Cuốn sách về thời kỳ công tác của Đức Cha Roncalli ở Istanbul và tình bạn của Ngài với Thổ Nhĩ Kỳ
Istanbul (AsiaNews) – “Istanbul incontro of due Mondi” (Istanbul, cuộc gặp gỡ của hai thế giới) là nhan đề cuốn sách của Rinaldo Marmara, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Thổ Nhĩ Kỳ, viết dành riêng cho thời kỳ Đức Cha Angelo Roncalli công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1935 đến năm 1944.
Mục đích của cuốn sách là để kỷ niệm thời gian công tác của Ngài ở thành phố này, và đề cao các mối quan hệ thân thiện của ĐTC tương lai Gioan XIIII với tư cách là Khâm sứ Toà thánh, mà Ngài đã biến thành quan hệ ngoại giao chính thức.
Cuốn sách được giới thiệu trong bữa tiệc cocktail được tổ chức tại Şişli, một quận của Istanbul, nơi Đức Cha Roncalli đã từng sống. Toà nhà cũ của Ngài nay là Toà Sứ thần. Nhan đề cuốn sách nói lên vai trò của Đức Cha Roncalli như một cây cầu nối hai thế giới, các nền văn hóa và tôn giáo, vốn phản ảnh tính cách của chính thành phố.
Rinaldo Marmara là một sử gia chính thức của Hạt đại diện tông toà Istanbul và là Giám đốc Kho văn khố của Hạt.
Trong mười năm vị Giáo hoàng tương lai sống ở Istanbul với tư cách là Khâm sứ Toà thánh, Ngài đã thiết lập quan hệ thân thiện với các giới chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, mà sau này Ngài đã củng cố dưới triều đại Giáo hoàng của Ngài. Sau một chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Celal Bayar ngày 1-6-1959 với ĐTC Gioan XXIII mới được bầu, Vatican và Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-1-1961 khi sứ thần đầu tiên là Đức Cha Francesco Lardone đến Ankara.
Marmara nói: "Đức Cha Roncalli biết rằng Ngài có thể không giữ vai trò đại diện, và rằng Ngài chỉ có thể theo đuổi sứ mệnh tinh thần và mục vụ của mình. Tuy nhiên, Ngài đã làm cho sự hiện diện của Ngài được cảm nhận khắp nơi, do đó Ngài có thể thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của mình với chính quyền. Bằng cách này, Ngài giành được sự ngưỡng mộ chân thành của các quan chức hàng đầu trong Bộ Ngoại giao".
Đức Cha Roncalli đã không phát triển tình hữu nghị vì lợi ích riêng của mình, nhưng bày tỏ ước muốn thực hiện nguyên tắc tình huynh đệ phổ quát, vốn được Chúa Giêsu tán thành, với lòng khiêm tốn và sự thận trọng, vốn là đặc trưng cho toàn bộ cuộc sống của Ngài.
Ngày 10-10, "Bạn tốt của người Thổ Nhĩ Kỳ", như ĐTC Gioan XXIII đã được trìu mến gọi tại Istanbul và các nơi khác, có thể qui tụ bên bờ biển Bosporus nhiều nhân vật chính trị, ngoại giao và tôn giáo.
Tổng Lãnh sự của Ý Gianluca Alberini nói: “Trong thời gian công tác mười năm, một con người đức tin và một nhà ngoại giao, như Đức Cha Angelo Roncalli, đã có thể phát triển quan hệ quan trọng với tất cả các bên tham gia trong chiến tranh thế giới. Ngài cũng làm việc không ngừng nhân danh người tị nạn và người bị đàn áp, và duy trì một sự liên kết mạnh mẽ với cộng đồng người Ý địa phương, như được thể hiện bởi các chuyến thăm thường xuyên của Ngài đến các nhà tù, trường học và Hội Società Artigiana, một tổ chức từ thiện địa phương của người Ý".
Ngài đã làm điều này trong sự tôn trọng đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra, Ngài ý thức tầm quan trọng của việc học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng nó trong việc tông đồ của mình, để phù hợp ở xã hội sở tại, giao tiếp với các thành viên của xã hội này, và hiểu được cách suy nghĩ và tâm hồn của người dân, mà Ngài sống ở giữa họ. Với tinh thần này, và với sự chăm chỉ và tính kiên trì, Ngài đã học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và đã dịch nhiều kinh nguyện qua ngôn ngữ này.
Những lời Ngài thốt ra ngày 18-5-1944 tìm thấy một tiếng vang trong dịp ra mắt cuốn sách. Đức Cha Roncalli đã nói: “Chúa Giêsu đã phá vỡ các rào cản. Chúa đã chết để công bố tình huynh đệ phổ quát; điểm trung tâm này của giáo huấn của Chúa là đức ái, nghĩa là, tình yêu liên kết tất cả mọi người với Chúa như là anh cả, và liên kết tất cả chúng ta với Ngài đến Chúa Cha. Tôi biết ngay rằng các khó khăn có thể xuất hiện tại địa phương, vốn có thể đi ngược lại sự phát triển tự do của linh hồn của mỗi tín hữu, trong việc truyền đạt sự thật và ân sủng của anh em mình. Nhưng các bạn biết rất rõ rằng có rất nhiều quan hệ, có vô số quan hệ và sự tiếp xúc cung cấp các khả năng để truyền tải thông điệp của Thiên Chúa".
Ông quận trưởng của Şişli, người đứng đằng sau sáng kiến này, nói rằng tất cả các điều này "cung cấp một bài học tốt chống lại những người tin vào các cuộc đụng độ của các nền văn minh, và giúp chúng ta hy vọng rằng sự tôn trọng và tình hữu nghị có thể truyền cảm hứng cho mọi người, để chấp nhận các niềm tin tôn giáo khác nhau, và các nền văn hóa khác nhau, với sự khoan dung lớn và trong sự chung sống hoà bình".
Vị Đại Diện Tông Tòa ở Istanbul, Đức Cha Luis Pelatre, vị Đại Diện Tòa Thượng phụ của người Công giáo Syro ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Cha Yusuf Sag, vị Đại Diện giáo phận Bergamo, Đức Cha Maurizio Gervasoni và Giám đốc Caritas giáo phận Bergamo, Cha Claudio Visconti, đã có mặt tại sự kiện này. Hiện diện còn có nhiều linh mục, nữ tu và Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau, cũng như các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, quan chức nước ngoài, đại diện của nhiều hội và cơ quan của các tín hữu và Hồi giáo.
Cuốn sách, viết bằng ba ngôn ngữ (tiếng Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp), là một nghiên cứu quan trọng. Nó cung cấp một phác thảo thú vị cho các hoạt động quan trọng và phức tạp của những năm đó. Tiếng nói của Đức Cha Roncalli có thể nghe thấy nhờ nhiều trích dẫn từ các bài viết của Ngài, hiện được lưu giữ bởi Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh và Thánh bộ các Giáo Hội Đông Phương, cũng như nhiều lá thư của Ngài, cuốn “Nhật ký một linh hồn” và cuốn nhật ký của Ngài.
Cuốn sách này, sẽ được giới thiệu lần nữa bởi Viện nghiên cứu chính sách Thánh Piô V vào ngày 21-11 ở Roma, là một cây con, mà người ta hy vọng rằng sẽ “tạo ra tình huynh đệ, cơ sở hòa bình, một điều mà thế giới ngày nay khẩn thiết cần có". (AsiaNews 12-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Mục đích của cuốn sách là để kỷ niệm thời gian công tác của Ngài ở thành phố này, và đề cao các mối quan hệ thân thiện của ĐTC tương lai Gioan XIIII với tư cách là Khâm sứ Toà thánh, mà Ngài đã biến thành quan hệ ngoại giao chính thức.
Cuốn sách được giới thiệu trong bữa tiệc cocktail được tổ chức tại Şişli, một quận của Istanbul, nơi Đức Cha Roncalli đã từng sống. Toà nhà cũ của Ngài nay là Toà Sứ thần. Nhan đề cuốn sách nói lên vai trò của Đức Cha Roncalli như một cây cầu nối hai thế giới, các nền văn hóa và tôn giáo, vốn phản ảnh tính cách của chính thành phố.
Rinaldo Marmara là một sử gia chính thức của Hạt đại diện tông toà Istanbul và là Giám đốc Kho văn khố của Hạt.
Trong mười năm vị Giáo hoàng tương lai sống ở Istanbul với tư cách là Khâm sứ Toà thánh, Ngài đã thiết lập quan hệ thân thiện với các giới chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, mà sau này Ngài đã củng cố dưới triều đại Giáo hoàng của Ngài. Sau một chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Celal Bayar ngày 1-6-1959 với ĐTC Gioan XXIII mới được bầu, Vatican và Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-1-1961 khi sứ thần đầu tiên là Đức Cha Francesco Lardone đến Ankara.
Marmara nói: "Đức Cha Roncalli biết rằng Ngài có thể không giữ vai trò đại diện, và rằng Ngài chỉ có thể theo đuổi sứ mệnh tinh thần và mục vụ của mình. Tuy nhiên, Ngài đã làm cho sự hiện diện của Ngài được cảm nhận khắp nơi, do đó Ngài có thể thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của mình với chính quyền. Bằng cách này, Ngài giành được sự ngưỡng mộ chân thành của các quan chức hàng đầu trong Bộ Ngoại giao".
Đức Cha Roncalli đã không phát triển tình hữu nghị vì lợi ích riêng của mình, nhưng bày tỏ ước muốn thực hiện nguyên tắc tình huynh đệ phổ quát, vốn được Chúa Giêsu tán thành, với lòng khiêm tốn và sự thận trọng, vốn là đặc trưng cho toàn bộ cuộc sống của Ngài.
Ngày 10-10, "Bạn tốt của người Thổ Nhĩ Kỳ", như ĐTC Gioan XXIII đã được trìu mến gọi tại Istanbul và các nơi khác, có thể qui tụ bên bờ biển Bosporus nhiều nhân vật chính trị, ngoại giao và tôn giáo.
Tổng Lãnh sự của Ý Gianluca Alberini nói: “Trong thời gian công tác mười năm, một con người đức tin và một nhà ngoại giao, như Đức Cha Angelo Roncalli, đã có thể phát triển quan hệ quan trọng với tất cả các bên tham gia trong chiến tranh thế giới. Ngài cũng làm việc không ngừng nhân danh người tị nạn và người bị đàn áp, và duy trì một sự liên kết mạnh mẽ với cộng đồng người Ý địa phương, như được thể hiện bởi các chuyến thăm thường xuyên của Ngài đến các nhà tù, trường học và Hội Società Artigiana, một tổ chức từ thiện địa phương của người Ý".
Ngài đã làm điều này trong sự tôn trọng đối với xã hội Thổ Nhĩ Kỳ. Thật ra, Ngài ý thức tầm quan trọng của việc học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và sử dụng nó trong việc tông đồ của mình, để phù hợp ở xã hội sở tại, giao tiếp với các thành viên của xã hội này, và hiểu được cách suy nghĩ và tâm hồn của người dân, mà Ngài sống ở giữa họ. Với tinh thần này, và với sự chăm chỉ và tính kiên trì, Ngài đã học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và đã dịch nhiều kinh nguyện qua ngôn ngữ này.
Những lời Ngài thốt ra ngày 18-5-1944 tìm thấy một tiếng vang trong dịp ra mắt cuốn sách. Đức Cha Roncalli đã nói: “Chúa Giêsu đã phá vỡ các rào cản. Chúa đã chết để công bố tình huynh đệ phổ quát; điểm trung tâm này của giáo huấn của Chúa là đức ái, nghĩa là, tình yêu liên kết tất cả mọi người với Chúa như là anh cả, và liên kết tất cả chúng ta với Ngài đến Chúa Cha. Tôi biết ngay rằng các khó khăn có thể xuất hiện tại địa phương, vốn có thể đi ngược lại sự phát triển tự do của linh hồn của mỗi tín hữu, trong việc truyền đạt sự thật và ân sủng của anh em mình. Nhưng các bạn biết rất rõ rằng có rất nhiều quan hệ, có vô số quan hệ và sự tiếp xúc cung cấp các khả năng để truyền tải thông điệp của Thiên Chúa".
Ông quận trưởng của Şişli, người đứng đằng sau sáng kiến này, nói rằng tất cả các điều này "cung cấp một bài học tốt chống lại những người tin vào các cuộc đụng độ của các nền văn minh, và giúp chúng ta hy vọng rằng sự tôn trọng và tình hữu nghị có thể truyền cảm hứng cho mọi người, để chấp nhận các niềm tin tôn giáo khác nhau, và các nền văn hóa khác nhau, với sự khoan dung lớn và trong sự chung sống hoà bình".
Vị Đại Diện Tông Tòa ở Istanbul, Đức Cha Luis Pelatre, vị Đại Diện Tòa Thượng phụ của người Công giáo Syro ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Cha Yusuf Sag, vị Đại Diện giáo phận Bergamo, Đức Cha Maurizio Gervasoni và Giám đốc Caritas giáo phận Bergamo, Cha Claudio Visconti, đã có mặt tại sự kiện này. Hiện diện còn có nhiều linh mục, nữ tu và Kitô hữu thuộc nhiều giáo phái khác nhau, cũng như các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ, quan chức nước ngoài, đại diện của nhiều hội và cơ quan của các tín hữu và Hồi giáo.
Cuốn sách, viết bằng ba ngôn ngữ (tiếng Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp), là một nghiên cứu quan trọng. Nó cung cấp một phác thảo thú vị cho các hoạt động quan trọng và phức tạp của những năm đó. Tiếng nói của Đức Cha Roncalli có thể nghe thấy nhờ nhiều trích dẫn từ các bài viết của Ngài, hiện được lưu giữ bởi Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh và Thánh bộ các Giáo Hội Đông Phương, cũng như nhiều lá thư của Ngài, cuốn “Nhật ký một linh hồn” và cuốn nhật ký của Ngài.
Cuốn sách này, sẽ được giới thiệu lần nữa bởi Viện nghiên cứu chính sách Thánh Piô V vào ngày 21-11 ở Roma, là một cây con, mà người ta hy vọng rằng sẽ “tạo ra tình huynh đệ, cơ sở hòa bình, một điều mà thế giới ngày nay khẩn thiết cần có". (AsiaNews 12-10-2011)
Nguyễn Trọng Đa