Di tích thánh: áo Chúa Giêsu thành Trier
Trong Giáo Hội có nhiều nơi còn lưu giữ di tích Thánh, như ở đền thờ Vatican có mộ Thánh Phero, mộ thánh Phaolo ở Roma, ở Santiago Campostella bên Tây ban Nha có hài hài cốt Thánh Giacobê Tông Đồ, bên Ấn Độ có mộ Thánh Toma Tông đồ, ở Köln có hòm xương của Ba Vua, ở thành Turino bên Ý có khăn của Thánh tẩm liệm in hình Chúa Giêsu…ở nhà thờ chính tòa Giáo phận Trier từ thế kỷ thứ 12. còn lưu giữ tấm áo Chúa Giêsu.
Có di tích Thánh, đồng thời cũng nảy sinh tập tục lòng tôn kính di tích Thánh. Tập tục tôn kính di tích Thánh trong Giáo Hội Hội là nếp sống đạo đức bình dân thịnh hành từ xa xưa. Ngày nay tập tục này tuy vẫn còn sống động, nhưng không còn mạnh cùng trọng thể tưng bừng nhộn nhịp như ngày xưa nữa.
Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học của tập tục hành hương tôn kính di tích thánh trong nếp sống đức tin của người Công giáo?
1. Lịch sử tôn kính di tích thánh
Nếp sống đạo đức tôn kính di tích thánh đã có ngay từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu. Sách Tông đồ công vụ (19,12) thuật lại các tín hữu Chúa Kitô đã lấy khăn cho chạm vào người Thánh Phaolô ngay lúc ngài còn sinh thời đi rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu giữa dân chúng, và rồi đeo quàng khăn đó trên người. Vì họ tin rằng từ nơi thánh nhân có sức mạnh thần linh giúp che chở chữa lành bệnh tật phần xác cũng như phần hồn tâm linh.
Tập tục đạo đức bình dân tôn kính di tích thánh là cung cách lòng tôn kính các Thánh cổ nhất có từ thế kỷ thứ hai sau Chúa Giáng sinh. Từ tập tục đạo đức này, nảy sinh từ thời đầu Trung cổ, nơi bàn thờ dâng lễ trong thánh đường có mẩu xương Thánh đặt nơi đó nữa. Tập tục tôn kính di tích thánh này nói lên mối tương quan ở dưới đất với „ cộng đoàn các Thánh „ ở trên trời.
Từ khi phong trào Tin Lành cải cách thời Luthero năm 1546 phát triển lan rộng, tập tục bình dân tôn kính di tích Thánh bị chỉ trích phủ nhận, cho đó là không hợp với Kinh Thánh. Theo cao trào đó, nhiều nơi ở Âu châu trước đó có những di tích thánh để tôn kính, sau đó tháo gỡ bỏ hòan toàn.
Trước thảm cảnh đau buồn hầu như đời sống đạo đức bị tàn phá xuống dốc, Công đồng Tridentino năm 1563 đã đưa ra luận cứ phản bác lại những phê bình chỉ trích của những giáo phái Tin Lành cải cách phủ nhận tập tục đạo đức tôn kính di tích Thánh. Đồng thời Công đồng muốn cổ võ làm sống lại tập tục đạo đức bình dân này trong Giáo Hội Công giáo. Có làn gió mới tươi mát thổi vào, tập tục đạo đức bình dân này sống động trở lại trong đời sống Giáo Hội từ ngày đó.
Bước sang thế kỷ thứ 20. tập tục đạo đức này lần nữa bị lu mờ giảm thiểu rõ rệt do phong trào cải cách Phụng vụ lấn lướt dựa trên lý luận thuần lý chiếm vị thế hàng đầu. Nhưng từ hơn hai năm qua việc tôn kính di tích Thánh lại dần được làm cho sống động phát triển trở lại.
Nhu cầu tâm linh tìm sự trợ giúp, an ủi cho tâm hồn luôn là nhu cầu cần thiết cho đời sống con người. Tập tục đạo đức bình dân hành hương tôn kính di tích Thánh là một cách thế đạo đức đáp ứng cho nhu cầu tâm linh con người.
2. Những phân biệt thứ loại di tích Thánh
Tôn kính di tích Thánh là một tập tục đạo đức bình dân trong Giáo Hội. Nhưng dẫu vậy cũng có những phân biệt xếp loại di tích Thánh theo ba cấp thứ hạng.
2.1. Di tích Thánh loại hạng nhất là những phần thân thể của các Thánh, đặc biệt là Xương thân thể của vị Thánh, nhưng cũng bao gồm cả những sợi tóc, móng tay, và rất ít trường hợp cả máu. Những vị Thánh mà thân thể bị thiêu đốt ra tro bụi, tro bụi đó có gía trị như di tích Thánh.
2.2. Di tích Thánh loại hạng hai là những vật dụng chính gốc mà lúc sinh thời các vị Thánh đã dùng đụng chạm vào, như đồ dùng của họ, quần áo các vị đã mặc, bút viết; nơi các vị Thánh Tử đạo những vật dụng khí cụ hành hạ chém giết các ngài cũng có gía trị là di tích Thánh.
2.3. Di tích Thánh loại hạng ba là những vật dụng đồ đạc trực tiếp đã đụng chạm vào thân thể vị Thánh, như khăn, áo đụng chạm vào vị Thánh hay phủ trên tấm hình của vị Thánh.
Chúa Giêsu theo Phúc âm thuật lại ( Lc 24,50-53; Sách Tông đồ công vụ 1,1-11) đã trở về trời, và theo giáo huấn của Giáo Hội Công giáo đức mẹ Maria cũng đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác, nên không có di tích xương thánh - theo hạng thứ nhất - của các Ngài nữa ở trần gian. Áo thánh Chúa Giêsu ở Trier thuộc vào hạng di tích Thánh loại hai.
Luật Giáo Hội cấm không cho phép buôn bán di tích Thánh. Được phép xin cùng gìn giữ tôn kính di tích Thánh, nhưng không được tiếp tục đưa ra mặc cả buôn bán. Cũng được trao tặng di tích thánh cho người tín hữu hay trao trả lại cho Giáo Hội di tích Thánh.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu là di tích thánh còn lưu giữ tôn kính ở Trier thuộc di tích thánh hạng hai.
3. Lịch sử tấm áo Chúa Giêsu
Phúc âm Thánh Gioan thuật lại về tấm áo sau cùng của Chúa Giêsu:“Ðóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. (24) Vậy họ nói với nhau: "Ðừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được". Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, còn áo dài, cũng bắt thăm luôn.“( Ga 19,23).
Theo tương truyền còn lại ở Trier, Thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng đế Constantin cả ( 270-337) đã tìm thấy những di tích Thánh của Chúa Giêsu bên đất thánh Giêrusalem, trong đó có tấm áo của Chúa Giêsu mà quân lính đã bắt thăm chia nhau. Tấm áo thánh này Thánh nữ Helena đã cho đem về thành Trier lưu giữ như qùa tặng.
Hoàng đế Roma Constantino cả - trị vì là hòang đế Roma từ 306-337- năm 313 đã công nhận đạo Công giáo trong thành Roma và trong toàn đế quốc Roma. Với sự công nhận của Hoàng đế Constantino năm 313 đã chấm dứt thời kỳ cấm đạo, bách hại đạo Công giáo ở Roma kéo dài từ thế kỷ thứ nhất sau Chúa giáng sinh. Và từ thời điểm này, đạo Công giáo bắt đầu phát triển lan rộng trong toàn đế quốc Roma. Sự kiện đó được mệnh danh là „ Cuộc thay đổi xoay chuyển Constantino“ cho đạo Công giáo không chỉ ở thành Roma mà cho cả thế giới đế quốc Roma trong toàn Âu châu, cũng như vùng Trung đông và một phần bên Bắc Phi châu.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu ở Trier có chiều dài 1,47 mét phía mặt đàng trước; phía mặt sau dài 1,57 mét, và chiều rộng 1,09 mét.
Sử sách không để lại tường thuật bút tích gì về niên đại tấm áo Chúa Giêsu ở thành Trier có từ khi nào. Nhưng lần đầu tiên nhắc đến tấm áo thánh trong sử sách ngày 01.05.1196, dịp Đức Tổng giám mục Gioan thứ nhất làm phép thánh hiến phần cánh phía Đông nhà thờ chính tòa Trier, và đặt di tích thánh tấm áo Chúa Giêsu vào nơi đó. Ngoài ra còn có bút tích cổ xưa hơn ghi lại chiếc dép Chúa Giêsu còn lưu giữ ở nhà Dòng Prüm cũng thuộc giáo phận Trier.
Nhà thờ chính tòa giáo phận Trier, nơi lưu giữ tấm áo Thánh Chú Giêsu, là nhà thờ cổ kính lâu đời nhất ở nước Đức. Nhà thờ này có chiều dài 112, 5 mét và rộng 41,00 mét. Nhà thờ lần đầu tiên được xây cất vào khoảng năm 340 phần chính cung thánh. Và dần dần nhà thờ được xây mở rộng thêm nhiều lần trong dòng thời gian những thế kỷ đã qua như thành hình ngày hôm nay. Ngoài ra còn có những dấu vết cổ kính của người Roma đã xây dựng còn tồn tại: Cổng vào thành phố có tên Porta Nigra ( cổng mầu đen), Konstantinbasilica, Liebfrauenkirche, Amphitheatre ( Hí trường).
Như tập tục đạo đức trong Giáo Hội, ở Trier có lưu giữ di tích thánh tấm Áo Thánh Chúa Giêsu, nên cũng phát sinh tập tục hành hương tôn kính Áo thánh Chúa.
4. Lịch sử hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu ở Trier
Sử sách không ghi chép lại tập tục hành hương tôn kính áo thánh Chúa Giêsu ở Trier có từ khi nào. Nhưng sử sách ghi thuật lại, Hoàng đế Maximiliam đệ nhất năm 1512 đến thành phố Trier đã mong muốn được nhìn thấy tấm áo Chúa Giêsu. Đức Tổng giám mục Richard đã cho mở hòm đựng tấm áo Chúa Giêsu trước sự hiện diện của Hoàng đế và các vị chức sắc đạo đời thời điểm lúc đó. Và từ thời điểm đó đều có cuộc hành hương đến viếng áo thánh Chúa Giêsu ở Trier, khi thì hằng năm, khi thì cách quãng 7 năm một lần, khi thì lâu dài hơn. Lần sau chót cuộc hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu ở Trier diễn ra năm 1996.
Năm nay 2012 Giáo phận Trier mở dịp hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu từ ngày 13. Tháng Tư đến 13.Tháng Năm, để kỷ niệm 500 năm lần đầu tiên mở hòm đựng Áo thánh Chúa Giêsu ra cho khách hành hương đến kính viếng thời hòang đế Maximiliam đệ nhất năm 1512.
Cuộc hành hương viếng tấm áo Thánh Chúa Giêsu lần này năm 2012 diễn ra với chủ đề: „ Und führe zusammen, was getrennt ist - dẫn lại hợp nhất những gì bị chia ngăn cắt.“
5. Ý nghĩa đạo đức thần học tấm áo thánh Chúa Giêsu
Đến hành hương viếng tấm áo Chúa Giêsu ở Trier phải chăng để xem tấm áo vải lịch sử thời xa xưa còn gìn giữ bảo quản hay sự gì huyền bí lạ lùng?
Không, đến hành hương viếng tấm áo Thánh Chúa Giêsu còn lưu giữ lại cho tới ngày nay không phải để tò mò xem có thực hay không, hay để muốn được trải qua sự gì lạ lùng huyền bí. Nhưng muốn suy nghĩ về ý nghĩa đạo đức thần học.
Ý nghĩa chính tấm áo thánh Chúa Giêsu nằm trong trung tâm đạo đức thần học và nhắc nhớ đến những dấu chỉ kỷ niệm của Chúa Giêsu Kitô.
Chúa Giêsu Kitô là trung tâm đức tin Kitô giáo. Ngài là con với xác phàm như mọi người đồng thời Ngài là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu độ, ơn bình an đến cho con người.
Tấm áo không đường chia cắt may khâu của Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa, như các vị Thánh Giáo phụ cũng đã xác tín, sự hợp nhất không bị chia cắt ngăn cản trong thiên nhiên. Vì thế tấm áo Thánh Chúa Giêsu trở thành dấu chỉ hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa đã làm người.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu, mà con người chúng ta hành hương kính viếng, là hình ảnh nói lên Chúa Giêsu Thiên Chúa đã trở thành người và đã mặc tấm áo này để che thân xác con người của mình. Tấm áo Chúa Giêsu không có đường may cắt khâu vá, mà quân lình bắt thăm để xem ai trúng được, đã trở thành nền đạo đức thần học của Phúc âm Thánh Gioan. Và các vị Giáo Phụ cũng đã suy tư cho đó là hình ảnh nói lên sự hợp nhất không thể bị chia cắt của Giáo Hội do Chúa Giêsu sáng lập nuôi dẫn.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu còn lưu giữ ở Trier là một chiếc áo liền từ trên xuống dưới rộng có hai tay, nhưng không có chiếc túi nào. Điều này nói lên khía cạnh đức bác ái, như Thánh Giaon Tông đồ đã viết suy niệm: Deus caritas ist – Thiên Chúa là tình yêu.
Chiếc áo Chúa Giêsu mặc vào thân thể không có túi đựng nói lên Chúa Giêsu Kitô không giữ lại cho mình cái gì. Qua đôi bàn tay săn sóc Chúa Giêsu cho đi tình yêu thương những ai cần sự an ủi săn sóc, và đồng thời Ngài không biết tới bàn tay nào hơn khác là đôi tay chữa lành, đôi tay phân phát
„ Tấm áo (Tunica) Chúa Giêsu không có đường may khâu chia cắt là hình ảnh nói lên sự hiệp nhất không bị phân chia, như Chúa Giêsu là linh mục thượng phẩm đã cầu nguyện vào buổi chiều ngày chịu khổ hình cho các Tông đồ, cho Giáo Hội của Ngài. Trong thực tế, chức Linh mục của Chúa Giêsu và sự hiệp nhất nên một không bị chia cắt giữa các Tông đồ và Giáo Hội nằm trong kinh cầu nguyện của Thầy cả thượng phẩm. „ ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, I I. tr. 241).
Năm hành hương Áo Thánh Chúa Giêsu thành Trier 13.04. – 2012 - 13.05.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Trong Giáo Hội có nhiều nơi còn lưu giữ di tích Thánh, như ở đền thờ Vatican có mộ Thánh Phero, mộ thánh Phaolo ở Roma, ở Santiago Campostella bên Tây ban Nha có hài hài cốt Thánh Giacobê Tông Đồ, bên Ấn Độ có mộ Thánh Toma Tông đồ, ở Köln có hòm xương của Ba Vua, ở thành Turino bên Ý có khăn của Thánh tẩm liệm in hình Chúa Giêsu…ở nhà thờ chính tòa Giáo phận Trier từ thế kỷ thứ 12. còn lưu giữ tấm áo Chúa Giêsu.
Có di tích Thánh, đồng thời cũng nảy sinh tập tục lòng tôn kính di tích Thánh. Tập tục tôn kính di tích Thánh trong Giáo Hội Hội là nếp sống đạo đức bình dân thịnh hành từ xa xưa. Ngày nay tập tục này tuy vẫn còn sống động, nhưng không còn mạnh cùng trọng thể tưng bừng nhộn nhịp như ngày xưa nữa.
Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học của tập tục hành hương tôn kính di tích thánh trong nếp sống đức tin của người Công giáo?
1. Lịch sử tôn kính di tích thánh
Nếp sống đạo đức tôn kính di tích thánh đã có ngay từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu. Sách Tông đồ công vụ (19,12) thuật lại các tín hữu Chúa Kitô đã lấy khăn cho chạm vào người Thánh Phaolô ngay lúc ngài còn sinh thời đi rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu giữa dân chúng, và rồi đeo quàng khăn đó trên người. Vì họ tin rằng từ nơi thánh nhân có sức mạnh thần linh giúp che chở chữa lành bệnh tật phần xác cũng như phần hồn tâm linh.
Tập tục đạo đức bình dân tôn kính di tích thánh là cung cách lòng tôn kính các Thánh cổ nhất có từ thế kỷ thứ hai sau Chúa Giáng sinh. Từ tập tục đạo đức này, nảy sinh từ thời đầu Trung cổ, nơi bàn thờ dâng lễ trong thánh đường có mẩu xương Thánh đặt nơi đó nữa. Tập tục tôn kính di tích thánh này nói lên mối tương quan ở dưới đất với „ cộng đoàn các Thánh „ ở trên trời.
Từ khi phong trào Tin Lành cải cách thời Luthero năm 1546 phát triển lan rộng, tập tục bình dân tôn kính di tích Thánh bị chỉ trích phủ nhận, cho đó là không hợp với Kinh Thánh. Theo cao trào đó, nhiều nơi ở Âu châu trước đó có những di tích thánh để tôn kính, sau đó tháo gỡ bỏ hòan toàn.
Trước thảm cảnh đau buồn hầu như đời sống đạo đức bị tàn phá xuống dốc, Công đồng Tridentino năm 1563 đã đưa ra luận cứ phản bác lại những phê bình chỉ trích của những giáo phái Tin Lành cải cách phủ nhận tập tục đạo đức tôn kính di tích Thánh. Đồng thời Công đồng muốn cổ võ làm sống lại tập tục đạo đức bình dân này trong Giáo Hội Công giáo. Có làn gió mới tươi mát thổi vào, tập tục đạo đức bình dân này sống động trở lại trong đời sống Giáo Hội từ ngày đó.
Bước sang thế kỷ thứ 20. tập tục đạo đức này lần nữa bị lu mờ giảm thiểu rõ rệt do phong trào cải cách Phụng vụ lấn lướt dựa trên lý luận thuần lý chiếm vị thế hàng đầu. Nhưng từ hơn hai năm qua việc tôn kính di tích Thánh lại dần được làm cho sống động phát triển trở lại.
Nhu cầu tâm linh tìm sự trợ giúp, an ủi cho tâm hồn luôn là nhu cầu cần thiết cho đời sống con người. Tập tục đạo đức bình dân hành hương tôn kính di tích Thánh là một cách thế đạo đức đáp ứng cho nhu cầu tâm linh con người.
2. Những phân biệt thứ loại di tích Thánh
Tôn kính di tích Thánh là một tập tục đạo đức bình dân trong Giáo Hội. Nhưng dẫu vậy cũng có những phân biệt xếp loại di tích Thánh theo ba cấp thứ hạng.
2.1. Di tích Thánh loại hạng nhất là những phần thân thể của các Thánh, đặc biệt là Xương thân thể của vị Thánh, nhưng cũng bao gồm cả những sợi tóc, móng tay, và rất ít trường hợp cả máu. Những vị Thánh mà thân thể bị thiêu đốt ra tro bụi, tro bụi đó có gía trị như di tích Thánh.
2.2. Di tích Thánh loại hạng hai là những vật dụng chính gốc mà lúc sinh thời các vị Thánh đã dùng đụng chạm vào, như đồ dùng của họ, quần áo các vị đã mặc, bút viết; nơi các vị Thánh Tử đạo những vật dụng khí cụ hành hạ chém giết các ngài cũng có gía trị là di tích Thánh.
2.3. Di tích Thánh loại hạng ba là những vật dụng đồ đạc trực tiếp đã đụng chạm vào thân thể vị Thánh, như khăn, áo đụng chạm vào vị Thánh hay phủ trên tấm hình của vị Thánh.
Chúa Giêsu theo Phúc âm thuật lại ( Lc 24,50-53; Sách Tông đồ công vụ 1,1-11) đã trở về trời, và theo giáo huấn của Giáo Hội Công giáo đức mẹ Maria cũng đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác, nên không có di tích xương thánh - theo hạng thứ nhất - của các Ngài nữa ở trần gian. Áo thánh Chúa Giêsu ở Trier thuộc vào hạng di tích Thánh loại hai.
Luật Giáo Hội cấm không cho phép buôn bán di tích Thánh. Được phép xin cùng gìn giữ tôn kính di tích Thánh, nhưng không được tiếp tục đưa ra mặc cả buôn bán. Cũng được trao tặng di tích thánh cho người tín hữu hay trao trả lại cho Giáo Hội di tích Thánh.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu là di tích thánh còn lưu giữ tôn kính ở Trier thuộc di tích thánh hạng hai.
3. Lịch sử tấm áo Chúa Giêsu
Theo tương truyền còn lại ở Trier, Thánh nữ Helena, mẹ của Hoàng đế Constantin cả ( 270-337) đã tìm thấy những di tích Thánh của Chúa Giêsu bên đất thánh Giêrusalem, trong đó có tấm áo của Chúa Giêsu mà quân lính đã bắt thăm chia nhau. Tấm áo thánh này Thánh nữ Helena đã cho đem về thành Trier lưu giữ như qùa tặng.
Hoàng đế Roma Constantino cả - trị vì là hòang đế Roma từ 306-337- năm 313 đã công nhận đạo Công giáo trong thành Roma và trong toàn đế quốc Roma. Với sự công nhận của Hoàng đế Constantino năm 313 đã chấm dứt thời kỳ cấm đạo, bách hại đạo Công giáo ở Roma kéo dài từ thế kỷ thứ nhất sau Chúa giáng sinh. Và từ thời điểm này, đạo Công giáo bắt đầu phát triển lan rộng trong toàn đế quốc Roma. Sự kiện đó được mệnh danh là „ Cuộc thay đổi xoay chuyển Constantino“ cho đạo Công giáo không chỉ ở thành Roma mà cho cả thế giới đế quốc Roma trong toàn Âu châu, cũng như vùng Trung đông và một phần bên Bắc Phi châu.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu ở Trier có chiều dài 1,47 mét phía mặt đàng trước; phía mặt sau dài 1,57 mét, và chiều rộng 1,09 mét.
Sử sách không để lại tường thuật bút tích gì về niên đại tấm áo Chúa Giêsu ở thành Trier có từ khi nào. Nhưng lần đầu tiên nhắc đến tấm áo thánh trong sử sách ngày 01.05.1196, dịp Đức Tổng giám mục Gioan thứ nhất làm phép thánh hiến phần cánh phía Đông nhà thờ chính tòa Trier, và đặt di tích thánh tấm áo Chúa Giêsu vào nơi đó. Ngoài ra còn có bút tích cổ xưa hơn ghi lại chiếc dép Chúa Giêsu còn lưu giữ ở nhà Dòng Prüm cũng thuộc giáo phận Trier.
Nhà thờ chính tòa giáo phận Trier, nơi lưu giữ tấm áo Thánh Chú Giêsu, là nhà thờ cổ kính lâu đời nhất ở nước Đức. Nhà thờ này có chiều dài 112, 5 mét và rộng 41,00 mét. Nhà thờ lần đầu tiên được xây cất vào khoảng năm 340 phần chính cung thánh. Và dần dần nhà thờ được xây mở rộng thêm nhiều lần trong dòng thời gian những thế kỷ đã qua như thành hình ngày hôm nay. Ngoài ra còn có những dấu vết cổ kính của người Roma đã xây dựng còn tồn tại: Cổng vào thành phố có tên Porta Nigra ( cổng mầu đen), Konstantinbasilica, Liebfrauenkirche, Amphitheatre ( Hí trường).
Như tập tục đạo đức trong Giáo Hội, ở Trier có lưu giữ di tích thánh tấm Áo Thánh Chúa Giêsu, nên cũng phát sinh tập tục hành hương tôn kính Áo thánh Chúa.
4. Lịch sử hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu ở Trier
Năm nay 2012 Giáo phận Trier mở dịp hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu từ ngày 13. Tháng Tư đến 13.Tháng Năm, để kỷ niệm 500 năm lần đầu tiên mở hòm đựng Áo thánh Chúa Giêsu ra cho khách hành hương đến kính viếng thời hòang đế Maximiliam đệ nhất năm 1512.
Cuộc hành hương viếng tấm áo Thánh Chúa Giêsu lần này năm 2012 diễn ra với chủ đề: „ Und führe zusammen, was getrennt ist - dẫn lại hợp nhất những gì bị chia ngăn cắt.“
5. Ý nghĩa đạo đức thần học tấm áo thánh Chúa Giêsu
Đến hành hương viếng tấm áo Chúa Giêsu ở Trier phải chăng để xem tấm áo vải lịch sử thời xa xưa còn gìn giữ bảo quản hay sự gì huyền bí lạ lùng?
Không, đến hành hương viếng tấm áo Thánh Chúa Giêsu còn lưu giữ lại cho tới ngày nay không phải để tò mò xem có thực hay không, hay để muốn được trải qua sự gì lạ lùng huyền bí. Nhưng muốn suy nghĩ về ý nghĩa đạo đức thần học.
Ý nghĩa chính tấm áo thánh Chúa Giêsu nằm trong trung tâm đạo đức thần học và nhắc nhớ đến những dấu chỉ kỷ niệm của Chúa Giêsu Kitô.
Chúa Giêsu Kitô là trung tâm đức tin Kitô giáo. Ngài là con với xác phàm như mọi người đồng thời Ngài là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu độ, ơn bình an đến cho con người.
Tấm áo không đường chia cắt may khâu của Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa, như các vị Thánh Giáo phụ cũng đã xác tín, sự hợp nhất không bị chia cắt ngăn cản trong thiên nhiên. Vì thế tấm áo Thánh Chúa Giêsu trở thành dấu chỉ hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa đã làm người.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu, mà con người chúng ta hành hương kính viếng, là hình ảnh nói lên Chúa Giêsu Thiên Chúa đã trở thành người và đã mặc tấm áo này để che thân xác con người của mình. Tấm áo Chúa Giêsu không có đường may cắt khâu vá, mà quân lình bắt thăm để xem ai trúng được, đã trở thành nền đạo đức thần học của Phúc âm Thánh Gioan. Và các vị Giáo Phụ cũng đã suy tư cho đó là hình ảnh nói lên sự hợp nhất không thể bị chia cắt của Giáo Hội do Chúa Giêsu sáng lập nuôi dẫn.
Tấm áo thánh Chúa Giêsu còn lưu giữ ở Trier là một chiếc áo liền từ trên xuống dưới rộng có hai tay, nhưng không có chiếc túi nào. Điều này nói lên khía cạnh đức bác ái, như Thánh Giaon Tông đồ đã viết suy niệm: Deus caritas ist – Thiên Chúa là tình yêu.
Chiếc áo Chúa Giêsu mặc vào thân thể không có túi đựng nói lên Chúa Giêsu Kitô không giữ lại cho mình cái gì. Qua đôi bàn tay săn sóc Chúa Giêsu cho đi tình yêu thương những ai cần sự an ủi săn sóc, và đồng thời Ngài không biết tới bàn tay nào hơn khác là đôi tay chữa lành, đôi tay phân phát
„ Tấm áo (Tunica) Chúa Giêsu không có đường may khâu chia cắt là hình ảnh nói lên sự hiệp nhất không bị phân chia, như Chúa Giêsu là linh mục thượng phẩm đã cầu nguyện vào buổi chiều ngày chịu khổ hình cho các Tông đồ, cho Giáo Hội của Ngài. Trong thực tế, chức Linh mục của Chúa Giêsu và sự hiệp nhất nên một không bị chia cắt giữa các Tông đồ và Giáo Hội nằm trong kinh cầu nguyện của Thầy cả thượng phẩm. „ ( Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, I I. tr. 241).
Năm hành hương Áo Thánh Chúa Giêsu thành Trier 13.04. – 2012 - 13.05.
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long