Chúa Nhật II Mùa Chay B
Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia thuộc khối EU (Âu Châu) đang diễn ra ngày một trầm trọng. Nó được ví như là một cơn sóng thần hung hãn có nguy cơ nhấn chìm cả nền Kinh tế thế giới. Khởi điểm của cơn sóng thần này chính là Hylạp, rồi đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và rồi lan rộng đến Italia. Khi Italia, nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Eurô, chính thức trở thành tâm điểm mới của cuộc khủng hoảng nợ công thì nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt đó là cuộc khủng hoảng tài chính trong toàn khu vực. Khủng hoảng nợ công cũng kéo theo cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn đó là khủng hoảng niềm tin, niềm tin đối với các ngân hàng tín dụng, với thị trường chứng khoán, với các nhà đầu tư và với toàn thể người dân.
Các nhà lãnh đạo EU, tích cực nhất là Pháp và Đức, phải nhóm họp liên tục nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng. Một loạt các giải pháp đã được thông qua, chẳng hạn chính sách thắt lưng buộc bụng, thắt chặt chi tiêu, thắt chặt tài khóa đi kèm với hạ giá tiền tệ, đồng thời kêu gọi sự trợ giúp tài chính từ các nước có nền kinh tế mạnh khác trong khu vực, đặc biệt là từ Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF).
Có thể nói rằng khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó và tử nạn của Ngài, các môn đệ cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng không kém. Có điều đây không phải là khủng hoảng về nợ nần mà các ông đã vướng mắc trong 3 năm long đong theo Thầy, cũng không phải khủng hoảng về tài chánh kinh tế do các ông “thất nghiệp” suốt một thời gian dài, mà là cuộc khủng khoảng niềm tin. Niềm tin vào chính người Thầy của mình, Đức Giêsu Kitô.
Khủng hoảng vì khi Chúa Giêsu cho biết Ngài sẽ phải đương đầu với sự bắt bớ, bách hại, các ông không còn nhìn thấy được đâu là Đấng Cứu Tinh mà muôn dân đang trông đợi. Khủng hoảng vì khi sắp sửa phải đối mặt với Thập Giá của Thầy, các ông chẳng còn nhận ra được đâu là thần tính của Đấng mà các ông nhiều lần gọi là Thầy, là Chúa nữa. Khủng hoảng hơn nữa vì khi chạm trán với viễn tượng chết chóc, các ông chẳng còn định hình được đâu là sự sống đời đời mà Thầy mình đã từng cao rao.
Thấu hiểu cơn khủng hoảng mà các môn sinh của mình đang phải đối mặt, Chúa Giêsu đã khéo léo đưa họ, không phải vào bàn hội nghị để tìm giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng, mà là lên núi cao, để họ được chiêm ngưỡng một biến cố đặc biệt đầy ý nghĩa, biến cố mở ra cho họ một viễn tượng mới tràn đầy hy vọng: biến cố Biến Hình. Qua biến cố này, Chúa Giêsu sẽ nói cho các ông biết đâu là sự sống tràn trào ẩn sau cái chết, đâu là thần tính vinh quang của Ngài, và đâu là niềm hy vọng chứa chan trước mầu nhiệm Thập Giá.
1. Biến cố hiển dung, biến cố chứng thực cho sự sống sau cái chết.
Quan niệm của người Dothái về sự sống lại, và sự sống sau cái chết vẫn còn có nhiều bất đồng và mơ hồ. Thậm chí nhóm Sađốc còn chủ trương không tin là có sự sống lại. Tuy nhiên, trong biến cố hiển dung, sự xuất hiện rạng ngời vinh hiển của hai nhân vật quá cố thời Cựu Ước xa xưa là Môisê và Êlia, như một bằng chứng hiển nhiên và chắc chắn nói cho các môn đệ rằng có sự sống lại và sự sống sau cái chết. Nói cách khác, qua biến cố hiển dung, Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng các ông cứ tin tưởng có thế giới bên kia, nơi mà hai vị đại ngôn sứ đang sống hạnh phúc ngập tràn. Và rằng các ông cứ an tâm Thầy của họ có chết thì cũng sẽ phục sinh vinh quang.
2. Biến cố hiển dung, biến cố biểu lộ vinh quang thần tính của Đức Kitô.
Trong cuộc sống thường nhật, Chúa Giêsu thường chỉ biểu lộ nhân tính của Ngài là một con người như mọi người, ngoại trừ tội lỗi. Còn thần tính của Ngài vẫn còn ẩn dấu, ẩn dấu trong một thân xác nghèo hèn dân dã.
Thế nhưng, qua biến cố hiển dung, vinh quang Thiên Chúa, tức thần tính của Đức Giêsu tỏ hiện rõ nét và rạng ngời. Rõ nét đến độ, thánh Mathêu mô tả là các môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, y phục Ngài trắng sáng như tuyết” (Mc 9,3). Rạng ngời đến nỗi các môn đệ chỉ còn muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tuyệt cú mèo rồi. Nếu Thầy muốn, con xin làm 3 lều ….” (x. Mc 9,5). Trong một bài suy niệm của mình, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng đã viết : “Thần tính Chúa Giêsu biểu lộ chứng thực Người là Thiên Chúa ẩn mình. Thì ra manh áo đơn sơ của bác thợ mộc che dấu cả một nguồn ánh sáng chói lọi. Tâm thân dân dã nghèo hèn lại là chiếc bình chứa đựng Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang”.
3. Biến cố hiển dung, biến cố khích lệ niềm tin cho các môn đệ trước viễn tượng cuộc thương khó của Thầy mình.
Chúng ta thấy rằng khi Chúa Giêsu bị bắt, ít là có hai trong ba môn đệ (Phêrô, Giacôbê và Gioan) đã từng chứng kiến biến cố hiển dung đã không bỏ trốn như các môn đệ khác. Điều này chứng tỏ niềm tin của các môn đệ đã được củng cố rất nhiều, nhờ thấy trước vinh quang Phục Sinh của Đức Giêsu. Đối tượng cụ thể của niềm tin đó chính là Đức Kitô, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha trên trời. Và vì tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, các ông cần phải lắng nghe lời dạy của Ngài : “Đây là Con Ta yêu dấu. Các Ngươi hãy nghe lời Ngài” (Mc 9,7). “Lời Ngài” mà Chúa Cha muốn nói ở đây là lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người. “Lời Ngài” ở đây là lời tiên báo về sự bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bị giết chết nhục nhã trên Thánh Giá. Nghe để không bị chao đảo, nghe để không bị mất đức tin trước những thử thách nặng nề như thế.
Vậy khi tái khám phá những ý nghĩa của biến cố biến hình của Chúa Giêsu trên núi Taborê, chúng ta được mời gọi điều gì? Chúng ta được mời gọi mỗi khi đối diện với những khủng hoảng, bế tắc nghiệt ngã trong cuộc sống vô thường ở đời này, hãy chiêm ngắm biến cố hiển dung để hy vọng, để cậy trông vào một cuộc sống vĩnh cửu đích thực mai sau. Hơn nữa, chúng ta còn được gọi mời khi gặp những thử thách đau thương của thập giá, hãy hướng lòng trí lên Đức Kitô vinh quang trên núi Taborê để được khuyến lệ, để được vấn an hầu có thể vượt qua được những thử thách đau thương ấy trong cuộc đời này. Amen.
Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số quốc gia thuộc khối EU (Âu Châu) đang diễn ra ngày một trầm trọng. Nó được ví như là một cơn sóng thần hung hãn có nguy cơ nhấn chìm cả nền Kinh tế thế giới. Khởi điểm của cơn sóng thần này chính là Hylạp, rồi đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và rồi lan rộng đến Italia. Khi Italia, nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Eurô, chính thức trở thành tâm điểm mới của cuộc khủng hoảng nợ công thì nguy cơ mà EU sẽ phải đối mặt đó là cuộc khủng hoảng tài chính trong toàn khu vực. Khủng hoảng nợ công cũng kéo theo cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn đó là khủng hoảng niềm tin, niềm tin đối với các ngân hàng tín dụng, với thị trường chứng khoán, với các nhà đầu tư và với toàn thể người dân.
Có thể nói rằng khi nghe Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó và tử nạn của Ngài, các môn đệ cũng đã trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng không kém. Có điều đây không phải là khủng hoảng về nợ nần mà các ông đã vướng mắc trong 3 năm long đong theo Thầy, cũng không phải khủng hoảng về tài chánh kinh tế do các ông “thất nghiệp” suốt một thời gian dài, mà là cuộc khủng khoảng niềm tin. Niềm tin vào chính người Thầy của mình, Đức Giêsu Kitô.
Khủng hoảng vì khi Chúa Giêsu cho biết Ngài sẽ phải đương đầu với sự bắt bớ, bách hại, các ông không còn nhìn thấy được đâu là Đấng Cứu Tinh mà muôn dân đang trông đợi. Khủng hoảng vì khi sắp sửa phải đối mặt với Thập Giá của Thầy, các ông chẳng còn nhận ra được đâu là thần tính của Đấng mà các ông nhiều lần gọi là Thầy, là Chúa nữa. Khủng hoảng hơn nữa vì khi chạm trán với viễn tượng chết chóc, các ông chẳng còn định hình được đâu là sự sống đời đời mà Thầy mình đã từng cao rao.
Thấu hiểu cơn khủng hoảng mà các môn sinh của mình đang phải đối mặt, Chúa Giêsu đã khéo léo đưa họ, không phải vào bàn hội nghị để tìm giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng, mà là lên núi cao, để họ được chiêm ngưỡng một biến cố đặc biệt đầy ý nghĩa, biến cố mở ra cho họ một viễn tượng mới tràn đầy hy vọng: biến cố Biến Hình. Qua biến cố này, Chúa Giêsu sẽ nói cho các ông biết đâu là sự sống tràn trào ẩn sau cái chết, đâu là thần tính vinh quang của Ngài, và đâu là niềm hy vọng chứa chan trước mầu nhiệm Thập Giá.
1. Biến cố hiển dung, biến cố chứng thực cho sự sống sau cái chết.
Quan niệm của người Dothái về sự sống lại, và sự sống sau cái chết vẫn còn có nhiều bất đồng và mơ hồ. Thậm chí nhóm Sađốc còn chủ trương không tin là có sự sống lại. Tuy nhiên, trong biến cố hiển dung, sự xuất hiện rạng ngời vinh hiển của hai nhân vật quá cố thời Cựu Ước xa xưa là Môisê và Êlia, như một bằng chứng hiển nhiên và chắc chắn nói cho các môn đệ rằng có sự sống lại và sự sống sau cái chết. Nói cách khác, qua biến cố hiển dung, Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ rằng các ông cứ tin tưởng có thế giới bên kia, nơi mà hai vị đại ngôn sứ đang sống hạnh phúc ngập tràn. Và rằng các ông cứ an tâm Thầy của họ có chết thì cũng sẽ phục sinh vinh quang.
2. Biến cố hiển dung, biến cố biểu lộ vinh quang thần tính của Đức Kitô.
Trong cuộc sống thường nhật, Chúa Giêsu thường chỉ biểu lộ nhân tính của Ngài là một con người như mọi người, ngoại trừ tội lỗi. Còn thần tính của Ngài vẫn còn ẩn dấu, ẩn dấu trong một thân xác nghèo hèn dân dã.
Thế nhưng, qua biến cố hiển dung, vinh quang Thiên Chúa, tức thần tính của Đức Giêsu tỏ hiện rõ nét và rạng ngời. Rõ nét đến độ, thánh Mathêu mô tả là các môn đệ choáng ngợp, té sấp mặt xuống đất: “Dung nhan Ngài chói lọi như mặt trời, y phục Ngài trắng sáng như tuyết” (Mc 9,3). Rạng ngời đến nỗi các môn đệ chỉ còn muốn sống mãi trên núi với Chúa mà thôi. Chính thánh Phêrô xác nhận điều này: “Lạy Thầy, chúng con ở đây thì tuyệt cú mèo rồi. Nếu Thầy muốn, con xin làm 3 lều ….” (x. Mc 9,5). Trong một bài suy niệm của mình, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cũng đã viết : “Thần tính Chúa Giêsu biểu lộ chứng thực Người là Thiên Chúa ẩn mình. Thì ra manh áo đơn sơ của bác thợ mộc che dấu cả một nguồn ánh sáng chói lọi. Tâm thân dân dã nghèo hèn lại là chiếc bình chứa đựng Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang”.
3. Biến cố hiển dung, biến cố khích lệ niềm tin cho các môn đệ trước viễn tượng cuộc thương khó của Thầy mình.
Chúng ta thấy rằng khi Chúa Giêsu bị bắt, ít là có hai trong ba môn đệ (Phêrô, Giacôbê và Gioan) đã từng chứng kiến biến cố hiển dung đã không bỏ trốn như các môn đệ khác. Điều này chứng tỏ niềm tin của các môn đệ đã được củng cố rất nhiều, nhờ thấy trước vinh quang Phục Sinh của Đức Giêsu. Đối tượng cụ thể của niềm tin đó chính là Đức Kitô, Con Một Yêu Dấu của Chúa Cha trên trời. Và vì tin vào Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, là Con Thiên Chúa, các ông cần phải lắng nghe lời dạy của Ngài : “Đây là Con Ta yêu dấu. Các Ngươi hãy nghe lời Ngài” (Mc 9,7). “Lời Ngài” mà Chúa Cha muốn nói ở đây là lời Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh của Người. “Lời Ngài” ở đây là lời tiên báo về sự bắt bớ, tra tấn, đánh đập và bị giết chết nhục nhã trên Thánh Giá. Nghe để không bị chao đảo, nghe để không bị mất đức tin trước những thử thách nặng nề như thế.
Vậy khi tái khám phá những ý nghĩa của biến cố biến hình của Chúa Giêsu trên núi Taborê, chúng ta được mời gọi điều gì? Chúng ta được mời gọi mỗi khi đối diện với những khủng hoảng, bế tắc nghiệt ngã trong cuộc sống vô thường ở đời này, hãy chiêm ngắm biến cố hiển dung để hy vọng, để cậy trông vào một cuộc sống vĩnh cửu đích thực mai sau. Hơn nữa, chúng ta còn được gọi mời khi gặp những thử thách đau thương của thập giá, hãy hướng lòng trí lên Đức Kitô vinh quang trên núi Taborê để được khuyến lệ, để được vấn an hầu có thể vượt qua được những thử thách đau thương ấy trong cuộc đời này. Amen.