Chuyện phiếm đọc trong tuần Thứ 12 Thường niên Năm B 24.6.2012
“Tôi muốn mời em về,”
“Thăm lại phố phường xưa.
Những chiều trời mưa phủ ,
Lời yêu nói sao vừa.”
(Việt Dzũng – Mời Em Về)
(1P 1: 6-7)
“Mời Em Về”, hôm nay hay ngày mai, không phải để em thăm lại phố phường thời xưa cũ. Mà, còn để nói với em và với tôi, đôi điều vẫn chưa nói cho hết. Hoặc, có nói em cũng chưa kịp nhận ra.
Với bần đạo, lâu nay khá nhiều bầu bạn vẫn cứ thư về gợi nhớ lời người xưa khuyên nhủ, chỉ đôi câu. Câu ấy nghe khá giống ca từ người xưa, vẫn cứ hát:
“Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa.”
(Việt Dzũng – bđd)
Hát thế rồi, bầu bạn lại còn bảo:
“Bạn ra đi lâu ngày quá, cũng nên về thăm quê một lần cho biết để thấy là quê mình giờ này đã đổi thay, cũng khá nhiều. Đổi, về ngoại hình. Thay, cả về tâm tính lẫn tình hình và chính kiến. Bạn về đi, bọn tôi đây bảo đảm là bạn sẽ thấy vui như ngày Tết, để rồi mai ngày lại cứ đòi về mãi, không biết mệt. Duy, có điều là: khi về, bạn đừng để quên người bạn đời ở đâu đó rất khó tìm. Bởi, rất nhiều người khi về rồi đà thấy vui, bèn chẳng muốn trở lại chốn cũ những quần quật chuyện cày bừa, đâu đấy nhé…”
Nghe rủ, bần đạo thấy cũng mê nhưng hơi mệt, bèn quay về nhạc bản có ca từ nghệ sĩ hát:
“Tôi muốn mời em về
Thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa.”
(Việt Dzũng – bđd)
Vâng. Quả là, có về thăm nơi nào rồi cũng thế. Thăm Hà Nội hoặc Sàigòn xưa, vẫn hằn ghi dấu vết của bước chân âm thầm thời son trẻ. Về lại quê mình, bần đạo đây cũng rất muốn, nhưng đôi lúc ngồi nghĩ quẩn lại đã nhận ra rằng: “thân này há xẻ làm đôi, nửa bên nước Úc, nửa quê dặm buồn?”
Có thể là, bần đạo buồn, vì không thực hiện được điều mình vẫn ước và vẫn muốn. Buồn nhiều hơn, khi lại nghe thêm ca từ vừa mới hát:
“Tôi muốn mời em về,
Nhưng quê hương tôi quá xa.
Bên kia bờ Thái Bình bao la.
Tôi muốn mời em về,
Nhưng chim đã gãy cánh.
Nhưng mây đã ngừng bay.
Cho tôi còn lại nơi này.”
(Việt Dzũng – bđd)
Tản mạn đôi lời thơ/ý nhạc xong, nay bần đạo mời bạn và tôi, ta đi vào giòng chảy rất phiếm có những truyện kể về nhiều thứ. Những thứ, vẫn đánh động cuộc sống của bạn và của tôi như sau:
“Có một thời, khi mọi vật trên đời đều biết nói, thì hôm đó, hai con sóng lớn nhỏ ở giòng sông đã cùng nhau thủ thỉ những lời trần tình như sau:
-Kể ra cũng bực. Sao con sóng kia cứ to lớn, còn mình đây vẫn bé nhỏ có thế này?
Sóng to nghe vậy bèn đáp:
-Đơn giản chỉ vì bạn không nhận ra gốc gác của mình nên mới bực, thế thôi!
-Thế tôi không là sóng, thì là cái quái gì đây cơ chứ?
-Không! Sóng chỉ là hình thức tạm bợ nơi bản chất của bạn thôi. Kỳ thực, bản chất của bạn chính là nước. Một khi đã nhận ra bản chất của mình là nước rồi, thì lúc đó bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ là sóng vỗ bên ngoài và từ đó sẽ không còn bực bõ gì nữa hết.
Lúc ấy, con sóng nhỏ mới nhận ra được chân lý, bèn vui vẻ nói:
-À thì ra, giờ này tôi mới hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một, không có gì khác hết phải không? Có khác chăng, chỉ mỗi điều là: dù to/nhỏ, ai làm nên chuyện kỳ lạ mới là người đáng ta nể vì, mà thôi!”
Đúng thế. Cuộc đời bạn và bản thân tôi, tuy là hai nhưng lại giống như một. Một nguyên lý. Một tình tự của người con Đức Chúa. Của quê hương, nước Trời.
Hôm nay đây, ở Nước Trời quê tạm này lại vẫn có những vấn đề của nó, rất thời thượng. Vấn đề, là vấn nạn về đề tài muôn thuở thời hôm nay. Bởi thế nên, nay mời bạn mời cả tôi, ta gia nhập đoàn người vẫn thích “phiếm”. Phiếm nhè nhẹ. Sương sương, như mọi lúc. Phiếm, là phiếm thế này:
Vừa qua, ở trời Tây nước bạn, có vị đã nêu ra nhiều vấn nạn về nhiều chuyện như nhật báo có tên “Science Daily” vừa đưa ra một phát giác “kinh khủng” mà báo ấy cho là vẫn rất mới, như sau:
“Nghiên cứu mới nhất cho thấy: nhiều cải thiện về khả năng xem xét sở thích của mọi người là tuỳ độ tuổi. Nói khác đi, thì sở thích con người là tuỳ sự chín chắn/trưởng thành ở trung khu thần kinh có liên quan đến việc tự kềm chế.
Khám phá trên, do cơ quan được gọi là “Cell Press” phát hiện và đưa ra cho công chúng nhận thức hôm 8 tháng 3 năm 2012 qua nhật ký biên khảo mang tên “Neuron” nhằm giải thích lý do khiến trẻ nhỏ phải phấn đấu tự chế để chống lại những thôi thúc vị kỷ, cả vào khi chúng biết rõ điều đó tốt đẹp hơn. Điều này, đánh mạnh lên chính sách giáo dục nhằm thăng tiến cung cách hành xử lành mạnh, trong xã hội.
Khám phá, cho thấy đã có tiến bộ khá quan trong nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân phát triển hành xử xã hội hàm ngụ chính sách giáo dục nói chung, hầu nhấn mạnh tầm quan trọng mà giúp con trẻ hành xử theo cách quen thuộc chúng hiểu biết. Các chính sách như thế sẽ tạo nền tảng cho hành xử của người biết nghĩ đến kẻ khác, trong mai ngày.” (x.Mariette Ulrich, MercatorNet 26/3/2012)
Thật ra, theo Mariette Ulrich thì: khám phá trên chỉ muốn nói lên điều này: sở dĩ trẻ bé thường ích kỷ vì chúng không chín chắn đủ, để có thể hành xử cho phải phép. Nhưng biết được điều này, đâu cần khoa học phải bỏ công ra mà tìm tòi/khảo sát khá kỹ mới biết được. Điều nực cười, là: Khoa học vẫn tự nhận là mình đã khám phá ra điều mới mẻ trong tương quan giữa tính ích kỷ với sự trưởng thành, lại đề nghị chính phủ nên có giải pháp nhưng giải pháp họ đề nghị lại chẳng liên quan đến khoa học gì hết.
Nói tóm lại, kế hoạch giáo dục dù đã cải thiện tuổi ấu thơ/măng sữa đi nữa, cuối cùng cũng nhằm đào tạo được đám trẻ nay biết thực thi động thái vô-vị-lợi hầu trở thành công dân tốt, có đạo đức/chức năng hợp lẽ đạo. Nhưng vấn đề, là: muốn con trẻ được giáo dục theo cách nào đó để thành người cao sang/quyền quý và độ lượng thì vẫn phải có sự hỗ trợ của các gia đình sang trọng/khá giả. Còn những trẻ có gia đình không khá giả, thì sao?
Cuối cùng, là câu hỏi: về thể lý, trẻ bé thuộc tuổi ấu thơ, khi não bộ thần kinh của chúng chưa phát triển đúng cách, đã thấy phát sinh ra tính vị kỷ rồi, còn đám trẻ ở tuổi “teen” lâu nay chỉ tập trung mọi sự vào chính mình, thì động thái này ta đổ lỗi cho ai đây?” (xem thêm Mariette Ulrich, bđd)
Và, tuổi trẻ ở nhà Đạo thì sao? Có gì cải thiện được cung cách giữ đạo và hành đạo không? Để trả lời, tưởng cũng nên quay về với đấng bậc vị vọng ở Úc, từng bộc bạch như sau:
“Sống phù hợp Đạo Chúa, người Công giáo ta vẫn hay hát. Hát cả vào lúc vui, lẫn khi buồn. Bởi, “Hát là cầu nguyện, những hai lần” mà! Và, người nhà Đạo cũng hát rất chăm. Suy tư cũng rất nhiều. Vẫn có các bài ca làm tỉnh giấc mơ hoa, như bài “How Great Thou Art”, nghe không được chuẩn cho lắm. Chí ít, là ở tiểu khúc 3. Như tác giả dẫn ý:
“Hân hoan tình Chúa rất bao la,
chẳng ngại hồn đau vẫn cứ là.
Là, Con Một Hiền lành theo cõi chết,
Ôm trọn tội người, trọn ý Cha.”
Vâng, tiểu khúc trên, dù mang cả một truyền thống đầy ý nghĩa, vẫn coi cái chết của Đức Kitô, như một hành động chuộc tội, do Cha muốn. Nhận định như thế, tức bảo rằng: khổ đau, sự chết của Chúa là giá chuộc mạng mà Ngài đã thanh trả cho bọn xấu, để ta có thể san sẻ sự sống với Chúa Cha. Như một chọn lựa, cái chết của Đức Giêsu phải được coi như hành động duy nhất để Cha nguôi giận về tội lỗi của con người. Vì thế nên, Cha vẫn tiếp tục thương yêu loài người như khi trước.
Nghe điệu nhạc ướt át đầy cảm tính như thế, đôi lúc cũng làm ta hãi sợ. Có lẽ, ta cũng nên kiểm tra lại lời ca ý nhạc, xem nó có thích hợp với nền thần học ta được dạy bảo, hay không. Một đằng, nền thần học của ta vẫn khẳng định: tình thương yêu đặc biệt Chúa ban, rất cao sang, vời vợi. Tình yêu Ngài, vẫn kinh qua mọi thăng trầm cuộc sống, cả lúc vui cũng như khi buồn. Đằng khác, nếu khi hát, ta cứ hay kể nhiều về nỗi khó khăn, buồn phiền Chúa gánh chịu. Là thế, tức là ta chủ trương: Đấng Hoá Công đầy lòng bao dung, vẫn đẩy Người Con Thân Yêu của Ngài vào chỗ chết, có tủi nhục? Phải chăng ta coi đây như phương cách duy nhất làm Ngài hài lòng, sao?
Áp dụng chuyện xử án, đôi lúc cũng nên hỏi: quan án có để cho đương can vô tội chết lặng lẽ trong lỗi phạm không? Và như thế, Chúa là vị Quan Án Tối Cao, Ngài có quyền lực gì trên sự dữ/ác thần, không? Đây là cách duy nhất để Ngài kiểm nghiệm sự hy sinh cao cả nơi Người Con Yêu Dấu của Ngài, ư? Các vấn nạn trên, gây ảnh hưởng lên đời sống đức tin của người đi Đạo. Đôi lúc, điều này lại làm ta xa vời niềm tin đích thực, lâu nay ta thường được nhắc nhớ, rằng: Đức Chúa trên cao vẫn thương mọi người, dù con người có lầm lỡ, lỗi phạm rất nhiều sự.
Ngày nay, ta nghe nhiều về các nạn nhân, không còn chọn lựa nào khác, đã rơi vào bẫy cạm của tội lỗi. Thật ra, trong nhiều trường hợp, việc ấy không do họ làm. Mà, do người khác đối xử không được tử tế theo lẽ Đạo. Người khác, là người có tự do trong đối xử một cách “khác người”, rất lạ kỳ, và buồn bã. Người khác, vẫn là người biết nhiều, hiểu nhiều. Nhưng, đứng ở góc cạnh nào đó, ta sẽ cùng với họ biểu đồng tình mà cho rằng: Đức Kitô là nạn nhân của thánh ý Cha, khi Ngài chấp nhận khổ đau, và nỗi chết. Hiểu thế, tức cho rằng: Cha vẫn muốn Ngài hy sinh, chuộc mạng để đổi chác chuộc lấy tội của con người, mà thứ tha? Hiểu như thế, sẽ kéo theo ngộ nhận bảo rằng: mình là nạn nhân của Chúa, cũng không chừng. Nếu ý Cha muốn Đức Kitô phải chịu khổ và chết nhục, thì sao ta lại buồn khi lĩnh nhận thánh giá tưởng-chừng-như-quá-nặng?
Suy tư theo hướng này, ta sẽ càng thêm ngờ vực, rằng: sự Thương khó của Đức kitô có thể đã quá đặt nặng vào điểm nhấn trên tính miễn cưỡng của Chúa khi chấp nhận khổ ải. Quả thật, các thánh sử có nhắc đến việc Chúa ngồi cùng bàn với phường giá áo, túi cơm. Kết bạn với bọn phản phé. Làm thầy kẻ chối bỏ sự thật, bỏ của chạy lấy người…
Nhưng không nên hiểu Kinh thánh theo khuynh hướng này. Bởi, nếu không, sẽ có người ngờ rằng: thánh Mác-cô ám chỉ Chúa hoảng sợ trước cái chết khổ nhục, vẫn gần kề. Và, trong chiều hướng ấy, lại sẽ nghĩ: khi Ngài cất tiếng kêu “Lạy Cha”, tức Ngài kêu lên lời ai oán để tự cứu mình khỏi cơn buồn phiền, phải thế không? Cuối cùng, hiểu theo hướng này, sẽ có người lại cứ nghĩ: Đức Kitô nhận “theo ý Cha”, nhưng phút cuối, vẫn thấy như mình bị bỏ rơi trên thập giá? Quả thật, đó không phải là thần học đích thực. Suy cho cùng, hiểu theo hướng này, chắc chắn có sai sót. Bởi đọc kỹ chương đoạn nói rõ Chúa chấp nhận thánh ý của Cha ở Vườn Cây Dầu, thay vì hiểu theo hướng xấu, lại đổ riệt mọi lỗi tội cho Chúa Cha, có lẽ nên coi đây như một khẳng định, bảo rằng: Đức Kitô đã một lòng chung thuỷ với đường lối Ngài tuân theo, trong hành xử với Cha và loài người. Ngài vẫn một mực tuân phục Cha cho đến chết. Vẫn thương yêu con người đến hơi thở cuối cùng.
Có như thế, Đức Kitô mới trấn át giới chức đạo-đời, thời bấy giờ. Ngài khẳng định việc chấp nhận cái chết trong tuân phục, đến phút cuối. Ngõ hầu chứng tỏ cho mọi người thấy:Ngài thương yêu loài người đến tận cùng. Điều này cho thấy: Chúa sống đích thực tư cách rất “người” của Ngài. Chính vì thế, Ngài mới bị quyền lực đen tối dẫn đến cái chết. Và là, cái chết rất nhục. Hôm nay, suy tư về sự thống khổ của thập giá và chết cho chính mình, ta nhận ra được cái giá phải trả, khi giáp mặt với thực trạng của người phạm lỗi, trái luật. Và có thế, mới sống đúng yêu cầu của Vương Quốc Nước Trời có bình an, công chính.
Suy tư như thế, ta mới dõi bước được chân mềm của Chúa. Biết rập khuôn bắt chước lối sống thuỷ chung, trong hành xử giữa Cha và Con. Bởi, sự việc có xảy ra đến thế nào, đi nữa. Hoặc, đường đời còn lắm gian nan, khổ ải đi nữa, thì Đức Kitô là mẫu mực cho sự thủy chung, tuân phục, sẽ giúp ta cứ đầu cao mắt sáng, hiên ngang mà chúc tụng Ngài, cả vào lúc cộng đoàn còn đang sầu buồn, than khóc. Và, với những người dõi bước theo chân Chúa, sẽ chẳng có gì là tang tóc, khóc than hết. Tất cả, vẫn là yêu thương, đồng cảm. Xem như thế, chẳng có gì để ta cứ phải ỉ ôi than vãn cả khi nguyện cầu và hát lễ.” (x. Lm Richard Leonards sj, Suy niệm CN Lễ Lá năm B 01/4/2012)
Suy niệm về lề lối nguyện cầu theo cách ỉ ôi, sầu não lại sẽ dẫn ta về với câu hát, khá ý nghĩa:
“Tôi muốn mời em về
Thăm lại Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá
Trong mưa buồn lưa thưa.”
(Việt Dzũng, bđd)
Dĩ nhiên, nghệ sĩ trên không cố ý mời bạn và mời tôi về với cố đô hay thành cổ có nỗi buồn lưa thưa, nhiều lá đổ. Mà, chỉ nói với mọi người: hãy về với người xưa chốn cũ, dù họ có tình tự không dễ ưa, để người người sẽ nhận ra rằng: tính tình của mỗi người dù có vị kỷ hoặc sống riêng tư, như khoa học gia nói trên đổ rền cho tuổi nhỏ, vẫn nên hiểu theo cách khác.
Nói và hiểu theo cách trên, bần đạo nghĩ: chắc nhiều người cũng tự hỏi: có nhất thiết phải nhấn mạnh nhiều như thế không? Và, sao ta cứ lập đi lập lại đến day dứt nỗi thống khổ ở Tuần Thánh? Mà quên rằng điểm nhấn chính yếu vẫn là Phục sinh quang vinh của Chúa. Đó chính là truyền thống chắc nịch để thánh hội của ta cần duy trì.
Nói và hiểu, theo kiểu ỉ ôi, lôi thôi theo cảm tính và cảm tình của nhiều người, lại cũng đưa ta về với nhận định rất chân chính, như sau:
“Tính ích kỷ làm ta mù, không thấy nhu cầu của tha nhân.
Tính vô cảm làm ta mù, không thấy những việc ta đã làm đau lòng tha nhân.
Tính tự phụ làm ta mù, không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình.
Tính kiêu căng làm ta mù, không thấy khuyết điểm của mình.
Những thành kiến làm ta mù, không thấy sự thật.
Sự hối hả làm ta mù, không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh.
Khuynh hướng duy vật làm ta mù, không thấy những giá trị thiêng liêng.
Sự hời hợt làm ta mù, không thấy giá trị thật của con người
và khiến ta hay lên án.”
Nói cho cùng, thì giá trị đích thật nơi tâm tính mỗi người, không ai có thể “lên án” hoặc dèm pha rồi đổ vấy cho người khác, chí ít là người trẻ hoặc ấu thơ. Hơn nữa, hãy cùng với thánh nhân nhà Đạo, ta cũng nên có nhận định thật rất khác. Khác, như sau:
“Anh em sẽ được hân hoan vui mừng,
mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu
giữa trăm chiều thử thách.
Những thử thách đó
nhằm tinh luyện đức tin của anh em
là thứ quý hơn vàng gấp bội”
(1P 1:6-7)
Lập trường của thánh nhân nhà Đạo trích ở trên, không hẳn đã diễn tả: sự thật ở đời, là như thế. Như thế và như thể, mọi người trong Đạo cùng hoàn cảnh mang nhiều thử thách, giống thánh nhân. Nhưng, sống ở đời theo lẽ đạo cho đúng đạo lý làm người, đôi khi còn có tâm tình như tình thư bố mẹ gửi người con dấu yêu, như sau:
“Các con thân yêu,
“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
-Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
-Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
-Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ: lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
-Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
-Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
-Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tành con trẻ những bước đi đầu đời.
-Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
-Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
-Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
-Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...
Bố mẹ.”
(Tác giả thư trên là của Pierre Antoine, một Việt kiều ở Pháp)
Thư tâm tình bố mẹ gửi người con thân yêu của chính mình khi gần tới cõi, trích ra đây là để phô diễn tình tự rất “trần” về cuộc sống ở đời có những điều mà đàn con chưa thể hiểu, nhưng vẫn biết nghĩ suy. Suy, về đời thường. Nghĩ, về đạo làm người có lý lẽ tuy không khó hiểu, nhưng diễn biến theo thời gian và không gian. Tựa hồ như suy tư/nhận định của Thiền sư Nan In như sau:
“Có giáo sư đại học nọ đến gặp thiền sư Nan In để học hỏi thêm về “Thiền”. Thiền sư Nan In mời ông vừa uống trà vừa đàm đạo. Nan In rót đầy chén trà rồi vẫn cứ thế rót thêm. Vị giáo chức đại học thấy thế bèn nhắc nhở:
-Bạch thày! Kìa, chung trà đã tràn đầy rồi mà sao thày vẫn rót mãi?
-Cũng như chung trà này, đầu óc của ông cũng đầy ắp những quan niệm tư riêng của ông thôi. Nếu như việc trước tiên ông không cạn chén trà này đi đã, thì tôi đây làm sao bày tỏ cho ông biết về Thiền được?”
Chuyện về “Thiền” cộng thêm lời bình của người kể, có thể diễn nghĩa như sau: những người chứa đầy những kiến thức trong đầu đều có động thái tương tự kẻ tham gia cuộc tranh luận trong đó có người hay đưa nhận thức của riêng mình vào cuộc biện tranh, rất lý luận. Thế nên, rút cục chỉ nghe mỗi tiếng của mình mà không học được gì thêm cho mình hết.
Về tính vị kỷ hay tật xấu/thói quen của cá nhân hoặc nhóm hội nào đi nữa, vẫn chỉ là tâm tính hoặc tâm tình cụ thể của một người, ở vào hoàn cảnh nào đó, thế thôi. Dù người kia, nhóm nọ có ra thế nào đi nữa, ta vẫn hy vọng rằng ngày nào đó người ấy sẽ đổi thay. Giả như họ vẫn chưa thay đổi được, chẳng qua cũng chỉ vì họ chưa gặp thời hoặc gặp được bạn hiền nào chỉ cho mình cách thức để cải thiện hoặc sửa đổi chính mình, thế thôi. Ngay như câu truyện ở trên, vị giáo sư đại-học kia kiến thức đầy mình là thế, nhưng vẫn cần đến ý kiến của thiền-sư dù học vị cũng chẳng bằng. Thế nhưng, kiến thức văn hoá về con người và về sự biến hoá của vũ trụ, thì chưa chắc là ai bằng vị thiền sư ấy.
Và, đó cũng là ao ước của nghệ sĩ lâu nay vẫn thường hát:
“Tôi muốn mời em về,”
“Thăm lại phố phường xưa.
Những chiều trời mưa phủ ,
Lời yêu nói sao vừa.”
(Việt Dzũng – bđd)
Mời em hay mời tôi, ta vẫn cứ mời. Mời, là để tôi và em, ta không chỉ thăm lại phố phường xưa, thôi. Nhưng, còn để bảo rằng: “lời yêu, nói sao vừa?” Sao vừa được, bởi lời ấy không là lời yêu thương mỗi chính mình, khá vị kỷ. Mà là, lời thương yêu hết mọi người dù ở trong Đạo hay ngoài đời. Khắp muôn nơi.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mời bạn và tôi
ta về với người xưa, chốn cũ
có sự thật rất không phai và không cũ.
Như tình yêu vô vị kỷ,
ở Nước Trời.
Suy niệm Lời Ngài Chúa Nhật thứ 12 Thường Niên Năm B 24.6.2012
“Anh chắp tay van, dáng tượng sầu,”
“Người em mây toả, gót chân đau.”
(dẫn từ thờ Đinh Hùng)
Lc 1: 57-66, 80
Nhà thơ, nay chắp tay van người em có gót chân đau, dáng tượng sầu, cho mây toả. Nhà đạo mình, tay này cũng chắp nhưng chỉ để ngợi ca/tuyên dương đấng thánh nhiệm mầu, ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Luca không cho thấy đấng thánh ngợi ca riêng người nào. Nhưng, chỉ ghi đôi điều để dân con Chúa sẽ mãi tuyên dương đấng thánh Tiền Hô/Tẩy rửa, rất tưng bừng ngày lễ hội
Hội lễ hôm nay, con dân Chúa lại đã thấy phụng vụ mừng kính thánh Gioan Tiền Hô những hai lần. Một, vào ngày sinh dịp tháng 6. Và ngày kia, là ngày tử thánh nhân bị Hêrôđê truyền lệnh chém đầu theo yêu cầu của “Hêrôđia”, một nữ phụ tội lỗi. Phụng vụ, lại cũng đề cao vai trò của thánh nhân loan báo tin vui Cứu Độ Chúa thiết lập với cộng đoàn lành thánh, có anh em. Trình thuật về thánh Gioan Tiền Hô/Tẩy rửa xuất hiện ở nhiều tài liệu lịch sử cũng như Tin Mừng.
Theo tài liệu của Josephus, thánh Gioan Tiền hô được tả qua nhận xét của người Do thái lúc bấy giờ. Với họ, Gioan Tiền Hô là đấng thánh liên tục mời gọi mọi người sống đời đạo hạnh biết kính Chúa và chứng tỏ tình thân thương mình có với mọi người, và với nhau. Thánh nhân cũng mời mọi người hãy đến bên giòng chảy Gio-đan để rửa lòng cho sạch, để chẳng còn phải vương vấn gì. Nhưng, tài liệu này không đả động gì đến ngày sinh, cũng như lý lịch gia đình của thánh Gioan hết.
Tin Mừng thánh Máccô lại đã ghi thêm đôi điều về đời khắc khổ của thánh nhân vốn chọn con đường khổ ải vùng hoang vu/sa mạc hầu lôi kéo nhiều người bước vào chốn tẩy rửa, nguyện cầu. Thánh Mác-cô gọi thánh Gioan Tiền Hô/Tẩy Rửa là ngôn sứ hiếm có sau nhiều thế kỷ vắng bóng trong đạo. Theo thánh Mác-cô, thì Đấng thánh Tiền Hô lại đã mang đến cho những người dấn bước theo ngài thông điệp hằn sâu nơi sự việc người Do thái khi xưa trở về từ chốn lưu vong, khắc khổ. Đặc biệt hơn, thánh Mác-cô còn tả thánh Gioan Tiền hô như đấng bậc dám bước chân vào chốn nguyện cầu khắc khổ ở sa mạc, trước Đức Chúa. Tuy thế, thánh sử không ghi gì thêm về thuở thiếu thời của đấng thánh Tiền Hô, rất chân chất.
Trong khi đó, tác giả Tin Mừng thứ tư lại đặt đấng thánh Tiền hô ở vào vị trí khiêm tốn, mọn hèn. Thánh sử Gioan Tông đồ ghi mỗi sự kiện về đấng thánh Tiền hô đã có mặt rất sớm ở Tin Mừng của ngài. Làm thế để minh chứng Đức Giêsu là ai? Đấng nào? Và, thánh Gioan vẫn thẩm định rằng: mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng phải Êlya, mà chỉ là ngôn sứ kiểu Môsẽ chân truyền, ai cũng biết. Rõ ràng, Tin Mừng thứ tư cũng chẳng ghi gì về thời thơ ấu và niên thiếu của đấng thánh Tiền hô và Đức Giệsu, hết.
Riêng thánh sử Mát-thêu lại có đoạn ghi thân thế của thánh Gioan Tiền hô, nhiều hơn ai hết. Thánh Mátthêu đặt đấng thánh Tiền hô nơi Tin Mừng của ngài để công khai loan báo cũng cùng một sứ mạng như Đức Giêsu nhận lãnh, cũng một văn phong, thể loại như khi tác giả tả về Thày Chí Ái. Ngôn từ thánh sử dùng chỉ đơn giản gồm mỗi thế này: Nước Chúa đã gần kề. Anh em hãy thay đổi tầm nhìn và thái độ về thế gian, để xứng đáng với tình huống lịch sử ‘có một không hai’ Chúa diễn lộ.
Nhưng nhân vật Tiền hô/Tẩy rửa ở Tin Mừng Mát-thêu lại quá tập trung vào việc ứng đáp và chi tiết phán xét của Giavê hơn động thái hiền hoà Đức Giêsu vẫn hành xử. Đọc Tin Mừng Mátthêu, người đọc sẽ thấy thánh Gioan Tiền Hô trông giống nhà giảng thuyết hùng hồn giảng lớn tiếng. Thánh Mátthêu còn ghi chú thêm, là: người Do thái bình thường đã chấp nhận đấng thánh Tiền Hô thôi, riêng nhóm Pharisêu và Sađuxê, thì không thế. Chính vì vậy, thánh Mát-thêu mới đặt để nơi miệng Chúa lời khẳng định về điều Ngài từng quả quyết: “Xét người phàm, chẳng ai sánh tày Gioan Tẩy giả, nhưng kẻ nhỏ nhất trong những người bé nhỏ ở Nước Trời lại cao cả hơn thánh nhân”. Nói chung, thánh Mát-thêu cũng không quan tâm đến nguồn gốc của thánh Gioan.
Thánh Luca thì khác. Thánh Luca coi thánh Gioan Tiền Hô là đấng thánh kiểu xưa/cũ, tức: chuyên lập cầu ráp nối giữa cái cũ và cái mới. Thánh nhân chính là điểm khởi đầu để cho Đức Giêsu được nổi bật hơn. Ở Tin Mừng Luca, thánh Gioan Tiền Hô là đấng bậc hiền hoà đem đến cho mọi người thông điệp rất rõ: “Hãy sẻ san của ăn/thức uống mình có và chỉ nên thu gom cho mình những gì cần thiết, đúng mức; chớ bức ép người đồng loại; và, bằng lòng với lương tiền/lợi lộc dành cho mình trong cuộc sống. Hãy nhận ơn thanh tẩy, ở giòng sông Gio-đan.”
Ngược lại, thông điệp của Chúa còn cao cả hơn. Thông điệp Ngài lại mang tính chất toàn cầu, vượt dân nước Do thái. Thông điệp Ngài tóm gọn nơi dụ ngôn về Người Samaritanô nhân hậu và truyện “Người con đi hoang”, cũng rất rõ. Thông điệp Ngài, loan báo cuộc tẩy sạch hết dân gian gửi đến tất cả mọi người trên hoàn vũ, chứ không ở giòng sông nhỏ mang tên Gio-đan, mà là ơn lành thanh tẩy từ Thần Khí Chúa, là Đấng sẽ hiện đến vào lễ Ngũ Tuần và cứ thế tiếp tục mãi.
Ở Tin Mừng thánh Luca, ta nhận ra đôi điều về xuất xứ của đấng thánh Tiền Hô/Tẩy rửa. Thật ra, khi cử hành mừng kính sinh nhật của thánh Gioan, nhiều người thường nghĩ về thánh nhân như đấng bậc “thanh tẩy” như phụng vụ Hội thánh vẫn làm. Thật sự, thánh nhân không chỉ làm mỗi việc ấy. Ngài còn tập hợp mọi người bên sông Gio-đan, đưa họ vào giòng nước để có kinh nghiệm đầm mình trong đó, như một sàng lọc, để rồi từ đó tới đất hứa đòi lại những gì Chúa ban. Đất Chúa hứa, từng bị Đế quốc La Mã tiếm quyền, chiếm ngự. Và, thánh Gioan tổ chức nghi tiết có đoàn người kéo nhau đòi lại đất cho người Do thái. Đây là động thái mang tính chính trị nhằm chống lại sức ép của Đế quốc. Thánh Gioan là khuôn mặt chính trị và là người sáng lập ra nghi tiết chống đối mang ý nghĩa châm chích, rất đau lòng.
Chỉ mỗi thánh Luca là kể về sự cưu mang và sinh nở của thánh Gioan thôi. Một phần truyện kể là về Đức Maria, Mẹ của Chúa đi thăm bà Êlizabeth, thân mẫu của thánh Gioan Tiền hô để Mẹ hát bài ca “Xin Vâng” theo lời thần sứ khuyên. Có lẽ nên nhận ra nơi đây hai bài chúc tụng cùng chung ý nghĩa và mục đích nói lên sự vui mừng của thánh Gioan Tiền Hô, lẫn Đức Mẹ.
Viết như thế, thánh Luca hàm ngụ ý nghĩa một động thái mang tính chính trị của người Do thái có niềm tin rất vững vào lời ca mà Đức Maria, Mẹ của Chúa đã sáng tác cho ta, lúc Mẹ mang thai. Cả Mẹ nữa, cũng đi vào với chính trị của Chúa. Chính trị đó, ta gọi là bài ca “Xin Vâng”, qua đó Mẹ tuyên dương Chúa đã làm nhiều việc qua Con Một Ngài là Đức Giêsu, tức đã hoàn thành ý định của Cha Ngài:
- ra tay biểu dương sức mạnh làm tan tác bè lũ kiêu căng lòng trí
- hạ bệ những kẻ quyền thế khỏi ngôi báu
- nâng cao mọi kẻ khiêm hạ
- cho kẻ đói nghèo được no phỉ sự lành
- xua đuổi về không những kẻ giàu có.
Thế đó, không là tư duy về lòng đạo rất sốt sắng mà là thực chất bộc phá nền chính trị. Tựa hồ các vấn đề thời đại ngày nay ta vẫn có, như:
- tính ngạo mạn, kiêu căng
- bè lũ thống trị vô liêm sỉ, thiếu công bằng
- áp bức người khiêm hạ ở dưới thấp và những kẻ đói khát
- đám nhà giàu mải mê bòn mót tiền bạc và của cải của người khác.
Đó là chủ đề Tin Mừng thánh Luca có lời cung chúc rất “Xin Vâng”. Có cả chương đoạn kể về thời thơ ấu của hai Đấng. Tin Mừng đó, không là văn phong của trẻ nhỏ. Nhưng, là chính trị của người lớn. Chính vì thế, có lẽ ta cũng nên cân nhắc những điều được nói để đem ra khỏi lễ hội Giáng Sinh, đình đám. Bởi, không thể đặt Đức Kitô vào với Giáng sinh cho đến khi nào ta đưa nền chính trị của người lớn rất Kitô vào với cảnh trí thế giới của riêng mình.
Mỗi thánh lễ ta tham dự đều mang ý nghĩa như một tuyên xưng quyết nói lên, rằng: kẻ nắm giữ mọi quyền bính phải nhận ra rằng của cải/bạc tiền trên thế giới thuộc về dân nước sống trong đó. Họ có bổn phận phân phát cho người dân, thật đều. Và, ưu tiên cho những người còn nghèo còn đói, bị bỏ rơi ngoài phố chợ. Đó, mới là thứ chính trị mang lợi ích đến những người có nhu cầu cấp bách, rất trông mong.
Tuần vừa qua, ta suy niệm về cộng đoàn khác thường được nói ở dụ ngôn, vượt quá gia đình cũng như nhóm hội Chúa thiết lập. Truyện kể về ngày sinh của thánh Gioan Tiền Hô hôm nay, là bản dạo đầu cho “gia đình” khác thường ấy. Truyện kể về thánh Gioan, cũng nói trước về nền chính trị mang tính dụ ngôn của cộng đoàn khác thường. Và, đó là cung cách viết Tin Mừng của thánh Mác-cô. Thế nên, sống theo đường lối của thánh Mác-cô cũng cần để có được một nền chính trị đích thực theo kiểu thánh Luca mà tạo ảnh hưởng lên thế giới, rất gian trần.
Trong cảm nghiệm này, cũng nên ngâm lại lời thơ vừa trích, mà ca lên:
“Anh chắp tay van, dáng tượng sầu,
Người em mây tỏa, gót chân đau.
Xin cho da thịt là sương khói,
Quyền phép đôi ta vẫn nhiệm mầu.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Quyền phép hôm nay, thánh nhân đã hoá giải. Để, người người nhờ đó sẽ ca vang bài “Xin Vâng” như Đức Maria từng cất tiếng. Mẹ cất tiếng ca vang để người người lại sẽ có được “trái tim hồng ngọc”, lời hứa Chúa phú ban gửi đến mọi người, suốt mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch
“Tôi muốn mời em về,”
“Thăm lại phố phường xưa.
Những chiều trời mưa phủ ,
Lời yêu nói sao vừa.”
(Việt Dzũng – Mời Em Về)
(1P 1: 6-7)
“Mời Em Về”, hôm nay hay ngày mai, không phải để em thăm lại phố phường thời xưa cũ. Mà, còn để nói với em và với tôi, đôi điều vẫn chưa nói cho hết. Hoặc, có nói em cũng chưa kịp nhận ra.
Với bần đạo, lâu nay khá nhiều bầu bạn vẫn cứ thư về gợi nhớ lời người xưa khuyên nhủ, chỉ đôi câu. Câu ấy nghe khá giống ca từ người xưa, vẫn cứ hát:
“Tôi muốn mời em về
Thăm lại căn nhà xưa
Có mẹ ngồi đâu đó
Sợi tóc bạc đong đưa.”
(Việt Dzũng – bđd)
Hát thế rồi, bầu bạn lại còn bảo:
“Bạn ra đi lâu ngày quá, cũng nên về thăm quê một lần cho biết để thấy là quê mình giờ này đã đổi thay, cũng khá nhiều. Đổi, về ngoại hình. Thay, cả về tâm tính lẫn tình hình và chính kiến. Bạn về đi, bọn tôi đây bảo đảm là bạn sẽ thấy vui như ngày Tết, để rồi mai ngày lại cứ đòi về mãi, không biết mệt. Duy, có điều là: khi về, bạn đừng để quên người bạn đời ở đâu đó rất khó tìm. Bởi, rất nhiều người khi về rồi đà thấy vui, bèn chẳng muốn trở lại chốn cũ những quần quật chuyện cày bừa, đâu đấy nhé…”
Nghe rủ, bần đạo thấy cũng mê nhưng hơi mệt, bèn quay về nhạc bản có ca từ nghệ sĩ hát:
“Tôi muốn mời em về
Thăm lại Sài Gòn xưa
Duy Tân chiều say nắng
Uống môi nồng hương xưa.”
(Việt Dzũng – bđd)
Vâng. Quả là, có về thăm nơi nào rồi cũng thế. Thăm Hà Nội hoặc Sàigòn xưa, vẫn hằn ghi dấu vết của bước chân âm thầm thời son trẻ. Về lại quê mình, bần đạo đây cũng rất muốn, nhưng đôi lúc ngồi nghĩ quẩn lại đã nhận ra rằng: “thân này há xẻ làm đôi, nửa bên nước Úc, nửa quê dặm buồn?”
Có thể là, bần đạo buồn, vì không thực hiện được điều mình vẫn ước và vẫn muốn. Buồn nhiều hơn, khi lại nghe thêm ca từ vừa mới hát:
“Tôi muốn mời em về,
Nhưng quê hương tôi quá xa.
Bên kia bờ Thái Bình bao la.
Tôi muốn mời em về,
Nhưng chim đã gãy cánh.
Nhưng mây đã ngừng bay.
Cho tôi còn lại nơi này.”
(Việt Dzũng – bđd)
Tản mạn đôi lời thơ/ý nhạc xong, nay bần đạo mời bạn và tôi, ta đi vào giòng chảy rất phiếm có những truyện kể về nhiều thứ. Những thứ, vẫn đánh động cuộc sống của bạn và của tôi như sau:
“Có một thời, khi mọi vật trên đời đều biết nói, thì hôm đó, hai con sóng lớn nhỏ ở giòng sông đã cùng nhau thủ thỉ những lời trần tình như sau:
-Kể ra cũng bực. Sao con sóng kia cứ to lớn, còn mình đây vẫn bé nhỏ có thế này?
Sóng to nghe vậy bèn đáp:
-Đơn giản chỉ vì bạn không nhận ra gốc gác của mình nên mới bực, thế thôi!
-Thế tôi không là sóng, thì là cái quái gì đây cơ chứ?
-Không! Sóng chỉ là hình thức tạm bợ nơi bản chất của bạn thôi. Kỳ thực, bản chất của bạn chính là nước. Một khi đã nhận ra bản chất của mình là nước rồi, thì lúc đó bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ là sóng vỗ bên ngoài và từ đó sẽ không còn bực bõ gì nữa hết.
Lúc ấy, con sóng nhỏ mới nhận ra được chân lý, bèn vui vẻ nói:
-À thì ra, giờ này tôi mới hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một, không có gì khác hết phải không? Có khác chăng, chỉ mỗi điều là: dù to/nhỏ, ai làm nên chuyện kỳ lạ mới là người đáng ta nể vì, mà thôi!”
Đúng thế. Cuộc đời bạn và bản thân tôi, tuy là hai nhưng lại giống như một. Một nguyên lý. Một tình tự của người con Đức Chúa. Của quê hương, nước Trời.
Hôm nay đây, ở Nước Trời quê tạm này lại vẫn có những vấn đề của nó, rất thời thượng. Vấn đề, là vấn nạn về đề tài muôn thuở thời hôm nay. Bởi thế nên, nay mời bạn mời cả tôi, ta gia nhập đoàn người vẫn thích “phiếm”. Phiếm nhè nhẹ. Sương sương, như mọi lúc. Phiếm, là phiếm thế này:
Vừa qua, ở trời Tây nước bạn, có vị đã nêu ra nhiều vấn nạn về nhiều chuyện như nhật báo có tên “Science Daily” vừa đưa ra một phát giác “kinh khủng” mà báo ấy cho là vẫn rất mới, như sau:
“Nghiên cứu mới nhất cho thấy: nhiều cải thiện về khả năng xem xét sở thích của mọi người là tuỳ độ tuổi. Nói khác đi, thì sở thích con người là tuỳ sự chín chắn/trưởng thành ở trung khu thần kinh có liên quan đến việc tự kềm chế.
Khám phá trên, do cơ quan được gọi là “Cell Press” phát hiện và đưa ra cho công chúng nhận thức hôm 8 tháng 3 năm 2012 qua nhật ký biên khảo mang tên “Neuron” nhằm giải thích lý do khiến trẻ nhỏ phải phấn đấu tự chế để chống lại những thôi thúc vị kỷ, cả vào khi chúng biết rõ điều đó tốt đẹp hơn. Điều này, đánh mạnh lên chính sách giáo dục nhằm thăng tiến cung cách hành xử lành mạnh, trong xã hội.
Khám phá, cho thấy đã có tiến bộ khá quan trong nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân phát triển hành xử xã hội hàm ngụ chính sách giáo dục nói chung, hầu nhấn mạnh tầm quan trọng mà giúp con trẻ hành xử theo cách quen thuộc chúng hiểu biết. Các chính sách như thế sẽ tạo nền tảng cho hành xử của người biết nghĩ đến kẻ khác, trong mai ngày.” (x.Mariette Ulrich, MercatorNet 26/3/2012)
Thật ra, theo Mariette Ulrich thì: khám phá trên chỉ muốn nói lên điều này: sở dĩ trẻ bé thường ích kỷ vì chúng không chín chắn đủ, để có thể hành xử cho phải phép. Nhưng biết được điều này, đâu cần khoa học phải bỏ công ra mà tìm tòi/khảo sát khá kỹ mới biết được. Điều nực cười, là: Khoa học vẫn tự nhận là mình đã khám phá ra điều mới mẻ trong tương quan giữa tính ích kỷ với sự trưởng thành, lại đề nghị chính phủ nên có giải pháp nhưng giải pháp họ đề nghị lại chẳng liên quan đến khoa học gì hết.
Nói tóm lại, kế hoạch giáo dục dù đã cải thiện tuổi ấu thơ/măng sữa đi nữa, cuối cùng cũng nhằm đào tạo được đám trẻ nay biết thực thi động thái vô-vị-lợi hầu trở thành công dân tốt, có đạo đức/chức năng hợp lẽ đạo. Nhưng vấn đề, là: muốn con trẻ được giáo dục theo cách nào đó để thành người cao sang/quyền quý và độ lượng thì vẫn phải có sự hỗ trợ của các gia đình sang trọng/khá giả. Còn những trẻ có gia đình không khá giả, thì sao?
Cuối cùng, là câu hỏi: về thể lý, trẻ bé thuộc tuổi ấu thơ, khi não bộ thần kinh của chúng chưa phát triển đúng cách, đã thấy phát sinh ra tính vị kỷ rồi, còn đám trẻ ở tuổi “teen” lâu nay chỉ tập trung mọi sự vào chính mình, thì động thái này ta đổ lỗi cho ai đây?” (xem thêm Mariette Ulrich, bđd)
Và, tuổi trẻ ở nhà Đạo thì sao? Có gì cải thiện được cung cách giữ đạo và hành đạo không? Để trả lời, tưởng cũng nên quay về với đấng bậc vị vọng ở Úc, từng bộc bạch như sau:
“Sống phù hợp Đạo Chúa, người Công giáo ta vẫn hay hát. Hát cả vào lúc vui, lẫn khi buồn. Bởi, “Hát là cầu nguyện, những hai lần” mà! Và, người nhà Đạo cũng hát rất chăm. Suy tư cũng rất nhiều. Vẫn có các bài ca làm tỉnh giấc mơ hoa, như bài “How Great Thou Art”, nghe không được chuẩn cho lắm. Chí ít, là ở tiểu khúc 3. Như tác giả dẫn ý:
“Hân hoan tình Chúa rất bao la,
chẳng ngại hồn đau vẫn cứ là.
Là, Con Một Hiền lành theo cõi chết,
Ôm trọn tội người, trọn ý Cha.”
Vâng, tiểu khúc trên, dù mang cả một truyền thống đầy ý nghĩa, vẫn coi cái chết của Đức Kitô, như một hành động chuộc tội, do Cha muốn. Nhận định như thế, tức bảo rằng: khổ đau, sự chết của Chúa là giá chuộc mạng mà Ngài đã thanh trả cho bọn xấu, để ta có thể san sẻ sự sống với Chúa Cha. Như một chọn lựa, cái chết của Đức Giêsu phải được coi như hành động duy nhất để Cha nguôi giận về tội lỗi của con người. Vì thế nên, Cha vẫn tiếp tục thương yêu loài người như khi trước.
Nghe điệu nhạc ướt át đầy cảm tính như thế, đôi lúc cũng làm ta hãi sợ. Có lẽ, ta cũng nên kiểm tra lại lời ca ý nhạc, xem nó có thích hợp với nền thần học ta được dạy bảo, hay không. Một đằng, nền thần học của ta vẫn khẳng định: tình thương yêu đặc biệt Chúa ban, rất cao sang, vời vợi. Tình yêu Ngài, vẫn kinh qua mọi thăng trầm cuộc sống, cả lúc vui cũng như khi buồn. Đằng khác, nếu khi hát, ta cứ hay kể nhiều về nỗi khó khăn, buồn phiền Chúa gánh chịu. Là thế, tức là ta chủ trương: Đấng Hoá Công đầy lòng bao dung, vẫn đẩy Người Con Thân Yêu của Ngài vào chỗ chết, có tủi nhục? Phải chăng ta coi đây như phương cách duy nhất làm Ngài hài lòng, sao?
Áp dụng chuyện xử án, đôi lúc cũng nên hỏi: quan án có để cho đương can vô tội chết lặng lẽ trong lỗi phạm không? Và như thế, Chúa là vị Quan Án Tối Cao, Ngài có quyền lực gì trên sự dữ/ác thần, không? Đây là cách duy nhất để Ngài kiểm nghiệm sự hy sinh cao cả nơi Người Con Yêu Dấu của Ngài, ư? Các vấn nạn trên, gây ảnh hưởng lên đời sống đức tin của người đi Đạo. Đôi lúc, điều này lại làm ta xa vời niềm tin đích thực, lâu nay ta thường được nhắc nhớ, rằng: Đức Chúa trên cao vẫn thương mọi người, dù con người có lầm lỡ, lỗi phạm rất nhiều sự.
Ngày nay, ta nghe nhiều về các nạn nhân, không còn chọn lựa nào khác, đã rơi vào bẫy cạm của tội lỗi. Thật ra, trong nhiều trường hợp, việc ấy không do họ làm. Mà, do người khác đối xử không được tử tế theo lẽ Đạo. Người khác, là người có tự do trong đối xử một cách “khác người”, rất lạ kỳ, và buồn bã. Người khác, vẫn là người biết nhiều, hiểu nhiều. Nhưng, đứng ở góc cạnh nào đó, ta sẽ cùng với họ biểu đồng tình mà cho rằng: Đức Kitô là nạn nhân của thánh ý Cha, khi Ngài chấp nhận khổ đau, và nỗi chết. Hiểu thế, tức cho rằng: Cha vẫn muốn Ngài hy sinh, chuộc mạng để đổi chác chuộc lấy tội của con người, mà thứ tha? Hiểu như thế, sẽ kéo theo ngộ nhận bảo rằng: mình là nạn nhân của Chúa, cũng không chừng. Nếu ý Cha muốn Đức Kitô phải chịu khổ và chết nhục, thì sao ta lại buồn khi lĩnh nhận thánh giá tưởng-chừng-như-quá-nặng?
Suy tư theo hướng này, ta sẽ càng thêm ngờ vực, rằng: sự Thương khó của Đức kitô có thể đã quá đặt nặng vào điểm nhấn trên tính miễn cưỡng của Chúa khi chấp nhận khổ ải. Quả thật, các thánh sử có nhắc đến việc Chúa ngồi cùng bàn với phường giá áo, túi cơm. Kết bạn với bọn phản phé. Làm thầy kẻ chối bỏ sự thật, bỏ của chạy lấy người…
Nhưng không nên hiểu Kinh thánh theo khuynh hướng này. Bởi, nếu không, sẽ có người ngờ rằng: thánh Mác-cô ám chỉ Chúa hoảng sợ trước cái chết khổ nhục, vẫn gần kề. Và, trong chiều hướng ấy, lại sẽ nghĩ: khi Ngài cất tiếng kêu “Lạy Cha”, tức Ngài kêu lên lời ai oán để tự cứu mình khỏi cơn buồn phiền, phải thế không? Cuối cùng, hiểu theo hướng này, sẽ có người lại cứ nghĩ: Đức Kitô nhận “theo ý Cha”, nhưng phút cuối, vẫn thấy như mình bị bỏ rơi trên thập giá? Quả thật, đó không phải là thần học đích thực. Suy cho cùng, hiểu theo hướng này, chắc chắn có sai sót. Bởi đọc kỹ chương đoạn nói rõ Chúa chấp nhận thánh ý của Cha ở Vườn Cây Dầu, thay vì hiểu theo hướng xấu, lại đổ riệt mọi lỗi tội cho Chúa Cha, có lẽ nên coi đây như một khẳng định, bảo rằng: Đức Kitô đã một lòng chung thuỷ với đường lối Ngài tuân theo, trong hành xử với Cha và loài người. Ngài vẫn một mực tuân phục Cha cho đến chết. Vẫn thương yêu con người đến hơi thở cuối cùng.
Có như thế, Đức Kitô mới trấn át giới chức đạo-đời, thời bấy giờ. Ngài khẳng định việc chấp nhận cái chết trong tuân phục, đến phút cuối. Ngõ hầu chứng tỏ cho mọi người thấy:Ngài thương yêu loài người đến tận cùng. Điều này cho thấy: Chúa sống đích thực tư cách rất “người” của Ngài. Chính vì thế, Ngài mới bị quyền lực đen tối dẫn đến cái chết. Và là, cái chết rất nhục. Hôm nay, suy tư về sự thống khổ của thập giá và chết cho chính mình, ta nhận ra được cái giá phải trả, khi giáp mặt với thực trạng của người phạm lỗi, trái luật. Và có thế, mới sống đúng yêu cầu của Vương Quốc Nước Trời có bình an, công chính.
Suy tư như thế, ta mới dõi bước được chân mềm của Chúa. Biết rập khuôn bắt chước lối sống thuỷ chung, trong hành xử giữa Cha và Con. Bởi, sự việc có xảy ra đến thế nào, đi nữa. Hoặc, đường đời còn lắm gian nan, khổ ải đi nữa, thì Đức Kitô là mẫu mực cho sự thủy chung, tuân phục, sẽ giúp ta cứ đầu cao mắt sáng, hiên ngang mà chúc tụng Ngài, cả vào lúc cộng đoàn còn đang sầu buồn, than khóc. Và, với những người dõi bước theo chân Chúa, sẽ chẳng có gì là tang tóc, khóc than hết. Tất cả, vẫn là yêu thương, đồng cảm. Xem như thế, chẳng có gì để ta cứ phải ỉ ôi than vãn cả khi nguyện cầu và hát lễ.” (x. Lm Richard Leonards sj, Suy niệm CN Lễ Lá năm B 01/4/2012)
Suy niệm về lề lối nguyện cầu theo cách ỉ ôi, sầu não lại sẽ dẫn ta về với câu hát, khá ý nghĩa:
“Tôi muốn mời em về
Thăm lại Hà Nội xưa
Cổ Ngư chiều đổ lá
Trong mưa buồn lưa thưa.”
(Việt Dzũng, bđd)
Dĩ nhiên, nghệ sĩ trên không cố ý mời bạn và mời tôi về với cố đô hay thành cổ có nỗi buồn lưa thưa, nhiều lá đổ. Mà, chỉ nói với mọi người: hãy về với người xưa chốn cũ, dù họ có tình tự không dễ ưa, để người người sẽ nhận ra rằng: tính tình của mỗi người dù có vị kỷ hoặc sống riêng tư, như khoa học gia nói trên đổ rền cho tuổi nhỏ, vẫn nên hiểu theo cách khác.
Nói và hiểu theo cách trên, bần đạo nghĩ: chắc nhiều người cũng tự hỏi: có nhất thiết phải nhấn mạnh nhiều như thế không? Và, sao ta cứ lập đi lập lại đến day dứt nỗi thống khổ ở Tuần Thánh? Mà quên rằng điểm nhấn chính yếu vẫn là Phục sinh quang vinh của Chúa. Đó chính là truyền thống chắc nịch để thánh hội của ta cần duy trì.
Nói và hiểu, theo kiểu ỉ ôi, lôi thôi theo cảm tính và cảm tình của nhiều người, lại cũng đưa ta về với nhận định rất chân chính, như sau:
“Tính ích kỷ làm ta mù, không thấy nhu cầu của tha nhân.
Tính vô cảm làm ta mù, không thấy những việc ta đã làm đau lòng tha nhân.
Tính tự phụ làm ta mù, không thấy tha nhân cũng có nhân phẩm như mình.
Tính kiêu căng làm ta mù, không thấy khuyết điểm của mình.
Những thành kiến làm ta mù, không thấy sự thật.
Sự hối hả làm ta mù, không thấy vẻ đẹp của vũ trụ chung quanh.
Khuynh hướng duy vật làm ta mù, không thấy những giá trị thiêng liêng.
Sự hời hợt làm ta mù, không thấy giá trị thật của con người
và khiến ta hay lên án.”
Nói cho cùng, thì giá trị đích thật nơi tâm tính mỗi người, không ai có thể “lên án” hoặc dèm pha rồi đổ vấy cho người khác, chí ít là người trẻ hoặc ấu thơ. Hơn nữa, hãy cùng với thánh nhân nhà Đạo, ta cũng nên có nhận định thật rất khác. Khác, như sau:
“Anh em sẽ được hân hoan vui mừng,
mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu
giữa trăm chiều thử thách.
Những thử thách đó
nhằm tinh luyện đức tin của anh em
là thứ quý hơn vàng gấp bội”
(1P 1:6-7)
Lập trường của thánh nhân nhà Đạo trích ở trên, không hẳn đã diễn tả: sự thật ở đời, là như thế. Như thế và như thể, mọi người trong Đạo cùng hoàn cảnh mang nhiều thử thách, giống thánh nhân. Nhưng, sống ở đời theo lẽ đạo cho đúng đạo lý làm người, đôi khi còn có tâm tình như tình thư bố mẹ gửi người con dấu yêu, như sau:
“Các con thân yêu,
“Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
-Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
-Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
-Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ: lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ thời gian để tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
-Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian để suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
-Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
-Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tành con trẻ những bước đi đầu đời.
-Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
-Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".
-Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
-Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con tự khi lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...
Bố mẹ.”
(Tác giả thư trên là của Pierre Antoine, một Việt kiều ở Pháp)
Thư tâm tình bố mẹ gửi người con thân yêu của chính mình khi gần tới cõi, trích ra đây là để phô diễn tình tự rất “trần” về cuộc sống ở đời có những điều mà đàn con chưa thể hiểu, nhưng vẫn biết nghĩ suy. Suy, về đời thường. Nghĩ, về đạo làm người có lý lẽ tuy không khó hiểu, nhưng diễn biến theo thời gian và không gian. Tựa hồ như suy tư/nhận định của Thiền sư Nan In như sau:
“Có giáo sư đại học nọ đến gặp thiền sư Nan In để học hỏi thêm về “Thiền”. Thiền sư Nan In mời ông vừa uống trà vừa đàm đạo. Nan In rót đầy chén trà rồi vẫn cứ thế rót thêm. Vị giáo chức đại học thấy thế bèn nhắc nhở:
-Bạch thày! Kìa, chung trà đã tràn đầy rồi mà sao thày vẫn rót mãi?
-Cũng như chung trà này, đầu óc của ông cũng đầy ắp những quan niệm tư riêng của ông thôi. Nếu như việc trước tiên ông không cạn chén trà này đi đã, thì tôi đây làm sao bày tỏ cho ông biết về Thiền được?”
Chuyện về “Thiền” cộng thêm lời bình của người kể, có thể diễn nghĩa như sau: những người chứa đầy những kiến thức trong đầu đều có động thái tương tự kẻ tham gia cuộc tranh luận trong đó có người hay đưa nhận thức của riêng mình vào cuộc biện tranh, rất lý luận. Thế nên, rút cục chỉ nghe mỗi tiếng của mình mà không học được gì thêm cho mình hết.
Về tính vị kỷ hay tật xấu/thói quen của cá nhân hoặc nhóm hội nào đi nữa, vẫn chỉ là tâm tính hoặc tâm tình cụ thể của một người, ở vào hoàn cảnh nào đó, thế thôi. Dù người kia, nhóm nọ có ra thế nào đi nữa, ta vẫn hy vọng rằng ngày nào đó người ấy sẽ đổi thay. Giả như họ vẫn chưa thay đổi được, chẳng qua cũng chỉ vì họ chưa gặp thời hoặc gặp được bạn hiền nào chỉ cho mình cách thức để cải thiện hoặc sửa đổi chính mình, thế thôi. Ngay như câu truyện ở trên, vị giáo sư đại-học kia kiến thức đầy mình là thế, nhưng vẫn cần đến ý kiến của thiền-sư dù học vị cũng chẳng bằng. Thế nhưng, kiến thức văn hoá về con người và về sự biến hoá của vũ trụ, thì chưa chắc là ai bằng vị thiền sư ấy.
Và, đó cũng là ao ước của nghệ sĩ lâu nay vẫn thường hát:
“Tôi muốn mời em về,”
“Thăm lại phố phường xưa.
Những chiều trời mưa phủ ,
Lời yêu nói sao vừa.”
(Việt Dzũng – bđd)
Mời em hay mời tôi, ta vẫn cứ mời. Mời, là để tôi và em, ta không chỉ thăm lại phố phường xưa, thôi. Nhưng, còn để bảo rằng: “lời yêu, nói sao vừa?” Sao vừa được, bởi lời ấy không là lời yêu thương mỗi chính mình, khá vị kỷ. Mà là, lời thương yêu hết mọi người dù ở trong Đạo hay ngoài đời. Khắp muôn nơi.
Trần Ngọc Mười Hai
Vẫn cứ mời bạn và tôi
ta về với người xưa, chốn cũ
có sự thật rất không phai và không cũ.
Như tình yêu vô vị kỷ,
ở Nước Trời.
Suy niệm Lời Ngài Chúa Nhật thứ 12 Thường Niên Năm B 24.6.2012
“Anh chắp tay van, dáng tượng sầu,”
“Người em mây toả, gót chân đau.”
(dẫn từ thờ Đinh Hùng)
Lc 1: 57-66, 80
Nhà thơ, nay chắp tay van người em có gót chân đau, dáng tượng sầu, cho mây toả. Nhà đạo mình, tay này cũng chắp nhưng chỉ để ngợi ca/tuyên dương đấng thánh nhiệm mầu, ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Luca không cho thấy đấng thánh ngợi ca riêng người nào. Nhưng, chỉ ghi đôi điều để dân con Chúa sẽ mãi tuyên dương đấng thánh Tiền Hô/Tẩy rửa, rất tưng bừng ngày lễ hội
Hội lễ hôm nay, con dân Chúa lại đã thấy phụng vụ mừng kính thánh Gioan Tiền Hô những hai lần. Một, vào ngày sinh dịp tháng 6. Và ngày kia, là ngày tử thánh nhân bị Hêrôđê truyền lệnh chém đầu theo yêu cầu của “Hêrôđia”, một nữ phụ tội lỗi. Phụng vụ, lại cũng đề cao vai trò của thánh nhân loan báo tin vui Cứu Độ Chúa thiết lập với cộng đoàn lành thánh, có anh em. Trình thuật về thánh Gioan Tiền Hô/Tẩy rửa xuất hiện ở nhiều tài liệu lịch sử cũng như Tin Mừng.
Theo tài liệu của Josephus, thánh Gioan Tiền hô được tả qua nhận xét của người Do thái lúc bấy giờ. Với họ, Gioan Tiền Hô là đấng thánh liên tục mời gọi mọi người sống đời đạo hạnh biết kính Chúa và chứng tỏ tình thân thương mình có với mọi người, và với nhau. Thánh nhân cũng mời mọi người hãy đến bên giòng chảy Gio-đan để rửa lòng cho sạch, để chẳng còn phải vương vấn gì. Nhưng, tài liệu này không đả động gì đến ngày sinh, cũng như lý lịch gia đình của thánh Gioan hết.
Tin Mừng thánh Máccô lại đã ghi thêm đôi điều về đời khắc khổ của thánh nhân vốn chọn con đường khổ ải vùng hoang vu/sa mạc hầu lôi kéo nhiều người bước vào chốn tẩy rửa, nguyện cầu. Thánh Mác-cô gọi thánh Gioan Tiền Hô/Tẩy Rửa là ngôn sứ hiếm có sau nhiều thế kỷ vắng bóng trong đạo. Theo thánh Mác-cô, thì Đấng thánh Tiền Hô lại đã mang đến cho những người dấn bước theo ngài thông điệp hằn sâu nơi sự việc người Do thái khi xưa trở về từ chốn lưu vong, khắc khổ. Đặc biệt hơn, thánh Mác-cô còn tả thánh Gioan Tiền hô như đấng bậc dám bước chân vào chốn nguyện cầu khắc khổ ở sa mạc, trước Đức Chúa. Tuy thế, thánh sử không ghi gì thêm về thuở thiếu thời của đấng thánh Tiền Hô, rất chân chất.
Trong khi đó, tác giả Tin Mừng thứ tư lại đặt đấng thánh Tiền hô ở vào vị trí khiêm tốn, mọn hèn. Thánh sử Gioan Tông đồ ghi mỗi sự kiện về đấng thánh Tiền hô đã có mặt rất sớm ở Tin Mừng của ngài. Làm thế để minh chứng Đức Giêsu là ai? Đấng nào? Và, thánh Gioan vẫn thẩm định rằng: mình không là Đấng Mêsia, cũng chẳng phải Êlya, mà chỉ là ngôn sứ kiểu Môsẽ chân truyền, ai cũng biết. Rõ ràng, Tin Mừng thứ tư cũng chẳng ghi gì về thời thơ ấu và niên thiếu của đấng thánh Tiền hô và Đức Giệsu, hết.
Riêng thánh sử Mát-thêu lại có đoạn ghi thân thế của thánh Gioan Tiền hô, nhiều hơn ai hết. Thánh Mátthêu đặt đấng thánh Tiền hô nơi Tin Mừng của ngài để công khai loan báo cũng cùng một sứ mạng như Đức Giêsu nhận lãnh, cũng một văn phong, thể loại như khi tác giả tả về Thày Chí Ái. Ngôn từ thánh sử dùng chỉ đơn giản gồm mỗi thế này: Nước Chúa đã gần kề. Anh em hãy thay đổi tầm nhìn và thái độ về thế gian, để xứng đáng với tình huống lịch sử ‘có một không hai’ Chúa diễn lộ.
Nhưng nhân vật Tiền hô/Tẩy rửa ở Tin Mừng Mát-thêu lại quá tập trung vào việc ứng đáp và chi tiết phán xét của Giavê hơn động thái hiền hoà Đức Giêsu vẫn hành xử. Đọc Tin Mừng Mátthêu, người đọc sẽ thấy thánh Gioan Tiền Hô trông giống nhà giảng thuyết hùng hồn giảng lớn tiếng. Thánh Mátthêu còn ghi chú thêm, là: người Do thái bình thường đã chấp nhận đấng thánh Tiền Hô thôi, riêng nhóm Pharisêu và Sađuxê, thì không thế. Chính vì vậy, thánh Mát-thêu mới đặt để nơi miệng Chúa lời khẳng định về điều Ngài từng quả quyết: “Xét người phàm, chẳng ai sánh tày Gioan Tẩy giả, nhưng kẻ nhỏ nhất trong những người bé nhỏ ở Nước Trời lại cao cả hơn thánh nhân”. Nói chung, thánh Mát-thêu cũng không quan tâm đến nguồn gốc của thánh Gioan.
Thánh Luca thì khác. Thánh Luca coi thánh Gioan Tiền Hô là đấng thánh kiểu xưa/cũ, tức: chuyên lập cầu ráp nối giữa cái cũ và cái mới. Thánh nhân chính là điểm khởi đầu để cho Đức Giêsu được nổi bật hơn. Ở Tin Mừng Luca, thánh Gioan Tiền Hô là đấng bậc hiền hoà đem đến cho mọi người thông điệp rất rõ: “Hãy sẻ san của ăn/thức uống mình có và chỉ nên thu gom cho mình những gì cần thiết, đúng mức; chớ bức ép người đồng loại; và, bằng lòng với lương tiền/lợi lộc dành cho mình trong cuộc sống. Hãy nhận ơn thanh tẩy, ở giòng sông Gio-đan.”
Ngược lại, thông điệp của Chúa còn cao cả hơn. Thông điệp Ngài lại mang tính chất toàn cầu, vượt dân nước Do thái. Thông điệp Ngài tóm gọn nơi dụ ngôn về Người Samaritanô nhân hậu và truyện “Người con đi hoang”, cũng rất rõ. Thông điệp Ngài, loan báo cuộc tẩy sạch hết dân gian gửi đến tất cả mọi người trên hoàn vũ, chứ không ở giòng sông nhỏ mang tên Gio-đan, mà là ơn lành thanh tẩy từ Thần Khí Chúa, là Đấng sẽ hiện đến vào lễ Ngũ Tuần và cứ thế tiếp tục mãi.
Ở Tin Mừng thánh Luca, ta nhận ra đôi điều về xuất xứ của đấng thánh Tiền Hô/Tẩy rửa. Thật ra, khi cử hành mừng kính sinh nhật của thánh Gioan, nhiều người thường nghĩ về thánh nhân như đấng bậc “thanh tẩy” như phụng vụ Hội thánh vẫn làm. Thật sự, thánh nhân không chỉ làm mỗi việc ấy. Ngài còn tập hợp mọi người bên sông Gio-đan, đưa họ vào giòng nước để có kinh nghiệm đầm mình trong đó, như một sàng lọc, để rồi từ đó tới đất hứa đòi lại những gì Chúa ban. Đất Chúa hứa, từng bị Đế quốc La Mã tiếm quyền, chiếm ngự. Và, thánh Gioan tổ chức nghi tiết có đoàn người kéo nhau đòi lại đất cho người Do thái. Đây là động thái mang tính chính trị nhằm chống lại sức ép của Đế quốc. Thánh Gioan là khuôn mặt chính trị và là người sáng lập ra nghi tiết chống đối mang ý nghĩa châm chích, rất đau lòng.
Chỉ mỗi thánh Luca là kể về sự cưu mang và sinh nở của thánh Gioan thôi. Một phần truyện kể là về Đức Maria, Mẹ của Chúa đi thăm bà Êlizabeth, thân mẫu của thánh Gioan Tiền hô để Mẹ hát bài ca “Xin Vâng” theo lời thần sứ khuyên. Có lẽ nên nhận ra nơi đây hai bài chúc tụng cùng chung ý nghĩa và mục đích nói lên sự vui mừng của thánh Gioan Tiền Hô, lẫn Đức Mẹ.
Viết như thế, thánh Luca hàm ngụ ý nghĩa một động thái mang tính chính trị của người Do thái có niềm tin rất vững vào lời ca mà Đức Maria, Mẹ của Chúa đã sáng tác cho ta, lúc Mẹ mang thai. Cả Mẹ nữa, cũng đi vào với chính trị của Chúa. Chính trị đó, ta gọi là bài ca “Xin Vâng”, qua đó Mẹ tuyên dương Chúa đã làm nhiều việc qua Con Một Ngài là Đức Giêsu, tức đã hoàn thành ý định của Cha Ngài:
- ra tay biểu dương sức mạnh làm tan tác bè lũ kiêu căng lòng trí
- hạ bệ những kẻ quyền thế khỏi ngôi báu
- nâng cao mọi kẻ khiêm hạ
- cho kẻ đói nghèo được no phỉ sự lành
- xua đuổi về không những kẻ giàu có.
Thế đó, không là tư duy về lòng đạo rất sốt sắng mà là thực chất bộc phá nền chính trị. Tựa hồ các vấn đề thời đại ngày nay ta vẫn có, như:
- tính ngạo mạn, kiêu căng
- bè lũ thống trị vô liêm sỉ, thiếu công bằng
- áp bức người khiêm hạ ở dưới thấp và những kẻ đói khát
- đám nhà giàu mải mê bòn mót tiền bạc và của cải của người khác.
Đó là chủ đề Tin Mừng thánh Luca có lời cung chúc rất “Xin Vâng”. Có cả chương đoạn kể về thời thơ ấu của hai Đấng. Tin Mừng đó, không là văn phong của trẻ nhỏ. Nhưng, là chính trị của người lớn. Chính vì thế, có lẽ ta cũng nên cân nhắc những điều được nói để đem ra khỏi lễ hội Giáng Sinh, đình đám. Bởi, không thể đặt Đức Kitô vào với Giáng sinh cho đến khi nào ta đưa nền chính trị của người lớn rất Kitô vào với cảnh trí thế giới của riêng mình.
Mỗi thánh lễ ta tham dự đều mang ý nghĩa như một tuyên xưng quyết nói lên, rằng: kẻ nắm giữ mọi quyền bính phải nhận ra rằng của cải/bạc tiền trên thế giới thuộc về dân nước sống trong đó. Họ có bổn phận phân phát cho người dân, thật đều. Và, ưu tiên cho những người còn nghèo còn đói, bị bỏ rơi ngoài phố chợ. Đó, mới là thứ chính trị mang lợi ích đến những người có nhu cầu cấp bách, rất trông mong.
Tuần vừa qua, ta suy niệm về cộng đoàn khác thường được nói ở dụ ngôn, vượt quá gia đình cũng như nhóm hội Chúa thiết lập. Truyện kể về ngày sinh của thánh Gioan Tiền Hô hôm nay, là bản dạo đầu cho “gia đình” khác thường ấy. Truyện kể về thánh Gioan, cũng nói trước về nền chính trị mang tính dụ ngôn của cộng đoàn khác thường. Và, đó là cung cách viết Tin Mừng của thánh Mác-cô. Thế nên, sống theo đường lối của thánh Mác-cô cũng cần để có được một nền chính trị đích thực theo kiểu thánh Luca mà tạo ảnh hưởng lên thế giới, rất gian trần.
Trong cảm nghiệm này, cũng nên ngâm lại lời thơ vừa trích, mà ca lên:
“Anh chắp tay van, dáng tượng sầu,
Người em mây tỏa, gót chân đau.
Xin cho da thịt là sương khói,
Quyền phép đôi ta vẫn nhiệm mầu.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Quyền phép hôm nay, thánh nhân đã hoá giải. Để, người người nhờ đó sẽ ca vang bài “Xin Vâng” như Đức Maria từng cất tiếng. Mẹ cất tiếng ca vang để người người lại sẽ có được “trái tim hồng ngọc”, lời hứa Chúa phú ban gửi đến mọi người, suốt mọi thời.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh - Mai Tá phỏng dịch