa Xuân Ả Rập… Riccardi cũng cho rằng trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, tôn giáo có thể góp phần làm thay đổi các não trạng, vì tôn giáo nhắc nhở ta rằng không được dùng sự giầu có bản thân để xác định giá trị cuộc đời… Tiêu thụ vừa phải giúp tinh thần con người được tự do hơn, nhờ đó biết quan tâm tới người khác… Trong cuộc đối thoại với văn hóa, tôn giáo đưa lại cho ta sự thiện cảm và lòng cảm thương có tính hoàn cầu… Không nên phí phạm 10 năm sắp tới. Chính vì thế, từ 25 năm nay, không năm nào tinh thần Assisi không “giữ cho cuộc đối thoại tiếp diễn với các chủ đề thuộc tinh thần và lịch sử”.
Nhân dịp này, Shear Yashuv Cohen, Trưởng Giáo Sĩ Haifa về hưu của Do Thái Giáo, phát biểu rằng: “Chúng tôi, những người sống tại Đất Thánh, biết rất rõ rằng con đường duy nhất để sống còn tại xứ sở thân yêu của chúng tôi là chống lại thù hận và cổ vũ hòa bình, an ninh và sự hiễu biết lẫn nhau”. Ông cho rằng đó là đất thánh của cả tín hữu Do Thái Giáo lẫn tín hữu Hồi Giáo và Kitô Giáo và đó phải là “lý do để tất cả chúng ta cùng nhau góp phần ngăn ngừa việc đổ máu, hận thù và ganh ghét”. Ông thống thiết kêu gọi “Các bạn thân mến, thưa các nhà lãnh đạo tôn giáo, ta hãy dạy các đồng đạo của ta hãy chấm dứt tội ác khủng khiếp này.Ta hãy học cách sống chung, tôn trọng và nhắc đi nhắc lại lời của tiên tri Malakhi: ‘Há tất cả chúng ta không có chung một người cha hay sao? Há một Thiên Chúa duy nhất đã không tạo nên tất cả chúng ta hay sao? Tại sao ta lại phản bội lẫn nhau và làm hoen ố giao ước của cha ông ta?” (Mk 2:10).
Trung Đông
Qua ngày thứ hai, Casmoussa, Phụ Tá Thượng Phụ Công Giáo Syriac của Beirut, kêu gọi “một liên minh mới giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo” vì hòa bình của vùng Địa Trung Hải. Vị này bác bỏ nguồn tin cho rằng các lực lượng quá khích đang chiếm đa số tại các nước Hồi Giáo. “Ta phải khuyến khích các nhóm ôn hòa là các nhóm biết nhìn nhận quyền sống và quyền phát biểu của người khác”. Đây là một chọn lựa đáng giá đối với mọi tôn giáo nếu họ muốn song hành với thế giới mới, thế giới hoàn cầu hóa.
Nhà lãnh đạo Công Giáo này sau đó đề cập tới quyền công dân cho mọi người, bất phân biệt tôn giáo, phái tính hay căn tính sắc tộc. “Mọi tín hữu được mời gọi chú tâm tới những gì kết hợp họ, theo tinh thần Vatican II”.
Cũng trong ngày này, nữ thủ tướng Angela Merkel của Đức tuyên bố bà hỗ trợ Mùa Xuân Ả Rập và cho hay: chúng ta đừng phí phạm tương lai của tuổi trẻ. Nói về Mùa Xuân Ả Rập, bà cho hay Đức “Đang đưa ra nhiều biện pháp để tạo công ăn việc làm cho 5,000 người trẻ Ả Rập. Mọi người phải góp phần theo khả năng của mình”. Đối với bà, Âu Châu phải tái đảm nhiệm sứ mệnh của mình trong lịch sử: “Không nên phó mặc chính nghĩa Âu Châu cho một số người, nếu không, ta sẽ trở thành tù nhân cho chính những cuộc tranh luận tại các xứ sở của ta, chỉ biết la hét rồi mau chóng lãng quên… Bằng cách đó, ta chỉ tổ hết hơi mà thôi”. Bà nói thêm: “Không phải căn nhà chung của Âu Châu đã được xây dựng trong một ngày, chính vì thế, nó bền vững và trở thành một cộng đồng. Nó từng kinh qua nhiều thế kỷ chiến tranh và những ngày đen tối nhất của văn minh qua nạn Diệt Chủng (Shoah)”. Ngày nay, nó phải lặp lại lối sống có tầm nhìn bao quát hơn: “Ta chỉ có thể có được sức mạnh từ nền kinh tế nếu biết duy trì nó” bởi “ta không thể sống trên lưng các thế hệ tương lai. Ta phải sống bằng chính các tài nguyên của ta trong khi bảo toàn chúng cho tương lai. Ta không được tước đoạt tương lai của người khác”.
Dù có nhiều khó khăn, Âu Châu vẫn còn những xác tín sâu sắc chung giúp nó hợp nhất với nhau. Bà cho rằng các giáo hội đã đóng góp rất nhiều trong chiều hướng này. Việc tục hóa và phân biệt giữa Giáo Hội và Nhà Nước vẫn không xóa nhòa được sự kiện này: không có niềm tin vào Thiên Chúa, ta sẽ quên khuấy cả chính ý nghĩa đời ta. Đến đây, bà bỗng nhiên nhắc đến cuộc thăm viếng sắp tới của Đức Giáo Hoàng: “Ở Đức, chúng tôi hân hoan được đón tiếp cuộc thăm viếng của Đức Bênêđíctô XVI”
Đề cập tới các căng thẳng hiện nay tại Trung Đông và Bắc Phi, Angela Merkel tỏ ý lo ngại về các quan hệ giữa Do Thái và Ai Cập: “Ai cập cần thận trọng để các biến cố như biến cố tại toà đại sứ (Do Thái) không tái diễn”. Bà cũng nhấn mạnh tới nhu cầu hai nhà nước tại Đất Thánh: nhà nước Do Thái và nhà nước Palestine.
Lên tiếng với các nhà lãnh đạo tôn giáo, Angela Merkel mời gọi các ngài quảng bá Hiến Chương Nhân Quyền LHQ, rất có lợi cho việc sống chung. Vì chính tôn giáo cũng đại biểu cho sức mạnh sống chung ấy. Bà nhìn nhận sự đóng góp to lớn của Cộng Đồng Sant’Egidio: “Cộng Đồng này đã sống cạnh người nghèo và đã chữa lành các vết thương của họ. Cộng Đồng này dạy ta rằng chiến tranh là mẹ đẻ của nghèo đói. Cho phép tôi thêm rằng hòa bình là mẹ đẻ của phát triển. Chúng ta hãy can đảm dấn thân vào việc bảo vệ hòa bình”.
Không phải một mình nữ thủ tướng Đức nhắc tới Mùa Xuân Ả Rập, Rami Shaath, đứng đầu liên minh tuổi trẻ tại Tahrir Square, nơi diễn ra cuộc cách mạng lật đổ Mubarak, nhân dịp tham dự hội nghị, cũng đã mô tả về Mùa Xuân này như sau: “Chúng tôi cùng diễn hành để lật đổ chế độ và ngẩng cao đầu. Vì chiến thắng thực sự là một lần nữa được tự hào về quê hương mình. Chúng tôi có thể xây dựng được xã hội của mình nếu biết mở rộng tâm trí. Cuộc cách mạng này cho thấy: thịnh vượng phát sinh từ tính đa dạng của nền văn hóa Ai Cập. Đa dạng là một giá trị gia tăng”. Ông cũng cho hay: “Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 là một đáp ứng sai lầm đối với sự bất công đích thực từng dẫn tới việc xâm lăng Iraq… Mặt khác, cuộc cách mang Ai Cập là một cuộc biểu dương bất bạo động, một đòi hỏi dân chủ và tự do, công bằng xã hội và hoà bình”.
Chúng ta thực sự gặp nhau
Trong buổi lễ bế mạc vào ngày 13 tháng 9, Đức Hồng Y Marx cho rằng: “Chúng ta không nói qua đầu nhau, chúng ta nói với nhau. Chúng ta không bước qua nhau mà không nhìn nhau, chúng ta thực sự gặp nhau… (Cho nên) Đừng đánh gía thấp sức mạnh của cuộc gặp gỡ này”.
Ngài kêu gọi mọi người hãy truyền đạt sức mạnh tạo hòa bình của đối thoại, hãy khuyến khích để mọi người cùng tham gia chính nghĩa chung. “Chúng ta tất cả đều có trách nhiệm đối với hòa bình và tương lai thế giới. Cho nên, ta không nên chần chừ. Hòa bình đáng giá bất cứ cam kết nào của ta!”.
Nhân dịp này, Hội Nghị đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình như sau: “Chúng tôi biết ơn những ai luôn giữ cho niềm hy vọng này (tinh thần Assisi) sống động trong thời buổi khó khăn khi các cây cầu đang thi nhau xụp đổ. Sau 10 năm đánh dấu bằng văn hóa bạo lực và điên loạn khủng bố, trong một thế giới xem ra bị thống trị bởi chủ nghĩa tư bản vô kỷ cương, chúng tôi đã dừng lại chỉ để cầu nguyện, lắng nghe và lục tìm tương lai. Những giây phút cầu nguyện và đối thoại này đã thay đổi chúng tôi! Chúng tôi lắng nghe lời yêu cầu phải có một thời đại mới phát sinh từ chứng tá của nhiều người.
Cơn cám dỗ muốn thu mình vào chính mình cũng như sử dụng tôn giáo để phân rẽ nhau quả là mạnh mẽ. Cơn cám dỗ này càng tệ hại hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói hiện nay. Thế giới, đôi khi, xem ra không ý thức được các giới hạn của mình. Nó thường bị lôi cuốn bởi những điều chia rẽ chứ không phải bởi tình bạn đối với người khác; nó để ý tới các động lực ích kỷ chứ không lưu tâm tới ích chung. Tại nhiều khu vực trên thế giới, bạo lực và vô nghĩa đang gia tăng. Chúng ta cần một khúc quanh!
Hoàn cầu hóa, tự nó là một tài nguyên lớn lao, nhưng cần một linh hồn. Lòng vị kỷ đang dẫn tới nền văn minh chết chóc, gây nên cái chết cho rất nhiều người. Do đó, chúng ta phải nhìn tới, phải mở cửa cho tương lai, và trở nên người có khả năng hoàn cầu hóa công lý. Chúng ta cần nêu lại vấn đề hoà bình một lần nữa, với quyết tâm và trong mọi chiều kích của nó. Thực thế, chúng ta buộc phải sống chung với nhau và tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với nghệ thuật sống chung. Ngày nay, đối thoại đã được chứng minh là phương tiện tinh khôn và hoà bình nhất. Nó là đáp ứng duy nhất đối với các những người truyền giảng khủng bố, những người dám sử dụng cả ngôn ngữ tôn giáo để gieo rắc hận thù và chia rẽ thế giới. Với đối thoại, ta không mất chi cả. Ở đây, tại Munich này, chúng tôi đã thử nghiệm ngôn ngữ đối thoại và tình bạn; không một người đàn ông, đàn bà nào, không một ai là một hòn đảo: chỉ có một số phận, đó là số phận chung.
Chúng tôi nhìn nhau bằng một tình bạn mới, và rất nhiều điều đã thành khả thể một lần nữa, mọi sự đều có thể. Đây là lúc để thay đổi. Thế giới cần nhiều hy vọng và hòa bình hơn. Chúng ta, một lần nữa, có thể học cách sống không phải chống lại nhau, nhưng là sống với nhau. Chúng ta ý thức rằng các tôn giáo phải chịu trách nhiệm về việc phá hoại hòa bình nếu họ không biết hướng lên, không biết nhìn lên. Bất cứ ai sử dụng danh Thiên Chúa để ghét bỏ người khác và sát hại họ là xúc phạm tới Thánh Danh Thiên Chúa. Bởi thế, chúng tôi tuyên bố rằng: Trong chiến tranh, không hề có tương lai! Không có giải pháp nào thay thế cho đối thoại. Đối thoại là vũ khí đơn giản, người nào cũng có được. Với đối thoại, chúng ta sẽ xây dựng được một thập niên mới và một thế kỷ hòa bình. Chúng ta hết thẩy hãy trở thành những người thợ xây dựng hòa bình. Vâng, xin Thiên Chúa ban hồng phúc hòa bình diệu kỳ cho thế giới”.
Hội nghị liên tôn và 10 năm sau cuộc tấn công khủng bố
Lễ khai mạc trùng vào ngày kỷ niệm 10 năm cuộc tấn công của khủng bố vào một số cơ sở quan trọng của Hoa Kỳ mà nhiều người nhất trí cho là có tính hoàn cầu, hội nghị đã đặc biệt tưởng nhớ các nạn nhân và khuyến khích mọi người hướng về phía trước. Trong bài phát biểu nhân dịp này, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich và Freising, cho rằng hình ảnh ngày 11 tháng 9 là hình ảnh của kinh hoàng, của bạo lực, của khiếp đảm, của sợ sệt. Kinh hoàng đến độ vết thương đến nay, 10 năm sau, vẫn chưa hoàn toàn lành lại. Nhưng ta nên kỷ niệm nó theo một nghĩa rộng lớn hơn, biến cái ký ức ấy thành một nghĩa vụ, làm thế nào để khuất phục cái luận lý học của bạo lực và sợ hãi cũng như việc truyền bá hận thù và phân rẽ. Ta cần vượt quá việc phòng vệ trực tiếp chống lại bạo lực, để tìm ra các giải đáp cho hòa bình và việc chung sống trong thế giới hòan cầu, một thế giới trong đó, các nền văn hóa, các tôn giáo, các xác tín khác nhau đều có chỗ đứng.
Đức Hồng Y cho rằng: hình như 10 năm qua, ta đã lãng phí thì giờ vào những viễn kiến và mỹ từ học chiến tranh, thay vì học hỏi công lý và liên đới, hòa giải, hòa bình và chung sống. Ngài mong ước cuộc gặp gỡ tại Munich này là dịp để ta làm việc học hỏi ấy. Ta phải cương quyết chống lại việc sử dụng sai lạc danh Thiên Chúa, chống lại bất cứ bạo lực, khai thác, áp chế nào nhân danh tôn giáo. “Nại tới danh Thiên Chúa để giết người vô tội là phạm thượng!”. Ta phải chứng tỏ cho thế giới thấy: tôn giáo là nguồn của hòa bình, của đối thoại thực sự và của hòa giải.
Mang tới cho việc sống chung một nội dung tích cực
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã gửi tới hội nghị một thông điệp, nhấn mạnh rằng: thân phận con người buộc ta phải chung sống, đừng biến thế giới thành địa ngục. Muốn thế, ta phải chấp nhận lẫn nhau, học cách chung sống với nhau, cởi mở và hiến thân. Ngài viết: “Chủ đề của cuộc gặp gỡ hòa bình, ‘buộc phải chung sống với nhau’ nhắc nhở ta rằng là những con người nhân bản, ta được cột chặt với nhau. Việc chung sống này, trên thực tế, là một điều kiện có sẵn phát sinh từ thân phận làm người của ta. Và bổn phận của ta là đem lại cho nó một nội dung tích cực”.
Tuy nhiên, ngài nhận định tiếp, việc chung sống này có thể “tự biến thành cuộc sinh tồn chống lại nhau… trở thành một địa ngục nếu ta không chịu tìm cách chấp nhận nhau, nếu ai cũng muốn chỉ có mình”. Ngài cho rằng: “Nếu ta biết cởi mở với nhau, biết hiến thân cho nhau, thì việc chung sống ấy sẽ trở thành một hồng ân”. Theo ngài, phải coi việc sống chung về tôn giáo và văn hóa vừa là một nhiệm vụ vừa là một hồng ân; đó là con đường đích thực dẫn tới việc sống chung. Việc sống chung này không còn là một thách đố miền hay địa phương nữa, nhưng nay đã có tính hoàn cầu, liên hệ tới toàn bộ nhân loại như một toàn thể.
Theo Đức Thánh Cha, đức tin Kitô Giáo dạy rằng: Thiên Chúa muốn toàn thể nhân loại trở nên một gia đình, trong đó, “ta là anh chị em với nhau”. Bài học này cần được học đi học lại “Ta phải học cách không phải sống cạnh nhau mà là sống với nhau. Điều này có nghĩa mở rộng trái tim cho nhau, để người lân cận tham dự vào các niềm vui, niềm hy vọng và nỗi buồn của ta”.
Ngài cũng nhấn mạnh rằng: tôn giáo “trong yếu tính liên kết với vấn đề hòa bình… Khi tôn giáo thất bại trong cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa này, khi nó lôi Người xuống với ta thay vì nâng ta lên với Người, khi ta, có thể nói như thế, biến Người thành sở hữu của ta, thì lúc đó, tôn giáo chỉ góp phần vào việc phá hoại hòa bình. Nhưng nếu nó tìm ra đường dẫn tới Đấng Thần Linh, tới Đấng Tạo Hóa và Cứu Chuộc muôn người, thì nó là một sức mạnh của hòa bình”.
Đức Bênêđíctô XVI cho hay: những cuộc gặp gỡ như tại Assisi và tại Munich dịp này là “cơ hội để các tôn giáo tự tìm hiểu chính mình và tự hỏi làm thế nào để trở thành lực lượng của việc sống chung”. Ý nghĩa của những cuộc gặp gỡ này là ta sẵn sàng chào đón người gần người xa trong tinh thần hòa bình của Chúa Kitô. Nền hòa bình này dựa vào nhiều cơ sở từ di trú, tới hoàn cầu hóa, khủng hoảng kinh tế, bảo vệ môi sinh… Cũng theo ngài, kể từ cuộc gặp gỡ đầu tiên tại Assisi cách nay 25 năm, đã có nhiều sáng kiến đầy hy vọng được đưa ra đối với hòa giải và hoà bình, tuy nhiên cũng không thiếu trở ngại, bỏ lỡ cơ hội. Về điểm sau, ngài nhắc tới “những hành động bạo lực và khủng bố khiếp đảm bóp nghẹt hy vọng sống chung”. Ngài hy vọng cuộc gặp gỡ tại Munich sẽ cổ vũ sự hiểu biết lẫn nhau để sống chung, nhờ thế mở ra con đường thênh thang cho hòa bình.
Hai nghìn đại biểu
Trong cử hành Thánh Thể tại nhà thờ chính tòa Munich ngày 11 tháng 9 để khai mạc hội nghị, người ta thấy có sự tham dự của ít nhất 2,000 người đến từ nhiều quốc gia cũng như từ nhiều tôn giáo khác nhau. Trong buổi cử hành này, Đức HY Marx nhấn mạnh rằng: “Không nên coi việc xây dựng hòa bình là một thành tích của Kitô hữu, vì việc làm chứng cho hòa bình là việc chủ yếu của bất cứ kinh nghiệm đức tin nào”. Lời cầu nguyện giáo dân trong buổi cử hành cũng nhấn mạnh tới nhu cầu phải có việc làm chứng ấy, tới việc tưởng niệm các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá và tới việc phải chào đón người di dân.
Kết thúc buổi cử hành là lời phát biểu của Tổng Giám Mục Filaret, đại diện Toà Thượng Phụ Chính Thống Mạc Tư Khoa, nhấn mạnh tới khía cạnh “Ta nhìn nhận tính đơn nhất của nhân loại và ta cam kết tuân giữ lệnh truyền Thiên Chúa muốn ta hợp nhất và yêu thương lẫn nhau. Với một tấm lòng biết ơn, tôi bảo đảm với qúi vi rằng cuộc gặp gỡ của chúng ta hôm nay là một bước tiến tới sự hợp nhất mà Đấng Hóa Công đã truyền dạy”.
Trong ngày khai mạc này, Andrea Riccardi, sáng lập viên Cộng Đồng Sant’Egidio cho rằng: “Giữa sự va chạm nhau của các nền văn minh và việc hoàn cầu hóa thô thiển chỉ chú trọng tới khía cạnh kinh tế, là cả một phạm vi rộng lớn dành cho việc xây dựng hợp nhất trong đa dạng”. Theo Riccardi, trong 10 năm qua, “văn hóa kình chống đã lớn mạnh, một phần do việc phát triển bạo lực tại nhiều quốc gia trên thế giới, thành quả của tranh chấp chính trị, của mafia, của tội ác”. Nên 10 năm tới đòi phải có nhiều cố gắng hơn nhằm xây dựng chính trị, nhất là đem lại cho Âu Châu một vai trò chính trị đổi mới trong trách nhiệm chung đối với thế giới trong khi không quên tin tưởng vào Mùa Xuân Ả Rập… Riccardi cũng cho rằng trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, tôn giáo có thể góp phần làm thay đổi các não trạng, vì tôn giáo nhắc nhở ta rằng không được dùng sự giầu có bản thân để xác định giá trị cuộc đời… Tiêu thụ vừa phải giúp tinh thần con người được tự do hơn, nhờ đó biết quan tâm tới người khác… Trong cuộc đối thoại với văn hóa, tôn giáo đưa lại cho ta sự thiện cảm và lòng cảm thương có tính hoàn cầu… Không nên phí phạm 10 năm sắp tới. Chính vì thế, từ 25 năm nay, không năm nào tinh thần Assisi không “giữ cho cuộc đối thoại tiếp diễn với các chủ đề thuộc tinh thần và lịch sử”.
Nhân dịp này, Shear Yashuv Cohen, Trưởng Giáo Sĩ Haifa về hưu của Do Thái Giáo, phát biểu rằng: “Chúng tôi, những người sống tại Đất Thánh, biết rất rõ rằng con đường duy nhất để sống còn tại xứ sở thân yêu của chúng tôi là chống lại thù hận và cổ vũ hòa bình, an ninh và sự hiễu biết lẫn nhau”. Ông cho rằng đó là đất thánh của cả tín hữu Do Thái Giáo lẫn tín hữu Hồi Giáo và Kitô Giáo và đó phải là “lý do để tất cả chúng ta cùng nhau góp phần ngăn ngừa việc đổ máu, hận thù và ganh ghét”. Ông thống thiết kêu gọi “Các bạn thân mến, thưa các nhà lãnh đạo tôn giáo, ta hãy dạy các đồng đạo của ta hãy chấm dứt tội ác khủng khiếp này.Ta hãy học cách sống chung, tôn trọng và nhắc đi nhắc lại lời của tiên tri Malakhi: ‘Há tất cả chúng ta không có chung một người cha hay sao? Há một Thiên Chúa duy nhất đã không tạo nên tất cả chúng ta hay sao? Tại sao ta lại phản bội lẫn nhau và làm hoen ố giao ước của cha ông ta?” (Mk 2:10).
Trung Đông
Qua ngày thứ hai, Casmoussa, Phụ Tá Thượng Phụ Công Giáo Syriac của Beirut, kêu gọi “một liên minh mới giữa Kitô Giáo và Hồi Giáo” vì hòa bình của vùng Địa Trung Hải. Vị này bác bỏ nguồn tin cho rằng các lực lượng quá khích đang chiếm đa số tại các nước Hồi Giáo. “Ta phải khuyến khích các nhóm ôn hòa là các nhóm biết nhìn nhận quyền sống và quyền phát biểu của người khác”. Đây là một chọn lựa đáng giá đối với mọi tôn giáo nếu họ muốn song hành với thế giới mới, thế giới hoàn cầu hóa.
Nhà lãnh đạo Công Giáo này sau đó đề cập tới quyền công dân cho mọi người, bất phân biệt tôn giáo, phái tính hay căn tính sắc tộc. “Mọi tín hữu được mời gọi chú tâm tới những gì kết hợp họ, theo tinh thần Vatican II”.
Cũng trong ngày này, nữ thủ tướng Angela Merkel của Đức tuyên bố bà hỗ trợ Mùa Xuân Ả Rập và cho hay: chúng ta đừng phí phạm tương lai của tuổi trẻ. Nói về Mùa Xuân Ả Rập, bà cho hay Đức “Đang đưa ra nhiều biện pháp để tạo công ăn việc làm cho 5,000 người trẻ Ả Rập. Mọi người phải góp phần theo khả năng của mình”. Đối với bà, Âu Châu phải tái đảm nhiệm sứ mệnh của mình trong lịch sử: “Không nên phó mặc chính nghĩa Âu Châu cho một số người, nếu không, ta sẽ trở thành tù nhân cho chính những cuộc tranh luận tại các xứ sở của ta, chỉ biết la hét rồi mau chóng lãng quên… Bằng cách đó, ta chỉ tổ hết hơi mà thôi”. Bà nói thêm: “Không phải căn nhà chung của Âu Châu đã được xây dựng trong một ngày, chính vì thế, nó bền vững và trở thành một cộng đồng. Nó từng kinh qua nhiều thế kỷ chiến tranh và những ngày đen tối nhất của văn minh qua nạn Diệt Chủng (Shoah)”. Ngày nay, nó phải lặp lại lối sống có tầm nhìn bao quát hơn: “Ta chỉ có thể có được sức mạnh từ nền kinh tế nếu biết duy trì nó” bởi “ta không thể sống trên lưng các thế hệ tương lai. Ta phải sống bằng chính các tài nguyên của ta trong khi bảo toàn chúng cho tương lai. Ta không được tước đoạt tương lai của người khác”.
Dù có nhiều khó khăn, Âu Châu vẫn còn những xác tín sâu sắc chung giúp nó hợp nhất với nhau. Bà cho rằng các giáo hội đã đóng góp rất nhiều trong chiều hướng này. Việc tục hóa và phân biệt giữa Giáo Hội và Nhà Nước vẫn không xóa nhòa được sự kiện này: không có niềm tin vào Thiên Chúa, ta sẽ quên khuấy cả chính ý nghĩa đời ta. Đến đây, bà bỗng nhiên nhắc đến cuộc thăm viếng sắp tới của Đức Giáo Hoàng: “Ở Đức, chúng tôi hân hoan được đón tiếp cuộc thăm viếng của Đức Bênêđíctô XVI”
Đề cập tới các căng thẳng hiện nay tại Trung Đông và Bắc Phi, Angela Merkel tỏ ý lo ngại về các quan hệ giữa Do Thái và Ai Cập: “Ai cập cần thận trọng để các biến cố như biến cố tại toà đại sứ (Do Thái) không tái diễn”. Bà cũng nhấn mạnh tới nhu cầu hai nhà nước tại Đất Thánh: nhà nước Do Thái và nhà nước Palestine.
Lên tiếng với các nhà lãnh đạo tôn giáo, Angela Merkel mời gọi các ngài quảng bá Hiến Chương Nhân Quyền LHQ, rất có lợi cho việc sống chung. Vì chính tôn giáo cũng đại biểu cho sức mạnh sống chung ấy. Bà nhìn nhận sự đóng góp to lớn của Cộng Đồng Sant’Egidio: “Cộng Đồng này đã sống cạnh người nghèo và đã chữa lành các vết thương của họ. Cộng Đồng này dạy ta rằng chiến tranh là mẹ đẻ của nghèo đói. Cho phép tôi thêm rằng hòa bình là mẹ đẻ của phát triển. Chúng ta hãy can đảm dấn thân vào việc bảo vệ hòa bình”.
Không phải một mình nữ thủ tướng Đức nhắc tới Mùa Xuân Ả Rập, Rami Shaath, đứng đầu liên minh tuổi trẻ tại Tahrir Square, nơi diễn ra cuộc cách mạng lật đổ Mubarak, nhân dịp tham dự hội nghị, cũng đã mô tả về Mùa Xuân này như sau: “Chúng tôi cùng diễn hành để lật đổ chế độ và ngẩng cao đầu. Vì chiến thắng thực sự là một lần nữa được tự hào về quê hương mình. Chúng tôi có thể xây dựng được xã hội của mình nếu biết mở rộng tâm trí. Cuộc cách mạng này cho thấy: thịnh vượng phát sinh từ tính đa dạng của nền văn hóa Ai Cập. Đa dạng là một giá trị gia tăng”. Ông cũng cho hay: “Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 là một đáp ứng sai lầm đối với sự bất công đích thực từng dẫn tới việc xâm lăng Iraq… Mặt khác, cuộc cách mang Ai Cập là một cuộc biểu dương bất bạo động, một đòi hỏi dân chủ và tự do, công bằng xã hội và hoà bình”.
Chúng ta thực sự gặp nhau
Trong buổi lễ bế mạc vào ngày 13 tháng 9, Đức Hồng Y Marx cho rằng: “Chúng ta không nói qua đầu nhau, chúng ta nói với nhau. Chúng ta không bước qua nhau mà không nhìn nhau, chúng ta thực sự gặp nhau… (Cho nên) Đừng đánh gía thấp sức mạnh của cuộc gặp gỡ này”.
Ngài kêu gọi mọi người hãy truyền đạt sức mạnh tạo hòa bình của đối thoại, hãy khuyến khích để mọi người cùng tham gia chính nghĩa chung. “Chúng ta tất cả đều có trách nhiệm đối với hòa bình và tương lai thế giới. Cho nên, ta không nên chần chừ. Hòa bình đáng giá bất cứ cam kết nào của ta!”.
Nhân dịp này, Hội Nghị đã đưa ra lời kêu gọi hòa bình như sau: “Chúng tôi biết ơn những ai luôn giữ cho niềm hy vọng này (tinh thần Assisi) sống động trong thời buổi khó khăn khi các cây cầu đang thi nhau xụp đổ. Sau 10 năm đánh dấu bằng văn hóa bạo lực và điên loạn khủng bố, trong một thế giới xem ra bị thống trị bởi chủ nghĩa tư bản vô kỷ cương, chúng tôi đã dừng lại chỉ để cầu nguyện, lắng nghe và lục tìm tương lai. Những giây phút cầu nguyện và đối thoại này đã thay đổi chúng tôi! Chúng tôi lắng nghe lời yêu cầu phải có một thời đại mới phát sinh từ chứng tá của nhiều người.
Cơn cám dỗ muốn thu mình vào chính mình cũng như sử dụng tôn giáo để phân rẽ nhau quả là mạnh mẽ. Cơn cám dỗ này càng tệ hại hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói hiện nay. Thế giới, đôi khi, xem ra không ý thức được các giới hạn của mình. Nó thường bị lôi cuốn bởi những điều chia rẽ chứ không phải bởi tình bạn đối với người khác; nó để ý tới các động lực ích kỷ chứ không lưu tâm tới ích chung. Tại nhiều khu vực trên thế giới, bạo lực và vô nghĩa đang gia tăng. Chúng ta cần một khúc quanh!
Hoàn cầu hóa, tự nó là một tài nguyên lớn lao, nhưng cần một linh hồn. Lòng vị kỷ đang dẫn tới nền văn minh chết chóc, gây nên cái chết cho rất nhiều người. Do đó, chúng ta phải nhìn tới, phải mở cửa cho tương lai, và trở nên người có khả năng hoàn cầu hóa công lý. Chúng ta cần nêu lại vấn đề hoà bình một lần nữa, với quyết tâm và trong mọi chiều kích của nó. Thực thế, chúng ta buộc phải sống chung với nhau và tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với nghệ thuật sống chung. Ngày nay, đối thoại đã được chứng minh là phương tiện tinh khôn và hoà bình nhất. Nó là đáp ứng duy nhất đối với các những người truyền giảng khủng bố, những người dám sử dụng cả ngôn ngữ tôn giáo để gieo rắc hận thù và chia rẽ thế giới. Với đối thoại, ta không mất chi cả. Ở đây, tại Munich này, chúng tôi đã thử nghiệm ngôn ngữ đối thoại và tình bạn; không một người đàn ông, đàn bà nào, không một ai là một hòn đảo: chỉ có một số phận, đó là số phận chung.
Chúng tôi nhìn nhau bằng một tình bạn mới, và rất nhiều điều đã thành khả thể một lần nữa, mọi sự đều có thể. Đây là lúc để thay đổi. Thế giới cần nhiều hy vọng và hòa bình hơn. Chúng ta, một lần nữa, có thể học cách sống không phải chống lại nhau, nhưng là sống với nhau. Chúng ta ý thức rằng các tôn giáo phải chịu trách nhiệm về việc phá hoại hòa bình nếu họ không biết hướng lên, không biết nhìn lên. Bất cứ ai sử dụng danh Thiên Chúa để ghét bỏ người khác và sát hại họ là xúc phạm tới Thánh Danh Thiên Chúa. Bởi thế, chúng tôi tuyên bố rằng: Trong chiến tranh, không hề có tương lai! Không có giải pháp nào thay thế cho đối thoại. Đối thoại là vũ khí đơn giản, người nào cũng có được. Với đối thoại, chúng ta sẽ xây dựng được một thập niên mới và một thế kỷ hòa bình. Chúng ta hết thẩy hãy trở thành những người thợ xây dựng hòa bình. Vâng, xin Thiên Chúa ban hồng phúc hòa bình diệu kỳ cho thế giới”.