Chúa nhật 4 mùa chay (Gier. 31, 31-34; Dt 5, 7-9; Ga 12, 20-33).
Trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống, chúng ta hãy nghĩ đến cùng đích. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật đều có nhắm hướng dẫn tới cùng đích. Tất cả mọi chuyển dịch trong hoàn vũ đều qui về một tâm điểm. Thánh Gioan tông đồ đã viết: Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga 1,3). Quan sát mọi loài, mọi vật trên trời dưới đất, chúng ta nghiệm ra rằng mọi sự đều chuyển động để được phát triển. Cái mới thay cái cũ. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia. Sự hiện hữu này nối tiếp sự hiện hữu khác. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm thành một chuỗi dây sự sống liên tục. Mỗi vật có sinh có tử. Không có gì tồn tại mãi. Hiện hữu đó rồi lại trở về hư vô cát bụi. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình.
Mùa Chay thường rơi vào những tháng ngày cuối của mùa Đông ảm đạm. Khí trời lạnh lẽo tuyết rơi. Thân cây trơ trụi. Cảnh vật tiêu điều. Hình ảnh thiên nhiên gợi nhớ sự trần trụi của thân phận con người. Am hợp với mùa sám hối, mầu tím của sự hy sinh hãm mình. Mầu tím là mầu của sự hối cải trở về. Phẩm phục trong các nghi lễ phụng vụ cũng mang mầu tím để gợi ý mời gọi các tín hữu về sự chay tịnh và sám hối. Bước vào trong phần tiền đình nhà thờ nơi tôi đang phục vụ, nhiều người sẽ nhận ra ngay khung cảnh của sự trống trải khô cằn. Có một cây thánh giá lớn trơ trọi với tấm vải tím vắt ngang. Các chậu cây cảnh đã khô héo và cành hoa rụng lá. Các bình chứa nước thánh chỉ có những hòn đá cuội. Những tâm tình chờ đợi, khao khát và mong chờ như đang thấm nhập vào tâm hồn từng người. Mùa Chay là mùa của niềm hy vọng. Hy vọng một sự biến đổi cả linh hồn lẫn thân xác. Hy vọng của sự tái sinh qua Bí Tích Rửa Tội.
Dọc theo lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã ghe mắt thương xem dân tộc mà Chúa đã chọn làm dân riêng. Chúa đã ký giao ước với nhà Irael và Giuđa. Mặc dầu Chúa thống trị và yêu thương, nhưng dân chúng đã luôn phản bội. Thiên Chúa đã dùng dân ngoại để cai trị và bắt dân làm nô lệ. Chúa phạt rồi Chúa lại tha thứ. Chúa đã dùng tiên tri Giêrêmia để loan báo một giao ước mới. Giao ước của tình yêu. Chúa sẽ đặt lề luật trong đáy lòng và khắc ghi trong tâm hồn. Ta sẽ là Chúa của chúng và chúng sẽ là dân của Ta. Chúa sẽ tha tội ác của chúng và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng. Giáo ước mới được thiết lập qua chính sự hiến dâng của Chúa Giêsu trên thập giá. Như trong phần truyền phép, linh mục chủ tế đọc: Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ mà nói: Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: vì Này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Thơ gởi Do-thái viết: Chúa Kitô đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúa Giêsu là trung tâm điểm của mọi tạo vật. Chính Chúa đã đi vào tiến trình tự nhiên để được sinh ra, chịu đau khổ và chết đi như hạt lúa mì được gieo xuống đất chịu sự mục nát và sinh bông hạt. Qua sự chết, Ngài đã bước vào sự sống viên mãn. Ngài đã mang ơn cứu độ cho cả nhân loại. Bất cứ ai chạy đến với Ngài, Ngài sẽ không để hư mất. Tất cả những ai ngước mắt nhìn lên thập giá nguyện cầu, Chúa luôn giang tay đón mời và ban nguồn ơn cứu độ.
Mầu nhiệm cứu độ được mạc khải qua những tiến trình vần xoay tự nhiên. Đi từ sự đổi thay của thiên nhiên tới sự thay đổi của con người. Nhìn cảnh vật xung quanh như hòa lẫn với những tâm tình của những ngày chay thánh. Mùa Đông đã tàn phai đang đón chờ mùa Xuân hy vọng. Khí trời trở nên ấm áp hơn. Ngoài ruộng vườn, hạt giống đang bắt đầu đâm mầm nẩy lộc. Cành lá hé nụ trổ hoa. Cây cối xanh lá tươi tốt. Ánh nắng chan hòa. Bầu khí vui tươi. Bốn mười ngày chay đang dần qua mau, chúng ta sắp sửa bước vào mùa đại lễ. Thiên nhiên biến đổi. Lòng con người có biến đổi được hay không, tùy thuộc sự ý thức và cố gắng nơi mỗi tâm hồn. Nếu chúng ta không cảm nhận được một chút thay đổi nội tâm trong mùa chay sám hối, chúng ta lại đã lỡ mất một mùa hồng ân. Chúa Giêsu phán rằng nếu hạt lúa mì rơi xuống đất và thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt.
Chúng ta nhận biết rằng mọi sự trong vũ trụ đều thay đổi. Các thụ tạo từ khoáng sản, thảo mộc và các loài động vật đều nối tiếp thay đổi đi về cùng một hướng. Sinh xôi nẩy nở và phát triển đi đến hoàn hảo. Con người có ý chí và tự do, cũng được mời gọi biến đổi trở nên tốt hơn và hoàn hảo hơn. Nhìn vào xã hội, chúng ta thấy đời sống văn minh của nhân loại phát triển không ngừng. Con người càng khám phá ra điều mới, càng nhận ra mầu nhiệm cao siêu của sự sáng tạo. Con người ngụp lặn trong sự suy tưởng và phát minh không ngừng. Chúng ta tự hỏi đâu là cùng đích của tất cả mọi ước mơ. Sự giầu sang, danh vọng và quyền thế không thể nào đáp ứng được những khao khát thầm kín của con người. Biết bao suy tư triết học, siêu hình, thần bí, thần học và khoa học kiếm tìm chìa khóa mở cửa ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng từ đời này sang đời khác, con người vẫn lặn lội trong đêm tối và chưa tìm được những câu trả lời được thỏa đáng. Chúng ta chỉ có thể dựa vào sự mạc khải của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu trung gian của vũ trụ sẽ giải đáp cho tất cả.
Gặp gỡ Đức Kitô sẽ biến đổi đời mình. Chúng ta phải tìm gặp gỡ một con người chứ không phải một đạo lý hay giáo thuyết. Con người Đức Giêsu Kitô, Người là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, giữa trời và đất. Người đã dám hy sinh mạng sống để giao hòa giữa Thiên Chúa và nhân loại. Người là Ngôi Lời Nhập Thể mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu cầu nguyện đã có tiếng từ trời phán: Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã hoàn tất lễ hiến tế trên thập giá để trả lại cho chúng ta danh phận làm con cái Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã phán: Khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi ngừoi lên cùng Ta. Lời này chính là cùng đích mà mọi người chúng ta hằng khao khát mong chờ.
Làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Đức Kitô? Chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô hiện diện qua Kinh Thánh, qua các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Chúa còn hiện diện nơi tâm hồn mỗi người và nơi nào có hai hoặc ba người cùng hợp nhau cầu nguyện nhân danh Chúa. Chúa hiện diện nơi những anh chị em cùng khốn, thiếu ăn, thiếu mặc, bị bỏ rơi, bị tù đầy và bị thương tích cả hồn lẫn xác. Chúng ta lắng nghe lời phán xét: Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."(Mt 25, 34-36).
Chúa Giêsu đã mở chìa khóa Nước Trời cho tất cả những ai muốn bước theo Chúa. Chúa Giêsu phán tiếp: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25, 40). Bất cứ việc gì chúng ta làm cho các kẻ bé mọn là chúng ta đang làm cho Chúa đấy! Chúa hiện diện ngay giữa chúng ta. Chúa có uy quyền trên hết mọi sự. Chúa thấu tỏ tâm hồn của mỗi người. Chúa muốn cứu độ từng cá nhân. Chúng ta hãy chạy đến với Chúa tìm nguồn sống thật. Tất cả ý nghĩa của cuộc đời là sống bác ái yêu thương. Yêu như Chúa yêu. Chỉ có Đức Ái là tồn tại mãi mãi. Amen.
Trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống, chúng ta hãy nghĩ đến cùng đích. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật đều có nhắm hướng dẫn tới cùng đích. Tất cả mọi chuyển dịch trong hoàn vũ đều qui về một tâm điểm. Thánh Gioan tông đồ đã viết: Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại (Ga 1,3). Quan sát mọi loài, mọi vật trên trời dưới đất, chúng ta nghiệm ra rằng mọi sự đều chuyển động để được phát triển. Cái mới thay cái cũ. Dòng dõi này nối tiếp dòng dõi kia. Sự hiện hữu này nối tiếp sự hiện hữu khác. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm thành một chuỗi dây sự sống liên tục. Mỗi vật có sinh có tử. Không có gì tồn tại mãi. Hiện hữu đó rồi lại trở về hư vô cát bụi. Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó sẽ trơ trọi một mình.
Mùa Chay thường rơi vào những tháng ngày cuối của mùa Đông ảm đạm. Khí trời lạnh lẽo tuyết rơi. Thân cây trơ trụi. Cảnh vật tiêu điều. Hình ảnh thiên nhiên gợi nhớ sự trần trụi của thân phận con người. Am hợp với mùa sám hối, mầu tím của sự hy sinh hãm mình. Mầu tím là mầu của sự hối cải trở về. Phẩm phục trong các nghi lễ phụng vụ cũng mang mầu tím để gợi ý mời gọi các tín hữu về sự chay tịnh và sám hối. Bước vào trong phần tiền đình nhà thờ nơi tôi đang phục vụ, nhiều người sẽ nhận ra ngay khung cảnh của sự trống trải khô cằn. Có một cây thánh giá lớn trơ trọi với tấm vải tím vắt ngang. Các chậu cây cảnh đã khô héo và cành hoa rụng lá. Các bình chứa nước thánh chỉ có những hòn đá cuội. Những tâm tình chờ đợi, khao khát và mong chờ như đang thấm nhập vào tâm hồn từng người. Mùa Chay là mùa của niềm hy vọng. Hy vọng một sự biến đổi cả linh hồn lẫn thân xác. Hy vọng của sự tái sinh qua Bí Tích Rửa Tội.
Dọc theo lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã ghe mắt thương xem dân tộc mà Chúa đã chọn làm dân riêng. Chúa đã ký giao ước với nhà Irael và Giuđa. Mặc dầu Chúa thống trị và yêu thương, nhưng dân chúng đã luôn phản bội. Thiên Chúa đã dùng dân ngoại để cai trị và bắt dân làm nô lệ. Chúa phạt rồi Chúa lại tha thứ. Chúa đã dùng tiên tri Giêrêmia để loan báo một giao ước mới. Giao ước của tình yêu. Chúa sẽ đặt lề luật trong đáy lòng và khắc ghi trong tâm hồn. Ta sẽ là Chúa của chúng và chúng sẽ là dân của Ta. Chúa sẽ tha tội ác của chúng và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng. Giáo ước mới được thiết lập qua chính sự hiến dâng của Chúa Giêsu trên thập giá. Như trong phần truyền phép, linh mục chủ tế đọc: Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén, cũng tạ ơn, trao cho các môn đệ mà nói: Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: vì Này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.
Thơ gởi Do-thái viết: Chúa Kitô đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ. Chúa Giêsu là trung tâm điểm của mọi tạo vật. Chính Chúa đã đi vào tiến trình tự nhiên để được sinh ra, chịu đau khổ và chết đi như hạt lúa mì được gieo xuống đất chịu sự mục nát và sinh bông hạt. Qua sự chết, Ngài đã bước vào sự sống viên mãn. Ngài đã mang ơn cứu độ cho cả nhân loại. Bất cứ ai chạy đến với Ngài, Ngài sẽ không để hư mất. Tất cả những ai ngước mắt nhìn lên thập giá nguyện cầu, Chúa luôn giang tay đón mời và ban nguồn ơn cứu độ.
Mầu nhiệm cứu độ được mạc khải qua những tiến trình vần xoay tự nhiên. Đi từ sự đổi thay của thiên nhiên tới sự thay đổi của con người. Nhìn cảnh vật xung quanh như hòa lẫn với những tâm tình của những ngày chay thánh. Mùa Đông đã tàn phai đang đón chờ mùa Xuân hy vọng. Khí trời trở nên ấm áp hơn. Ngoài ruộng vườn, hạt giống đang bắt đầu đâm mầm nẩy lộc. Cành lá hé nụ trổ hoa. Cây cối xanh lá tươi tốt. Ánh nắng chan hòa. Bầu khí vui tươi. Bốn mười ngày chay đang dần qua mau, chúng ta sắp sửa bước vào mùa đại lễ. Thiên nhiên biến đổi. Lòng con người có biến đổi được hay không, tùy thuộc sự ý thức và cố gắng nơi mỗi tâm hồn. Nếu chúng ta không cảm nhận được một chút thay đổi nội tâm trong mùa chay sám hối, chúng ta lại đã lỡ mất một mùa hồng ân. Chúa Giêsu phán rằng nếu hạt lúa mì rơi xuống đất và thối đi, thì nó sẽ sinh nhiều bông hạt.
Chúng ta nhận biết rằng mọi sự trong vũ trụ đều thay đổi. Các thụ tạo từ khoáng sản, thảo mộc và các loài động vật đều nối tiếp thay đổi đi về cùng một hướng. Sinh xôi nẩy nở và phát triển đi đến hoàn hảo. Con người có ý chí và tự do, cũng được mời gọi biến đổi trở nên tốt hơn và hoàn hảo hơn. Nhìn vào xã hội, chúng ta thấy đời sống văn minh của nhân loại phát triển không ngừng. Con người càng khám phá ra điều mới, càng nhận ra mầu nhiệm cao siêu của sự sáng tạo. Con người ngụp lặn trong sự suy tưởng và phát minh không ngừng. Chúng ta tự hỏi đâu là cùng đích của tất cả mọi ước mơ. Sự giầu sang, danh vọng và quyền thế không thể nào đáp ứng được những khao khát thầm kín của con người. Biết bao suy tư triết học, siêu hình, thần bí, thần học và khoa học kiếm tìm chìa khóa mở cửa ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng từ đời này sang đời khác, con người vẫn lặn lội trong đêm tối và chưa tìm được những câu trả lời được thỏa đáng. Chúng ta chỉ có thể dựa vào sự mạc khải của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu trung gian của vũ trụ sẽ giải đáp cho tất cả.
Gặp gỡ Đức Kitô sẽ biến đổi đời mình. Chúng ta phải tìm gặp gỡ một con người chứ không phải một đạo lý hay giáo thuyết. Con người Đức Giêsu Kitô, Người là trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, giữa trời và đất. Người đã dám hy sinh mạng sống để giao hòa giữa Thiên Chúa và nhân loại. Người là Ngôi Lời Nhập Thể mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu cầu nguyện đã có tiếng từ trời phán: Ta đã làm vinh danh Ta và Ta còn làm vinh danh Ta nữa. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã hoàn tất lễ hiến tế trên thập giá để trả lại cho chúng ta danh phận làm con cái Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã phán: Khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi ngừoi lên cùng Ta. Lời này chính là cùng đích mà mọi người chúng ta hằng khao khát mong chờ.
Làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Đức Kitô? Chúng ta có thể gặp gỡ Chúa Kitô hiện diện qua Kinh Thánh, qua các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể. Chúa còn hiện diện nơi tâm hồn mỗi người và nơi nào có hai hoặc ba người cùng hợp nhau cầu nguyện nhân danh Chúa. Chúa hiện diện nơi những anh chị em cùng khốn, thiếu ăn, thiếu mặc, bị bỏ rơi, bị tù đầy và bị thương tích cả hồn lẫn xác. Chúng ta lắng nghe lời phán xét: Bấy giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han."(Mt 25, 34-36).
Chúa Giêsu đã mở chìa khóa Nước Trời cho tất cả những ai muốn bước theo Chúa. Chúa Giêsu phán tiếp: "Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy."(Mt 25, 40). Bất cứ việc gì chúng ta làm cho các kẻ bé mọn là chúng ta đang làm cho Chúa đấy! Chúa hiện diện ngay giữa chúng ta. Chúa có uy quyền trên hết mọi sự. Chúa thấu tỏ tâm hồn của mỗi người. Chúa muốn cứu độ từng cá nhân. Chúng ta hãy chạy đến với Chúa tìm nguồn sống thật. Tất cả ý nghĩa của cuộc đời là sống bác ái yêu thương. Yêu như Chúa yêu. Chỉ có Đức Ái là tồn tại mãi mãi. Amen.