Chúa Nhật II Phục Sinh B
Hằng năm cứ dịp Chúa Nhật II Phục Sinh về thì ngài Tôma lại được đem ra xăm soi, bình luận với đủ cả lý lẽ khen chê đủ bề. Một lần nữa xin thánh nhân cho con góp chút thiển ý để chung phần bàn luận chuyện của ngài trong hai lần Chúa Phục Sinh hiện ra tại căn nhà Tiệc Ly năm nào.
I.Tôi không tin. Ngài Tôma không tin chuyện gì đây? Không quá khó để khẳng định rằng ngài không tin chuyện Thầy Giêsu của mình đã chỗi dậy từ cõi chết. Dĩ nhiên trong ba năm theo Thầy Giêsu, ngài Tôma đã từng chứng kiến thầy mình dùng quyền năng làm cho không dưới ba người đã chết được sống lại: cô bé gái con ông Giairô, chàng thanh niên con một bà goá thành Naim và Lagiarô em của Maria và Matta (x.Mt 9,18-26; Lc 7,11-17; Ga 11,1-44). Ngài Tôma cũng đã không dưới ba lần nghe Thầy tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá và sự phục sinh của Người. Thế nhưng chuyện một người đã chết thật và rồi tự mình phục sinh thì không dễ gì tin nhận. Có thể luận suy rằng người ta chỉ thực sự có quyền năng và thể hiện quyền năng của mình khi mình còn sống. Một người dù có quyền năng đến đâu mà đã chết rồi thì còn làm được sự gì. Những yêu sách được ngài Tôma đưa ra như là “thọc ngón tay vào lỗ đinh, đưa bàn tay vào cạnh sườn” chỉ là những lý lẽ biện minh.
Có người đổ lỗi cho ngài Tôma vì đã rời bỏ cộng đoàn trong cảnh dầu sôi lữa bõng, nên đã không được diện kiến Đấng Phục Sinh. Biết đâu ngài có lý do riêng cần thiết nào đó. Hơn nữa Chúa Phục Sinh cũng đã hiện ra với riêng ngài Phêrô, với Phaolô, với chị Mađalêna. Đức tin không chỉ có tính cộng đoàn mà còn có tính cá nhân mà (x.GLCG Chung số 153-175).
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói đến một nguyên cớ không nhỏ gây ra sự nghi ngờ của Tôma đó là lời chứng của tập thể mười vị tông đồ không tương hợp với thái độ của họ, vì họ vẫn còn sợ người Do Thái, biểu lộ là các cửa căn phòng Tiệc Ly đóng kín mít. Tin mừng tường thuật rằng một tuần sau, các cánh cửa ấy vẫn còn đóng kín (x.Ga 20,19.26).
Vần đề cần bàn ở đây đó là khi Tôma không tin chuyện Thầy Phục Sinh thì cũng có nghĩa là ngài không tin thầy mình chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật. Ròng rã ba năm gắn bó với Thầy Giêsu, chứng kiến cái tình và quyền năng của Thầy, Tôma chắc hẳn ít nhiều tin nhận Thầy là Đấng Messia. Thế nhưng Đấng Thiên Sai theo quan niệm Tôma và các Tông đồ thì cũng là một người được Thiên Chúa tuyển chọn như các ngôn sứ hay các vị vua. Dù Thầy có hơn các vị này thì cũng chỉ là một đấng trong con cái loài người mà thôi. Nếu Thầy là Thiên Chúa thì không thể “thua” quan Philatô, không thể “thua” Thượng Tế Caipha và nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ được.
II.Tôi tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Lời tuyên xưng đức tin của ngài Tôma thật ngắn gọn mà đủ đầy ý nghĩa. Khi tuyên xưng Thầy là Thiên Chúa thì ngài khẳng định Thầy thực sự đã Phục sinh từ cõi chết. Là Thiên Chúa thật thì không thể bị sự chết kìm giữ. Chính vì thế ngài không cần phải xỏ ngón tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn của Thầy.
Ngài Tôma đã thấy và đã tin. Có thể khẳng định rằng điều mà ngài thấy không hệ tại ở lãnh vực thị giác, nhưng là tận sâu trong tâm hồn. Ngài Tôma cảm nhận rằng Thầy biết tâm tư ý nghĩ của mình và Thầy sẵn sàng đón nhận mình với tất cả những gì mình có, những gì mình là. Đó chính là động thái yêu thương đích thực. Một Đấng biết rõ ngọn nguồn mọi bí ẩn tâm tư của mình và sẵn sàng đón nhận mình, thì đó chính là Đấng mà mình phải thần phục, tôn thờ, mến yêu. Chỉ có một mình Thiên Chúa mà thôi là Đấng mà mọi loài, mọi người phải yêu mến, tôn thờ.
Với các tông đồ xưa, nhờ chứng nghiệm mầu nhiệm Chúa Phục Sinh nên các ngài tin Thầy mình, Giêsu là Thiên Chúa thật. Còn chúng ta hôm nay qua chứng tá của các tông đồ và những đấng kế vị truyền lại, chúng ta tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật nên chúng ta đón nhận mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Theo góc nhìn này, chúng ta mới có thể hiểu được phần nào lời của Chúa Giêsu nói với ngài Tôma: “ Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Ngày nay ít ai hiểu hạn từ “phúc thay” theo nghĩa là “có công trạng” mà theo nghĩa là “có phúc”, là “được may mắn hơn”.
Như thế vấn đề cốt yếu đối với chúng ta hôm nay là có tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật hay không. Khi đã tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật thì dĩ nhiên chúng ta tin Người đã Phục Sinh, Người đang sống, đang đồng hành với mỗi người chúng ta. Trong mọi cảnh huống của cuộc đời chúng ta luôn có đó Giêsu Kitô là Vị Lãnh đạo dẫn chúng ta đến cùng Chân lý, là người huynh đệ sẵn sàng đồng cam cộng khổ với chúng ta, là người anh cả mãi giang rộng đôi tay để nhận lấy mọi hậu quả do tội chúng ta gây ra, là người tôi tớ đang quỳ dưới chân chúng ta để rữa sạch mọi lỗi lầm của chúng ta, là hiện thân của “Đấng Toàn Năng” và giàu “Lòng Thương Xót” mà Chúa Nhật này cả Giáo Hội đều phủ phục suy tôn.
Theo lời dạy của thánh Giacôbê tông đồ, ước gì chúng ta dùng chính cuộc sống, việc làm của mình để minh chứng điều mình tin: Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng đã Phục Sinh, Đấng đang sống và mãi đồng hành với chúng ta (x.Gc 2,17-26). Đó là một cuộc sống bớt dần sự vị kỷ để hiệp thông nên một với nhau trong tình liên đới như đoàn tín hữu Kitô thuở ban đầu (x.Cvtđ 4,32-35 - Bài đọc 1). Đó là một cuộc sống tuân giới răn Chúa Kitô truyền dạy: Yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương (x.Ga 15,10-13). Như thế chúng ta có thể quả quyết rằng đây chính là lời tuyên xưng khả tín nhất trước mặt thế gian và có sức mạnh chiến thắng thế gian (x.1Ga 5,1-6 – Bài đọc 2).
Hằng năm cứ dịp Chúa Nhật II Phục Sinh về thì ngài Tôma lại được đem ra xăm soi, bình luận với đủ cả lý lẽ khen chê đủ bề. Một lần nữa xin thánh nhân cho con góp chút thiển ý để chung phần bàn luận chuyện của ngài trong hai lần Chúa Phục Sinh hiện ra tại căn nhà Tiệc Ly năm nào.
I.Tôi không tin. Ngài Tôma không tin chuyện gì đây? Không quá khó để khẳng định rằng ngài không tin chuyện Thầy Giêsu của mình đã chỗi dậy từ cõi chết. Dĩ nhiên trong ba năm theo Thầy Giêsu, ngài Tôma đã từng chứng kiến thầy mình dùng quyền năng làm cho không dưới ba người đã chết được sống lại: cô bé gái con ông Giairô, chàng thanh niên con một bà goá thành Naim và Lagiarô em của Maria và Matta (x.Mt 9,18-26; Lc 7,11-17; Ga 11,1-44). Ngài Tôma cũng đã không dưới ba lần nghe Thầy tiên báo về cuộc khổ nạn thập giá và sự phục sinh của Người. Thế nhưng chuyện một người đã chết thật và rồi tự mình phục sinh thì không dễ gì tin nhận. Có thể luận suy rằng người ta chỉ thực sự có quyền năng và thể hiện quyền năng của mình khi mình còn sống. Một người dù có quyền năng đến đâu mà đã chết rồi thì còn làm được sự gì. Những yêu sách được ngài Tôma đưa ra như là “thọc ngón tay vào lỗ đinh, đưa bàn tay vào cạnh sườn” chỉ là những lý lẽ biện minh.
Có người đổ lỗi cho ngài Tôma vì đã rời bỏ cộng đoàn trong cảnh dầu sôi lữa bõng, nên đã không được diện kiến Đấng Phục Sinh. Biết đâu ngài có lý do riêng cần thiết nào đó. Hơn nữa Chúa Phục Sinh cũng đã hiện ra với riêng ngài Phêrô, với Phaolô, với chị Mađalêna. Đức tin không chỉ có tính cộng đoàn mà còn có tính cá nhân mà (x.GLCG Chung số 153-175).
Bên cạnh đó, chúng ta không thể không nói đến một nguyên cớ không nhỏ gây ra sự nghi ngờ của Tôma đó là lời chứng của tập thể mười vị tông đồ không tương hợp với thái độ của họ, vì họ vẫn còn sợ người Do Thái, biểu lộ là các cửa căn phòng Tiệc Ly đóng kín mít. Tin mừng tường thuật rằng một tuần sau, các cánh cửa ấy vẫn còn đóng kín (x.Ga 20,19.26).
Vần đề cần bàn ở đây đó là khi Tôma không tin chuyện Thầy Phục Sinh thì cũng có nghĩa là ngài không tin thầy mình chính là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa thật. Ròng rã ba năm gắn bó với Thầy Giêsu, chứng kiến cái tình và quyền năng của Thầy, Tôma chắc hẳn ít nhiều tin nhận Thầy là Đấng Messia. Thế nhưng Đấng Thiên Sai theo quan niệm Tôma và các Tông đồ thì cũng là một người được Thiên Chúa tuyển chọn như các ngôn sứ hay các vị vua. Dù Thầy có hơn các vị này thì cũng chỉ là một đấng trong con cái loài người mà thôi. Nếu Thầy là Thiên Chúa thì không thể “thua” quan Philatô, không thể “thua” Thượng Tế Caipha và nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo lúc bấy giờ được.
II.Tôi tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”(Ga 20,28). Lời tuyên xưng đức tin của ngài Tôma thật ngắn gọn mà đủ đầy ý nghĩa. Khi tuyên xưng Thầy là Thiên Chúa thì ngài khẳng định Thầy thực sự đã Phục sinh từ cõi chết. Là Thiên Chúa thật thì không thể bị sự chết kìm giữ. Chính vì thế ngài không cần phải xỏ ngón tay vào lỗ đinh hay thọc bàn tay vào cạnh sườn của Thầy.
Ngài Tôma đã thấy và đã tin. Có thể khẳng định rằng điều mà ngài thấy không hệ tại ở lãnh vực thị giác, nhưng là tận sâu trong tâm hồn. Ngài Tôma cảm nhận rằng Thầy biết tâm tư ý nghĩ của mình và Thầy sẵn sàng đón nhận mình với tất cả những gì mình có, những gì mình là. Đó chính là động thái yêu thương đích thực. Một Đấng biết rõ ngọn nguồn mọi bí ẩn tâm tư của mình và sẵn sàng đón nhận mình, thì đó chính là Đấng mà mình phải thần phục, tôn thờ, mến yêu. Chỉ có một mình Thiên Chúa mà thôi là Đấng mà mọi loài, mọi người phải yêu mến, tôn thờ.
Với các tông đồ xưa, nhờ chứng nghiệm mầu nhiệm Chúa Phục Sinh nên các ngài tin Thầy mình, Giêsu là Thiên Chúa thật. Còn chúng ta hôm nay qua chứng tá của các tông đồ và những đấng kế vị truyền lại, chúng ta tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật nên chúng ta đón nhận mầu nhiệm Chúa Phục Sinh. Theo góc nhìn này, chúng ta mới có thể hiểu được phần nào lời của Chúa Giêsu nói với ngài Tôma: “ Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!” Ngày nay ít ai hiểu hạn từ “phúc thay” theo nghĩa là “có công trạng” mà theo nghĩa là “có phúc”, là “được may mắn hơn”.
Như thế vấn đề cốt yếu đối với chúng ta hôm nay là có tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật hay không. Khi đã tin Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật thì dĩ nhiên chúng ta tin Người đã Phục Sinh, Người đang sống, đang đồng hành với mỗi người chúng ta. Trong mọi cảnh huống của cuộc đời chúng ta luôn có đó Giêsu Kitô là Vị Lãnh đạo dẫn chúng ta đến cùng Chân lý, là người huynh đệ sẵn sàng đồng cam cộng khổ với chúng ta, là người anh cả mãi giang rộng đôi tay để nhận lấy mọi hậu quả do tội chúng ta gây ra, là người tôi tớ đang quỳ dưới chân chúng ta để rữa sạch mọi lỗi lầm của chúng ta, là hiện thân của “Đấng Toàn Năng” và giàu “Lòng Thương Xót” mà Chúa Nhật này cả Giáo Hội đều phủ phục suy tôn.
Theo lời dạy của thánh Giacôbê tông đồ, ước gì chúng ta dùng chính cuộc sống, việc làm của mình để minh chứng điều mình tin: Giêsu Kitô là Thiên Chúa, Đấng đã Phục Sinh, Đấng đang sống và mãi đồng hành với chúng ta (x.Gc 2,17-26). Đó là một cuộc sống bớt dần sự vị kỷ để hiệp thông nên một với nhau trong tình liên đới như đoàn tín hữu Kitô thuở ban đầu (x.Cvtđ 4,32-35 - Bài đọc 1). Đó là một cuộc sống tuân giới răn Chúa Kitô truyền dạy: Yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương (x.Ga 15,10-13). Như thế chúng ta có thể quả quyết rằng đây chính là lời tuyên xưng khả tín nhất trước mặt thế gian và có sức mạnh chiến thắng thế gian (x.1Ga 5,1-6 – Bài đọc 2).