Từ nhiều tháng qua Liên Hiệp Quốc đã cố gắng rất nhiều trong nỗ lực giải quyết tình trạng chiến tranh gây ra biết bao nhiêu chết chóc tàn phá và khổ đau cho người dân Siria. Từ khi làm gió dân chủ của ”Mùa Xuân A Rập” thổi tới đất nước Siria cách đây 14 tháng, cứ vào mỗi ngày thứ sáu, sau giờ cầu nguyện dân chúng lại ồ ạt xuống đường biểu tình đòi tự do dân chủ và yêu cầu tổng thống Bashar Al-Assad từ chức.
Để trả lời cho các đòi hỏi rất chính đáng của người dân tổng thống Al-Assad đã chỉ ”tìm cách câu giờ”, lần lữa đưa ra các lời hứa cải tổ suông, rồi sau đó đã ra lệnh cho quân đội bắn vào các đoàn người biểu tình, bỏ bom các thành phố làng mạc nổi dậy, dùng xe tăng thiết giáp và vũ khí nặng trấn áp người dân. Điển hình là thành phố Homs, nơi khai mào các cuộc xuống đường biểu tỉnh đòi tự do dân chủ. Trong mấy tháng trời liên tiếp thành phố bị bao vây, dội bom, bị bắn phá tan hoang và hiện nay giống như một thành phố chết. Không có ngày nào là không có vài chục người dân bị quân đội sát hại. Tổng cộng đến nay đã có trên 13.000 người bị thiệt mạng. Vụ tàn sát dã man nhất xảy ra đêm 25 rạng ngày 26-5-2012 tại Hula làm cho 116 người chết, trong só có 34 phụ nữ và 49 trẻ em. Quân đội Siria đã vào từng nhà và bắn hết mọi người.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp khẩn cấp và đồng thanh ra tuyên ngôn lên án chính quyền của tổng thống Al Assad đã sử dụng các vũ khí nặng sát hại các thường dân, vi phạm luật lệ quốc tế và thỏa hiệp ngưng bắn. Lần đầu tiên nước Nga cũng đã ký vào tuyên ngôn sau khi tranh luận với 14 nước thành viên khác là phải lên án cả lực lượng nổi dậy nữa.
Tình hình căng thẳng đến độ đã có 9 nước trục xuất các đại sứ của Siria, triệu hồi đại sứ của mình và ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ tại Damasco, vì lý do an ninh.
Chương trình 6 điểm do ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đề ra tuy được cả hai phe ký nhận, nhưng xem ra không có hiệu qủa, vì bị cả hai bên vi phạm.
Trước cảnh bạo lực gia tăng, cộng đoàn quốc tế, đặc hiệt là Hoa Kỳ và các nước Âu châu ra các nghị quyết cấm vận đối với Siria, nhưng Nga và Trunq Quốc tiếp tục ủng hộ chính quyền của tổng thống Bashar Al-Assad và luôn luôn dùng quyền phủ quyết của mình.
Ngày 27 tháng 4 năm 2011 Nga và Trung Quốc ngăn chặn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra thông cáo lên án cuộc đàn áp của chính quyền Siria. Ngày 13 tháng 5 Nga cảnh cáo chống lại một tình hình tương tự như tại Libia. Ngày 4-10 Nga và Trung Quốc lại ngăn chặn nghị quyết lên án Siria đàn áp thường dân. Ngày 17 tháng 11 Nga tố cáo lực lượng đối lập đưa Siria vào cảnh nội chiến. Sang tới năm 2012 ngày mùng 8 tháng giêng một nhóm tầu chiến của Nga cập bến Tartus, là căn cứ chiến lược quân sự của Nga tại Siria. Ngày mùng 4 tháng 2 Nga và Trung Quốc lại phủ quyết một nghị quyết khác lên án chính quyền Siria đàn áp thường dân. Ba ngày sau ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hội kiến với tổng thống Al-Assad, và ngày 21 tháng 2 người ta được biết các buôn bán song phương đã gia tăng 51% trong năm 2011 tới 1,97 tỷ mỹ kim, hầu hết là vũ khí. Ngày mùng 4 tháng 4 ngoại trưởng Lavrov tuyên nbố rằng tuy có được ”võ trang tới răng” lực lượng đối lập cũng sẽ không làm gì được tổng thống Assad. Ngày 26 tháng 4 Nga tố cáo lực lượng đối lập dùng ”chiến thuật du kích”. Ngày 27 tháng 5 Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án chính quyền Damassco tàn sát thường dân tại Hula dùng xe tăng và trọng pháo bắn phá khu phố đông dân cư. Nga đòi phải lên án cả các lực lượng nổi loạn. Ngày 30 tháng 5 Nga cho rằng mọi sáng kiến của Liên Hiệp Quốc là điều qúa sớm và lến án việc trục xuất các đại sứ của Siria. Hôm sau đó Điệm Cremli định nghĩa lập trường của mình đối với cuộc khủng hoảng tại Siria và ”có luận lý và quân bình”.
Được Nga, Trung Quốc và Cuba ủng hộ, tổng thống Al-Assad tiếp tục ra lệnh cho quân đội tàn sát thường dân. Ngày mùng 6 tháng 6 lại có thêm 100 thường dân khác bị tàn sát tai Hama. Đây lại là một ”cái tát” khác vào mặt Liên Hiệp Quốc, là tổ chức ngày càng tỏ ra bất lực không giải quyết được các tranh chấp tại nhiều vùng trên thế giới.
Lý do là vì các nước thành viên, đặc biệt là các cường quốc, đều nhất quyết bảo vệ các lợi nhuận của mình. Trừ Nhật Bản ra, các nước trong khối G8 đều bán ít nhiều khí giới cho Siria và các quốc gia vùng Trung Đông.
Như đã biết, các liên hệ mật thiết giữa Siria và Nga đã có ngay từ thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Và Siria là quốc gia ”khách hàng trung thành” tiêu thụ vũ khí và đạn dược của Nga. Việc ủng hộ tổng tống Al Assad là cách thế tổng thống Vladimir Putin đối đầu với Hoa Kỳ và Âu châu. Nga không muốn để xảy ra một Libia thứ hai với mục đích ngăn chặn các nước Tây Âu lật đổ các chính quyền không vừa lòng họ, trong đó có vài chính quyền A Rập vùng Trung Đông, bao gồm cả Iran. Trong khi Trung Quốc thì có các tương quan đổi chác nguyên liệu và hàng hóa với Siria và các nước A rập có đầu hỏa.
Như vậy, nói cho cùng bàn cờ thế giới xoay quanh các lợi nhuận của các cường quốc hơn là vì tương lai tự do dân chủ của người dân các nước nhược tiểu nghèo và chậm tiến. Thế mới biết khi lợi nhuận thống trị tâm trí, cung cách suy tư hành xử của con người và khống chế chính trị, thì hòa bình dân chủ là xa xỉ phẩm, và bàn cờ ở bất cứ đâu trên thế giới này cũng theo cùng một luận lý lợi nhuận duy nhất ấy mà thôi!
Để trả lời cho các đòi hỏi rất chính đáng của người dân tổng thống Al-Assad đã chỉ ”tìm cách câu giờ”, lần lữa đưa ra các lời hứa cải tổ suông, rồi sau đó đã ra lệnh cho quân đội bắn vào các đoàn người biểu tình, bỏ bom các thành phố làng mạc nổi dậy, dùng xe tăng thiết giáp và vũ khí nặng trấn áp người dân. Điển hình là thành phố Homs, nơi khai mào các cuộc xuống đường biểu tỉnh đòi tự do dân chủ. Trong mấy tháng trời liên tiếp thành phố bị bao vây, dội bom, bị bắn phá tan hoang và hiện nay giống như một thành phố chết. Không có ngày nào là không có vài chục người dân bị quân đội sát hại. Tổng cộng đến nay đã có trên 13.000 người bị thiệt mạng. Vụ tàn sát dã man nhất xảy ra đêm 25 rạng ngày 26-5-2012 tại Hula làm cho 116 người chết, trong só có 34 phụ nữ và 49 trẻ em. Quân đội Siria đã vào từng nhà và bắn hết mọi người.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhóm họp khẩn cấp và đồng thanh ra tuyên ngôn lên án chính quyền của tổng thống Al Assad đã sử dụng các vũ khí nặng sát hại các thường dân, vi phạm luật lệ quốc tế và thỏa hiệp ngưng bắn. Lần đầu tiên nước Nga cũng đã ký vào tuyên ngôn sau khi tranh luận với 14 nước thành viên khác là phải lên án cả lực lượng nổi dậy nữa.
Tình hình căng thẳng đến độ đã có 9 nước trục xuất các đại sứ của Siria, triệu hồi đại sứ của mình và ra lệnh đóng cửa tòa đại sứ tại Damasco, vì lý do an ninh.
Chương trình 6 điểm do ông Kofi Annan, nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đề ra tuy được cả hai phe ký nhận, nhưng xem ra không có hiệu qủa, vì bị cả hai bên vi phạm.
Trước cảnh bạo lực gia tăng, cộng đoàn quốc tế, đặc hiệt là Hoa Kỳ và các nước Âu châu ra các nghị quyết cấm vận đối với Siria, nhưng Nga và Trunq Quốc tiếp tục ủng hộ chính quyền của tổng thống Bashar Al-Assad và luôn luôn dùng quyền phủ quyết của mình.
Ngày 27 tháng 4 năm 2011 Nga và Trung Quốc ngăn chặn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ra thông cáo lên án cuộc đàn áp của chính quyền Siria. Ngày 13 tháng 5 Nga cảnh cáo chống lại một tình hình tương tự như tại Libia. Ngày 4-10 Nga và Trung Quốc lại ngăn chặn nghị quyết lên án Siria đàn áp thường dân. Ngày 17 tháng 11 Nga tố cáo lực lượng đối lập đưa Siria vào cảnh nội chiến. Sang tới năm 2012 ngày mùng 8 tháng giêng một nhóm tầu chiến của Nga cập bến Tartus, là căn cứ chiến lược quân sự của Nga tại Siria. Ngày mùng 4 tháng 2 Nga và Trung Quốc lại phủ quyết một nghị quyết khác lên án chính quyền Siria đàn áp thường dân. Ba ngày sau ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hội kiến với tổng thống Al-Assad, và ngày 21 tháng 2 người ta được biết các buôn bán song phương đã gia tăng 51% trong năm 2011 tới 1,97 tỷ mỹ kim, hầu hết là vũ khí. Ngày mùng 4 tháng 4 ngoại trưởng Lavrov tuyên nbố rằng tuy có được ”võ trang tới răng” lực lượng đối lập cũng sẽ không làm gì được tổng thống Assad. Ngày 26 tháng 4 Nga tố cáo lực lượng đối lập dùng ”chiến thuật du kích”. Ngày 27 tháng 5 Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án chính quyền Damassco tàn sát thường dân tại Hula dùng xe tăng và trọng pháo bắn phá khu phố đông dân cư. Nga đòi phải lên án cả các lực lượng nổi loạn. Ngày 30 tháng 5 Nga cho rằng mọi sáng kiến của Liên Hiệp Quốc là điều qúa sớm và lến án việc trục xuất các đại sứ của Siria. Hôm sau đó Điệm Cremli định nghĩa lập trường của mình đối với cuộc khủng hoảng tại Siria và ”có luận lý và quân bình”.
Được Nga, Trung Quốc và Cuba ủng hộ, tổng thống Al-Assad tiếp tục ra lệnh cho quân đội tàn sát thường dân. Ngày mùng 6 tháng 6 lại có thêm 100 thường dân khác bị tàn sát tai Hama. Đây lại là một ”cái tát” khác vào mặt Liên Hiệp Quốc, là tổ chức ngày càng tỏ ra bất lực không giải quyết được các tranh chấp tại nhiều vùng trên thế giới.
Lý do là vì các nước thành viên, đặc biệt là các cường quốc, đều nhất quyết bảo vệ các lợi nhuận của mình. Trừ Nhật Bản ra, các nước trong khối G8 đều bán ít nhiều khí giới cho Siria và các quốc gia vùng Trung Đông.
Như đã biết, các liên hệ mật thiết giữa Siria và Nga đã có ngay từ thời kỳ Liên Bang Xô Viết. Và Siria là quốc gia ”khách hàng trung thành” tiêu thụ vũ khí và đạn dược của Nga. Việc ủng hộ tổng tống Al Assad là cách thế tổng thống Vladimir Putin đối đầu với Hoa Kỳ và Âu châu. Nga không muốn để xảy ra một Libia thứ hai với mục đích ngăn chặn các nước Tây Âu lật đổ các chính quyền không vừa lòng họ, trong đó có vài chính quyền A Rập vùng Trung Đông, bao gồm cả Iran. Trong khi Trung Quốc thì có các tương quan đổi chác nguyên liệu và hàng hóa với Siria và các nước A rập có đầu hỏa.
Như vậy, nói cho cùng bàn cờ thế giới xoay quanh các lợi nhuận của các cường quốc hơn là vì tương lai tự do dân chủ của người dân các nước nhược tiểu nghèo và chậm tiến. Thế mới biết khi lợi nhuận thống trị tâm trí, cung cách suy tư hành xử của con người và khống chế chính trị, thì hòa bình dân chủ là xa xỉ phẩm, và bàn cờ ở bất cứ đâu trên thế giới này cũng theo cùng một luận lý lợi nhuận duy nhất ấy mà thôi!