Chuột vẫn là chuột!

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho Tổ quốc” (Diễn văn nhậm chức của TT J.F.Kenedy. 1963)

Ngày 20/1/1963, thượng nghị sỹ John F. Kenedy đã đọc diễn văn tuyên thệ nhậm chức trước toàn thể người dân Hoa Kỳ. Ông trở thành Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ ở tuổi 43. Trong bài diễn văn, Tổng thống Kenedy, một mặt, thể hiện mong muốn hoà bình giữa các khối sau khi cả 2 bên, Nato và Warszawa (cộng sản) gần khánh kiệt trong cuộc chạy đua vũ trang. Mặt khác, kêu gọi người dân Mỹ, thay vì đòi hỏi, hãy cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Ông nói: "... Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho Tổ quốc"


Trong khi đó, mới đây ở Việt Nam, một người có hàm chủ tịch quốc hội của nhà nước CSVN cũng đã lên giọng, vẻ trịch thượng, phán xét, chỉ trích người dân Việt khi nhắc lại ý câu nói đó của TT Kennedy với vẻ quan tòa thiếu học. Thị nói: “Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói...”

Khi nghe những lời phát biểu như rất quen thuộc, tôi và người bạn vào web để tìm lại nguyên văn, nguồn gốc. Sau khi đánh vỏn vẹn bốn chữ “nguyễn thị kim ngân” rồi nhấn phím. Bản lý lịch hiện ra, giới thiệu như sau:
“Nguyễn Thị Kim Ngân là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII và khóa XVI.
Sinh: 12 tháng 4, 1954 (tuổi 62), Bến Tre, Việt Nam
Bố mẹ: Nguyễn thị Sang
Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam.”

Tôi chưa kịp giật mình, bạn tôi đã oang oang như cái lệnh vỡ:

- Lại thêm một đứa không cha!
- Dừng ăn càn nói bậy như thế được không?
- Bạn có mù không? Không nhìn thấy bản lý lịch của y thị à? Làm gì có tên bố!

Tôi nhìn qua phía có tấm hình. Dòng chữ hiện ra trước mắt: “ Bố mẹ: Nguyễn thị Sang” thế nghĩa là gì? Chẳng lẽ người bạn tôi nói đúng? Tôi đâm ra gắt gỏng với hắn:

- Tôi muốn tìm câu nói kia là của ai, chứ không muốn tìm cái gia phả lý lịch của Thị!
- Nhưng bạn cũng không thể chối bỏ cái lý lịch không tên cha của Thị đã in rõ ràng nơi đây!

Nói xong hắn bỏ đi. Tôi ngồi nhìn đăm đăm vào dòng chữ. Tại sao lại như thế nhỉ? Lẽ nào không có?

Nhớ lại, cách đây không lâu Nguyễn thi Kim Ngân cũng đã phát: “Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác...”. Qủa thật, y Thị phát biểu mà không hề có hiểu biết gì. Bởi lẽ, sinh hoạt Dân Chủ là của xã hội, thuộc về tổ chức xã hội, nay còn mai mất. Ở đó, những cá nhân sống trong xã hội được quyền chọn, hoặc bị áp đặt trên mình một tổ chức, một chế độ để sinh sống. Nó hoàn toàn khác biệt với đời sống gia đình. Nơi tạo nên nguồn gốc của cuộc sống, di sản con người. Ở đó, trước hết gia đình có tôn ti, phẩm trật cha mẹ, con cái. Kế đến, dù sang hèn, từ chung thủy hay phản trắc của một nam một nữ, con cái cũng không thể chọn cho minh cha mẹ. Như thế, đối với những sinh hoạt, tổ chức đảng phái trong xã hội, thiết tưởng không thể đem ra so sánh với những căn cơ nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ ràng buộc như trong gia đình. Bởi lẽ, mọi người có quyền lựa chọn cho mình một tổ chức để sinh hoạt trong xã hội. Nhưng không ai có thể chọn cha mẹ cho mình!


Đó là những cơ bản khác biệt, nếu đem hai chuyện này vào nhau để làm một câu chuyện, một so sánh thì qủa là thiển cận về sự hiểu biết, nếu như không muốn nói là đần độn! Bởi lẽ, dù Nguyễn thị Kim Ngân có đem ra và áp dụng sách lược Vô Gia Đình của Hồ chí Minh vào chính trong trường hợp của mình, thị cũng nên biết rằng, con cái lại cũng không có quyền chọn lựa cha mẹ cho mình. Đó có thể là trường hợp được đảng đạo diễn, hoặc từ dối trá, mà có những giấy khai sinh chỉ mang một cái tên của mẹ mà thôi. Từ đó, ngay trong trường hợp này, vẫn không thể đem nguồn cội từ hệ gia đình ra so sánh với những sinh hoạt, tổ chức phụ thuộc của xã hội. Bởi vì không ai có thể, hay có quyền chọn lựa cha mẹ cho mình. Trong khi đó, mọi người có tự do tham gia hay phản kháng những tổ chức chinh trị trong xã hội.


Như thế, về gia đình, xem ra căn bản của Nguyễn thị Kim Ngân, của người theo cộng sản là rất yếu kém, vô tri lý. Về xã hội, hãy xem cái tổ chức CS mà y Thị Ngân sinh hoạt với đã làm được những gì cho đất nước để Thị hãnh diện?

I. Hồ chí Minh cũng gọi là Hồ Quang, trả lời:


Cháu phát hay lắm. Bác có lời khen đấy. Bởi vì, như cháu đã biết, bố của bác đã ra làm quan vào thời Nguyễn, nhờ đó mà Bác được nhận vào trường Quốc Học và đang học lớp sáu thì tham gia vào phong trào bạo loạn kháng thuế. Bác bị đuổi khỏi trường. Chuyện bác bị đuổi học chưa yên thì bố của bác, làm quan huyện, say rượu, đánh chết người. Kết qủa, “ ông bị triều đình nhà Nguyễn ra sắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi thành hạ bốn cấp quan và sa thải” (wiki)

Sau khi bố của bác bị đuổi, miếng cơm manh áo không còn, bác lang thang, rồi xin được chân làm phụ bếp ở dưới tàu biển của Pháp để kiếm sống qua ngày. Tuy nhiên, mộng được làm quan cho Pháp chưa hết, bác nhờ người làm đơn xin vào học ở trường thuộc địa, nhưng không được chấp thuận. Từ đó bác biết chỉ còn con đường theo cộng sản để may ra có miếng cơm ăn, dù rằng ngay lúc đó, những kẻ theo cộng sản đã bị khinh bỉ trên đất Pháp.

Kết qủa, hết vào tù ra khám lại gục ngã vì bệnh lao! Đến năm 1940, Hồ Quang, người Hẹ, tiếp tục con đường bác đi. Đến năm 1959, nó lại lấy luôn lý lịch của bác với cái tên là Hồ chí Minh. Kế đến, Nó mở cuộc đấu tố, giết chết 172 ngàn người Việt Nam để làm vui lòng Trung quốc. Đó là vinh quang của đảng ta, cháu đã và đang học. Nhưng là những giòng tội ác không đời nào có thể rửa sạch được cho bác, cho đảng:
“Địa chủ ác ghê:
“Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:
- Giết chết 14 nông dân.
- Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
- Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người - năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.
- Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân - Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

- Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào !....
(21-7-1953)
C.B. Hồ chí Minh”


Nếu bạn có còn chút công tâm, hãy nói xem, câu chuyện của Hồ chí Minh viết ra để giết người như trên liệu được mấy phần trăm là sự thật. Có được 5, 7% hay không? Tôi sợ không đạt được con số nhỏ nhoi này. Bởi lẽ, chính bà Cát hanh Long đã bỏ ra, trong hai lần giúp kháng chiến hàng trăm lượng vàng, và hai ngưòi con của bà hiện lúc bấy giờ đều mang quân hàm Trung tá trong đội quân giải phóng. Chẳng một ai là người đã tham dự vào các cuộc giết người như Hồ chí Minh tả.

Nếu hỏi tại sao Hồ chí Minh lại viết như thế? Câu trả lời trước tiên, có lẽ y không phải là người Việt nên tiếc gì xương máu Việt, đạo đức Việt. Trái lại, y phải thực hiện sách lược đấu tố của Trung cộng để triệt ngưòi Việt do Mao đề xướng! Từ đây, chính y tạo nên cảnh nồi da sáo thịt. Con cái đấu tố cha mẹ để làm triệt tiêu hình ảnh và tình cảm của con dân Việt. Từ đây, Y đã chà đạp hay tạo nên thảm cảnh vô luân thường, đạo lý trong đạo nghĩa có sẵn từ ngàn đời trong lòng người dân Việt. Chính y là kẻ đã giết chết nền luân lý đạo hạnh của Việt Nam qua bản án và mùa đấu tố này. Từ đó, Y mở đầu cho cuộc sống bất thường đầy tính vô luân của người dân Việt! Như thế, nếu cái gọi là cách mạng ấy có một chút ý nghĩa, thì đó chính là sự tàn bạo, giết ngưòi. Nói cách khác, kẻ viết những bài văn như thế phải bị treo cổ để răn đe tội ác trong xã hội, nói chi đến chuyện ca tụng y! Nhưng xã hội cộng sản đã ra rả ca tụng y. Hỏi xem đó có phải là cái phúc cho người dân Việt Nam hay không? Ấy là chưa kể đến việc Y rước người Tàu tràn vào chiếm đất, xây nhà trên quê hương Việt Nam, một việc làm chưa từng xảy ra trong suốt lịch sử Việt. Y là ai? Tàu chiếm đất hay Việt bán nước?


II. Phạm văn Đồng:

Bác vắn tắt lại công nghiệp của bác để cháu theo đó mà học nhá:

“Hà Nội 14-9-1958.
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Phạm văn Đồng, thủ tướng chính phủ.”

Đây được coi là việc làm cơ bản của người đảng viên cộng sản. Sau đó, vào những năm 1990, dù bác không còn làm Thủ tướng nữa, bác vẫn làm cố vấn chỉ đạo, trực tiếp dẫn phái đoàn của nhà nước ta sang họp mặt với Trung quốc để bàn về chuyện nối lại hiệp thương giữa đôi bên. Kết qủa, bác và các chú Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười… đã ký chuyển giao Việt Nam vào chung một hệ với Trung quốc. Việc làm này là thể hiện ý chí của chủ tịch Hồ chí Minh cũng như đồng chí Lê Duẫn khi còn sống: “ ta đánh Mỹ là đánh cho Trung quốc, đánh cho Liên Sô”. Theo đó, những chuyện như hiệp thương biên giới vào năm 1990 giữa các đồng chí Mười, Linh, Khải, Cầm, Kiệt, Phiêu, Mạnh… hay sau này việc chuyển giao nhượng đất của các chú Trọng, Sang, Dũng, Hùng… hoặc các cháu, chỉ là từng phần thi hành hiệp ước. Theo đó, nay cháu đã vào Cuốc hội, chung thuyền bán nước thì cứ âm thầm, đừng phát biểu để làm sôi lòng quần chúng chỉ thiệt cho đảng. Đôi lời vắn tắt vậy, chắc là cháu hiểu việc?...

Đó là những câu chuyện có gốc của tập đoàn Việt cộng mà Nguyễn thị Kim Ngân nhận lệnh phục vụ, bảo vệ, phát huy.
Phần chúng ta, trách nhiệm với đất nước mình ra sao?
- Chúng ta có theo chúng học thói lăng mạ dân, bán nước và làm nô lệ cho Tàu cộng không?
- Không. Chắc chắn là không bao giờ.
- Nếu thế, tôi thưa với bạn rằng:

Hỡi thanh niên Việt Nam, tương lai Tổ Quốc ở trong tay bạn. Xin các bạn hãy mỗi ngày viết sẵn một câu vào trong một tờ giấy học trò:
- Nó thối nát.
- Nó phải đổ.
- Nó đã hết thời.
- Nó đã bán nước.
- Nó giết dân ta.
- Nó vô gia đình.
- Nó vô tổ quốc.
- Nó vô tôn giáo
- Nó là Cộng sản!
- Nó là gian trá.
- Hãy đứng lên nào!
- Ta cùng diệt chuột…
Rồi mỗi ngày, khi đi học, khi đi làm. Dù là ở thành phố hay thôn quê, bạn hãy dán trang giấy có một dòng chữ ngắn ngủi ấy lên những cột đèn, tường phố, nơi bạn đi qua. Nếu tiện, bạn cắt một tấm hình của những nhà lãnh đạo VC dán lên trên tờ giấy đó. Bạn sẽ thấy cuộc biến chuyển kỳ diệu của ngày mai. Không phải cho bạn, nhưng cho đất nước và dân tộc chúng ta.

Tôi tin rằng, chỉ bắt đầu bằng một vài tờ giấy với dòng chữ của các bạn hôm nay, sẽ có hàng trăm ngàn tờ giấy khác trong ngày mai. Như thế, khởi đi từ một trang giấy, một cuốn vở 200 trang chưa hết, tương lai tươi sáng của đất nước và của dân tộc Việt Nam đã nở hoa. Mọi người đều đứng dậy đi tìm Công Lý. Đất nước ta không còn cộng sản, Dân Tộc ta sẽ đi lên trong tiếng ca Hoà Bình, đi trong Độc Lập, đi trong Tự Do. Thân ái.

Bảo Giang