Ngôi sao Bethlehem

Trong tập tục nếp sống đức tin của người Công Giáo hằng năm mừng lễ Chúa giáng sinh ngày 25.12., khi làm xây dựng hang đá Chúa giáng sinh, ngoài những bức tượng Thánh, và các con xúc vật chiên bò, lừa…còn có ngôi sao treo trên đỉnh nóc hang đá nữa.

Bởi đâu có tục lệ ngôi sao hang đá Chúa giáng sinh ?

„1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem,2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người."3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao.4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu.5 Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng:6 "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."

7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện.8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người."9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại.10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng" ( Matheo 2,1-9).

Như thế tập tục ngôi sao Chúa giáng sinh hay còn có tên ngôi sao Bethlehem có căn bản từ nơi Kinh Thánh.

Nhưng ngôi sao đó có phải là một ngôi sao như bao ngôi sao khác mà Thiên Chúa đã tạo dựng trên vòm trời không theo khía cạnh khao học, thiên văn học ? Hay ngôi sao đó còn ẩn chứa ý nghĩa sứ điệp gì khác hơn nữa?

Những nhà Chiêm tinh từ Phương Đông theo Ngôi sao hướng dẫn trên nền trời tìm đến nơi hài nhi Giêsu sinh ra, là những nhà khoa học về ngành thiên văn, ngắm nhìn sao trên nền trời tìm hiểu cùng lý giải ý nghĩa sứ điệp từ các ngôi sao xuất hiện. Họ đã nhìn thấy cùng nhận ra ngôi sao Hài Nhi vị vua mới sinh ra.

Phúc âm chỉ viết thuật lại không có chi tiết gì về thời điểm, nơi chốn ngôi sao lịch sử Bethlehem. Vì thế xưa nay hằng có những giả thuyết hay những khảo cứu tìm hiểu về Ngôi sao Bethlehem theo phương diện lịch sử cùng thiên văn học.

Theo lịch sử văn hóa thời cổ xưa (hành tinh) Saturn được cho là ngôi sao của dân Do Thái, ngôi sao Sabath, đang khi đó (hành tinh) Jupiter là ngôi sao của hoàng đế.

Các nhà khoa học đã đưa ra suy diễn vào năm 7. sang năm 6. trước Chúa giáng sinh xuất hiện sự gặp gỡ của hai vì sao Saturn và Jupiter. Và thời điểm này có thể là năm Chúa Giêsu giáng sinh.

Ở Roma người ta cho rằng biến cố hai ngôi sao Saturn và Jupiter xuất hiện trùng hợp vào thời điểm đó là hình ảnh dấu chỉ về vị vua mang lại hòa bình trong toàn đế quốc Roma: Hoàng đế Augustus. Chúa Giêsu giáng sinh lúc đế quốc Roma đang thống trị toàn vùng Trung Đông thời hoàng đế Augustus cai trị ở Roma.( Luca, 2,1-20)

Bên vùng Babylon biến cố hiếm lạ hai ngôi sao Saturn và Jupiter cùng xuất hiện được hiểu là dấu chỉ sự đến của Đấng Cứu Thế mang lại niềm hy vọng. Đó là lời đoan hứa cho Bileams đã được thành hiện thực, và các nhà Chiêm Tinh từ Phương Đông đến:

„ Một vì sao xuất hiện từ nhà Gia-cóp,

một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en“ ( Sách dân số, 24,17)

Phái đạo đức Qumran trước thời Chúa Giêsu sinh ra cũng đã so sánh ví sự xuất hiện của ngôi sao với sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế.: Ngôi sao của ngài chiếu tỏa trên nền trời như một vị vua.

Các Thánh giáo phụ cũng nhìn nhận Chúa Giêsu với ngôi sao: ngôi sao ban mai, ngôi sao ban chiều tối. Thánh Phero trong thư viết cho giáo dân cũng xác nhận hiểu Chúa Giêsu Kitô là vì sao mai xuất hiện soi chiếu ánh sáng trong trái tim tâm hồn ta, khi ngày của Chúa đến . ( 2 Phero 1,19).

Ngôi sao Bethlehem dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh đi tìm Chúa Giêsu, trước hết dẫn họ đến Gierusalem nơi cung vua Herode ở. Từ nơi đây họ cần sự chỉ dẫn cụ thể của Kinh Thánh Do Thái, lời Chúa qua các Ngôn sứ thời Cựu ước đã loan báo trước về nơi vua mới, Đấng Cứu Thế sinh ra, là hậu duệ đích thật của dòng dõi Vua David. Theo sự chỉ dẫn cụ thể đó Ngôi sao lại xuất hiện dẫn đường cho họ đi tới Bethlehem, nơi hài nhi, vị Vua mới sinh ra.

Điều này làm nhớ lại lúc sau này khi Chúa Giêsu bị lên án đóng đinh trên thập gía, Tổng trấn Pilatus đã cho viết bảng ghi: INRI - Vua dân Do Thái! đóng vào ngay trên đỉnh thập gía Chúa Giêsu.

Lời chỉ dẫn nơi Chúa Giêsu là vua, Đấng Cứu Thế dòng dõi vua David sinh ra ở Bethlehem được loan báo từ Gierusalem - nơi hoàng cung vua Herodes- cho các nhà Chiêm Tinh, những người dân ngoại giáo từ phương xa đi tìm Chúa Giêsu.

Và cũng tại Gierusalem Chúa Giesu bị kết án - nơi dinh quan toàn quyền Roma - và sau cùng Chúa Giêsu được tuyên xưng là Vua dân Do Thái do quan Pilatus, cũng là một người dân ngoại gíao.

Thánh giáo phụ Gregor thành Naziano đã có suy tư về ngôi sao Chúa Giesu dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh tìm đến bái lạy tôn thờ hài nhi Giêsu: Ngôi sao thiên văn trên nền trời dẫn đường đã kết thúc, ngôi sao Chúa Giêsu quyết định con đường tâm hồn của họ.

„ Thánh Phaolô trong lao tù đã viết thư cho anh chị gíao hữu của Giáo đòan Kolosseo và Epheso thăm hõi khích lệ cùng nhấn mạnh đến Chúa Giêsu Kitô phục sinh chiếu sáng thống trị trên các quyền lực sức mạnh. Cũng trong con đường chỉ dẫn đó, ngôi sao dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh: Không phải ngôi sao quyết định số phận đời sống của Hài nhi Giêsu, nhưng chính Hài nhi Giêsu đã hướng dẫn đường cho Ngôi sao.

Và như vậy theo phương diện nhân chủng xuay chiều chuyển hướng có thể nói được: Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã sinh xuống trần gian làm người biểu hiện uy quyền lớn lao hơn các sức mạnh vật chất trên trần gian và còn nhiều hơn tất.“ ( Joseph Ratzinger, Benedickt XVI.).

Ở trong đền thờ Chúa giáng sinh bên Bethlehem, theo tương truyền nơi đây Chúa Giesu sinh ra được đặt nằm trong máng cho xúc vật ăn ngày xưa, bây giờ được vẽ ghi dấu lại bằng một hình ngôi sao vẽ chạm đá mầu có 14 cánh.

Không có bằng chứng nào nói hình tượng ngôi sao với 14 cánh là ngôi sao Bethlehem ngày xưa đã soi chiếu dẫn đường cho các nhà Chiêm Tinh tìm đến nơi Chúa Giêsu sinh ra. Nhưng ngôi sao có 14 cánh là hình ảnh nói đến gốc tích Chúa Giêsu, như Thánh Matheo thuật lại : Cây Gia phả dòng dõi Chúa Giêsu được chia ra ba thời kỳ:Thời kỳ thứ nhất từ Tổ Abraham đến Vua David có 14 đời, thời kỳ thứ hai từ Vua Salomon đến thời bị lưu đày sang Babylon với 14 đời, và thời kỳ thứ ba từ sau thời lưu đầy đến Chúa Giêsu Kito sinh ra, lời hứa ơn cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện, cũng có 14 đời. (Mt 1, 1-17.)

Và Con số 14 là một con số tượng trưng suy ra từ tên Vua David theo nguyên ngữ Do Thái - theo nguyên ngữ tiếng Do Thái những vần chữ tên David hợp chung lại thành con số 14 : D=4, W = 6 và D= 4. Và dựa theo tên Vua Davit, tổ tiên của Chúa Giêsu, nên gia phả cũng chia làm ba giai đoạn. Ba giai đoạn với ba lần 14 thế hệ trong lịch sử từ gốc rễ Abraham và Vua David đến Chúa Giêsu là cung ngai vĩnh cửu.

Lễ Chúa Hiển Linh

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long