"Mầu nhiệm Giáng Sinh" theo thánh nữ Edith Stein
Bài viết của Nhà văn Eric De Rus
Sự ra đời của Đấng Cứu Chuộc và tính hợp thời của nó
ROMA - "Lễ Giáng sinh là sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu, vốn không gì khác hơn là cuộc phiêu lưu của ân sủng trong đời chúng ta”: việc đọc "Mầu Nhiệm Giáng sinh" này và tính hợp thời của nó cho chúng ta, theo trường phái Edith Stein (1891-1942, được phong thánh năm 1998), vị thánh Dòng Cát Minh người gốc Do thái - Têrêsa Bênêđícta Thánh Giá - đã bị giết trong trại tập trung Auschwitz vào năm 1942, được Eric de Rus, Giáo sư thạc sĩ Triết học trong giáo dục Công Giáo (Rueil Malmaison) viết dành cho độc giả hãng tin Zenit cho mùa Giáng sinh này.
Là nhà văn, ông đã xuất bản hai cuốn tập thơ, và các tiểu luận về tư tưởng của Edith Stein và con đường nghệ thuật của bà.
"Mầu nhiệm Giáng sinh"
Năm 1931, ở Ludwigshafen (Đức), nhà triết học Công Giáo Edith Stein đã có bài nói chuyện về chủ đề Mầu nhiệm Giáng Sinh. Bài suy tư này mở chúng ta cho chiều sâu đáng kinh ngạc của mầu nhiệm Chúa Cứu thế ra đời và tính hợp thời của nó, trong đời ta và cho thế giới.
Edith Stein đặt chúng ta ngay lập tức trong sự chiêm ngắm "Hài nhi mang hoà bình cho trái đất". Nhưng chúng ta đừng để bị lừa: ngôi sao tỏa sáng, trên cao và tinh khiết trong đêm Giáng sinh, cho chúng ta ý nghĩa rằng việc Ánh sáng đến giữa chúng ta không được tiếp nhận ngay lập tức do bề dày của tội lỗi. Lễ Giáng Sinh chính là mầu nhiệm lớn của Tình yêu được gieo trong bóng tối, và cuối cùng đã chiến thắng! "Đây là một sự thật khó khăn và nghiêm trọng, mà hình ảnh thơ mộng của Hài nhi nằm trong máng cỏ không che khuất chúng ta được".
Edith Stein giải mã độ sáng của ngôi sao, được các mục đồng đi theo trong đêm, như một lời mời gọi, vốn phải rẻ đường đi một cách đau đớn trong lòng chúng ta. Bởi vì Giáng sinh đã là cái quý nhất của lời Chúa mời gọi, mà các môn đệ Chúa Kitô sẽ nghe vang vọng: “Hãy theo tôi". Và nói thêm: "Chúa cũng nói lời này với chúng ta, và đặt chúng ta trước sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối".
Nói cách khác, Lễ Giáng sinh là sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu, vốn không gì khác hơn là cuộc phiêu lưu của ân sủng trong đời chúng ta. Edith Stein đã học ở trường các bậc thầy Dòng Cát Minh, nhất là thánh nữ Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá, rằng ân sủng muốn triển khai trong chúng ta như một hạt giống sự sống, vốn biến đổi chúng ta bằng cách làm cho chúng ta hiệp thông vào sự Sống của chính Thiên Chúa. Và chính xác là trong Chúa Giêsu mà mầu nhiệm này hoàn tất, Đấng mà chúng ta, qua phép rửa tội, trở thành các thành viên sống động của Thân Thể Người, đó là Giáo Hội.
Vì vậy, phần tiếp theo của bài suy niệm của Edith Stein nhấn mạnh đến các dấu hiệu cơ bản của đời sống con người hiệp nhất với Thiên Chúa: lòng bác ái với tha nhân, -“dù là bà con hay không, dù chúng ta thấy người ấy có thiện cảm hay không, dù người ấy có xứng đáng về mặt đạo đức để chúng ta giúp đỡ hay không” - và việc đặt ý chúng ta vào tay Thiên Chúa. Làm theo ý Chúa là “đặt tay chúng ta vào tay Chúa Hài nhi", theo gương Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse và tất cả các thánh.
Trong sự chiêm niệm về Chúa Hài nhi, Edith Stein lôi kéo chúng ta đi trên đường của sự nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và mầu nhiệm cứu độ. Bởi vì đón nhận Chúa Hài nhi là tham gia vào sự sẵn sàng nền tảng của Trái Tim Chúa Kitô, vốn hoàn toàn đặt trong Chúa Cha với trọn tình yêu thương, như người con dấu ái của Ngài, trong niềm tin tưởng "không hề lay chuyển”.
Vì vậy, thách thức của Giáng sinh là để cho ân sủng "làm thấm sự sống của Chúa cho toàn cuộc đời con người". Điều này giả thiết “sống mỗi ngày trong mối quan hệ với Thiên Chúa" bằng cách lắng nghe lời Chúa, cầu nguyện nội tâm, và cầu nguyện phụng vụ, có đời sống bí tích. Tại trường học của Chúa Hài nhi, chúng ta học sống “làm con Chúa”, để "sinh ra cho sự sống bao la của Chúa Kitô". Đây là "con đường mở ra cho mỗi người chúng ta, cho toàn nhân loại”.
Trong bài nói chuyện của Edith Stein, chúng ta tìm thấy lần nữa nhà mô phạm và nhà hiện tượng học, ngài giáo dục cái nhìn nội tâm của chúng ta. Ở đây, cần giải mã dưới sự dường như vô nghĩa của máng cỏ sự vĩ đại một lời mời gọi bao la: lời mời gọi dự phần vào "công cuộc vĩ đại của Đấng Cứu Chuộc".
Nếu Giáng Sinh là lễ của niềm vui, đó bởi vì niềm vui là một chuyển động lôi kéo chúng ta đi ra khỏi chính mình. Việc suy niệm về Chúa Giêsu trong máng cỏ thực hiện chính xác sự đi ra khỏi chính mình như thế. Sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp tiềm ẩn của Chúa Cứu thế giải thoát chúng ta khỏi chính mình, và mở chúng ta ra cho thế giới, vốn chờ đợi chúng ta loan báo Chúa, qua cuộc sống của chúng ta, là “Ánh sáng bất diệt, là Tình yêu và Sự sống”.
Edith Stein có một người bạn gái rất thân mến, đó là nữ thi sĩ và người kháng chiến Đức Gertrud von le Fort. Một cách thật đẹp, nhà thơ này tóm tắy lời mời gọi trên, mà lễ Giáng sinh làm rung chuông trong lòng mỗi Kitô hữu: "Hãy hát lời này trong sự chờ đợi bình minh, hãy hát dịu dàng, thật dịu dàng vào tai của bóng tối trần gian!”.
Một số tác phẩm của Eric Rus:
« Intériorité de la personne et éducation chez Edith Stein » (Cerf, 2006);
« L'art d'éduquer selon Edith Stein : Anthropologie, éducation, vie spirituelle » de Eric de Rus et Marguerite Léna (Cerf, 2008);
« La personne humaine en question : Pour une anthropologie de l'intériorité » de Eric De Rus (Cerf, 2011).
Về Edith Stein, người ta cũng có thể đọc:
« La crèche et la Croix » (Ad Solem, 1995)
Cécile Rastoin, « Edith Stein (1891-1942). Enquête sur la source » (Cerf, 2007)
(ZENIT.org 22-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Bài viết của Nhà văn Eric De Rus
Sự ra đời của Đấng Cứu Chuộc và tính hợp thời của nó
ROMA - "Lễ Giáng sinh là sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu, vốn không gì khác hơn là cuộc phiêu lưu của ân sủng trong đời chúng ta”: việc đọc "Mầu Nhiệm Giáng sinh" này và tính hợp thời của nó cho chúng ta, theo trường phái Edith Stein (1891-1942, được phong thánh năm 1998), vị thánh Dòng Cát Minh người gốc Do thái - Têrêsa Bênêđícta Thánh Giá - đã bị giết trong trại tập trung Auschwitz vào năm 1942, được Eric de Rus, Giáo sư thạc sĩ Triết học trong giáo dục Công Giáo (Rueil Malmaison) viết dành cho độc giả hãng tin Zenit cho mùa Giáng sinh này.
Là nhà văn, ông đã xuất bản hai cuốn tập thơ, và các tiểu luận về tư tưởng của Edith Stein và con đường nghệ thuật của bà.
"Mầu nhiệm Giáng sinh"
Năm 1931, ở Ludwigshafen (Đức), nhà triết học Công Giáo Edith Stein đã có bài nói chuyện về chủ đề Mầu nhiệm Giáng Sinh. Bài suy tư này mở chúng ta cho chiều sâu đáng kinh ngạc của mầu nhiệm Chúa Cứu thế ra đời và tính hợp thời của nó, trong đời ta và cho thế giới.
Edith Stein đặt chúng ta ngay lập tức trong sự chiêm ngắm "Hài nhi mang hoà bình cho trái đất". Nhưng chúng ta đừng để bị lừa: ngôi sao tỏa sáng, trên cao và tinh khiết trong đêm Giáng sinh, cho chúng ta ý nghĩa rằng việc Ánh sáng đến giữa chúng ta không được tiếp nhận ngay lập tức do bề dày của tội lỗi. Lễ Giáng Sinh chính là mầu nhiệm lớn của Tình yêu được gieo trong bóng tối, và cuối cùng đã chiến thắng! "Đây là một sự thật khó khăn và nghiêm trọng, mà hình ảnh thơ mộng của Hài nhi nằm trong máng cỏ không che khuất chúng ta được".
Edith Stein giải mã độ sáng của ngôi sao, được các mục đồng đi theo trong đêm, như một lời mời gọi, vốn phải rẻ đường đi một cách đau đớn trong lòng chúng ta. Bởi vì Giáng sinh đã là cái quý nhất của lời Chúa mời gọi, mà các môn đệ Chúa Kitô sẽ nghe vang vọng: “Hãy theo tôi". Và nói thêm: "Chúa cũng nói lời này với chúng ta, và đặt chúng ta trước sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối".
Nói cách khác, Lễ Giáng sinh là sự khởi đầu của một cuộc phiêu lưu, vốn không gì khác hơn là cuộc phiêu lưu của ân sủng trong đời chúng ta. Edith Stein đã học ở trường các bậc thầy Dòng Cát Minh, nhất là thánh nữ Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá, rằng ân sủng muốn triển khai trong chúng ta như một hạt giống sự sống, vốn biến đổi chúng ta bằng cách làm cho chúng ta hiệp thông vào sự Sống của chính Thiên Chúa. Và chính xác là trong Chúa Giêsu mà mầu nhiệm này hoàn tất, Đấng mà chúng ta, qua phép rửa tội, trở thành các thành viên sống động của Thân Thể Người, đó là Giáo Hội.
Vì vậy, phần tiếp theo của bài suy niệm của Edith Stein nhấn mạnh đến các dấu hiệu cơ bản của đời sống con người hiệp nhất với Thiên Chúa: lòng bác ái với tha nhân, -“dù là bà con hay không, dù chúng ta thấy người ấy có thiện cảm hay không, dù người ấy có xứng đáng về mặt đạo đức để chúng ta giúp đỡ hay không” - và việc đặt ý chúng ta vào tay Thiên Chúa. Làm theo ý Chúa là “đặt tay chúng ta vào tay Chúa Hài nhi", theo gương Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse và tất cả các thánh.
Trong sự chiêm niệm về Chúa Hài nhi, Edith Stein lôi kéo chúng ta đi trên đường của sự nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô và mầu nhiệm cứu độ. Bởi vì đón nhận Chúa Hài nhi là tham gia vào sự sẵn sàng nền tảng của Trái Tim Chúa Kitô, vốn hoàn toàn đặt trong Chúa Cha với trọn tình yêu thương, như người con dấu ái của Ngài, trong niềm tin tưởng "không hề lay chuyển”.
Vì vậy, thách thức của Giáng sinh là để cho ân sủng "làm thấm sự sống của Chúa cho toàn cuộc đời con người". Điều này giả thiết “sống mỗi ngày trong mối quan hệ với Thiên Chúa" bằng cách lắng nghe lời Chúa, cầu nguyện nội tâm, và cầu nguyện phụng vụ, có đời sống bí tích. Tại trường học của Chúa Hài nhi, chúng ta học sống “làm con Chúa”, để "sinh ra cho sự sống bao la của Chúa Kitô". Đây là "con đường mở ra cho mỗi người chúng ta, cho toàn nhân loại”.
Trong bài nói chuyện của Edith Stein, chúng ta tìm thấy lần nữa nhà mô phạm và nhà hiện tượng học, ngài giáo dục cái nhìn nội tâm của chúng ta. Ở đây, cần giải mã dưới sự dường như vô nghĩa của máng cỏ sự vĩ đại một lời mời gọi bao la: lời mời gọi dự phần vào "công cuộc vĩ đại của Đấng Cứu Chuộc".
Nếu Giáng Sinh là lễ của niềm vui, đó bởi vì niềm vui là một chuyển động lôi kéo chúng ta đi ra khỏi chính mình. Việc suy niệm về Chúa Giêsu trong máng cỏ thực hiện chính xác sự đi ra khỏi chính mình như thế. Sự ngạc nhiên trước vẻ đẹp tiềm ẩn của Chúa Cứu thế giải thoát chúng ta khỏi chính mình, và mở chúng ta ra cho thế giới, vốn chờ đợi chúng ta loan báo Chúa, qua cuộc sống của chúng ta, là “Ánh sáng bất diệt, là Tình yêu và Sự sống”.
Edith Stein có một người bạn gái rất thân mến, đó là nữ thi sĩ và người kháng chiến Đức Gertrud von le Fort. Một cách thật đẹp, nhà thơ này tóm tắy lời mời gọi trên, mà lễ Giáng sinh làm rung chuông trong lòng mỗi Kitô hữu: "Hãy hát lời này trong sự chờ đợi bình minh, hãy hát dịu dàng, thật dịu dàng vào tai của bóng tối trần gian!”.
Một số tác phẩm của Eric Rus:
« Intériorité de la personne et éducation chez Edith Stein » (Cerf, 2006);
« L'art d'éduquer selon Edith Stein : Anthropologie, éducation, vie spirituelle » de Eric de Rus et Marguerite Léna (Cerf, 2008);
« La personne humaine en question : Pour une anthropologie de l'intériorité » de Eric De Rus (Cerf, 2011).
Về Edith Stein, người ta cũng có thể đọc:
« La crèche et la Croix » (Ad Solem, 1995)
Cécile Rastoin, « Edith Stein (1891-1942). Enquête sur la source » (Cerf, 2007)
(ZENIT.org 22-12-2011)
Nguyễn Trọng Đa