NGÀY MÔI TRƯỜNG 07.08.2016

Ngày 27.07.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh đã gởi văn thư đến quý Cha, quý Tu sĩ, Chủng sinh và quý Ông Bà, Anh Chị Em trong toàn Giáo phận Vinh v/v tổ chức ngày bảo vệ môi trường vào ngày Chúa Nhật 07.08.2016. Văn thư được ký tên bởi Linh mục Antôn Nguyễn Văn Ðính, Trưởng ban, và được thông qua bởi Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh.

http://giaophanvinh.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12800

Thấm nhuần giáo huấn từ Thánh Giáo hoàng Gioan 23 viết trong Thông điệp ‘Hòa bình trên Trái đất’ (Pacem in Terris) dạy Hòa bình chỉ đạt được khi hội tụ dủ bốn điều kiện căn bản : Sự thật, Công lý, Tự do và Bác ái. Trên Quê hương, để tuyên bố năm 1969 là Năm Ðức Tin của Giáo phận Nha Trang, Hồng Y Tôi tớ Chúa Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã gởi Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Ðức Tin? Tiến lên trong An Bình’, để dạy đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công Giáo. Người xác định: « Người Công Giáo yêu chuộng Hòa bình, nhưng người Công Giáo không yêu chuộng Hòa bình cách thơ ngây, quá lạc quan và. Hòa bình theo quan niệm Công Giáo: … - Hòa bình không có nghĩa là không chiến tranh ; - Hòa bình phải được xây dựng trên nền tảng Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái ; - Hòa bình là con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại…

Từ ngày 30.04.1975, mọi nước cộng sản (tự cho ‘thắng trận’) lẫn tư bản cùng tuyên truyền cái gọi là ‘không chiến tranh’ nhưng điều đó đâu có nghĩa là Hòa bình cho toàn dân Việt Nam… Bằng chứng, nhiều triệu người Việt phải đua nhau vượt biên trên những con thuyền ọp ẹp mà phần chết nhiều lần lớn hơn cái sống để tới bến bờ tự do. Tại sao ? đảng và nhà nước việt cộng không mang lại Hòa bình cho người dân nước Việt. Cuớp quyền làm chủ Ðất Nước của dân tộc, họ hoàn toàn bất lực trong việc đem lại Hòa bình cho đồng bào bằng thực thi Chân lý, Công bằng, Tự do và Bác ái cho Dân tộc Việt. Do đó, vì không Hòa bình, Việt Nam ra khỏi ‘con đường duy nhất đi đến tiến bộ nhân loại’. Xác tín như vậy, ước gì chúng ta, những người thiện chí, hãy đáp ứng lời mời gọi của Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh trong khả năng và điều kiện của mình

I.- PHÁ HỦY MÔI TRƯỜNG.

A./ Vị trí. Giáo phận Vinh nằm trên khu vực địa lý từ ngày thành lập bao gồm tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và phía Bắc tỉnh Quảng Bình, với tổng diện tích 30.783 km2. Hiện nay, Giáo phận Vinh gồm trọn ba tỉnh: Nghệ-Tĩnh-Bình). Tên gọi giáo phận Vinh chính thức có từ năm 1924. Trước đó, từ khi thành lập, được mang danh là địa phận Nam Ðàng Ngoài. Trước đó nữa là một phần địa phận Tây Ðàng Ngoài và là phần cực Nam của Miền Ðại diện Tông tòa Ðàng Ngoài.

B./ Thảm họa Môi trường.

Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Ðến lối ngày 10.04.2016, hiện tượng cá chết lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông, huyện Quảng trạch (Quảng bình). Sau đó, tình trạng cá chết được thấy tại vùng biển Quảng trị rồi lan rộng vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số.

Giáo phận Vinh nằm ngay ở vùng đất Miền Trung, nơi có thảm họa môi trường do Formosa gây nên từ ngày 06.04.2016. Cá nuôi ở vùng biển Vũng Áng đồng loạt chết một cách bất thường. Hiện tượng được ghi nhận đầu tiên và nghiêm trọng nhất ở khu vực từ vùng biển gần nơi có nhà máy thép Formosa. Cá biển chết trắng bờ trong những ngày tiếp theo, khiến lượng cá đánh bắt sụt giảm nhanh chóng… Những lưới công an thả xuống biển khi kéo lên thì trắng tinh như được rửa sạch bằng bằng thuốc tẩy cực mạnh, đến nổi không còn cả rong rêu bám vào lưới. Một vùng biển rộng lớn tanh hôi nồng nặc mùi cá chết. Dưới đáy biển, các loài sinh vật nhuyễn thể, giáp xác, san hô, rong rêu thối rữa. Cá dưới biển, chim trên trời, các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn liên quan đều chết. Các vụ ngộ độc khi người dân ăn thuỷ hải sản trong vùng. Người dân lo lắng khi nồi cơm bao nhiêu đời có nguy cơ không còn nữa, cái đói nghèo kéo đến ngưỡng cửa rất nhanh.

Cuối tháng 07/2016, chính phủ đã cho biết chất thải do nhà máy Formosa Hà Tĩnh thừa nhận thải ra biển/ tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân, trong đó có 41 ngàn ngư dân. Điều này được trích từ một báo cáo mà chính phủ trình cho. Theo đó, chính phủ cũng cho biết sẽ bắt đầu bồi thường cho người dân vào tháng tới. Thiệt hại cụ thể do những chất mà Formosa thải ra biển gây ra là khoảng 115 tấn cá chết. Ngoài ra, còn có 140 tấn cá và 67 tấn ngao nuôi bị chết. Ðó là đánh giá sơ bộ về thiệt hại, chưa kể đến 450 héc ta rạn san hô bị hủy hoại từ 40 đến 60%, đồng thời một số loài sinh vật biển tại vùng chịu tác động suy giảm đến phân nửa.

Trong cuối tuần rồi, bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà cho biết sắp tới bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn sẽ có báo cáo với Quốc hội vấn đề tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân tại các vùng chịu tác động. Theo đó, Formosa đến ngày 28.07.2016 đã chuyển 250 triệu mỹ kim tiền bồi thường trong số 500 triệu đã hứa với chính phủ khi thừa nhận xả thải làm cá chết hằng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. {Thủ phạm chủ động số tiền bồi thường và chỉ đưa lúc nào tùy ý ?}. Ông còn dự kiến vào giữa tháng 8 sẽ thông qua hội đồng các nhà khoa học {thứ thiệt hay hồng hơn chuyên ?} để đánh giá về mức độ hiện nay cùng với giải pháp cụ thể nhằm có thể khắc phục ô nhiễm nếu còn và cũng để xác định các giải pháp để phục hồi hệ sinh thái môi trường.

B./ Thảm trạng chết người và tội ác chống lại họ.

Bên cạnh những thiệt hại về tài sản còn gây chết đến Anh Lê Văn Ngày (44 tuổi), một thợ lặn quê ở Khánh Hòa. Tháng 04/2016, hệ thống ống ngầm dưới biển xả thải của Formosa được các thợ lặn Hà Tĩnh và các phóng viên ghi lại rất rõ ràng đang xả thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Những thợ lặn cho biết họ bị triệu chứng tức ngực, khó thở, sức khoẻ suy sụp rất nhanh khi lặn ở vùng biển gần ống xả thải. Anh Lê Văn Ngày, công nhân tại Công ty CP Xây dựng và Cung ứng lao động quốc tế (Nibelc), làm việc trong khu công nghiệp đã tử vong do nhiễm độc chì vào ngày 25.04.2016. Ðến tháng 6/2016, gần 3 tháng trôi qua nhưng nguyên nhân khiến thợ lặn Lê Văn Ngày chưa được làm rõ. Công an tỉnh Quảng Bình không giao kết quả xét nghiệm tử thi cho gia đình.

Ngày 20.07.2016, Công an huyện Quảng Trạch thông báo nguyên nhân tử vong của thợ lặn Lê Văn Ngày là do bị suy tim cấp, không phải do nhiễm độc. Theo đó ‘Không có dấu hiện tác động ngoại lực; giám định hóa pháp trong phủ tạng và máu không tìm thấy các chất độc..’. Theo Bà Ðỗ Thị Hòa, hiền thê anh Ngày, cho biết bản thông báo gia đình bà nhận được do Công an huyện Quảng Trạch ký ngày 17.05.2016, nhưng chỉ đến ngày 18.07.2016, văn bản mới tới tay bà để chúng kết luận rằng anh Ngày chết do suy tim mà bà cho là không thuyết phục. Chúng ta thấy sự thất đức của chế độ và người cộng sản.

II.- HÀNH ÐỘNG VÌ MÔI TRƯỜNG.

A. Tại Quốc nội.

Sau thảm trạng cá chết, ngày 27.04.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng ra thông cáo, yêu cầu nhà cầm quyền ‘thành lập một Ủy ban điều tra độc lập cấp Chính phủ, với sự cố vấn của các chuyên gia trong nước cũng như các cơ quan quốc tế có uy tín trong lĩnh vực bảo vệ môi sinh’, ‘Hỗ trợ ngư dân, hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và các doanh nghiệp để họ có cuộc sống ổn định và duy trì nghề nghiệp của họ’.

Ngày 01 và 08.05.2016, những cuộc biểu tình vì môi trường diễn ra trên qui mô rộng trên toàn quốc dù chịu sự đàn áp thẳng tay của chính quyền cộng sản. Nhiều nơi như ở Sài Gòn, một người tham gia biểu tình thì có 10 nhân viên công lực sẵn sàng trấn áp. Các cuộc tuần hành nhanh chóng bị xé lẻ và người biểu tình bị đưa tới nơi giam giữ trá hình như trung tâm hỗ trợ xã hội, hoặc đưa đi xa khỏi địa phương. Chính quyền Hà Nội tuyên bố ‘biểu tình là phản động’.

Ngày 13.05.2016, Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh công bố ‘Thư Chung’ về ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung. Qua đó, Người kêu gọi người Công Giáo có trách nhiệm với quê hương, đất nước và các thế hệ tương lại bằng các hành động thiết thực như: không sản xuất thực phẩm bẩn, phá hoại môi trường, nên chôn cất, không trao đổi, giao dịch cá chết, hợp tác tìm ra thủ phạm vụ việc,... Nhân dịp này, Ðức cha cho rằng các nhà chức trách đã tránh né công bố nguyên nhân và thủ phạm hơn một tháng.

http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12620

Ngày 12.06.2016, hàng trăm người dân ở khu vực Quỳnh lưu (Nghệ an) xuống đường vì hiện tượng cá chết đã xảy ra từ hơn hai tháng nay. Ông Trần minh Nhật, thuộc truyền thông Công Giáo 'Tin mừng cho người nghèo' nói với đài BBC : ‘Ðồng bào Quỳnh lưu đa phần là ngư dân. Công việc chính của họ là nghề biển. Thảm họa môi trường hiện nay cuộc sống của họ gần như đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được ’. Trong cuộc biểu tình, đồng bào ở đây giăng biểu ngữ có nội dung ‘Phản đối VTV1 vu cáo đối với Ðức cha Phaolô Nguyễn thái Hợp’. Việc gây ra phản đối xuất phát từ bản tin ngày 13.05.2016 của Ðài Truyền hình VTV nói: ‘ngày 13.05.2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân’.

Sáng ngày 16.06.2016, bất ngờ Ðức cha Giuse Ngô quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân Ðông Yên, khiến nhiều người không kìm được cảm xúc của mình đã khóc lớn. Những giọt nước mắt trào ra; những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra… Ðức cha đã cùng bà con vào nhà thờ, cùng nhau kunh nguyện, ân cần hỏi thăm, động viên. Người căn dặn, trong đau khổ, người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật-công lý-hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù. Ðức cha đã ban phước lành cho tín hữu.

Dự án Formosa là dự án tại Hà Tĩnh, nơi đây có nhiều giáo dân thuộc Giáo phận đã phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, gia đình và nhiều mặt xã hội trong quá trình Formosa đến đầu tư ở vùng đất này. Giáo xứ Đông Yên là một điển hình tan nát bởi dự án đó. Sau khi thảm họa biển Miền Trung xảy ra, Giáo phận Vinh đã có nhiều hành động nhằm bảo vệ giáo dân và quan tâm đến Cộng đồng người dân nơi đây. Nhiều bản Kiến nghị của tập thể Linh mục Hạt Kỳ Anh, của Đoàn linh mục Vinh và của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp đã được sự ủng hộ rộng rãi của Cộng đồng dân chúng và xã hội.

Cùng ngày 27.07.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh đã gởi một Ðơn Kiến nghị đến các lãnh đạo nhà nước trung ương và địa phương :

1. Nhanh chóng cứu trợ ngư dân ;

2. Buộc Formosa bồi thường thiệt hại căn cứ trên cơ sở thực tế đã xảy ra và kéo dài trong tương lai ;

3. Truy cứu trách nhiệm Formosa và những cá nhân, tổ chức liên hệ ;

4. Yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn Formosa để bảo đảm môi trường ổn định.

Trước khi chấm dứt, Linh mục Antôn Nguyễn Văn Ðính, Trưởng ban Công lý và Hòa bình Vinh, viết : Ý thức trách nhiệm với đồng bào và tương lai Dân tộc, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng sớm đưa ra các quyết sách đúng đắn cho lợi ích quốc gia và sự hương thịnh của dân tộc.

http://giaophanvinh.org/modules.php?name=News&op=viewst&sid=12805

Ngày 08.04.2016, Linh mục Antôn Ðặng Hữu Nam, Chính xứ Phú Yên (Giáo phận Vinh) đã bị công an ‘chìm’ chặn đường và ‘mời’ về công an phường Dịch Vọng (Hà Nội) để ‘làm việc’. Tại đây, Cha trực tiếp làm việc với đại úy Phạm Văn Trung, đội phó đội điều tra quận Cầu Giấy. Ông nói có một người tên là Lê Văn Kiên, ngụ tại xóm 4, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An viết đơn tố cáo Cha nhận 50.000 mỹ kim từ đảng Việt Tân để ‘phát cho giáo dân đi biểu tình chống phá nhà nước’. Tuy nhiên, ‘quan’ công an này đã không trình được đơn tố cáo theo yêu cầu của Cha. Cha khẳng định đơn tố cáo chỉ là thư nặc danh và việc này là ‘trò bịa đặt’. Chưa chịu thua, ‘tên này’ buộc Cha tội tổ chức biểu tình để chống phá nhà nước và viết bài đưa lên mạng. Cha khẳng định việc thể hiện quan điểm là quyền tự do ngôn luận. Cha nói tôi không tổ chức biểu tình chống nhà nước mà khi dâng Thánh Lễ, kêu mời giáo dân nói riêng, và người Việt Nam nói chung phải bảo vệ Tổ quốc. Trong Thánh Lễ, Cha đều cầu nguyện cho công lý và hòa bình, cho quốc thái dân an, cầu cho chính những người lãnh đạo cộng sản phải biết yêu nước và có trách nhiệm với người dân. Việc tuần hành bảo vệ môi trường và kêu gọi tình yêu thương không phải là biểu tình. Trước khi tổ chức các cuộc tuần hành, Cha đều thông báo với trưởng công an huyện để đề nghị cơ quan này bảo vệ người dân khi tham gia tuần hành.

Ngoài ra, Cha cho biết Cha đi Hà Nội để chữa bệnh và giải quyết một số công việc. Trong đó, có việc xin visa đi Ðài Loan theo lời mời của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng để bàn thảo một số công việc về Tôn giáo.

B. Tại Hải ngoại.

Sáng ngày 01.05.2016, hiệp thông với đồng bào Hà nội và vài tỉnh, thành khác, cộng đồng người Việt sinh sống, lao động và học tập tại Ðài loan biểu tình chống Formosa trước Phủ Tổng thống Ðài loan.

Sau đó, thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam mà nghi phạm là công ty Formosa ở Vũng áng, đã lan đến Ðài loan. Trong hai ngày 15 và 16.06.2016, đã có một cuộc họp báo ở Quốc hội và một ngày họp của các cổ đông Formosa, đồng thời, bên ngoài có cuộc biểu tình phản đối Formosa với sự góp mặt của nhiều người Việt. Ðược mời tham dự và góp tiếng tại buổi họp báo này và tham dự biểu tình ngày hôm sau, linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Pháp lý cho Công nhân và Cô Dâu Việt ở Ðài loan, thuật lại diễn biến sự việc về :

Cuộc họp báo được tổ chức bởi các Dân biểu và các tổ chức phi chính phủ gồm Liên minh theo dõi và Thực thi Công ước Nhân quyền, Hiệp hội Luật sư về Môi trường và Văn Phòng chúng tôi với một người lao động, anh Lê quang Ðông, xuất thân từ huyện Kỳ anh. Gia đình anh là một trong những gia đình bị bắt di dời khỏi vùng Ðông yên. Những gia đình không chịu dời đi thì các con không được đi học. Anh ấy trình bày những gì đã thấy, đã nghe và đã biết.

Dân biểu Ngô công Dụ, giáo sư đại học, nói về vấn đề hóa chất có thể gây nên thảm trạng ô nhiễm môi trường. Dân biểu Tô trị Phân, đến từ tỉnh Vân Lâm, nơi có một công ty Formosa lọc dầu. Chính công ty này đã gây nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống chung quanh của người dân Ðài Loan cũng như các loài cá sống trong vùng biển này. Sau cùng, Dân biểu Vu mỹ Nữ đã nói lên quyền được sống, được an cư lạc nghiệp, được chọn nơi mình ở, được giáo dục... Những quyền đó đã bị tước đoạt khi Formosa đến Hà tĩnh, buộc cả ngàn hộ dân ở vùng Ðông yên phải di dời. Hiện nay còn 180 hộ từ chối không đi vì mức bồi thường không công bằng. Nên để tạo áp lực, nhà nước Cộng sản không cho con em của họ đi học ở trường quanh đó mà bắt các em phải đến cái trường nơi đó họ yêu cầu gia đình các em phải di dời đến.

Tiếp đến, đại diện Hiệp hội Luật sư về Môi Trường cho biết : Năm 2009, Formosa cũng đã đệ trình dự án thành lập một cơ xưởng như họ đang có ở Hà tĩnh nhưng đã bị chính quyền Ðài Loan yêu cầu làm lại những việc họ nghĩ chưa tốt và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống. Do đó, Formosa đã đưa dự án đó qua Việt Nam. Sau đó, đến phần báo cáo của một nhân viên cao cấp Bộ Môi sinh : Khi biến cố cá chết xảy ra ở Hà tĩnh thì chính họ đã đề nghị với chính phủ Việt cộng hợp tác để điều tra nhưng chúng từ chối.

Cha Hùng đã nhắc lại sự quan tâm của Giáo Hội Công Giáo. Năm ngoái, Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra một Thông điệp liên quan đến môi sinh, Người có nói đến một yếu tố rất quan trọng là sự liên hệ việc tàn phá môi trường sống mà những công ty kinh doanh trong đó có công ty của nước ngoài, làm ô nhiễm môi trường sống là tội lỗi chống lại tự nhiên, chống lại chúng ta và chống lại Thiên Chúa. Công ty Formosa Ðài loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Ðài Loan, cho chính phủ Ðài loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.

Trước áp lực từ giới công quyền và các tổ chức phi chánh phủ, công ty Formosa buộc lòng phải cho phép nhà cầm quyền Việt Nam, ngày 30.06.2016, công bố kết quả điều tra về nguyên nhân (Phenol, Cyanua và nhiều chất độc hại khác chiếm nồng độ quá mức cho phép ở ngưỡng nặng) và thủ phạm phá hoại môi trường, gây cá chết hàng loạt tại Miền Trung. Formosa phải gánh tội, chính phủ cộng sản phải liên đới chịu tội.

III. THỦ PHẠM VÀ TÒNG PHẠM.

A. Công bố Thủ phạm và Bồi thường vô lý.

Chiều 30.06.2016 tại Hà Nội, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016, chính phủ cộng sản mới tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra về nguyên nhân và thủ phạm. Mặc dù, ngay ngày 02.06.2016, ông này tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Tại sao, phải đợi đến gần một tháng sau mới công bố? Ðành rằng, đảng và nhà nước với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, để cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ lẫn cho Formosa, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thãm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hộu đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thướng. Nhưng vẫn còn chờ… Ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng đến Việt Nam.

1./ Một hành động pháp lý

Thủ phạm gây ra thảm họa môi trường là từ nhà máy Formosa, nên họ đã xin lỗi gây ô nhiễm biển miền Trung và cam kết bồi thường, gồm 5 điểm: công khai xin lỗi; bồi thường thiệt hại cho dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền tương đương 11.500 tỷ, tương đương 500 triệu mỹ kim.

Ngay sau khi kết thúc buổi họp báo, trả lời phỏng vấn của RFA, nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh nói : « Có nhiều tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ khác người ta đề nghị để cùng tham gia điều tra nguyên nhân thảm họa cá chết, như Chính phủ Đài loan hay Liên Hiệp Quốc nhưng Chính phủ VN lại từ chối, cộng với việc đàn áp người dân, bắt bớ người biểu tình bảo vệ môi trường môi trường này khác. Tất cả những điều đó đã nói lên bản chất của sự việc. Cho nên việc nhà nước có tuyên bố nguyên nhân hay biện pháp khắc phục, thì tôi vẫn cho rằng đó là các hành động chống đỡ áp lực của dư luận và của nhân dân mà thôi. Chứ tôi không hy vọng vào các điều công bố đó.”

2./ Bao che thủ phạm?

Nhà báo JB. Nguyễn Hữu Vinh bày tỏ: « Riêng về hành động lấp liếm và bao che của nhà nước rồi đến ngày cuối của tháng 6 mới công bố, đã nói lên tính cách của nhà cầm quyền, là họ có coi trọng cuộc sống, tính mạng và quyền lợi của người dân hay không? Sự phẫn nộ của người dân lúc này là khủng khiếp và ghê gớm, do vậy buộc họ phải công bố Formosa là thủ phạm. Song họ sẽ nương nhẹ hoặc sẽ tìm một cái cớ mào đó để làm giảm nhẹ lòng dân đang bức xúc, vì thảm họa môi trường này nó quá lớn ».

B./ Truy tìm tòng phạm.

Ngày 01.08.2016, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, khi tiếp xúc với dân chúng ở Sài Gòn, đã cam kết sẽ mở cuộc điều tra sâu rộng để tìm hiểu những sai phạm của công ty Formosa, và hứa sẽ đưa tất cả những tổ chức, cá nhân có liên quan ra tòa xét xử. Ông cũng nói tới việc vừa phát hiện việc công ty này chôn chất thải ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh và ở Đồng Nai, mà chính phủ đang điều tra và sẽ xử lý nghiêm nhặt.

Chủ tịch nước Trần Ðại Quang bật đèn xanh? Nói đến điều này, nhiều đồng bào nghĩ ngay đến đồng chí Võ Kim Cự như là con chốt trong là tín hiệu thí chốt. Tuy nhiên, con chốt này đe dọa không để bị ‘thí’ mà không khai các lãnh đảng và nhà nước, kể cả đồng chí Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, chúng ta luôn nhớ lời ông Thiệu ‘Ðừng tin những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm’. Khi người Sài gòn khám phá ra sự tàn bạo của cộng sản sau ngày 30.04.1975, họ bắt đầu nhận thức ‘Ông Thiệu nói 10 câu thì chín sai chỉ có một đúng là ‘Ðừng tin … cộng sản làm’. Ông Hồ nói 10 câu thì chín đúng chỉ có một sai ‘Không gì quý hơn Ðộc lập, Tự do’. Có kẻ ‘tếu’ hơn đề nghị ‘Không gì quý hơn Ðộc lập, Tự do và không cộng sản’.

Hà Minh Thảo