Kazakhstan: Tổng thống Nazarbayev ký đạo luật kiểm soát các tổ chức tôn giáo
Astana - Kazakhstan đã phê chuẩn luật hạn chế tự do tôn giáo. Ngày 13-10, Tổng thống Nursultan Nazarbayev đã ký thành luật hai tu án chính, vốn sẽ có hiệu lực từ ngày 24-10 tới. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OECD) đã chỉ trích quyết định của chính phủ Kazakhstan, vốn áp đặt nhiều hình phạt nặng đối với các giáo hội và các tổ chức nào không đăng ký, hoặc không được Nhà nước chấp thuận.
Các nhóm thiểu số nào không có các yêu cầu cần thiết có thể sẽ biến mất. Trong số đó, có nhiều giáo phái Tin Lành, và một số tổ chức Hồi giáo khác nhau.
Chính phủ đã thông qua luật mới chỉ trong hai tháng, mà không lắng nghe quan điểm của đại diện các nhóm thiểu số. Chỉ có cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni và Giáo Hội Chính Thống Nga đã có cơ hội để thảo luận các thay đổi này mà thôi.
Ông Felix Corley, người đứng đầu Diễn đàn Nhân quyền 18, gần gũi với các Kitô hữu Tin lành, nói: “Các quy định mới này là một phần của một chiến lược, nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn xã hội".
Cho đến nay, Hiến pháp Kazakhstan tuyên bố rằng đất nước được mở ra cho tất cả các tôn giáo ở một vị thế bình đẳng với nhau. Nhưng từ năm 1991, tất cả các tu án chính đã hạn chế quyền của các nhóm và cá nhân, nhân danh "an ninh quốc gia" và "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo". Nhưng trong thực tế, các quy định mới ảnh hưởng đến sự tự do của người Tin Lành và người Công giáo.
Các hạn chế mới có hiệu lực hồi tố, và sẽ buộc các tổ chức tôn giáo nào đã đăng ký trước đây, phải trải qua quá trình phê duyệt một lần nữa. Để được chính phủ phê duyệt, họ phải có ít nhất 50 thành viên tại địa phương, 500 thành viên trong khu vực và 5.000 thành viên ở cấp quốc gia. Nhiều tổ chức không thực sự có số thành viên phù hợp với các yêu cầu qui định bởi chính phủ, và họ sẽ không thể tiếp tục các hoạt động của họ mà không vi phạm pháp luật.
Các tôn giáo nào được xét là thích hợp thì được tự do thờ phượng, nhưng các tài liệu, chẳng hạn như các sách vở và các bài giảng, sẽ phải chịu kiểm duyệt. Muốn xây dựng hoặc mở các địa điểm thờ phượng mới của mình, các tổ chức tôn giáo phải được sự chấp thuận của chính quyền trung ương và địa phương.
Đạo luật này cũng cấm bất kỳ hình thức biểu hiện tôn giáo nào ở nơi công cộng, và cấm phụ nữ Hồi giáo mang khăn trùm đầu. (AsiaNews 15-10-2011)
Phạm Kim An
Các nhóm thiểu số nào không có các yêu cầu cần thiết có thể sẽ biến mất. Trong số đó, có nhiều giáo phái Tin Lành, và một số tổ chức Hồi giáo khác nhau.
Chính phủ đã thông qua luật mới chỉ trong hai tháng, mà không lắng nghe quan điểm của đại diện các nhóm thiểu số. Chỉ có cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni và Giáo Hội Chính Thống Nga đã có cơ hội để thảo luận các thay đổi này mà thôi.
Ông Felix Corley, người đứng đầu Diễn đàn Nhân quyền 18, gần gũi với các Kitô hữu Tin lành, nói: “Các quy định mới này là một phần của một chiến lược, nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn xã hội".
Cho đến nay, Hiến pháp Kazakhstan tuyên bố rằng đất nước được mở ra cho tất cả các tôn giáo ở một vị thế bình đẳng với nhau. Nhưng từ năm 1991, tất cả các tu án chính đã hạn chế quyền của các nhóm và cá nhân, nhân danh "an ninh quốc gia" và "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo". Nhưng trong thực tế, các quy định mới ảnh hưởng đến sự tự do của người Tin Lành và người Công giáo.
Các hạn chế mới có hiệu lực hồi tố, và sẽ buộc các tổ chức tôn giáo nào đã đăng ký trước đây, phải trải qua quá trình phê duyệt một lần nữa. Để được chính phủ phê duyệt, họ phải có ít nhất 50 thành viên tại địa phương, 500 thành viên trong khu vực và 5.000 thành viên ở cấp quốc gia. Nhiều tổ chức không thực sự có số thành viên phù hợp với các yêu cầu qui định bởi chính phủ, và họ sẽ không thể tiếp tục các hoạt động của họ mà không vi phạm pháp luật.
Các tôn giáo nào được xét là thích hợp thì được tự do thờ phượng, nhưng các tài liệu, chẳng hạn như các sách vở và các bài giảng, sẽ phải chịu kiểm duyệt. Muốn xây dựng hoặc mở các địa điểm thờ phượng mới của mình, các tổ chức tôn giáo phải được sự chấp thuận của chính quyền trung ương và địa phương.
Đạo luật này cũng cấm bất kỳ hình thức biểu hiện tôn giáo nào ở nơi công cộng, và cấm phụ nữ Hồi giáo mang khăn trùm đầu. (AsiaNews 15-10-2011)
Phạm Kim An