ĂN CẮP BẢN QUYỀN
Chúa Giêsu xuất hiện trong Đền thờ, không chức vụ, không phẩm hàm nhưng Người lại dùng roi để đánh đuổi tất cả những kẻ buôn bán trong Đền thờ. Điều này đã khiến cho giới chức trách Do Thái lúc đó khó chịu, và việc họ đến để hạch hỏi Người không có gì là lạ. Có lạ chăng là ở đây Chúa Giêsu đã lớn tiếng tuyên bố: “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện. Các ngươi đừng đổi thành nơi buôn bán”(Ga 2,16).
Chúa tuyên bố như trên là do những người hữu trách đã để người ta đổi tiền, bán chiên bò chim câu làm của lễ trong Đền thờ, là có sự thoả hiệp giữa những người buôn bán ở bên ngoài với việc dâng lễ ở trong Đền thờ. Chúa Giêsu nói với những người bán chiên, bò, chim câu, với những người đổi tiền cho ngoại quốc, nhưng nó động đến quyền hành, chạm đến “Có tật giật mình” của giới hữu trách trong Đền thờ. Vì vậy câu kết luận của Chúa Giêsu nói trên không phải chỉ chạm ngọn mà còn động đến tận gốc rễ, đến tận giới chức lãnh đạo, những người đã để cho Đền thờ biến thành nơi buôn bán. Đây là một trong những thứ tội nặng nhất vì “Ăn cắp bản quyền”.
Ngày nay, việc ăn cắp bản quyền còn nghiêm trọng hơn thời Chúa Giêsu, vì “Biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” đã là một trọng tội thì việc ăn cắp bản quyền của thế giới hôm nay còn nguy hại hơn:
- Việc ăn cắp bản quyền thứ nhất là ăn cắp quyền ban sự sống của Thiên Chúa: Con người tưởng như mình có quyền trên sự sống cho nên họ đã thông qua đạo luật cho phép phá thai, hoặc làm ngơ trước việc nhân loại phá thai, cung cấp các thiết bị kỹ thuật và thông tin đại chúng. Như vậy, con người ăn cắp bản quyền sự sống của Thiên Chúa và họ đã biến thân xác con người linh thiêng trở nên một sinh vật tầm thường;
- Việc ăn cắp bản quyền thứ hai là ăn cắp nền tảng gia đình: Ngay từ đầu tiên Thiên Chúa đã thiết lập hôn phối một vợ một chồng. Thời phong kiến ngày xưa cho phép chế độ đa thê. Một cách nào đó đã đi ra ngoài lề luật của Thiên Chúa nhưng vẫn chưa đến nỗi là ăn cắp bản quyền. Ngày nay có những quốc gia đã thông qua đạo luật đồng tính luyến ái, nam lấy nam, nữ lấy nữ, cho phép sống thử… đó là ăn cắp bản quyền. Tạo nên những mái ấm gia đình mà không phải là gia đình.
Những việc ăn cắp bản quyền trên đã khiến cho những gia đình nền tảng bị lung lay. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thông điệp Familỉaris Consortio đã nhấn mạnh rằng: “Tương lai của thế giới sẽ đi ngang qua gia đình”. Vậy mà gia đình hôm nay bị ăn cắp bản quyền, nhiều “gia đình” đã thành hình, đó là các gia đình sống thử, gia đình đồng tính luyến ái, những gia đình cho phép ly hôn rồi lại tái hợp với người khác. Việc ăn cắp bản quyền này đã khiến cho giáo dục trong các gia đình bị lung lay đến tận gốc. Và chúng ta hiểu tại sao thế giới hôm nay bị băng hoại về nền luân lý, chính vì bị thả lỏng và bị bóp méo từ nền tảng quan trọng nhất – tế bào của xã hội – là gia đình.
- Việc ăn cắp bản quyền thứ ba là ăn cắp bản quyền của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói rõ: “Anh chị em không biết, thân xác của anh chị em là Đền thờ Chúa Thánh Thần sao?”(1Cor 6, 19). Thế giới hôm nay, Đức Thánh Cha Phaolô II gọi là thế giới phân rẽ. Người ta phân rẽ tình dục ra khỏi tình yêu để coi tình dục như là nhu cầu: đói thì ăn, khát thì uống và sinh lý đòi hỏi thì người ta có quyền để đáp ứng. Người ta phân rẽ tình yêu ra khỏi gia đình để tạo nên những “gia đình” mà không cần mái ấm. Chính vì vậy, thân xác người ta không còn linh thiêng, không còn là đền thờ của Chúa Thánh Thần mà trở nên như là một món đồ chơi hiện đại, như là một món hàng để hưởng thụ. Ăn cắp bản quyền này thật nguy hiểm vì làm biến chất phẩm giá của con người.
- Thời đại của chúng ta xuất hiện nhiều những thái cực nguy hiểm bởi ăn cắp bản quyền. Vì thế “Nhà Cha Ta không còn là nhà cầu nguyện”. Thế giới vắng thiếu cầu nguyện đã từ lâu. Ở châu Âu, những ngày nghỉ, những ngày Chúa nhật đã đổi hướng thành những ngày dành cho du lịch. Còn ở châu Á, những ngày nghỉ, những ngày Chúa nhật là những ngày sống gấp hơn là những ngày thường. Một bên là đặt lệch trọng tâm. Một bên là đánh mất bản quyền ngày của Chúa vốn để người ta có thời gian học hỏi giáo lý, thăm viếng, từ thiện và nhất là dự lễ ngày Chúa nhật. Vì khó nghèo, vì tham lam, vì ích kỷ làm cho người ta đánh mất bản quyền về ngày của Chúa.
- Tất cả những điều này, trong chúng ta hôm nay, có ai chắp dây thừng làm roi đánh đuổi, lên tiếng không?. Người ta thấy Giáo Hội hiện nay là chứng nhân số một lên án việc phá thai. Nhưng tiếng của Giáo Hội vẫn lạc lõng như tiếng của Gioan trong hoang địa ngày xưa. Người ta cũng thấy những gia đình công giáo lên tiếng để bảo vệ con mình, nhưng tiếng của họ cũng lạc lõng, bởi những hôn nhân khác đạo, bởi giới trẻ ngày nay thoát khỏi giáo dục của gia đình. Ngày xưa “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, ngày nay cha mẹ cũng bị ăn cắp bản quyền vì “Con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy!”.
- Tất cả những điều đó cho thấy ở đâu xáo trộn, ở đó có đủ thứ tệ đoan. Chúa Giêsu lặp lại kỷ cương cho Đền thờ trở thành Nhà cầu nguyện thì phải đánh đuổi các con buôn và hàng hóa nhưng việc đó đã bị các nhà chức trách hạch hỏi. Họ không có gì kết án Chúa nhưng họ có lý để căm phẫn với Chúa. Thế giới hôm nay cũng vậy, họ không có lý để kết án lương tâm, nhưng cách sống của họ là pha loãng để lương tâm không bằng lương tháng. Chân lý và chân giò lẫn lộn! Với một cách thức như thế, thế giới hôm nay càng hơn bao giờ hết cần phải có ánh sáng của Lời Chúa chiếu soi. Bởi Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, nhưng một lần nữa, Lời Chúa cũng bị đánh cắp vì Tin Mừng không bằng tin tức. Người ta thích tin tức hơn Tin Mừng, người ta dán mắt vào tivi mà người ta quên mất Nhà thờ ở đâu. Cho nên, thánh Phaolô nói: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô bị đóng đinh là một cớ vấp phạm cho người Do Thái, là một sự điên rồ đối với dân ngoại” (). Thời xưa thế, thời nay vẫn thế và còn hơn thế. Nhưng điều gì là chân lý thì vẫn được khẳng định. Thánh Phaolô nói: “Đối với những người được gọi, thì dù là Do Thái hay Hy Lạp thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người và yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người” (1Cor 1,25).
Những ngụy biện, những phản chứng của thế giới duy vật chất đang là tiếng nói của kẻ mạnh nhưng nó chỉ lộng hành trong thời gian và sẽ đắm chìm trong vương quốc của sự sống, của sự vĩnh cửu. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, người Kitô hữu hôm nay cũng phải lên tiếng. Họ lên tiếng không phải bằng diễn đàn, bằng phát sóng, nhưng họ lên tiếng bằng một đời sống chứng nhân. Vì thời đại ngày nay muốn nghe các chứng nhân hơn các thầy dạy. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói như thế. Chúng ta hãy sống chứng nhân để làm chứng cho thế giới biết rằng. Cần có một đền thờ của Chúa Thánh Thần để trả lại tâm linh cho con người đã bị hạ giá phẩm chất. Cần một ánh sáng soi đường cho Tin Mừng hơn là người ta chỉ có biết đến tin tức. Cần phải có một lương tâm tế nhị, đúng đắn để cho xã hội luôn sống trong an bình, yêu thương, hạnh phúc và tôn trọng các giá trị về công bằng, về bác ái xã hội hơn là người ta chỉ biết đến lương tháng. Và chân lý phải được đề cao hơn là những người chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết đến chân giò và chai rượu nhưng phải là tiếng nói của những người dám làm chứng cho sự thật.
Hôm nay, Đền thờ của Chúa vẫn còn bị bao vây bởi bao nhiêu những thế lực. Lại cần một lần nữa Chúa Giêsu tái xuất hiện để đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền thờ tâm hồn. Ngày xưa người ta mới chạm đến Đền thờ bên ngoài, còn ngày nay người ta đã xâm hại tới đền thờ tâm hồn, sự buôn bán này còn nguy hiểm hơn. Người ta buôn bán trẻ em phụ nữ, người ta buôn bán sự sống, người ta buôn bán cả tình yêu và gia đình. Có ai nghe thấy những tiếng chuông gióng lên để kêu gọi những chứng nhân dám làm chứng cho một sự thật, dám bẻ lại ghi cho con tầu của chân lý, dám chiếu soi ánh sáng Tin Mừng để làm nguyên tắc sống cho tin tức không? Người Kitô hữu mãi mãi vẫn được nghe Lời Chúa kêu gọi: “Ta sai các con đi như chiên vào giữa sói rừng. Hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu”(Mt 10,16). Kết hợp hai yếu tố này thật là khó nhưng đơn sơ như con chim bồ câu trong cách sống giữa gia đình và biết khôn ngoan như con rắn để phân tích và không bị mắc lừa những cách biến thể và “ăn cắp bản quyền” hiện đại của thế giới hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa vẫn đi ngang qua thế giới,
Chúa vẫn đau buồn vì,
“Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện”
bị thế giới biến thành nơi buôn bán.
Xin cho chúng con hôm nay,
nhập hàng vào những người biết đi theo Chúa,
để trả lại những bản quyền cho Chúa,
về Đền thờ tâm hồn, Đền thờ của thân xác,
chân lý của Tin Mừng, ánh sáng của Tình Yêu,
hạnh phúc của Gia đình,
và ơn cứu độ đời đời cho những người có đức tin. Amen.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Chúa Giêsu xuất hiện trong Đền thờ, không chức vụ, không phẩm hàm nhưng Người lại dùng roi để đánh đuổi tất cả những kẻ buôn bán trong Đền thờ. Điều này đã khiến cho giới chức trách Do Thái lúc đó khó chịu, và việc họ đến để hạch hỏi Người không có gì là lạ. Có lạ chăng là ở đây Chúa Giêsu đã lớn tiếng tuyên bố: “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện. Các ngươi đừng đổi thành nơi buôn bán”(Ga 2,16).
Chúa tuyên bố như trên là do những người hữu trách đã để người ta đổi tiền, bán chiên bò chim câu làm của lễ trong Đền thờ, là có sự thoả hiệp giữa những người buôn bán ở bên ngoài với việc dâng lễ ở trong Đền thờ. Chúa Giêsu nói với những người bán chiên, bò, chim câu, với những người đổi tiền cho ngoại quốc, nhưng nó động đến quyền hành, chạm đến “Có tật giật mình” của giới hữu trách trong Đền thờ. Vì vậy câu kết luận của Chúa Giêsu nói trên không phải chỉ chạm ngọn mà còn động đến tận gốc rễ, đến tận giới chức lãnh đạo, những người đã để cho Đền thờ biến thành nơi buôn bán. Đây là một trong những thứ tội nặng nhất vì “Ăn cắp bản quyền”.
Ngày nay, việc ăn cắp bản quyền còn nghiêm trọng hơn thời Chúa Giêsu, vì “Biến nhà Cha Ta thành nơi buôn bán” đã là một trọng tội thì việc ăn cắp bản quyền của thế giới hôm nay còn nguy hại hơn:
- Việc ăn cắp bản quyền thứ nhất là ăn cắp quyền ban sự sống của Thiên Chúa: Con người tưởng như mình có quyền trên sự sống cho nên họ đã thông qua đạo luật cho phép phá thai, hoặc làm ngơ trước việc nhân loại phá thai, cung cấp các thiết bị kỹ thuật và thông tin đại chúng. Như vậy, con người ăn cắp bản quyền sự sống của Thiên Chúa và họ đã biến thân xác con người linh thiêng trở nên một sinh vật tầm thường;
- Việc ăn cắp bản quyền thứ hai là ăn cắp nền tảng gia đình: Ngay từ đầu tiên Thiên Chúa đã thiết lập hôn phối một vợ một chồng. Thời phong kiến ngày xưa cho phép chế độ đa thê. Một cách nào đó đã đi ra ngoài lề luật của Thiên Chúa nhưng vẫn chưa đến nỗi là ăn cắp bản quyền. Ngày nay có những quốc gia đã thông qua đạo luật đồng tính luyến ái, nam lấy nam, nữ lấy nữ, cho phép sống thử… đó là ăn cắp bản quyền. Tạo nên những mái ấm gia đình mà không phải là gia đình.
Những việc ăn cắp bản quyền trên đã khiến cho những gia đình nền tảng bị lung lay. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thông điệp Familỉaris Consortio đã nhấn mạnh rằng: “Tương lai của thế giới sẽ đi ngang qua gia đình”. Vậy mà gia đình hôm nay bị ăn cắp bản quyền, nhiều “gia đình” đã thành hình, đó là các gia đình sống thử, gia đình đồng tính luyến ái, những gia đình cho phép ly hôn rồi lại tái hợp với người khác. Việc ăn cắp bản quyền này đã khiến cho giáo dục trong các gia đình bị lung lay đến tận gốc. Và chúng ta hiểu tại sao thế giới hôm nay bị băng hoại về nền luân lý, chính vì bị thả lỏng và bị bóp méo từ nền tảng quan trọng nhất – tế bào của xã hội – là gia đình.
- Việc ăn cắp bản quyền thứ ba là ăn cắp bản quyền của Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolô nói rõ: “Anh chị em không biết, thân xác của anh chị em là Đền thờ Chúa Thánh Thần sao?”(1Cor 6, 19). Thế giới hôm nay, Đức Thánh Cha Phaolô II gọi là thế giới phân rẽ. Người ta phân rẽ tình dục ra khỏi tình yêu để coi tình dục như là nhu cầu: đói thì ăn, khát thì uống và sinh lý đòi hỏi thì người ta có quyền để đáp ứng. Người ta phân rẽ tình yêu ra khỏi gia đình để tạo nên những “gia đình” mà không cần mái ấm. Chính vì vậy, thân xác người ta không còn linh thiêng, không còn là đền thờ của Chúa Thánh Thần mà trở nên như là một món đồ chơi hiện đại, như là một món hàng để hưởng thụ. Ăn cắp bản quyền này thật nguy hiểm vì làm biến chất phẩm giá của con người.
- Thời đại của chúng ta xuất hiện nhiều những thái cực nguy hiểm bởi ăn cắp bản quyền. Vì thế “Nhà Cha Ta không còn là nhà cầu nguyện”. Thế giới vắng thiếu cầu nguyện đã từ lâu. Ở châu Âu, những ngày nghỉ, những ngày Chúa nhật đã đổi hướng thành những ngày dành cho du lịch. Còn ở châu Á, những ngày nghỉ, những ngày Chúa nhật là những ngày sống gấp hơn là những ngày thường. Một bên là đặt lệch trọng tâm. Một bên là đánh mất bản quyền ngày của Chúa vốn để người ta có thời gian học hỏi giáo lý, thăm viếng, từ thiện và nhất là dự lễ ngày Chúa nhật. Vì khó nghèo, vì tham lam, vì ích kỷ làm cho người ta đánh mất bản quyền về ngày của Chúa.
- Tất cả những điều này, trong chúng ta hôm nay, có ai chắp dây thừng làm roi đánh đuổi, lên tiếng không?. Người ta thấy Giáo Hội hiện nay là chứng nhân số một lên án việc phá thai. Nhưng tiếng của Giáo Hội vẫn lạc lõng như tiếng của Gioan trong hoang địa ngày xưa. Người ta cũng thấy những gia đình công giáo lên tiếng để bảo vệ con mình, nhưng tiếng của họ cũng lạc lõng, bởi những hôn nhân khác đạo, bởi giới trẻ ngày nay thoát khỏi giáo dục của gia đình. Ngày xưa “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, ngày nay cha mẹ cũng bị ăn cắp bản quyền vì “Con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy!”.
- Tất cả những điều đó cho thấy ở đâu xáo trộn, ở đó có đủ thứ tệ đoan. Chúa Giêsu lặp lại kỷ cương cho Đền thờ trở thành Nhà cầu nguyện thì phải đánh đuổi các con buôn và hàng hóa nhưng việc đó đã bị các nhà chức trách hạch hỏi. Họ không có gì kết án Chúa nhưng họ có lý để căm phẫn với Chúa. Thế giới hôm nay cũng vậy, họ không có lý để kết án lương tâm, nhưng cách sống của họ là pha loãng để lương tâm không bằng lương tháng. Chân lý và chân giò lẫn lộn! Với một cách thức như thế, thế giới hôm nay càng hơn bao giờ hết cần phải có ánh sáng của Lời Chúa chiếu soi. Bởi Chúa là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, nhưng một lần nữa, Lời Chúa cũng bị đánh cắp vì Tin Mừng không bằng tin tức. Người ta thích tin tức hơn Tin Mừng, người ta dán mắt vào tivi mà người ta quên mất Nhà thờ ở đâu. Cho nên, thánh Phaolô nói: “Chúng tôi rao giảng Chúa Kitô bị đóng đinh là một cớ vấp phạm cho người Do Thái, là một sự điên rồ đối với dân ngoại” (). Thời xưa thế, thời nay vẫn thế và còn hơn thế. Nhưng điều gì là chân lý thì vẫn được khẳng định. Thánh Phaolô nói: “Đối với những người được gọi, thì dù là Do Thái hay Hy Lạp thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa vượt hẳn sự khôn ngoan của loài người và yếu đuối của Thiên Chúa thì vượt hẳn sự mạnh mẽ của loài người” (1Cor 1,25).
Những ngụy biện, những phản chứng của thế giới duy vật chất đang là tiếng nói của kẻ mạnh nhưng nó chỉ lộng hành trong thời gian và sẽ đắm chìm trong vương quốc của sự sống, của sự vĩnh cửu. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, người Kitô hữu hôm nay cũng phải lên tiếng. Họ lên tiếng không phải bằng diễn đàn, bằng phát sóng, nhưng họ lên tiếng bằng một đời sống chứng nhân. Vì thời đại ngày nay muốn nghe các chứng nhân hơn các thầy dạy. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói như thế. Chúng ta hãy sống chứng nhân để làm chứng cho thế giới biết rằng. Cần có một đền thờ của Chúa Thánh Thần để trả lại tâm linh cho con người đã bị hạ giá phẩm chất. Cần một ánh sáng soi đường cho Tin Mừng hơn là người ta chỉ có biết đến tin tức. Cần phải có một lương tâm tế nhị, đúng đắn để cho xã hội luôn sống trong an bình, yêu thương, hạnh phúc và tôn trọng các giá trị về công bằng, về bác ái xã hội hơn là người ta chỉ biết đến lương tháng. Và chân lý phải được đề cao hơn là những người chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết đến chân giò và chai rượu nhưng phải là tiếng nói của những người dám làm chứng cho sự thật.
Hôm nay, Đền thờ của Chúa vẫn còn bị bao vây bởi bao nhiêu những thế lực. Lại cần một lần nữa Chúa Giêsu tái xuất hiện để đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền thờ tâm hồn. Ngày xưa người ta mới chạm đến Đền thờ bên ngoài, còn ngày nay người ta đã xâm hại tới đền thờ tâm hồn, sự buôn bán này còn nguy hiểm hơn. Người ta buôn bán trẻ em phụ nữ, người ta buôn bán sự sống, người ta buôn bán cả tình yêu và gia đình. Có ai nghe thấy những tiếng chuông gióng lên để kêu gọi những chứng nhân dám làm chứng cho một sự thật, dám bẻ lại ghi cho con tầu của chân lý, dám chiếu soi ánh sáng Tin Mừng để làm nguyên tắc sống cho tin tức không? Người Kitô hữu mãi mãi vẫn được nghe Lời Chúa kêu gọi: “Ta sai các con đi như chiên vào giữa sói rừng. Hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu”(Mt 10,16). Kết hợp hai yếu tố này thật là khó nhưng đơn sơ như con chim bồ câu trong cách sống giữa gia đình và biết khôn ngoan như con rắn để phân tích và không bị mắc lừa những cách biến thể và “ăn cắp bản quyền” hiện đại của thế giới hôm nay.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Chúa vẫn đi ngang qua thế giới,
Chúa vẫn đau buồn vì,
“Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện”
bị thế giới biến thành nơi buôn bán.
Xin cho chúng con hôm nay,
nhập hàng vào những người biết đi theo Chúa,
để trả lại những bản quyền cho Chúa,
về Đền thờ tâm hồn, Đền thờ của thân xác,
chân lý của Tin Mừng, ánh sáng của Tình Yêu,
hạnh phúc của Gia đình,
và ơn cứu độ đời đời cho những người có đức tin. Amen.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc