LỄ GIỖ ĐỨC ÔNG NGUYỄN VĂN LẬP, NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC PHAOLÔ VI TÁN DƯƠNG LÀ VIỆN TRƯỞNG TRÁC TUYỆT ĐẠI HỌC CÔNG GI ÁO
Hàng 1 (từ trái qua phải): Hồng Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Thu Oanh, Ngô Thị Bích Ngọc, Nguyễn Phước Diệu Hỷ, Tống Mỹ Vân, Trần Thị Châu, Marie, LS Lê Trọng Quát, GS Vũ Quốc Thúc, LM Đinh Đồng Thượng Sách, LS Nguyễn Thị Hồng (phu nhân cố GS Vương Văn Bắc), Phạm Trọng Khoát, Lư Thị Huệ, Lê Ngọc Thoa, Đoàn Trần Nghị.
Hàng 2: Lã Thị Minh Châu, Huỳnh Phương Thúy, Lưu Văn Dân, Nguyễn Tấn Sinh, LM Nguyễn Văn Cẩn, Phó tế Nguyễn Sơn, Thân Văn Điển, Hoàng Chí Minh, Lê Đình Thông. (Hình: Đoàn Trần Nghị)
Trong bài Cây Thụ Nhân Bên Cổng Thiên đường, chúng tôi thuật lại rằng: ‘‘Mấy hôm trước lễ Noël 2001, các nhánh Thụ Nhân khắp nơi rũ xuống như cành liễu, chịu tang người có công trồng cây Thụ Nhân trong thập niên 60 trên ngọn đồi Đại Học Đà Lạt. Nhà giáo dục Nguyễn Văn Lập đã vĩnh biệt cả một rừng Thụ Nhân lúc 18 giờ thứ tư 19-12-2001, trước lễ Giáng sinh năm ngày.’’ (Tưởng niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Thụ Nhân Âu Châu ấn hành, tr. 375).
Mười năm sau, vào ngày 18-12-2011, Hội Ái hữu Đại học Đà Lạt tại Âu châu đã tổ chức trọng thể lễ giỗ Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập tại Giáo Xứ Paris. Chương trình gồm có: Thánh lễ do Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh cử hành 11 giờ 30, có nhiều cha trong ban giám đốc Giáo Xứ và linh mục sinh viên đồng tế, với sự hiện diện của GS Vũ Quốc Thúc, GS Trần Thanh Hiệp, LS Lê Trọng Quát, phu nhân cố GS Vương Văn Bắc; trưa là tiệc giỗ, chiều có hội diễn văn nghệ.
Sau nghi thức niệm hương trước di ảnh Đức Ông Nguyễn Văn Lập, anh chủ tịch Phạm Trọng Khoát có đôi lời cảm ơn Đức Ông Mai Đức Vinh và quý cha như sau:
‘‘Trước hết chúng con xin cảm ơn Đức Ông Mai Đức Vinh đã cho phép chúng con được sử dụng hội trường Giáo xứ, cha Sách chủ tọa hội diễn Thụ Nhân, quý thầy cô đã đến dự thánh lễ cầu nguyện cho cha Lập và khích lệ các môn sinh, toàn thể quý vị đã tham dự sinh hoạt hôm nay. Chúng tôi cũng xin cám ơn bà Phương Oanh, nhóm tam tấu đàn tranh, nhóm Favic, các văn nghệ sĩ thân hữu đã đóng góp nhiều tiết mục đặc sắc.
Viện Đại Học Đà Lạt thành lâp năm 1957, hoạt động trong 18 năm cho đến tháng 4/1975. Trong suốt thời gian này, có ba vị Viện trưởng là Đức Cha Trần Văn Thiện, tiếp theo là Cha Nguyễn Văn Lập, sau cùng là Cha Nguyễn Văn Lý. Khởi đầu, viện chỉ có các phân khoa Sư phạm, Văn khoa và Khoa học, nhưng từ thời cha Lập, viện thêm vững mạnh và mở rộng với phân khoa CTKD.
Các cha viện trưởng cùng với các sư huynh, các nữ tu, quý vị giáo sư và toàn thể nhân viên của viện đã tận tình đóng góp vào việc đào tạo các sinh viên mà cha Lập đã gọi là công tác “trồng người”; “Thụ Nhân” trở thành châm ngôn giáo dục quen thuộc của Viện Đại Học Đà Lạt.
Có mặt hôm nay, ngoài anh chị em cựu sinh viên, còn có những cộng sự viên thân tín của cha Viện trưởng là: GS Vũ Quốc Thúc, GS Trần Thanh Hiệp, phu nhân cố GS Vương Văn Bắc. GS Nguyễn Phú Đức, GS Lâm Thanh Liêm và GS Trần Văn Ngô bị đau không đến được, GS Trần Văn Cảnh đang thọ tang Mẹ ở Việt Nam.
Những anh chị đã xa trường hơn 40 năm, nhưng vẫn một lòng một dạ bên các thầy cô, thương yêu đoàn kết với nhau, cũng là nhờ vào tinh thần Thụ Nhân mà cha Lập đã dầy công vun trồng.’’
Sau bài phúc âm chủ nhật thứ tư mùa vọng, Đức Ông Mai Đức Vinh đã tán dương công trình giáo dục của Giáo hội Công giáo Việt Nam và công lao Trồng Người của Đức Ông Nguyễn Văn Lập. Ngài đã giới thiệu anh Lê Đình Thông là học trò của Đức Ông Lập lên phát biểu như sau:
Anh Lê Đình Thông nhắc lại công đức vun trồng chữ ‘‘Nhân’’
của Đức Ông Nguyễn Văn Lập. Hàng ghế bên cạnh (từ trái sang phải):
Thầy phó tế Nguyễn Sơn, GS Phạm Bá Nha, GS Nguyễn Văn Thạch (Đại Học Đà Lạt)
‘‘Trong ‘‘Độc Tiểu Thanh Ký’’, Nguyễn Du gửi gấm tâm sự vào Tiểu Thanh, tự nhủ:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
不 知 三 百 餘 年 後
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
天 下 何 人 泣 素 如
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?)
Mười năm sau ngày Đức Ông Nguyễn Văn Lập từ trần, Thụ Nhân khắp nơi không quên công ơn Ngài:
Thập niên tế tự niệm từ phụ
十 年 祭 祀 念 慈 父
Kim nhật duy trì hành Thụ Nhân
今 日 維 持 行 樹 人 (LĐT)
(Nhân lễ giỗ mười năm lại nhớ đến cha hiền
Ngày nay Thụ Nhân tiếp nối công trình Trồng Người, vun trồng chữ Nhân)
- Thi hào Nguyễn Du để lại cho văn học nước nhà nhiều trước tác chữ Nôm và chữ Hán.
- Đức Ông Nguyễn Văn Lập để lại cho nền giáo dục đại học: Thụ Nhân. Hai chữ này tóm tắt công trình giáo dục của Ngài.
Ÿ Thụ Nhân (樹人)của Quản Trọng là Trồng Người.
Ÿ Thụ Nhân (樹仁)của Đức Ông Nguyễn Văn Lập ngoài ý nghĩa Trồng Người, còn là vun Trồng chữ Nhân (仁).
Theo Thuyết văn giải tự, từ nguyên của chữ Nhân (仁)có nghĩa là hai người yêu thương nhau như là một (Mình với ta tuy hai mà một. Tản Đà).
Hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’ của Đức Ông Nguyễn Văn Lập chẻ làm đôi: Nhân và Thụ:
- Đức Ông Nguyễn Văn Lập thực hiện lòng Nhân theo truyền thống dân tộc và giáo huấn Phúc âm:
Ÿ Thương người như thể thương thân (Nguyễn Trãi);
Ÿ Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13,34) = Aimez-vous les uns les autres comme je vous ai aimés. (Jn 13,34)
- chữ Thụ còn lại, Ngài giao cho sinh viên Trồng Người; đồng thời gieo trồng chữ Nhân’’.
Tiếp đó, anh Lê Đình Thông đã nhắc lại lược sử Viện Đại Học Đà Lạt như sau:
²
‘‘Viện Đại học Công giáo Đà Lạt do Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1957 nhằm thực hiện tông hiến Ex Corde Ecclesia (Bàn về Trọng tâm của Giáo hội):
Ÿ Hành động chính danh, hết lòng phục vụ xã hội (agir avec rectitude et mieux servir la société humaine);
Ÿ và vun trồng văn hóa nhân bản: ‘‘Chỉ có một nền văn hóa là văn hóa nhân bản, khởi đi từ con người và vì con người’’ (Il n’existe qu’une culture, celle de l’homme, à partir de l’homme et pour l’homme).
Giáo hội công giáo hằng quan tâm đến giáo dục đại học. Từ ngữ ‘‘Université’’ lấy từ hiến chương Universitas magistrorum et scholarium của Giáo hội, ban hành năm 1150, gần như đồng thời với việc thành lập Quốc tử giám (國子監) ở nước ta vào năm 1076.
Đức Cha Trần Văn Thiện giữ chức viện trưởng từ năm 1957 đến 1961, Đức Ông Nguyễn Văn Lập kế nhiệm trong suốt 9 năm, từ 1961 đến 1970. Sau cùng là linh mục Lê Văn Lý từ 1970 đến 1975.
Trong điện thư ngày 6/1/1969 gửi linh mục Nguyễn Văn Lập, Đức Phaolô VI đã gọi ngài là vị viện trưởng trác tuyệt (Cher Fils, le Révérend Père Nguyen Van Lap, Recteur Magnifique de l’Université de Dalat). Văn thư của Đức Phaolô VI có đoạn viết nguyên văn như sau như sau:
‘‘Viện Đại Học son trẻ này theo đuổi công cuộc phục vụ văn hóa và đạo đức rất trân quý cho các gia đình Việt Nam và toàn quốc, cung ứng các giáo chức và cán bộ xứng đáng, đồng thời giúp các thanh niên Kitô hữu sống đức tin sâu săc, tích cực làm chứng cho lòng nhân ái.’’
Nhớ đến Đức Ông Nguyễn Văn Lập là khắc ghi công trình Trồng Người và nhớ lại một tấm lòng. Chữ Nhân (仁) của Ngài được viết ở số nhiều. Trong ngày giỗ 10 năm, chúng ta thành tâm nguyện cầu cho Ngài và hai vị viện trưởng trước và sau ngài: Đức Giám mục Trần Văn Thiện và Linh mục Lê Văn Lý, các vị linh mục, sư huynh, các nữ tu, các vị giáo sư, các nhân viên, các sinh viên xuất thân từ Viện Đại Học Đà Lạt đã qua đời. Chúng ta nguyện cầu để việc Trồng Người không những mở rộng trong không gian, mà còn gieo rắc lòng nhân ái trong mỗi tâm hồn, như lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô:
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hòa vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.’’
Nữ tu Nguyễn Thị Phú, dòng Đức Bà, giáo sư Viện Đại Học Đà Lạt, đã đọc bốn lời nguyện giáo dân, cầu nguyện cho Đức Ông Simon như sau:
‘‘Tình thương của Chúa đời đời, con ca tụng qua muôn ngàn thế hệ, miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài’’.
Thánh vịnh chủ nhật thứ 4 mùa vọng là lời tụng ca về tình thương của Chúa.
Chúng con nguyện xin Chúa đoái thương và ban ơn bình an cho các vị viện trưởng Đại học Đà Lạt là Đức Cha Trần Văn Thiện, Đức Ông Nguyễn Văn Lập, Linh mục Lê Văn Lý, các linh mục, sư huynh, nữ tu, các vị giáo sư, nhân viên và sinh viên đã qua đời.
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Ngoài việc rao giảng Phúc âm, Giáo hội công giáo tại Việt Nam luôn phục vụ đất nước và dân tộc qua các công cuộc bác ái, y tế và giáo dục nhằm làm thăng tiến con người.
Chúng con nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành tái lập các cơ sở giáo dục và từ thiện tại Việt Nam, đặc biệt là Viện Đại Học Đà Lạt, nhằm góp phần nâng cao dân trí và cải tiến dân sinh
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Trong suốt cuộc đời phục vụ, Đức Ông Nguyễn Văn Lập luôn trung kiên thực hiện việc trồng người và vun trồng lòng nhân ái.
Trong ánh sáng chan hòa của mùa Giáng sinh, xin Chúa sử dụng các cựu sinh viên Đại Học Đà Lạt như như khí cụ bình an của Chúa, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Sau cùng, xin Chúa ban ơn lành cho Đức Ông chủ lễ, quý Cha, quý Thầy Phó tế, quý nữ tu, quý vị Giáo sư từng giảng dạy tại Viện Đại Học Đà Lạt, để các ngài luôn là tấm gương sáng về tinh thần Thụ Nhân cho chúng con noi theo.
Chúng con xin Chúa ban nhiều ơn lành cho toàn thể cộng đoàn và ca đoàn thông hiệp trong Thánh lễ này.
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Hội diễn văn nghệ Thụ Nhân tại hội trường Giáo Xứ bắt đầu bằng bản đồng ca ‘‘Cái nhà là nhà Thụ Nhân’’, nhạc của LM Nguyễn Văn Thích:
Ban hợp ca Thụ Nhân trình diễn ‘‘Cái nhà Thụ Nhân’’
Cái Nhà là nhà Thụ Nhân
Công khó Đức Ông Lập ra
Cháu con ta gìn giữ lấy
Trăm năm tiếp nối trồng người
Sau đó, GS Vũ Quốc Thúc đã diễn giảng về ‘‘Thụ Nhân chi kế’’. GS Thúc đã kết luận như
‘‘Trở lại việc Đức Ông Nguyễn Văn Lập dùng hai chữ Thụ Nhân đặt tên cho Đại Giảng Đường Viện Đại Học Đà Lạt, tôi coi đó là một thông điệp nhắc nhở các sinh viên đừng quên việc thâu thập kiến thức chuyên môn chỉ là một phần của giáo dục đại học: phần
khác quan trọng hơn là luyện tập để nên người. Con người có những bẩm tính do quy luật tồn tại trên Trái Đất làm nẩy sinh ở mọi sinh vật, thực vật cũng như động vật. Nhưng con người khác mọi loài cây cỏ, thú vật nhờ những bản năng thiên bẩm, khiến cho mọi người đều có xu hướng mưu tìm Chân, Thiện, Mỹ, đều muốn vươn khỏi cuộc sống Trần Thế để đạt tới cõi Thiêng Liêng. Công cuộc trồng người, như vậy, bao gồm mọi cố gắng để phát triển những bản năng thiên bẩm này. Cố gắng phải do bản thân của từng sinh viên, không một giảng viên hay sách báo nào có thể thay được. Ta có thể coi đó là môt triết lý nhân sinh.
Hôm nay, nhân ngày giỗ Đức Ông Nguyễn Văn Lập, tôi tin rằng anh linh của Ngài cũng hài lòng nhận thấy các môn đệ của Ngài đã nâng khái niệm Thụ Nhân lên địa vị một tôn chỉ tranh đấu. Nhờ vậy mà khái niệm này sẽ là một giá trị tinh thần còn lưu truyền mãi mãi.’’
GS Trần Thanh Hiệp (hình trên)
và LS Lê Trọng Quát nhận định về
chủ trương Trồng Người của
Viện Đại Học Đà Lạt do
Đức Ông Nguyễn Văn Lập
khởi xướng.
Nữ nghệ sĩ Mỹ Ly diễn ngâm ‘‘Thụ Nhân’’
của thi sĩ Cung Chi, tức linh mục Đinh ĐồngThượng Sách:
Trồng người có đức có nhân,
Là trồng thực thụ cây nhân cho đời.
Trên miền Đà Lạt núi đồi,
Hay miền đồng ruộng hoặc trời bốn phương.
Nghèo hèn chẳng đổi, uy vương không dời.
Gieo trong nước mắt hẳn rồi,
Vui ngày gặt hái, nụ cười trên môi.
‘‘Kỳ trung lạc tại’’ (*) ai ơi,
Không thành công cũng thành người đẹp thay.
(*) Kỳ trung lạc tại (其中樂在): vui vẻ, hứng thú trong công việc mình làm. Lấy ý từ thành ngữ ‘‘lạc tại kỳ trung’’ (樂在其中)
Tiếp nối chương trình là hợp ca ‘‘Ngày Giỗ’’, thơ Lê Đình Thông, Phương Oanh phổ nhạc (trong tập Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập, tr.293).
Sáng nay cha đứng thật lâu,
Nhìn con đi học lần đầu trước sân.
Quanh năm cha đứng tần ngần,
Nhìn con tan học mầy lần nắng phai.
Cha không cầm phấn giảng bài,
Cha không chấm điểm đúng sai làu làu.
Cha còn đứng đó thật lâu,
Tình yêu thương bắc nhịp cầu cảm thông.
Cha luôn lo lắng trồng người,
Thụ Nhân biến cải cuộc đời xót thương.
Trồng trong sách vở học đường,
Trồng ngoài xã hội nhiễu nhương một thời.
Cha tôi không nói một lời,
Hôm nay ngày giỗ qua đời mười năm.
Linh hồn ở chốn xa xăm,
Công ơn giáo dục trăm năm vẫn còn.
Lưu Văn Dân và Liên Hương giới thiệu tiểu sử Đức Ông Nguyễn Văn Lâp, qua sáng tác của Lê Đình Thông, có đàn tranh và sáo phụ họa.
Lưu Văn Dân:
Cuối tháng Chạp ngô đồng lá rụng,
Gió than van ấp úng nghẹn lời.
Đức Ông nhắm mắt lìa đời.
Mười năm ngày giỗ chơi vơi tấc lòng.
Khắp trái đất đoàn con tưởng nhớ,
Bóng hình Cha cởi mở cao minh.
Cha con như bóng với hình,
Nghìn trùng xa cách nghĩa tình biển dâu.
Liên Hương:
Năm Tân Hợi tuyến đầu Quảng Trị,
Cha ra đời ý chí thiết tha.
Simon anh cả trong nhà,
Năm mười hai tuổi Cha là chủng sinh.
Tuổi niên thiếu một mình tự LẬP,
Theo văn chương vun đắp tương lai.
Quốc văn, Pháp ngữ miệt mài,
La tinh, chữ Hán mai này biến thiên.
Hai mươi tuổi cần chuyên thi đậu,
Bằng tú tài phụ mẫu an tâm.
Kim Long tu học âm thầm,
Năm hai bẩy tuổi uyên thâm đạo đời.
Chịu chức Thánh đời đời cảm tạ,
Chúa thương ban phép lạ quê nhà.
Ban ơn giáo hóa miệt mài,
Chăm lo dạy học tương lai rạng ngời.
Lưu Văn Dân:
Vì giáo dục một đời tận hiến,
Giúp cháu con, tự nguyện hy sinh.
Trăm năm giáo hóa tận tình,
Nghìn năm mục vụ hết mình mến thương.
Năm hai tám xuất dương du học,
Tới Paris đại học Sorbonne.
Theo ngành sử học sắt son,
Khách quan nhận định, tấc lòng can qua.
Ba hai tuổi đăng khoa đại học,
Cha là nhà sử học tiền phong.
Sông Hương núi Ngự thân thương,
Về trường Thiên Hựu vun trồng Thụ Nhân.
Bốn bảy tuổi chuyên cần việc đạo,
Lo Tiến hành Công giáo thắm tươi.
Tới ngày sinh nhật năm mươi,
Cha lên Đà Lạt trồng người đắn đo.
Liên Hương:
Làm Viện trưởng chăm lo giáo dục,
Cha ưu tư nhận thức tương lai.
Trăm năm kiến tạo người tài,
Văn khoa, Khoa học một mai vẹn toàn.
Trường Sư Phạm lo toan đào tạo,
Lớp giáo sinh nhà giáo mai sau.
Pháp văn, Triết học làu làu,
Văn chương, Toán pháp ở đâu cũng cần.
Lưu Văn Dân:
Năm sáu bốn: Kinh Doanh Chánh Trị,
Số sinh viên xấp xỉ một ngàn.
Bốn năm học tập chuyên cần,
Ghi tâm tạc dạ tinh thần Thụ Nhân.
Năm sáu bẩy: lo toan Hội thảo,
Trong mười ngày phác họa ‘‘Mục tiêu’’.
Diễn đàn thức giả cũng nhiều,
Ưu tư thảo luận nhiều điều lợi dân.
Năm sáu tám: mở ban Cao học,
Ngành Kinh doanh biển ngọc rừng vàng.
Học trình Chánh trị thênh thang,
Kinh doanh Chánh trị dọc ngang cũng đành.
Liên Hương:
Từ dạo đó loanh quanh khắp chốn,
Trong thâm tâm thiếu thốn tình Cha,
Không gian giờ đã cách xa,
Thời gian vào buổi chiều tà xót than.
Nhớ Đà Lạt trăm ngàn tiếc nuối,
Cây Thụ Nhân của tuổi học đường.
Cha là Viện trưởng yêu thương,
‘‘Hối nhân bất quyện’’ (1) theo gương thánh hiền.
Tòa Viện trưởng mang tên ‘‘Hòa Lạc’’,
Gieo niềm vui Đà Lạt sắc hoa.
Văn phòng ‘‘Đôn Hóa’’ hiền hòa,
Nguyện đường ‘‘Năng Tĩnh’’ tinh hoa ý lành.
Nơi giảng đường ‘‘Minh Thành’’ sáng tỏ,
Chốn thư phòng biết ngỏ cùng ai.
‘‘Đạt Nhân’’, ‘‘Tri Nhất’’ người tài,
‘‘Thượng Hiền’’, ‘‘Hội Hữu’’ miệt mài bút nghiên.
Lưu Văn Dân:
Có danh hiệu thiêng liêng quý nhất,
Là ‘‘Thụ Nhân’’ sự thật canh tân.
Vượt lên giới hạn không gian,
Thời gian biến hóa Thụ Nhân một lòng.
Trước cửa viện Cha trồng cây bách,
Sau nhiều năm thử thách tang thương.
Cây thông cổng viện mờ sương,
Ngày nay mọc khắp bốn phương địa cầu.
Viện Đại Học tinh cầu bát ngát,
Rặng anh đào gió mát thênh thang.
Nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang,
Thềm hoa thư viện xôn xang lá vàng.
Liên Hương:
Hồ Than Thở bàng hoàng tiếc nhớ,
Núi Lâm Viên nặng nợ thiên thu.
Cam Ly trắng xóa ưu tư,
Suối Vàng nước cuốn phiêu du một dòng,
Cuối năm Tỵ đông phong giá lạnh,
Chim viễn phương cất cánh tìm về.
Vành tang tóc xõa lê thê,
Mồ côi viện trưởng não nề khóc than.
Lưu Văn Dân:
Thân côi cút chứa chan dòng lệ,
Bút mồ côi kể lể đoạn trường:
Cha nay tới cõi Thiên đường,
Mười năm ly biệt nhớ thương nghẹn lời.
Lá Thụ Nhân rụng rơi về cội,
Cây Thụ Nhân tiếp nối ngàn phương.
Công trình giáo dục cha ông (2),
Từ nay nỗ lực vun trồng ‘‘Thụ Nhân’’.
Lê Đình Thông (Thụ Nhân Paris)
(1) ‘‘Hối nhân bất quyện’’ (誨人不倦): dạy người không mệt mỏi.
(2) Cha, Ông: Ngày 6-11-1998, Cha Viện trưởng được Tòa Thánh vinh thăng Đức Ông.
Thu Oanh giới thiệu ‘‘Ngày giỗ cha’’ của Trần Văn Lương và bài họa của Lê Đình Thông:
Thoắt đã đến ngày lễ giỗ Cha,
Đất trời ngăn cách mấy năm qua.
Tấm thân cát bụi tuy biền biệt,
Hình bóng thương yêu chẳng nhạt nhòa.
Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ,
Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma.
Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất,
Đất khách đàn con lặng xót xa.
Trần Văn Lương
Họa nguyên vận:
Mùa đông tháng chạp nhớ công cha,
Tuyết trắng thông buồn gió lạnh qua.
Thể phách phai tàn hình bóng cũ,
Tinh anh sáng tỏ chẳng phai nhòa.
Thành tâm khấn vái xin thần thánh,
Nhất định xua tan bóng quỷ ma.
Cúi lạy Cha hiền ngày giỗ kỵ,
Trầm hương nối kết có bao xa.
Lê Đình Thông
Tam tấu Phượng Ca với Ngọc Dung, Vân Anh, Nguyệt Ánh trình tấu dân nhạc ba miền, được khán giả nhiệt liệt tán thưởng.
Nhóm Favic hợp ca ‘‘Đất lành’’ của Phạm Đình Chương
Tam ca Lưu Văn Dân, Phương Oanh, Lê Đình Thông hợp ca ‘‘Bên Kia Sông’’ của Nguyễn Đức Quang:
Này người yêu, người yêu anh ơi!
Bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu, người yêu anh hỡi!
Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối
Bên kia núi, núi cao chập chùng
Bên kia suối, suối réo lạnh lùng
Là bài thơ, toàn chữ hư vô
Này người yêu anh ơi!
Cho anh nồng ấm cuộc đời
Hoa thơm đón ánh mặt trời
Ôi núi mừng vì mây đến rồi
Kết thúc chương trình, toàn thể Thụ Nhân đồng ca ‘‘Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ’’ của Nguyễn Đức Quang:
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sâu bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng ngày qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
²
Hội diễn văn nghệ Thụ Nhân là một cách ‘‘Trồng Người’’ qua câu hò tiếng hát của các cựu sinh viên trong Hội Ái hữu Đại học Đà Lạt tại Âu Châu, qua sáng tác của các văn nghệ sĩ Thụ Nhân: Nguyễn Đức Quang, Trần Văn Lương và Lê Đình Thông...
Paris, mùa Giáng sinh 2011
Lê Đình Thông
Hàng 2: Lã Thị Minh Châu, Huỳnh Phương Thúy, Lưu Văn Dân, Nguyễn Tấn Sinh, LM Nguyễn Văn Cẩn, Phó tế Nguyễn Sơn, Thân Văn Điển, Hoàng Chí Minh, Lê Đình Thông. (Hình: Đoàn Trần Nghị)
Trong bài Cây Thụ Nhân Bên Cổng Thiên đường, chúng tôi thuật lại rằng: ‘‘Mấy hôm trước lễ Noël 2001, các nhánh Thụ Nhân khắp nơi rũ xuống như cành liễu, chịu tang người có công trồng cây Thụ Nhân trong thập niên 60 trên ngọn đồi Đại Học Đà Lạt. Nhà giáo dục Nguyễn Văn Lập đã vĩnh biệt cả một rừng Thụ Nhân lúc 18 giờ thứ tư 19-12-2001, trước lễ Giáng sinh năm ngày.’’ (Tưởng niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập (1911-2001), Thụ Nhân Âu Châu ấn hành, tr. 375).
Mười năm sau, vào ngày 18-12-2011, Hội Ái hữu Đại học Đà Lạt tại Âu châu đã tổ chức trọng thể lễ giỗ Đức Ông Simon Nguyễn Văn Lập tại Giáo Xứ Paris. Chương trình gồm có: Thánh lễ do Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh cử hành 11 giờ 30, có nhiều cha trong ban giám đốc Giáo Xứ và linh mục sinh viên đồng tế, với sự hiện diện của GS Vũ Quốc Thúc, GS Trần Thanh Hiệp, LS Lê Trọng Quát, phu nhân cố GS Vương Văn Bắc; trưa là tiệc giỗ, chiều có hội diễn văn nghệ.
Sau nghi thức niệm hương trước di ảnh Đức Ông Nguyễn Văn Lập, anh chủ tịch Phạm Trọng Khoát có đôi lời cảm ơn Đức Ông Mai Đức Vinh và quý cha như sau:
‘‘Trước hết chúng con xin cảm ơn Đức Ông Mai Đức Vinh đã cho phép chúng con được sử dụng hội trường Giáo xứ, cha Sách chủ tọa hội diễn Thụ Nhân, quý thầy cô đã đến dự thánh lễ cầu nguyện cho cha Lập và khích lệ các môn sinh, toàn thể quý vị đã tham dự sinh hoạt hôm nay. Chúng tôi cũng xin cám ơn bà Phương Oanh, nhóm tam tấu đàn tranh, nhóm Favic, các văn nghệ sĩ thân hữu đã đóng góp nhiều tiết mục đặc sắc.
Các cha viện trưởng cùng với các sư huynh, các nữ tu, quý vị giáo sư và toàn thể nhân viên của viện đã tận tình đóng góp vào việc đào tạo các sinh viên mà cha Lập đã gọi là công tác “trồng người”; “Thụ Nhân” trở thành châm ngôn giáo dục quen thuộc của Viện Đại Học Đà Lạt.
Có mặt hôm nay, ngoài anh chị em cựu sinh viên, còn có những cộng sự viên thân tín của cha Viện trưởng là: GS Vũ Quốc Thúc, GS Trần Thanh Hiệp, phu nhân cố GS Vương Văn Bắc. GS Nguyễn Phú Đức, GS Lâm Thanh Liêm và GS Trần Văn Ngô bị đau không đến được, GS Trần Văn Cảnh đang thọ tang Mẹ ở Việt Nam.
Những anh chị đã xa trường hơn 40 năm, nhưng vẫn một lòng một dạ bên các thầy cô, thương yêu đoàn kết với nhau, cũng là nhờ vào tinh thần Thụ Nhân mà cha Lập đã dầy công vun trồng.’’
Sau bài phúc âm chủ nhật thứ tư mùa vọng, Đức Ông Mai Đức Vinh đã tán dương công trình giáo dục của Giáo hội Công giáo Việt Nam và công lao Trồng Người của Đức Ông Nguyễn Văn Lập. Ngài đã giới thiệu anh Lê Đình Thông là học trò của Đức Ông Lập lên phát biểu như sau:
của Đức Ông Nguyễn Văn Lập. Hàng ghế bên cạnh (từ trái sang phải):
Thầy phó tế Nguyễn Sơn, GS Phạm Bá Nha, GS Nguyễn Văn Thạch (Đại Học Đà Lạt)
‘‘Trong ‘‘Độc Tiểu Thanh Ký’’, Nguyễn Du gửi gấm tâm sự vào Tiểu Thanh, tự nhủ:
Bất tri tam bách dư niên hậu,
不 知 三 百 餘 年 後
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
天 下 何 人 泣 素 如
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?)
Mười năm sau ngày Đức Ông Nguyễn Văn Lập từ trần, Thụ Nhân khắp nơi không quên công ơn Ngài:
Thập niên tế tự niệm từ phụ
十 年 祭 祀 念 慈 父
Kim nhật duy trì hành Thụ Nhân
今 日 維 持 行 樹 人 (LĐT)
(Nhân lễ giỗ mười năm lại nhớ đến cha hiền
Ngày nay Thụ Nhân tiếp nối công trình Trồng Người, vun trồng chữ Nhân)
- Thi hào Nguyễn Du để lại cho văn học nước nhà nhiều trước tác chữ Nôm và chữ Hán.
- Đức Ông Nguyễn Văn Lập để lại cho nền giáo dục đại học: Thụ Nhân. Hai chữ này tóm tắt công trình giáo dục của Ngài.
Ÿ Thụ Nhân (樹人)của Quản Trọng là Trồng Người.
Ÿ Thụ Nhân (樹仁)của Đức Ông Nguyễn Văn Lập ngoài ý nghĩa Trồng Người, còn là vun Trồng chữ Nhân (仁).
Theo Thuyết văn giải tự, từ nguyên của chữ Nhân (仁)có nghĩa là hai người yêu thương nhau như là một (Mình với ta tuy hai mà một. Tản Đà).
Hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’ của Đức Ông Nguyễn Văn Lập chẻ làm đôi: Nhân và Thụ:
- Đức Ông Nguyễn Văn Lập thực hiện lòng Nhân theo truyền thống dân tộc và giáo huấn Phúc âm:
Ÿ Thương người như thể thương thân (Nguyễn Trãi);
Ÿ Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13,34) = Aimez-vous les uns les autres comme je vous ai aimés. (Jn 13,34)
- chữ Thụ còn lại, Ngài giao cho sinh viên Trồng Người; đồng thời gieo trồng chữ Nhân’’.
Tiếp đó, anh Lê Đình Thông đã nhắc lại lược sử Viện Đại Học Đà Lạt như sau:
²
‘‘Viện Đại học Công giáo Đà Lạt do Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1957 nhằm thực hiện tông hiến Ex Corde Ecclesia (Bàn về Trọng tâm của Giáo hội):
Ÿ Hành động chính danh, hết lòng phục vụ xã hội (agir avec rectitude et mieux servir la société humaine);
Ÿ và vun trồng văn hóa nhân bản: ‘‘Chỉ có một nền văn hóa là văn hóa nhân bản, khởi đi từ con người và vì con người’’ (Il n’existe qu’une culture, celle de l’homme, à partir de l’homme et pour l’homme).
Giáo hội công giáo hằng quan tâm đến giáo dục đại học. Từ ngữ ‘‘Université’’ lấy từ hiến chương Universitas magistrorum et scholarium của Giáo hội, ban hành năm 1150, gần như đồng thời với việc thành lập Quốc tử giám (國子監) ở nước ta vào năm 1076.
Đức Cha Trần Văn Thiện giữ chức viện trưởng từ năm 1957 đến 1961, Đức Ông Nguyễn Văn Lập kế nhiệm trong suốt 9 năm, từ 1961 đến 1970. Sau cùng là linh mục Lê Văn Lý từ 1970 đến 1975.
Trong điện thư ngày 6/1/1969 gửi linh mục Nguyễn Văn Lập, Đức Phaolô VI đã gọi ngài là vị viện trưởng trác tuyệt (Cher Fils, le Révérend Père Nguyen Van Lap, Recteur Magnifique de l’Université de Dalat). Văn thư của Đức Phaolô VI có đoạn viết nguyên văn như sau như sau:
‘‘Viện Đại Học son trẻ này theo đuổi công cuộc phục vụ văn hóa và đạo đức rất trân quý cho các gia đình Việt Nam và toàn quốc, cung ứng các giáo chức và cán bộ xứng đáng, đồng thời giúp các thanh niên Kitô hữu sống đức tin sâu săc, tích cực làm chứng cho lòng nhân ái.’’
Nhớ đến Đức Ông Nguyễn Văn Lập là khắc ghi công trình Trồng Người và nhớ lại một tấm lòng. Chữ Nhân (仁) của Ngài được viết ở số nhiều. Trong ngày giỗ 10 năm, chúng ta thành tâm nguyện cầu cho Ngài và hai vị viện trưởng trước và sau ngài: Đức Giám mục Trần Văn Thiện và Linh mục Lê Văn Lý, các vị linh mục, sư huynh, các nữ tu, các vị giáo sư, các nhân viên, các sinh viên xuất thân từ Viện Đại Học Đà Lạt đã qua đời. Chúng ta nguyện cầu để việc Trồng Người không những mở rộng trong không gian, mà còn gieo rắc lòng nhân ái trong mỗi tâm hồn, như lời kinh hòa bình của thánh Phanxicô:
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hòa vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Ðể con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng,
Ðể con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.’’
‘‘Tình thương của Chúa đời đời, con ca tụng qua muôn ngàn thế hệ, miệng con rao giảng lòng thành tín của Ngài’’.
Thánh vịnh chủ nhật thứ 4 mùa vọng là lời tụng ca về tình thương của Chúa.
Chúng con nguyện xin Chúa đoái thương và ban ơn bình an cho các vị viện trưởng Đại học Đà Lạt là Đức Cha Trần Văn Thiện, Đức Ông Nguyễn Văn Lập, Linh mục Lê Văn Lý, các linh mục, sư huynh, nữ tu, các vị giáo sư, nhân viên và sinh viên đã qua đời.
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Ngoài việc rao giảng Phúc âm, Giáo hội công giáo tại Việt Nam luôn phục vụ đất nước và dân tộc qua các công cuộc bác ái, y tế và giáo dục nhằm làm thăng tiến con người.
Chúng con nguyện xin Thiên Chúa ban ơn lành tái lập các cơ sở giáo dục và từ thiện tại Việt Nam, đặc biệt là Viện Đại Học Đà Lạt, nhằm góp phần nâng cao dân trí và cải tiến dân sinh
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Trong suốt cuộc đời phục vụ, Đức Ông Nguyễn Văn Lập luôn trung kiên thực hiện việc trồng người và vun trồng lòng nhân ái.
Trong ánh sáng chan hòa của mùa Giáng sinh, xin Chúa sử dụng các cựu sinh viên Đại Học Đà Lạt như như khí cụ bình an của Chúa, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng, đem niềm vui đến chốn u sầu.
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Sau cùng, xin Chúa ban ơn lành cho Đức Ông chủ lễ, quý Cha, quý Thầy Phó tế, quý nữ tu, quý vị Giáo sư từng giảng dạy tại Viện Đại Học Đà Lạt, để các ngài luôn là tấm gương sáng về tinh thần Thụ Nhân cho chúng con noi theo.
Chúng con xin Chúa ban nhiều ơn lành cho toàn thể cộng đoàn và ca đoàn thông hiệp trong Thánh lễ này.
Chúng ta cùng cầu nguyện.
Hội diễn văn nghệ Thụ Nhân tại hội trường Giáo Xứ bắt đầu bằng bản đồng ca ‘‘Cái nhà là nhà Thụ Nhân’’, nhạc của LM Nguyễn Văn Thích:
Cái Nhà là nhà Thụ Nhân
Công khó Đức Ông Lập ra
Cháu con ta gìn giữ lấy
Trăm năm tiếp nối trồng người
Sau đó, GS Vũ Quốc Thúc đã diễn giảng về ‘‘Thụ Nhân chi kế’’. GS Thúc đã kết luận như
‘‘Trở lại việc Đức Ông Nguyễn Văn Lập dùng hai chữ Thụ Nhân đặt tên cho Đại Giảng Đường Viện Đại Học Đà Lạt, tôi coi đó là một thông điệp nhắc nhở các sinh viên đừng quên việc thâu thập kiến thức chuyên môn chỉ là một phần của giáo dục đại học: phần
Hôm nay, nhân ngày giỗ Đức Ông Nguyễn Văn Lập, tôi tin rằng anh linh của Ngài cũng hài lòng nhận thấy các môn đệ của Ngài đã nâng khái niệm Thụ Nhân lên địa vị một tôn chỉ tranh đấu. Nhờ vậy mà khái niệm này sẽ là một giá trị tinh thần còn lưu truyền mãi mãi.’’
GS Trần Thanh Hiệp (hình trên)
và LS Lê Trọng Quát nhận định về
chủ trương Trồng Người của
Viện Đại Học Đà Lạt do
khởi xướng.
Nữ nghệ sĩ Mỹ Ly diễn ngâm ‘‘Thụ Nhân’’
của thi sĩ Cung Chi, tức linh mục Đinh ĐồngThượng Sách:
Trồng người có đức có nhân,
Là trồng thực thụ cây nhân cho đời.
Trên miền Đà Lạt núi đồi,
Hay miền đồng ruộng hoặc trời bốn phương.
Nghèo hèn chẳng đổi, uy vương không dời.
Gieo trong nước mắt hẳn rồi,
‘‘Kỳ trung lạc tại’’ (*) ai ơi,
Không thành công cũng thành người đẹp thay.
(*) Kỳ trung lạc tại (其中樂在): vui vẻ, hứng thú trong công việc mình làm. Lấy ý từ thành ngữ ‘‘lạc tại kỳ trung’’ (樂在其中)
Tiếp nối chương trình là hợp ca ‘‘Ngày Giỗ’’, thơ Lê Đình Thông, Phương Oanh phổ nhạc (trong tập Tưởng Niệm Đức Ông Nguyễn Văn Lập, tr.293).
Sáng nay cha đứng thật lâu,
Nhìn con đi học lần đầu trước sân.
Quanh năm cha đứng tần ngần,
Nhìn con tan học mầy lần nắng phai.
Cha không cầm phấn giảng bài,
Cha còn đứng đó thật lâu,
Tình yêu thương bắc nhịp cầu cảm thông.
Cha luôn lo lắng trồng người,
Thụ Nhân biến cải cuộc đời xót thương.
Trồng trong sách vở học đường,
Trồng ngoài xã hội nhiễu nhương một thời.
Cha tôi không nói một lời,
Hôm nay ngày giỗ qua đời mười năm.
Linh hồn ở chốn xa xăm,
Công ơn giáo dục trăm năm vẫn còn.
Lưu Văn Dân và Liên Hương giới thiệu tiểu sử Đức Ông Nguyễn Văn Lâp, qua sáng tác của Lê Đình Thông, có đàn tranh và sáo phụ họa.
Lưu Văn Dân:
Cuối tháng Chạp ngô đồng lá rụng,
Gió than van ấp úng nghẹn lời.
Đức Ông nhắm mắt lìa đời.
Mười năm ngày giỗ chơi vơi tấc lòng.
Bóng hình Cha cởi mở cao minh.
Cha con như bóng với hình,
Nghìn trùng xa cách nghĩa tình biển dâu.
Liên Hương:
Năm Tân Hợi tuyến đầu Quảng Trị,
Cha ra đời ý chí thiết tha.
Simon anh cả trong nhà,
Năm mười hai tuổi Cha là chủng sinh.
Tuổi niên thiếu một mình tự LẬP,
Theo văn chương vun đắp tương lai.
Quốc văn, Pháp ngữ miệt mài,
La tinh, chữ Hán mai này biến thiên.
Hai mươi tuổi cần chuyên thi đậu,
Bằng tú tài phụ mẫu an tâm.
Kim Long tu học âm thầm,
Năm hai bẩy tuổi uyên thâm đạo đời.
Chịu chức Thánh đời đời cảm tạ,
Chúa thương ban phép lạ quê nhà.
Ban ơn giáo hóa miệt mài,
Chăm lo dạy học tương lai rạng ngời.
Lưu Văn Dân:
Vì giáo dục một đời tận hiến,
Giúp cháu con, tự nguyện hy sinh.
Trăm năm giáo hóa tận tình,
Nghìn năm mục vụ hết mình mến thương.
Năm hai tám xuất dương du học,
Tới Paris đại học Sorbonne.
Theo ngành sử học sắt son,
Khách quan nhận định, tấc lòng can qua.
Ba hai tuổi đăng khoa đại học,
Cha là nhà sử học tiền phong.
Sông Hương núi Ngự thân thương,
Về trường Thiên Hựu vun trồng Thụ Nhân.
Bốn bảy tuổi chuyên cần việc đạo,
Lo Tiến hành Công giáo thắm tươi.
Tới ngày sinh nhật năm mươi,
Cha lên Đà Lạt trồng người đắn đo.
Liên Hương:
Làm Viện trưởng chăm lo giáo dục,
Cha ưu tư nhận thức tương lai.
Trăm năm kiến tạo người tài,
Văn khoa, Khoa học một mai vẹn toàn.
Trường Sư Phạm lo toan đào tạo,
Lớp giáo sinh nhà giáo mai sau.
Pháp văn, Triết học làu làu,
Văn chương, Toán pháp ở đâu cũng cần.
Lưu Văn Dân:
Năm sáu bốn: Kinh Doanh Chánh Trị,
Số sinh viên xấp xỉ một ngàn.
Bốn năm học tập chuyên cần,
Ghi tâm tạc dạ tinh thần Thụ Nhân.
Năm sáu bẩy: lo toan Hội thảo,
Trong mười ngày phác họa ‘‘Mục tiêu’’.
Diễn đàn thức giả cũng nhiều,
Ưu tư thảo luận nhiều điều lợi dân.
Năm sáu tám: mở ban Cao học,
Ngành Kinh doanh biển ngọc rừng vàng.
Học trình Chánh trị thênh thang,
Kinh doanh Chánh trị dọc ngang cũng đành.
Liên Hương:
Từ dạo đó loanh quanh khắp chốn,
Trong thâm tâm thiếu thốn tình Cha,
Không gian giờ đã cách xa,
Thời gian vào buổi chiều tà xót than.
Nhớ Đà Lạt trăm ngàn tiếc nuối,
Cây Thụ Nhân của tuổi học đường.
Cha là Viện trưởng yêu thương,
‘‘Hối nhân bất quyện’’ (1) theo gương thánh hiền.
Tòa Viện trưởng mang tên ‘‘Hòa Lạc’’,
Gieo niềm vui Đà Lạt sắc hoa.
Văn phòng ‘‘Đôn Hóa’’ hiền hòa,
Nguyện đường ‘‘Năng Tĩnh’’ tinh hoa ý lành.
Nơi giảng đường ‘‘Minh Thành’’ sáng tỏ,
Chốn thư phòng biết ngỏ cùng ai.
‘‘Đạt Nhân’’, ‘‘Tri Nhất’’ người tài,
‘‘Thượng Hiền’’, ‘‘Hội Hữu’’ miệt mài bút nghiên.
Lưu Văn Dân:
Có danh hiệu thiêng liêng quý nhất,
Là ‘‘Thụ Nhân’’ sự thật canh tân.
Vượt lên giới hạn không gian,
Thời gian biến hóa Thụ Nhân một lòng.
Trước cửa viện Cha trồng cây bách,
Sau nhiều năm thử thách tang thương.
Cây thông cổng viện mờ sương,
Ngày nay mọc khắp bốn phương địa cầu.
Viện Đại Học tinh cầu bát ngát,
Rặng anh đào gió mát thênh thang.
Nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang,
Thềm hoa thư viện xôn xang lá vàng.
Liên Hương:
Hồ Than Thở bàng hoàng tiếc nhớ,
Núi Lâm Viên nặng nợ thiên thu.
Cam Ly trắng xóa ưu tư,
Suối Vàng nước cuốn phiêu du một dòng,
Cuối năm Tỵ đông phong giá lạnh,
Chim viễn phương cất cánh tìm về.
Vành tang tóc xõa lê thê,
Mồ côi viện trưởng não nề khóc than.
Lưu Văn Dân:
Thân côi cút chứa chan dòng lệ,
Bút mồ côi kể lể đoạn trường:
Cha nay tới cõi Thiên đường,
Mười năm ly biệt nhớ thương nghẹn lời.
Lá Thụ Nhân rụng rơi về cội,
Cây Thụ Nhân tiếp nối ngàn phương.
Công trình giáo dục cha ông (2),
Từ nay nỗ lực vun trồng ‘‘Thụ Nhân’’.
Lê Đình Thông (Thụ Nhân Paris)
(1) ‘‘Hối nhân bất quyện’’ (誨人不倦): dạy người không mệt mỏi.
(2) Cha, Ông: Ngày 6-11-1998, Cha Viện trưởng được Tòa Thánh vinh thăng Đức Ông.
Thu Oanh giới thiệu ‘‘Ngày giỗ cha’’ của Trần Văn Lương và bài họa của Lê Đình Thông:
Thoắt đã đến ngày lễ giỗ Cha,
Đất trời ngăn cách mấy năm qua.
Tấm thân cát bụi tuy biền biệt,
Hình bóng thương yêu chẳng nhạt nhòa.
Đau đớn, nơi xưa thành tổ quỷ,
Nghẹn ngào, chốn cũ biến hang ma.
Âm thầm tưởng niệm ngày Cha mất,
Đất khách đàn con lặng xót xa.
Trần Văn Lương
Họa nguyên vận:
Mùa đông tháng chạp nhớ công cha,
Tuyết trắng thông buồn gió lạnh qua.
Thể phách phai tàn hình bóng cũ,
Tinh anh sáng tỏ chẳng phai nhòa.
Thành tâm khấn vái xin thần thánh,
Nhất định xua tan bóng quỷ ma.
Cúi lạy Cha hiền ngày giỗ kỵ,
Trầm hương nối kết có bao xa.
Lê Đình Thông
Nhóm Favic hợp ca ‘‘Đất lành’’ của Phạm Đình Chương
Tam ca Lưu Văn Dân, Phương Oanh, Lê Đình Thông hợp ca ‘‘Bên Kia Sông’’ của Nguyễn Đức Quang:
Này người yêu, người yêu anh ơi!
Bên kia sông là ánh mặt trời
Này người yêu, người yêu anh hỡi!
Bên kia đồi, cỏ hoa đan lối
Bên kia núi, núi cao chập chùng
Bên kia suối, suối réo lạnh lùng
Là bài thơ, toàn chữ hư vô
Này người yêu anh ơi!
Cho anh nồng ấm cuộc đời
Hoa thơm đón ánh mặt trời
Ôi núi mừng vì mây đến rồi
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang
Lê sâu bàn chân gông xiềng của thời xa xăm
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loang xoàng
Ta khua xích kêu vang dậy trước mặt mọi người
Nụ cười muôn đời là một nụ cười không tươi
Nụ cười xa vời nụ cười của lòng hờn sôi
Bước tiến ta tràn tới tung xiềng vào mặt nhân gian
Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại
Xương da thịt này cha ông miệt mài
Từng ngày qua, cười ngạo nghễ đi trong đau nhức không nguôi
Chúng ta thành một đoàn người hiên ngang
Trên bàn chông hát cười đùa vang vang
Còn Việt Nam, triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng.
²
Paris, mùa Giáng sinh 2011
Lê Đình Thông