Hằng năm tại Taiwan, cứ vào dịp Lễ Trùng Dương(重陽節) tức ngày 9 tháng 9 âm lịch, các thành phố thường tổ chức ngày hội tri ân và tỏ lòng kính trọng đối với các vị cao niên. Tại sao có ngày Lễ Trùng Dương này?
Ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày "Trùng Dương" hay còn gọi là ngày "Trùng Cửu" (重九). Sở dĩ có ngày lễ này là vì trong Kinh Dịch, số 9 được xem là "số Dương" và là con số vĩnh cửu, số đẹp và giàu ý nghĩa. Thế nên, ngày lễ này còn được gọi là ngày lễ "trường cửu", vì theo âm tiếng Hoa "九九〞(ngày 9 tháng 9) đồng âm với "久久" tức có nghĩa là trường cửu trường thọ. Thế nên như đã nói ở trên, ngày lễ này là để tôn vinh và tỏ lòng kính trọng đối với các bậc cao niên và mong ước các ngài mãi trường thọ , đem lại phúc lộc thọ đức cho con cháu.
Năm nay, tại thành phố New Taipei nơi tôi đang làm mục vụ tại giáo xứ Mother of God, chính quyền thành phố do thị trưởng là ông Chu Lập Luân (Zhu Li Lun) sẽ tổ chức lễ hội thăm viếng, tặng quà và hiện kim cho những công dân của thành phố này từ 65 tuổi trở lên. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và mang ý nghĩa nhân văn nhưng đồng thời cũng ngốn không ít ngân sách của chính phủ. Bởi dân số Taiwan được xem là dân số già trên thế giới. Chỉ tại thành phố này thôi, số người từ 100 tuổi trở lên đã là 389 cụ. Và thành phố do Thị trưởng Chu lãnh đạo cũng rất hào phóng với các cụ. Cụ thể mỗi cụ từ 65 đến 79 tuổi sẽ được trao tặng hiện kim là 1,500NT; 80 đến 89 tuổi là 2,000NT; 90 đến 99 tuổi là 5,000NT và 100 tuổi trở lên là 10,000NT tương đương 300USD. Năm nay, thành phố này chi phí cho các vị cao niên chỉ ở con số... 5.6 tỷ NT! Số người có số tuổi kể trên vào khoảng... 327,114 cụ! Thế mới biết dân Taiwan già cỡ nào và chính phủ lo cho dân ra sao.
Riêng Giáo hội Công giáo Taiwan, trong tinh thần hội nhập văn hóa, dịp này các giáo xứ đều tổ chức chúc thọ và xức dầu bệnh nhân theo nghi thức "Xức dầu nhân Lễ trùng Dương" do hội đồng Giám mục Taiwan phê chuẩn. Vì thế, các Giáo xứ đều tổ chức lễ và cầu nguyện cách đặc biệt cho các bậc cao niên trong xứ mình. Vì là Giáo hội "già nua" nên dịp này các Cha xứ tha hồ mà đặt tay chúc lành và xức dầu... mệt nghỉ. Bởi thành phần đến tham dự Thánh lễ chủ yếu là các bậc cao niên mà!
Ngày Lễ Trùng Dương, nhớ về công đức của các vị cao niên. Cầu chúc các cụ ngày càng mạnh khoẻ vui khoẻ cùng con cháu. Đồng thời nhớ về Việt Nam dấu yêu của tôi, nơi đó cũng có khá nhiều các bậc cao niên đang lam lũ đầu tắt mặt tối để mưu sinh....! Các cụ hiện giờ sống ra sao...?
Năm nay, tại thành phố New Taipei nơi tôi đang làm mục vụ tại giáo xứ Mother of God, chính quyền thành phố do thị trưởng là ông Chu Lập Luân (Zhu Li Lun) sẽ tổ chức lễ hội thăm viếng, tặng quà và hiện kim cho những công dân của thành phố này từ 65 tuổi trở lên. Đây là một hoạt động hết sức thiết thực và mang ý nghĩa nhân văn nhưng đồng thời cũng ngốn không ít ngân sách của chính phủ. Bởi dân số Taiwan được xem là dân số già trên thế giới. Chỉ tại thành phố này thôi, số người từ 100 tuổi trở lên đã là 389 cụ. Và thành phố do Thị trưởng Chu lãnh đạo cũng rất hào phóng với các cụ. Cụ thể mỗi cụ từ 65 đến 79 tuổi sẽ được trao tặng hiện kim là 1,500NT; 80 đến 89 tuổi là 2,000NT; 90 đến 99 tuổi là 5,000NT và 100 tuổi trở lên là 10,000NT tương đương 300USD. Năm nay, thành phố này chi phí cho các vị cao niên chỉ ở con số... 5.6 tỷ NT! Số người có số tuổi kể trên vào khoảng... 327,114 cụ! Thế mới biết dân Taiwan già cỡ nào và chính phủ lo cho dân ra sao.
Riêng Giáo hội Công giáo Taiwan, trong tinh thần hội nhập văn hóa, dịp này các giáo xứ đều tổ chức chúc thọ và xức dầu bệnh nhân theo nghi thức "Xức dầu nhân Lễ trùng Dương" do hội đồng Giám mục Taiwan phê chuẩn. Vì thế, các Giáo xứ đều tổ chức lễ và cầu nguyện cách đặc biệt cho các bậc cao niên trong xứ mình. Vì là Giáo hội "già nua" nên dịp này các Cha xứ tha hồ mà đặt tay chúc lành và xức dầu... mệt nghỉ. Bởi thành phần đến tham dự Thánh lễ chủ yếu là các bậc cao niên mà!
Ngày Lễ Trùng Dương, nhớ về công đức của các vị cao niên. Cầu chúc các cụ ngày càng mạnh khoẻ vui khoẻ cùng con cháu. Đồng thời nhớ về Việt Nam dấu yêu của tôi, nơi đó cũng có khá nhiều các bậc cao niên đang lam lũ đầu tắt mặt tối để mưu sinh....! Các cụ hiện giờ sống ra sao...?