“Chúng ta được mời gọi nhìn đến Đức Kitô và Hiểu Ý Nghĩa của Vương Giả Thật”
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười tám về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 16 tháng 11, năm 2011. Hôm nay, ĐTC kết thúc loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh với Thánh Vịnh 110.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn kết thúc những bài giáo lý về cầu nguyện bằng Thánh Vịnh qua bài suy niệm về một trong những "Thánh Vịnh vương đế" nổi tiếng nhất, một bài Thánh Vịnh mà Chính Chúa Giêsu đã trích dẫn và các tác giả Tân Ước đã đề ra rất nhiều và đọc khi nói về Đấng Thiên Sai, Đấng Kitô. Đó là Thánh Vịnh 110 theo truyền thống Do Thái, và 109 theo truyền thống La-Hy, một Thánh Vịnh rất được Hội Thánh xưa kia và các tín hữu thuộc mọi thời đại ưa thích. Từ ban đầu, kinh nguyện này có thể đã được nối kết với lễ đăng quang của một vua thuộc nhà Đavít, nhưng ý nghĩa của nó vượt xa những hoàn cảnh đặc biệt của của những biến cố lịch sử và mở rộng các chiều kích, nên càng ngày càng trở nên kinh nguyện mừng Đấng Mêsia vinh thắng và được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa.
Thánh Vịnh mở đầu bằng một tuyên bố long trọng:
“Chúa phán cùng chúa tôi:
"Hãy ngồi bên hữu Ta, cho đến khi Ta đặt quân thù con làm bệ dưới chân con"(câu 1).
Chính Thiên Chúa đưa đức vua lên ngôi trong vinh quang, đặt người ở bên hữu Ngài, một dấu chỉ vinh dự cao sang nhất và đặc quyền tuyệt đối. Như thế đức vua được công nhận là chia sẻ quyền làm chủ của Thiên Chúa, và trở thành người trung gian cho dân chúng. Chủ quyền của đức vua cũng được thực hiện trong việc chiến thắng các đối thủ, là những kẻ bị chính Thiên Chúa đặt dưới chân đức vua. Việc chiến thắng quân thù là của Chúa, nhưng đức vua được tham gia vào, và việc chiến thắng của đức vua trở thành một chứng từ và các dấu chỉ của quyền năng Thiên Chúa.
Việc tôn vinh vương quyền được diễn tả ở đầu Thánh Vịnh đã được hiểu trong Tân Ước như như một lời tiên tri về Đấng Thiên Sai, vì vậy câu này là một trong những câu được các tác giả Tân Ước sử dụng nhiều nhất, vừa nói đến một cách rõ ràng hay ám chỉ. Chính Chúa Giêsu đã trích dẫn câu này khi Người nói về Đấng Mêsia, để chứng tỏ rằng Đấng Mêsia còn cao trọng hơn cả vua Đavid, Người còn là Chúa của vua Đavid (x. Mt 22, 41-45, 12 Mk, 35-37, Lc 20, 41 - 44). Và Thánh Phêrô lại dùng câu này trong bài giảng thuyết vào ngày Lễ Ngũ Tuần, trong khi công bố rằng lễ đăng quang của đức vua đã được thể hiện trong sự Phục Sinh của Đức Kitô, và rằng giờ đây Đức Kitô đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, như Đấng chia sẻ Chủ Quyền của Thiên Chúa trên thế gian (x. Cv 2: 29-35).
Thực sự Chính Đức Kitô, là Chúa được lên ngôi, là Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa và đến trong mây trời, như Chúa Giêsu đã nói về chính Mình trong phiên tòa trước Công Nghị (x. Mt 26:63-64; Mc14: 61-62; cũng x. Lc 22: 66-69). Người là vua thật, là Đấng nhờ sự sống lại đã vào trong vinh quang bên hữu Đức Chúa Cha (x. Rm 8:34; Ep 2:5; Col 3:1; Dt 8:1; 12: 2 ), được đặt trên các thiên sứ, ngự trên trời, trên tất cả mọi quyền lực, với tất cả mọi đối thủ của Người bị đặt ở dưới chân Người cho đến khi kẻ thù cuối cùng, là sự chết, bị tiêu diệt vĩnh viễn (1 Cor 15:24 -26, Ep 1:20-23, Dt 1:3-4,13; 2:5-8; 10:12-13, 1 Pr 3:22). Và chúng ta hiểu ngay rằng đức vua này, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chia sẻ Chủ Quyền của Ngài, không phải là một trong những người kế nhiệm vua Đavid, nhưng là một vua Đavid mới, Con Thiên Chúa, Đấng chinh phục tử thần và thực sự chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa. Người là vua của chúng ta, Người cũng cho chúng ta sự sống đời đời.
Như thế, giữa đức vua mà Thánh Vịnh của chúng ta tôn vinh và Thiên Chúa, có một mối quan hệ bất khả phân ly, cả hai Vị cùng nhau cai trị với một quyền cai trị duy nhất, đến nỗi Tác Giả Thánh Vịnh có thể xác nhận rằng Chính Thiên Chúa đưa Người vương trượng của vua, ban cho Người nhiệm vụ cai trị các quân thù của Người, như được đọc trong câu thứ hai:
“Từ Sion, Chúa ban vương trượng quyền bính cho Người:
Để Người làm bá chủ giữa lòng quân địch.”
Việc thực thi quyền bính là một nhiệm vụ mà đức vua trực tiếp nhận được từ Chúa, một trách nhiệm mà Người phải thi hành trong phụ thuộc và vâng lời, do đó trở thành một dấu hiệu chỉ sự hiện diện uy dũng và quan phòng của Thiên Chúa giữa dân chúng. Việc thống trị quân thù, vinh quang và chiến thắng là những hồng ân nhận được biến đức vua thành đấng trung gian của chiến thắng của Thiên Chúa trên sự dữ. Người cai trị trên các quân thù bằng cách biến đổi chúng, nghĩa là Người chinh phục chúng bằng tình yêu của Người.
Vì vậy, trong câu tiếp theo, chúng ta tôn vinh sự cao cả của đức vua. Thực ra, câu 3 tạo ra một số khó khăn trong việc giải thích. Trong văn bản gốc tiếng Do Thái, đoạn văn nói về việc triệu tập quân đội mà dân chúng đáp ứng một cách quảng đại, bằng cách tụ họp đông đảo chung quanh nhà vua trong ngày lễ đăng quang của ngài. Bản dịch tiếng Hy Lạp của Bản Bảy Mươi, vào thế kỷ thứ ba hay thứ hai trước Đức Kitô, lại nói về việc làm con Thiên Chúa của đức vua, đến việc sinh ra hoặc phát sinh từ Chúa, và đây là giải thích mà toàn thể truyền thống Hội Thánh chọn, vì lý do đó mà câu này được diễn tả như sau:
“Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh,
vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh.
Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện,
tự lòng Cha, Cha đã sinh Con."
Sấm ngôn này của Thiên Chúa nói về đức vua, do đó khẳng định việc sinh ra bởi Thiên Chúa, tràn ngập huy hoàng và huyền nhiệm, một nguồn gốc bí mật và nhiệm mầu, liên kết với vẻ đẹp huyền bí của bình minh và sự kỳ diệu của sương mai, mà trong ánh sáng đầu tiên của ngày mới, chiếu trên những cách đồng làm cho chúng sinh hoa kết quả. Như vậy bằng một cách nào đó, trong sự kết nối bất khả phân ly với các thực tại trên trời, có một phác họa về hình ảnh đức vua Đấng thật sự đến từ Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai, là Đấng mang lại sự sống thần linh cho dân Người và là trung gian hòa giải của sự thánh thiện và ơn cứu độ. Ở đây chúng ta thấy rằng điều này không thực hiện được bởi một vị vua thuộc dòng Đavid, nhưng bởi Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng thật sự đến từ Thiên Chúa; Người là ánh sáng mang lại sự sống thần linh cho thế gian.
Với hình ảnh khiêu gợi và bí ẩn này, đoạn đầu của bài Thánh Vịnh được kết thúc, và được tiếp nối bởi một sấm ngôn khác, mở ra một viễn cảnh mới có chiều kích tư tế liên quan đến vương đế.
Câu 4 viết:
“Chúa đã thề ước, và sẽ chẳng rút lời:
Con là Thượng Tế muôn đời theo dòng Melkixêđê.”
Melkixêđê là vua tư tế của Salem, người đã chúc lành cho ông Abraham cùng đã hiến tế bánh và rượu sau chiến thắng quân sự của tổ phụ để cứu cháu ngài là ông Lót khỏi tay quân thù đã bắt được ông (x. St 14). Trong nhân vật Melkixêđê, quyền lực của vua và tư tế đồng quy và giờ đây được Chúa công bố trong một tuyên ngôn hứa hẹn vĩnh cửu: Đức vua mà Thánh Vịnh tôn vinh là một thượng tế muôn đời, một trung gian hòa của sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người, qua những phúc lành đến từ Thiên Chúa và sự đáp trả chúc tụng của con người trong hành vi phụng vụ.
Thư gửi tín hữu Do Thái làm rõ về câu này (x. 5:5-6,10; 6:19-20) và toàn thể chương 7 đặt trọng tâm vào nó bằng cách khai triển suy niệm về việc áp dụng nó vào chức tư tế của Đức Kitô. Thư gửi tín hữu Do Thái nói với chúng ta về Chúa Giêsu trong ánh sáng của Thánh Vịnh 110 (109), Chúa Giêsu là vị tư tế đích thực và cuối cùng, là Đấng làm tròn những đặc điểm của chức tư tế của Melkixêđê, bằng cách làm cho chúng nên hoàn hảo.
Melkixêđê, như đã nói trong Thư gửi tín hữu Do Thái, là ngưởi "không cha, không mẹ, không có phả hệ" (7:3a), do đó không phải là một tư tế theo quy luật triều đại của chức tư tế Lêvi. Vì thế ông "tiếp tục là một tư tế đến muôn đời" (7:3c), tiền trưng cho Đức Kitô, Vị Thượng Tế hoàn hảo "đã trở nên tư tế, không do đòi hỏi của luật về huyết thống, nhưng do quyền năng của một sự sống bất diệt"(7:16). Trong Chúa Giêsu, phục sinh và lên trời, nơi Người ngự bên hũu Thiên Chúa, lời tiên tri trong Thánh Vịnh của chúng ta đã thành sự thật và chức tư tế của Melkixêđê được hoàn thành vì nó được trở nên tuyệt đối và vĩnh cửu, cùng trở thành một thực tại không bao giờ phai tàn (x. 7, 24). Và việc dâng bánh và rượu, được thực hiện bởi ông Melkixêđê trong thời ông Abraham được hoàn thành trong hành động Thánh Thể của Chúa Giêsu, là Đấng tự Mình hiến tế dưới hình bánh và rượu, và là Đấng sau khi đã chiến thắng sự chết, đem lại sự sống cho tất cả các tín hữu. Một tư tế muôn đời, "thánh thiện, vẹn toàn, vô tội" (7:26), Người có thể, như Thư gửi tín hữu Do Thái nói, "vĩnh viễn đem ơn cứu độ đến cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Vì Người hằng sống để chuyển cầu cho họ." (7:25).
Sau sấm ngôn của Thiên Chúa trong câu 4, với lời thề trang trọng của Ngài, khung cảnh của Thánh Vịnh thay đổi, và thi sĩ, trong khi thưa trực tiếp với đức vua, công bố: "Chúa ở bên hữu Ngài" (câu 5a). Nếu trong câu 1, chính đức vua là đấng ngự bên hữu Thiên Chúa như dấu chỉ của uy tín và danh dự tối cao, thì giờ đây Chính Chúa tự đặt Mình bên hữu đức vua để bảo vệ Người bằng thuẫn mộc của Ngài trong trận chiến và cứu Người khỏi mọi nguy hiểm. Đức vua vẫn an toàn, vì Thiên Chúa là Đấng bảo vệ Người và hai Đấng cùng nhau chiến đấu và đánh bại mọi sự dữ.
Vì vậy những câu cuối cùng của Thánh Vịnh mở ra một thị kiến về đức vua vinh thắng, là đấng được sự hỗ trợ của Chúa, sau khi đã nhận được quyền lực và vinh quang từ Ngài (x. câu 2), chống lại quân thù bằng cách tiêu diệt các đối thủ của Người và xét xử các dân tộc. Cảnh này được mô tả với màu sắc mạnh mẽ để biểu thị cho đặc tính bi thảm của cuộc chiến và sự trọn vẹn của chiến thắng của đức vua. Đức vua, được Chúa bảo vệ, đập tan mọi chướng ngại và an toàn tiến đến chiến thắng. Người nói với chúng ta: phải, trên thế gian có rất nhiều sự dữ, có một trận chiến không ngừng giữa thiện và ác, và có vẻ như điều ác mạnh hơn. Không, Chính Chúa mạnh hơn, Đức Kitô, Đức Vua đích thực và Thượng Tế của chúng ta, bởi vì Người chiến đấu với tất cả quyền năng của Thiên Chúa và bất chấp tất cả những gì làm cho chúng ta nghi ngờ kết quả tích cực của lịch sử, Đức Kitô chinh phục và sự thiện chinh phục, tình yêu chinh phục chứ không phải sự ghen ghét.
Ở đây chúng ta đi vào hình ảnh gợi ý và thế giới huyền nhiệm là điều đưa Thánh Vịnh đến kết thúc, cũng là một lời khó hiểu:
“Dọc đường, Người sẽ uống từ nơi mạch suối,
nên sẽ ngẩng đầu thật hiên ngang.” (câu 7).
Ở giữa một mô tả về trận chiến, chúng ta thấy hình ảnh của đức vua đứng lại trong một giây phút ngưng chiến và nghỉ ngơi, làm thỏa cơn khát ở một dòng suối, tìm thấy trong đó sự khuây khỏa và sức mạnh mới, để có thể tiếp tục cuộc hành trình chiến thắng của mình, với đầu ngẩng cao như dấu hiệu dứt khoát chiến thắng.
Rõ ràng một lời bí ẩn như thế là một thách thức cho các Giáo Phụ của Hội Thánh vì những diễn giải khác nhau mà các ngài đưa ra. Ví dụ, Thánh Augustinô nói: "dòng suối này là con người, là nhân loại, và Đức Kitô uống tại dòng suối này qua việc làm người; như thế, qua việc mặc lấy bản tính loài người, Người ngẩng đầu lên và bây giờ là Đầu của Nhiệm Thể Người. Người là Đầu của chúng ta; Người chiến thắng cách dứt khoát" (x. Enarratio trong Psalmum, CIX, 20: PL 36, 1462).
Các bạn thân mến, theo cách giải thích của Tân Ước, truyền thống của Hội Thánh luôn coi trọng Thánh Vịnh này như một trong những văn bản quan trọng nhất về Đấng Thiên Sai. Và một cách nổi bật, các Giáo Phụ đã liên tục đề cập đến một điểm chính của Kitô học: Đức Vua mà Tác Giả Thánh Vịnh đề cập đến là Đức Kitô, Đấng Mêsia, Đấng thiết lập Nước Thiên Chúa và đánh bại mọi quyền lực thế gian. Người là Ngôi Lời được sinh ra bởi Đức Chúa Cha trước mọi tạo vật, trước rạng đông, Chúa Con đã nhập thể, đã chết và đã sống lại, và đang ngự trên trời, là vị Tư Tế muôn đời trong mầu nhiệm bánh và rượu, ban ơn tha tội và hòa giải với Thiên Chúa, là Đức Vua ngẩng đầu lên nhờ chiến thắng sự chết bằng sự sống lại của Người.
Thật là đủ để nhớ lại một đoạn trong bài chú giải về Thánh Vịnh này của Thánh Augustinô, người đã viết: "Cần phải biết rằng Con Một Thiên Chúa, Đấng đến giữa loài người, Đấng mặc lấy nhân tính và trở thành người ta qua bản tính mà Người mặc lấy: Người đã chết, đã sống lại, đã lên trời và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Cha đã thực hiện lời hứa của Ngài đối với muôn dân ... Cho nên, tất cả những điều này phài được tiên tri; phải được công bố trước; phải được ra dấu như được tiền định rằng sẽ xảy ra, vì nếu chùng xảy ra bất ngờ có thể gây ra lo sợ, nhưng thay vào đó, sau khi được loan báo, thì những điều này có thể được chấp nhận nhờ đức tin, niềm vui và sự tiền liệu. Thánh Vịnh này là một trong những lời hứa ấy, lời tiên tri chắc chắn và rõ ràng về Đức Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta; cho nên chúng ta không có một chút lý do gì để nghi ngờ việc Đức Kitô được loan báo trong Thánh Vịnh này"(x. Enarratio in Psalmum CIX, 3: PL 36, 1447).
Vậy thì biến cố Vượt Qua của Đức Kitô là thực tại mà hướng về đó Thánh Vịnh mời gọi chúng ta nhìn đến Đức Kitô để sống trong phục vụ và trong món quà tự hiến, trong một con đường vâng phục và yêu thương "cho đến cùng" (x. Ga 13:1 và 19:30). Vì thế, khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh này, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cũng tiếp tục con đường của Người trong việc theo Đức Kitô, Đấng Mêsia Vương Giả, sẵn sàng cùng Người leo núi Thánh Giá để cùng với Người chúng ta có thể đạt đến vinh quang, và chiêm ngưỡng Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha, như Đức Vua chiến thắng, và Vị Tư Tế nhân từ ban ơn tha tội và ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Và nguyện xin cho chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa đã trở thành "một giòng giống được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, và dân tộc thánh thiện" (x. 1Pr 2:9), có thể hân hoan múc nước từ giếng cứu độ (x. Is 12: 3) và loan báo cho toàn thế giới những kỳ công của Đấng đã "gọi chúng ta ra khỏi nơi tối tăm mà vào ánh sáng tuyệt diệu của Ngài" (1 Pr 2: 9).
Các bạn thân mến, trong bài giáo lý cuối cùng này, tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số Thánh Vịnh, những kinh nguyện có giá trị này mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, phản ánh những hoàn cảnh khác nhau cuộc sống và tình trạng khác nhau của linh hồn mà chúng ta có thể có trong tương quan với Thiên Chúa. Cho nên, tôi muốn một lần nữa mời các bạn cầu nguyện bằng những Thánh Vịnh, có thể tạo thành thói quen sử dụng Phụng Vụ Giờ Kinh của Hội Thánh, Kinh Sáng vào buổi sáng, Kinh Chiều vào buổi chiều, Kinh Tối trước khi đi ngủ. Mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa chỉ có thể được thêm phong phú trong cuộc hành trình hàng ngày của mình với Ngài và được thực hiện với đức tin lớn lao và lòng tin tưởng. Cám ơn.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ mười tám về Cầu Nguyện của ĐTC Bênêđictô XVI, được ban hành tại Quảng Trường Thánh Phêrô, Thứ Tư ngày 16 tháng 11, năm 2011. Hôm nay, ĐTC kết thúc loạt bài giáo lý về Cầu Nguyện bằng Thánh Vịnh với Thánh Vịnh 110.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi muốn kết thúc những bài giáo lý về cầu nguyện bằng Thánh Vịnh qua bài suy niệm về một trong những "Thánh Vịnh vương đế" nổi tiếng nhất, một bài Thánh Vịnh mà Chính Chúa Giêsu đã trích dẫn và các tác giả Tân Ước đã đề ra rất nhiều và đọc khi nói về Đấng Thiên Sai, Đấng Kitô. Đó là Thánh Vịnh 110 theo truyền thống Do Thái, và 109 theo truyền thống La-Hy, một Thánh Vịnh rất được Hội Thánh xưa kia và các tín hữu thuộc mọi thời đại ưa thích. Từ ban đầu, kinh nguyện này có thể đã được nối kết với lễ đăng quang của một vua thuộc nhà Đavít, nhưng ý nghĩa của nó vượt xa những hoàn cảnh đặc biệt của của những biến cố lịch sử và mở rộng các chiều kích, nên càng ngày càng trở nên kinh nguyện mừng Đấng Mêsia vinh thắng và được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa.
Thánh Vịnh mở đầu bằng một tuyên bố long trọng:
“Chúa phán cùng chúa tôi:
"Hãy ngồi bên hữu Ta, cho đến khi Ta đặt quân thù con làm bệ dưới chân con"(câu 1).
Chính Thiên Chúa đưa đức vua lên ngôi trong vinh quang, đặt người ở bên hữu Ngài, một dấu chỉ vinh dự cao sang nhất và đặc quyền tuyệt đối. Như thế đức vua được công nhận là chia sẻ quyền làm chủ của Thiên Chúa, và trở thành người trung gian cho dân chúng. Chủ quyền của đức vua cũng được thực hiện trong việc chiến thắng các đối thủ, là những kẻ bị chính Thiên Chúa đặt dưới chân đức vua. Việc chiến thắng quân thù là của Chúa, nhưng đức vua được tham gia vào, và việc chiến thắng của đức vua trở thành một chứng từ và các dấu chỉ của quyền năng Thiên Chúa.
Việc tôn vinh vương quyền được diễn tả ở đầu Thánh Vịnh đã được hiểu trong Tân Ước như như một lời tiên tri về Đấng Thiên Sai, vì vậy câu này là một trong những câu được các tác giả Tân Ước sử dụng nhiều nhất, vừa nói đến một cách rõ ràng hay ám chỉ. Chính Chúa Giêsu đã trích dẫn câu này khi Người nói về Đấng Mêsia, để chứng tỏ rằng Đấng Mêsia còn cao trọng hơn cả vua Đavid, Người còn là Chúa của vua Đavid (x. Mt 22, 41-45, 12 Mk, 35-37, Lc 20, 41 - 44). Và Thánh Phêrô lại dùng câu này trong bài giảng thuyết vào ngày Lễ Ngũ Tuần, trong khi công bố rằng lễ đăng quang của đức vua đã được thể hiện trong sự Phục Sinh của Đức Kitô, và rằng giờ đây Đức Kitô đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, như Đấng chia sẻ Chủ Quyền của Thiên Chúa trên thế gian (x. Cv 2: 29-35).
Thực sự Chính Đức Kitô, là Chúa được lên ngôi, là Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa và đến trong mây trời, như Chúa Giêsu đã nói về chính Mình trong phiên tòa trước Công Nghị (x. Mt 26:63-64; Mc14: 61-62; cũng x. Lc 22: 66-69). Người là vua thật, là Đấng nhờ sự sống lại đã vào trong vinh quang bên hữu Đức Chúa Cha (x. Rm 8:34; Ep 2:5; Col 3:1; Dt 8:1; 12: 2 ), được đặt trên các thiên sứ, ngự trên trời, trên tất cả mọi quyền lực, với tất cả mọi đối thủ của Người bị đặt ở dưới chân Người cho đến khi kẻ thù cuối cùng, là sự chết, bị tiêu diệt vĩnh viễn (1 Cor 15:24 -26, Ep 1:20-23, Dt 1:3-4,13; 2:5-8; 10:12-13, 1 Pr 3:22). Và chúng ta hiểu ngay rằng đức vua này, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa và chia sẻ Chủ Quyền của Ngài, không phải là một trong những người kế nhiệm vua Đavid, nhưng là một vua Đavid mới, Con Thiên Chúa, Đấng chinh phục tử thần và thực sự chia sẻ vinh quang của Thiên Chúa. Người là vua của chúng ta, Người cũng cho chúng ta sự sống đời đời.
Như thế, giữa đức vua mà Thánh Vịnh của chúng ta tôn vinh và Thiên Chúa, có một mối quan hệ bất khả phân ly, cả hai Vị cùng nhau cai trị với một quyền cai trị duy nhất, đến nỗi Tác Giả Thánh Vịnh có thể xác nhận rằng Chính Thiên Chúa đưa Người vương trượng của vua, ban cho Người nhiệm vụ cai trị các quân thù của Người, như được đọc trong câu thứ hai:
“Từ Sion, Chúa ban vương trượng quyền bính cho Người:
Để Người làm bá chủ giữa lòng quân địch.”
Việc thực thi quyền bính là một nhiệm vụ mà đức vua trực tiếp nhận được từ Chúa, một trách nhiệm mà Người phải thi hành trong phụ thuộc và vâng lời, do đó trở thành một dấu hiệu chỉ sự hiện diện uy dũng và quan phòng của Thiên Chúa giữa dân chúng. Việc thống trị quân thù, vinh quang và chiến thắng là những hồng ân nhận được biến đức vua thành đấng trung gian của chiến thắng của Thiên Chúa trên sự dữ. Người cai trị trên các quân thù bằng cách biến đổi chúng, nghĩa là Người chinh phục chúng bằng tình yêu của Người.
Vì vậy, trong câu tiếp theo, chúng ta tôn vinh sự cao cả của đức vua. Thực ra, câu 3 tạo ra một số khó khăn trong việc giải thích. Trong văn bản gốc tiếng Do Thái, đoạn văn nói về việc triệu tập quân đội mà dân chúng đáp ứng một cách quảng đại, bằng cách tụ họp đông đảo chung quanh nhà vua trong ngày lễ đăng quang của ngài. Bản dịch tiếng Hy Lạp của Bản Bảy Mươi, vào thế kỷ thứ ba hay thứ hai trước Đức Kitô, lại nói về việc làm con Thiên Chúa của đức vua, đến việc sinh ra hoặc phát sinh từ Chúa, và đây là giải thích mà toàn thể truyền thống Hội Thánh chọn, vì lý do đó mà câu này được diễn tả như sau:
“Ngày đăng quang con nắm quyền thủ lãnh,
vẻ huy hoàng rực rỡ tựa thần linh.
Ngay trước lúc hừng đông xuất hiện,
tự lòng Cha, Cha đã sinh Con."
Sấm ngôn này của Thiên Chúa nói về đức vua, do đó khẳng định việc sinh ra bởi Thiên Chúa, tràn ngập huy hoàng và huyền nhiệm, một nguồn gốc bí mật và nhiệm mầu, liên kết với vẻ đẹp huyền bí của bình minh và sự kỳ diệu của sương mai, mà trong ánh sáng đầu tiên của ngày mới, chiếu trên những cách đồng làm cho chúng sinh hoa kết quả. Như vậy bằng một cách nào đó, trong sự kết nối bất khả phân ly với các thực tại trên trời, có một phác họa về hình ảnh đức vua Đấng thật sự đến từ Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai, là Đấng mang lại sự sống thần linh cho dân Người và là trung gian hòa giải của sự thánh thiện và ơn cứu độ. Ở đây chúng ta thấy rằng điều này không thực hiện được bởi một vị vua thuộc dòng Đavid, nhưng bởi Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng thật sự đến từ Thiên Chúa; Người là ánh sáng mang lại sự sống thần linh cho thế gian.
Với hình ảnh khiêu gợi và bí ẩn này, đoạn đầu của bài Thánh Vịnh được kết thúc, và được tiếp nối bởi một sấm ngôn khác, mở ra một viễn cảnh mới có chiều kích tư tế liên quan đến vương đế.
Câu 4 viết:
“Chúa đã thề ước, và sẽ chẳng rút lời:
Con là Thượng Tế muôn đời theo dòng Melkixêđê.”
Melkixêđê là vua tư tế của Salem, người đã chúc lành cho ông Abraham cùng đã hiến tế bánh và rượu sau chiến thắng quân sự của tổ phụ để cứu cháu ngài là ông Lót khỏi tay quân thù đã bắt được ông (x. St 14). Trong nhân vật Melkixêđê, quyền lực của vua và tư tế đồng quy và giờ đây được Chúa công bố trong một tuyên ngôn hứa hẹn vĩnh cửu: Đức vua mà Thánh Vịnh tôn vinh là một thượng tế muôn đời, một trung gian hòa của sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người, qua những phúc lành đến từ Thiên Chúa và sự đáp trả chúc tụng của con người trong hành vi phụng vụ.
Thư gửi tín hữu Do Thái làm rõ về câu này (x. 5:5-6,10; 6:19-20) và toàn thể chương 7 đặt trọng tâm vào nó bằng cách khai triển suy niệm về việc áp dụng nó vào chức tư tế của Đức Kitô. Thư gửi tín hữu Do Thái nói với chúng ta về Chúa Giêsu trong ánh sáng của Thánh Vịnh 110 (109), Chúa Giêsu là vị tư tế đích thực và cuối cùng, là Đấng làm tròn những đặc điểm của chức tư tế của Melkixêđê, bằng cách làm cho chúng nên hoàn hảo.
Melkixêđê, như đã nói trong Thư gửi tín hữu Do Thái, là ngưởi "không cha, không mẹ, không có phả hệ" (7:3a), do đó không phải là một tư tế theo quy luật triều đại của chức tư tế Lêvi. Vì thế ông "tiếp tục là một tư tế đến muôn đời" (7:3c), tiền trưng cho Đức Kitô, Vị Thượng Tế hoàn hảo "đã trở nên tư tế, không do đòi hỏi của luật về huyết thống, nhưng do quyền năng của một sự sống bất diệt"(7:16). Trong Chúa Giêsu, phục sinh và lên trời, nơi Người ngự bên hũu Thiên Chúa, lời tiên tri trong Thánh Vịnh của chúng ta đã thành sự thật và chức tư tế của Melkixêđê được hoàn thành vì nó được trở nên tuyệt đối và vĩnh cửu, cùng trở thành một thực tại không bao giờ phai tàn (x. 7, 24). Và việc dâng bánh và rượu, được thực hiện bởi ông Melkixêđê trong thời ông Abraham được hoàn thành trong hành động Thánh Thể của Chúa Giêsu, là Đấng tự Mình hiến tế dưới hình bánh và rượu, và là Đấng sau khi đã chiến thắng sự chết, đem lại sự sống cho tất cả các tín hữu. Một tư tế muôn đời, "thánh thiện, vẹn toàn, vô tội" (7:26), Người có thể, như Thư gửi tín hữu Do Thái nói, "vĩnh viễn đem ơn cứu độ đến cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Vì Người hằng sống để chuyển cầu cho họ." (7:25).
Sau sấm ngôn của Thiên Chúa trong câu 4, với lời thề trang trọng của Ngài, khung cảnh của Thánh Vịnh thay đổi, và thi sĩ, trong khi thưa trực tiếp với đức vua, công bố: "Chúa ở bên hữu Ngài" (câu 5a). Nếu trong câu 1, chính đức vua là đấng ngự bên hữu Thiên Chúa như dấu chỉ của uy tín và danh dự tối cao, thì giờ đây Chính Chúa tự đặt Mình bên hữu đức vua để bảo vệ Người bằng thuẫn mộc của Ngài trong trận chiến và cứu Người khỏi mọi nguy hiểm. Đức vua vẫn an toàn, vì Thiên Chúa là Đấng bảo vệ Người và hai Đấng cùng nhau chiến đấu và đánh bại mọi sự dữ.
Vì vậy những câu cuối cùng của Thánh Vịnh mở ra một thị kiến về đức vua vinh thắng, là đấng được sự hỗ trợ của Chúa, sau khi đã nhận được quyền lực và vinh quang từ Ngài (x. câu 2), chống lại quân thù bằng cách tiêu diệt các đối thủ của Người và xét xử các dân tộc. Cảnh này được mô tả với màu sắc mạnh mẽ để biểu thị cho đặc tính bi thảm của cuộc chiến và sự trọn vẹn của chiến thắng của đức vua. Đức vua, được Chúa bảo vệ, đập tan mọi chướng ngại và an toàn tiến đến chiến thắng. Người nói với chúng ta: phải, trên thế gian có rất nhiều sự dữ, có một trận chiến không ngừng giữa thiện và ác, và có vẻ như điều ác mạnh hơn. Không, Chính Chúa mạnh hơn, Đức Kitô, Đức Vua đích thực và Thượng Tế của chúng ta, bởi vì Người chiến đấu với tất cả quyền năng của Thiên Chúa và bất chấp tất cả những gì làm cho chúng ta nghi ngờ kết quả tích cực của lịch sử, Đức Kitô chinh phục và sự thiện chinh phục, tình yêu chinh phục chứ không phải sự ghen ghét.
Ở đây chúng ta đi vào hình ảnh gợi ý và thế giới huyền nhiệm là điều đưa Thánh Vịnh đến kết thúc, cũng là một lời khó hiểu:
“Dọc đường, Người sẽ uống từ nơi mạch suối,
nên sẽ ngẩng đầu thật hiên ngang.” (câu 7).
Ở giữa một mô tả về trận chiến, chúng ta thấy hình ảnh của đức vua đứng lại trong một giây phút ngưng chiến và nghỉ ngơi, làm thỏa cơn khát ở một dòng suối, tìm thấy trong đó sự khuây khỏa và sức mạnh mới, để có thể tiếp tục cuộc hành trình chiến thắng của mình, với đầu ngẩng cao như dấu hiệu dứt khoát chiến thắng.
Rõ ràng một lời bí ẩn như thế là một thách thức cho các Giáo Phụ của Hội Thánh vì những diễn giải khác nhau mà các ngài đưa ra. Ví dụ, Thánh Augustinô nói: "dòng suối này là con người, là nhân loại, và Đức Kitô uống tại dòng suối này qua việc làm người; như thế, qua việc mặc lấy bản tính loài người, Người ngẩng đầu lên và bây giờ là Đầu của Nhiệm Thể Người. Người là Đầu của chúng ta; Người chiến thắng cách dứt khoát" (x. Enarratio trong Psalmum, CIX, 20: PL 36, 1462).
Các bạn thân mến, theo cách giải thích của Tân Ước, truyền thống của Hội Thánh luôn coi trọng Thánh Vịnh này như một trong những văn bản quan trọng nhất về Đấng Thiên Sai. Và một cách nổi bật, các Giáo Phụ đã liên tục đề cập đến một điểm chính của Kitô học: Đức Vua mà Tác Giả Thánh Vịnh đề cập đến là Đức Kitô, Đấng Mêsia, Đấng thiết lập Nước Thiên Chúa và đánh bại mọi quyền lực thế gian. Người là Ngôi Lời được sinh ra bởi Đức Chúa Cha trước mọi tạo vật, trước rạng đông, Chúa Con đã nhập thể, đã chết và đã sống lại, và đang ngự trên trời, là vị Tư Tế muôn đời trong mầu nhiệm bánh và rượu, ban ơn tha tội và hòa giải với Thiên Chúa, là Đức Vua ngẩng đầu lên nhờ chiến thắng sự chết bằng sự sống lại của Người.
Thật là đủ để nhớ lại một đoạn trong bài chú giải về Thánh Vịnh này của Thánh Augustinô, người đã viết: "Cần phải biết rằng Con Một Thiên Chúa, Đấng đến giữa loài người, Đấng mặc lấy nhân tính và trở thành người ta qua bản tính mà Người mặc lấy: Người đã chết, đã sống lại, đã lên trời và đang ngự bên hữu Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Cha đã thực hiện lời hứa của Ngài đối với muôn dân ... Cho nên, tất cả những điều này phài được tiên tri; phải được công bố trước; phải được ra dấu như được tiền định rằng sẽ xảy ra, vì nếu chùng xảy ra bất ngờ có thể gây ra lo sợ, nhưng thay vào đó, sau khi được loan báo, thì những điều này có thể được chấp nhận nhờ đức tin, niềm vui và sự tiền liệu. Thánh Vịnh này là một trong những lời hứa ấy, lời tiên tri chắc chắn và rõ ràng về Đức Giêsu Kitô, Chúa và Đấng Cứu Độ chúng ta; cho nên chúng ta không có một chút lý do gì để nghi ngờ việc Đức Kitô được loan báo trong Thánh Vịnh này"(x. Enarratio in Psalmum CIX, 3: PL 36, 1447).
Vậy thì biến cố Vượt Qua của Đức Kitô là thực tại mà hướng về đó Thánh Vịnh mời gọi chúng ta nhìn đến Đức Kitô để sống trong phục vụ và trong món quà tự hiến, trong một con đường vâng phục và yêu thương "cho đến cùng" (x. Ga 13:1 và 19:30). Vì thế, khi cầu nguyện bằng Thánh Vịnh này, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cũng tiếp tục con đường của Người trong việc theo Đức Kitô, Đấng Mêsia Vương Giả, sẵn sàng cùng Người leo núi Thánh Giá để cùng với Người chúng ta có thể đạt đến vinh quang, và chiêm ngưỡng Người ngự bên hữu Đức Chúa Cha, như Đức Vua chiến thắng, và Vị Tư Tế nhân từ ban ơn tha tội và ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Và nguyện xin cho chúng ta, nhờ ân sủng của Thiên Chúa đã trở thành "một giòng giống được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, và dân tộc thánh thiện" (x. 1Pr 2:9), có thể hân hoan múc nước từ giếng cứu độ (x. Is 12: 3) và loan báo cho toàn thế giới những kỳ công của Đấng đã "gọi chúng ta ra khỏi nơi tối tăm mà vào ánh sáng tuyệt diệu của Ngài" (1 Pr 2: 9).
Các bạn thân mến, trong bài giáo lý cuối cùng này, tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số Thánh Vịnh, những kinh nguyện có giá trị này mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, phản ánh những hoàn cảnh khác nhau cuộc sống và tình trạng khác nhau của linh hồn mà chúng ta có thể có trong tương quan với Thiên Chúa. Cho nên, tôi muốn một lần nữa mời các bạn cầu nguyện bằng những Thánh Vịnh, có thể tạo thành thói quen sử dụng Phụng Vụ Giờ Kinh của Hội Thánh, Kinh Sáng vào buổi sáng, Kinh Chiều vào buổi chiều, Kinh Tối trước khi đi ngủ. Mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa chỉ có thể được thêm phong phú trong cuộc hành trình hàng ngày của mình với Ngài và được thực hiện với đức tin lớn lao và lòng tin tưởng. Cám ơn.