Vatican, ngày 27 tháng 1 năm 2012 (Tin CNA / EWTN). Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nói khi nhắn nhủ thành viên văn phòng giáo lý cao nhất của Hội Thánh vào ngày 27 tháng 1 rằng "Năm Đức Tin" 2012-2013 sắp tới tìm cách để thức tỉnh nhân loại tại một thời điểm quan trọng.
"Trong những vùng rộng lớn của trái đất, đức tin có nguy cơ bị dập tắt, như một ngọn lửa không còn nhiên liệu," ĐTC nói với những thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tụ họp để gặp ngài sau phiên họp khoáng đại vào thứ Sáu.
"Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Hội Thánh ngày nay."
ĐTC hy vọng Năm Đức Tin, sẽ kéo dài từ ngày 11 Tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, sẽ góp phần vào việc "khôi phục lại sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới này, và cung cấp cho người ta con đường đi đến đức tin, giúp họ có thể phó thác cho Thiên Chúa là Đấng đã yêu chúng ta đến cùng trong Đức Chúa Giêsu Kitô".
ĐTC công bố, "Như thế việc canh tân đức tin phải là một ưu tiên cho toàn thể Hội Thánh trong thời đại chúng ta."
Lời nhắn nhủ của Ngài với Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin xảy ra hai ngày sau khi lễ Thánh Phaolô Trở Lại, ngày cuối cùng của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô giáo.
ĐTC đã nói về nhiệm vụ hiệp nhất tất cả các Kitô hữu, cùng thừa nhận rằng những nỗ lực đại kết đã không luôn luôn phục vụ việc củng cố đức tin của các tín hữu.
Cùng với “nhiều hoa quả tốt đã thu lượm được từ cuộc đối thoại đại kết," cũng có "những nguy cơ do chủ thuyết trung dung và chủ thuyết hộ giáo hòa đồng sai lạc gây ra” – chúng tạo ra một vẻ hiệp nhất bề ngoài, mà không để tâm đến chân lý.
ĐTC nhận xét rằng trong thế giới ngày nay có một nhận thức "càng ngày càng lan rộng rằng con người không dễ tiếp cận với chân lý, và do đó, chúng ta phải tự giới hạn vào việc tìm ra những quy tắc để cải thiện thế giới này."
Ngài ghi nhận rằng "Trong cảnh này, đức tin bị thay thế bằng chủ thuyết đạo đức nông cạn" có thể làm cho cuộc đối thoại giữa các nhóm Kitô hữu trở nên hời hợt.
"Ngược lại, cốt lõi của phong trào đại kết chân chính là đức tin, trong đó con người gặp chân lý được mặc khải trong Lời Chúa."
ĐTC Bênêđictô XVI đã nói với các thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Thánh Bộ mà ngài đã lãnh đạo trước khi được bầu làm giáo hoàng, rằng không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua những vấn đề gây tranh cãi trong cuộc đối thoại giữa Hội Thánh Công Giáo và những giáo hội cùng những cộng đồng Kitô giáo khác.
Ngài nói rẳng các vấn đề đức tin và luân lý "phải được đương đầu với một cách can đảm, trong khi luôn luôn duy trì tinh thần huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau... Trong các cuộc đối thoại của chúng ta, chúng ta không thể bỏ qua các câu hỏi luân lý quan trọng về sự sống con người, gia đình, phái tính, đạo đức sinh học, tự do, công lý và hòa bình."
Ngài nhận xét rằng bằng cách bảo vệ truyền thống đích thực của Hội Thánh, "chúng ta bảo vệ con người và bảo vệ tạo vật”
"Trong những vùng rộng lớn của trái đất, đức tin có nguy cơ bị dập tắt, như một ngọn lửa không còn nhiên liệu," ĐTC nói với những thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin tụ họp để gặp ngài sau phiên họp khoáng đại vào thứ Sáu.
"Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Hội Thánh ngày nay."
ĐTC hy vọng Năm Đức Tin, sẽ kéo dài từ ngày 11 Tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013, sẽ góp phần vào việc "khôi phục lại sự hiện diện của Thiên Chúa trong thế giới này, và cung cấp cho người ta con đường đi đến đức tin, giúp họ có thể phó thác cho Thiên Chúa là Đấng đã yêu chúng ta đến cùng trong Đức Chúa Giêsu Kitô".
ĐTC công bố, "Như thế việc canh tân đức tin phải là một ưu tiên cho toàn thể Hội Thánh trong thời đại chúng ta."
Lời nhắn nhủ của Ngài với Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin xảy ra hai ngày sau khi lễ Thánh Phaolô Trở Lại, ngày cuối cùng của Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Kitô giáo.
ĐTC đã nói về nhiệm vụ hiệp nhất tất cả các Kitô hữu, cùng thừa nhận rằng những nỗ lực đại kết đã không luôn luôn phục vụ việc củng cố đức tin của các tín hữu.
Cùng với “nhiều hoa quả tốt đã thu lượm được từ cuộc đối thoại đại kết," cũng có "những nguy cơ do chủ thuyết trung dung và chủ thuyết hộ giáo hòa đồng sai lạc gây ra” – chúng tạo ra một vẻ hiệp nhất bề ngoài, mà không để tâm đến chân lý.
ĐTC nhận xét rằng trong thế giới ngày nay có một nhận thức "càng ngày càng lan rộng rằng con người không dễ tiếp cận với chân lý, và do đó, chúng ta phải tự giới hạn vào việc tìm ra những quy tắc để cải thiện thế giới này."
Ngài ghi nhận rằng "Trong cảnh này, đức tin bị thay thế bằng chủ thuyết đạo đức nông cạn" có thể làm cho cuộc đối thoại giữa các nhóm Kitô hữu trở nên hời hợt.
"Ngược lại, cốt lõi của phong trào đại kết chân chính là đức tin, trong đó con người gặp chân lý được mặc khải trong Lời Chúa."
ĐTC Bênêđictô XVI đã nói với các thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Thánh Bộ mà ngài đã lãnh đạo trước khi được bầu làm giáo hoàng, rằng không thể coi nhẹ hoặc bỏ qua những vấn đề gây tranh cãi trong cuộc đối thoại giữa Hội Thánh Công Giáo và những giáo hội cùng những cộng đồng Kitô giáo khác.
Ngài nói rẳng các vấn đề đức tin và luân lý "phải được đương đầu với một cách can đảm, trong khi luôn luôn duy trì tinh thần huynh đệ và tôn trọng lẫn nhau... Trong các cuộc đối thoại của chúng ta, chúng ta không thể bỏ qua các câu hỏi luân lý quan trọng về sự sống con người, gia đình, phái tính, đạo đức sinh học, tự do, công lý và hòa bình."
Ngài nhận xét rằng bằng cách bảo vệ truyền thống đích thực của Hội Thánh, "chúng ta bảo vệ con người và bảo vệ tạo vật”