Bài này được viết để tiếp nối các bài về ông Trịnh Xuân Thanh (‘Bắt cóc và phải trả Trịnh Xuân Thanh’ và ‘Nước Ðức điều tra các nghi can người Việt’) và ông Trịnh Vĩnh Bình (Sự thật về Ðầu tư tại Việt Nam 1 và 2). Trong hai sự kiện này, Công Lý cần phải được thực thi qua các Tòa án Hình sự và Trọng tài Quốc tế. Ngoài ra, nhờ sự can thiệp của Tòa án Lương tâm từng người, Công Bình phải được thực hiện.

I.- DIỄN TIẾN MỚI TRONG TỪNG SỰ KIỆN.

A./ Nội vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Ðức, ông Sigmar Gabriel, tái xác nhận về vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ngày 23.07.2017, tại Berlin : « Chúng tôi nhận định, cách thức bắt đưa người ra khỏi nước như người ta thấy trong các bộ phim thời chiến tranh lạnh là một việc chúng tôi không thể dung thứ và sẽ không dung thứ ». Cũng chính ông, lúc đó là Tổng trưởng Kinh tế, khi công du nước Việt ngày 21.11.2014, đã tiếp xúc và đàm thoại với nhiều nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam và đã chỉ trích chế độ Việt cộng không cho phép nghiệp đoàn lao động tự do hoạt động. Nhắc đến đường lối cứng rắn của Đảng Cộng sản, ông Gabriel nói ‘Không thể tách rời Tự do kinh tế với Tự do chính trị’.

Sau khi trục xuất Tùy viên tình báo Tòa Ðại sứ Việt Nam Nguyễn Ðức Thoa, khám phá ông Hồ Ngọc Thắng là ‘Người cộng sản trong sở Di trú Liên bang’ và, ngày 13.08.2017, Cảnh sát Czech đã bắt và ông Nguyễn Hải Long, người này đã đứng ra thuê xe cho những người tham gia bắt cóc ông Thanh và có thể đã lái xe từ Prague đến giao xe tại Berlin. Ngày 23.08.2017, Cảnh sát Czech đã chấp thuận để Cảnh sát Ðức tạm giam đương sự hầu tiêÙn hành điều tra…

Ngày 01.09.2017, tại trụ sở Cảnh sát điều tra số 1 tại Berlin, ông Bùi Quang Hiếu đã nhận lại chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140, có 7 chỗ ngồi bị nghi ngờ đã được dùng để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và một nữ nhân viên Bộ Công thương Việt Nam hôm 23.07.2017 ở Berlin. Chiếc xe này mang nhiều vết máu lớn và những vết rách xước được cho là do đánh nhau giữa những người đi trong chiếc xe này, đặc biệt phát hiện thêm 2 bình thuốc mê dạng tẩm vào khăn đấp lên mặt. Trên xe có 7 chổ ngồi này, hai hàng ghế sau có thể quay lại đối diện nhau, rất thích hợp cho việc khống chế bắt giữa. Ở hàng ghế thứ nhất, một ghế dành cho người lái và ghế bên cạnh cho một người Việt sống ở Đức, thông thạo tiếng Đức để dẫn đường. Hàng ghế thứ hai có hai chổ và ba ghế ở hàng thứ ba. Chổ ông Thanh ngồi ở giữa hàng ghế thứ ba. Hai bên và đối diện là bốn mật vụ để khống chế ông này.

Trong sự kiện những tang chứng vẫn còn để lại trên xe đáng được lưu ý :

1. Tại sao những kẻ bắt cóc lại sơ hở khi để lại dấu vết như vậy. Chúng cố tình để lộ hay chúng quá sơ hở?

2. Tại sao Cảnh sát Đức đã tế nhị để lại những vật chứng và các dấu vết trên chiếc xe khi trao trả cho chủ cho thuê xe. Một thông điệp được gởi đến những kẻ bắt cóc.

Ngoài ra, Cảnh sát điều tra Berlin đang truy nã 3 người đàn ông từ Hà Nội tới Berlin trong những ngày từ 21 đến 23.07.2017 gồm một người đàn ông chỉ huy có độ tuổi khoảng 50, hai người kia thì từ 30 đến 40 tuổi. Chỉ một người nói được rất ít tiếng Anh và họ hoàn toàn không biết tiếng Đức. Họ đã trú ngụ tại khách sạn Sylte Hof tại đường Kurfürstenstraße 114, Berlin để theo dõi và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Camera trong khách sạn đã cung cấp cho Cảnh sát điều tra các hình ảnh rõ nét các hoạt động ra vào của những nghi phạm này, nhân dạng đã được in ra từ các thước phim Video có độ phân giải cao để phục vụ công tác điều tra.

Nhiều cửa hàng xung quanh khu vực khách sạn đã được Cảnh sát cho xem ảnh nghi phạm và yêu cầu cung cấp thông tin khi những đối tượng này xuất hiện trong thời gian lưu trú tại đây. Ba hộ chiếu Việt Nam đã được chủ khách sạn ghi chép danh tính khi thuê phòng và cung cấp cho Cảnh sát điều tra. Hiện các mẫu xét nghiệm DNA của các nghi phạm đã được thu thập tại phòng khách sạn và trên chiếc xe 7 chỗ với nhiều vết máu để truy nã các mật vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Cơ sở dữ liệu tại EUROPOL cũng được cập nhật để lập tức phát hiện và bắt giữ những người này khi họ đặt chân tới Âu châu.

Cũng trong ngày 01.09.2017, để mừng Lễ Quốc khánh 02.09.2017, Tòa Ðại sứ là cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoại quốc có nhiệm vụ làm công tác ngoại giao. Do đó, Quốc khánh là ngày lễ lớn nhất của Ðất Nước, là dịp để họ tổ chức Tiếp tân giới ngoại giao nước sở tại và những đồng vị các nước khác. Nhưng năm nay, Tòa Ðại sứ Việt Nam tại Berlin chỉ tổ chức để họ chỉ tiếp đón một số thân hữu người Việt.

Ngày 02.09.2017, Lễ Quốc Khánh Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù đang có khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Steinmeier cũng đã gửi một điện thư chúc mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trong lời chúc mừng, Tổng thống Đức đã khéo léo lưu ý Việt Nam về vấn đề nhà nước pháp quyền.

Ngày 10.08.2017, tờ tuần báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh số 462 đăng bài báo nhục mạ Chính phủ Đức có tựa đề ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu’ ký tên Vũ Hương. Ðương sự viết bài này đã phỉ báng nặng nề khi cho rằng Chính phủ Đức là một ‘lũ kền kền vô trách nhiệm’, thóa mạ là ‘những lang sói trong giới phản động ngoại quốc’, mạ lỵ báo chí truyền thông Đức là ‘các thế lực đen tối’ hay ‘các thế lực thù địch’ ám chỉ ông Tổng trưởng Bộ Ngoại giao Đức Gabriel là ‘mua phiếu… cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới’ và nhục mạ Bộ Ngoại giao Đức là ‘hồ đồ’, là ‘thần kinh’ v.v. Sau khi trang Thời Báo (báo Việt ngữ tại Ðức) đăng bài viết này với bản dịch tiếng Đức, các đảng viên chủ trương tuần báo này (Nguyễn Chí Hiếu, Tổng biên tập, Thân Thị Thu, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy và Nguyễn Thiện Nhân, Bí thu Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) buộc phải gỡ bỏ một cách âm thầm trọn số báo điện tử 462. Hiện nay, nếu vào trang chủ của tờ Văn Nghệ TP. HCM và chọn xem báo giấy, thì sẽ thấy trong danh sách các số báo không còn số 462 nữa.

Ngày 20.09.2017, Ðài VOA Tiếng Việt loan tin ‘Vụ Trịnh Xuân Thanh: Người Việt yêu cầu chính phủ Ðức bảo vệ’. Theo đó, cộng đồng người Việt ở Ðức, qua diễn đàn của người Việt ở Đức có tên ‘Việt Nam 21’, do Tiến sĩ Dương Hồng Ân nói ‘cộng đồng người Việt tại Đức hiện nay cảm thaáy bất an vì các hoạt động của tình báo Việt Nam’ và đã gởi một bức thư đến Ngoại trưởng Sigmar Gabriel, để bày tỏ nỗi lo sợ tăng cao từ khi ông Hồ Ngọc Thắng, một nhân viên của Văn Phòng Liên Bang Đức về Di trú và Người Tị Nạn, bị cáo buộc là hoạt động tuyên truyền cho chính quyền Hà Nội, ông bị nghi là lợi dụng công việc với chính phủ Đức để dọ thám hay theo dõi đồng hương.

‘Cộng đồng người Việt ở Đức cảm thấy rất bất ổn, thấy bị theo dõi qua hoạt động của các điệp viện tình báo Việt Nam. Do đây là một vấn đề tế nhị nên tôi nghĩ nhân viên của Bộ Ngoại giao cũng phải suy nghĩ trước khi trả lời’.

Ngày 22.09.2017, Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert chính thức thông báo : họ sẽ tạm ngừng vô thời hạn quan hệ hợp tác chiến lược (strategic partnership) với Việt Nam. Mối quan hệ này đã được cựu Chủ tịch nước Trương Taán Sang tuyên bố là vô cùng quan trọng khi hội kiến năm 2015 với bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức. Nước này không chỉ là quốc gia Âu châu đứng đầu trong việc đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là nước có tiếng nói quan trọng nhất trong việc hình thành Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam (European Union-Vietnam Free Trade Agreement – gọi tắt là EVTFA).

Vụ bắt cóc này Trịnh Xuân Thanh dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng chưa lường hết, vì cả hai phía đều đang bị mắc kẹt. Chính phủ Đức xem nội vụ là ‘không thể chấp nhận được’ (unacceptable) nên không thể bỏ qua. Họ đang đang tìm những phương kế trừng phạt Việt cộng để cân nhắc tùy thái độ biết điều của đối phương. Việt cộng đang cần Đức ủng hộ EVFTA, cùng sự kiện tranh chấp tại Biển Đông. Đức là đối tác chiến lược quan trọng nhất của họ tại Liên minh Âu châu và, đối với Việt Nam, Tổ chức Quốc tế này là đối tác thương mại lớn thứ hai sau Trung Quốc và là thị trường xuất cảng lớn thứ hai sau Hoa kỳ. Thương mại song phương Viêät-Đức tăng từ 10 tỷ mỹ kim (năm 2006) lên 48 tỷ (2016). Sau khi TPP bị Hoa kỳ rời bỏ, có lẽ EVFTA là cái phao cứu duy nhất cho Việt Nam. Nhưng, Thủ tướng Angela Merkel có thể gây áp lực với các nước Âu châu phủ quyết EVFTA (dự kiến năm 2018).

Tại Berlin, nhiều doanh nghiệp kiều bào tỏ rõ lo lắng với các khoản mà họ đã đầu tư về Việt Nam và cho biết ‘Chúng tôi đang rút dần khỏi Việt Nam để đầu tư ngay tại châu Âu cho an toàn’, các tín hiệu xấu ngày càng hiện rõ với nhiều khó khăn trong thời gian tới, việc bất ổn về ngoại giao do vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin đã dẫn đến khủng hoảng niềm tin đối với vài lãnh tụ cổ hủ, không còn thích hợp cho nền chính trị Việt Nam đang cần sự đổi mới toàn diện với một nhà nước pháp quyền để có thể giúp đất nước đủ năng lực hợp tác quốc tế và cạnh tranh với thế giới.

Ngoài ra, Chính phủ Đức nói họ trục xuất nhà ngoại giao thứ nhì của Việt Nam bị tình nghi tham gia vào vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, theo tin AP và Channel News Asia. Oâng này và gia đình có 4 tuần để rời khỏi Đức. Ôâng Breul nói người bị trục xuất có những dấu hiệu cho thấy ‘ông ta dính líu đến vụ việc’ cùng với ‘một số’ nhân viên khác trong phái bộ ngoại giao của Việt Nam ở Berlin.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức nói Hà Nội đã không hồi đáp ‘phù hợp’ sau vụ trục xuất người phụ trách tình báo Việt Nam ở Đức vì liên quan đến vụ việc và khẳng định ‘Chúng tôi sẽ không bỏ qua vụ này. Ðức trông đợi một lời xin lỗi chính thức và cam kết sẽ không có những điệp vụ tương tự như vậy trên đất Đức’.

Ðồng thời, cũng trong ngày này, qua một Thông cáo báo chí, Chính phủ Đức đề nghị một giải pháp phù hợp và khả thi nhất. Ðó là, Việt Nam tổ chức một phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh phải diễn ra đúng theo tinh thần nhà nước pháp quyền, và phải có quan sát viên quốc tế (international observers) tham gia giám sát. Yêu cầu này được xem là một ‘lối thoát’ tốt nhất giúp nhà nước Việt Nam thoát khỏi cơn khủng hoảng ngoại giao lần này. Nhưng, để thực hiện đúng như yêu cầu này, do người cộng sản xưa nay chưa từng tiến hành một phiên toà đúng chuẩn mực quốc tế, thì sao họ phải chấp nhận tiến hành một phiên toà khác thường trong lịch sử tư pháp kể từ năm 1945 đến nay. Ðiều này không hề dễ dàng cho một chế độ toàn trị. Xây dựng nhà nước pháp quyền là phải bảo đảm quyền được xét xử công bằng (fair trial) của tất cả các bị cáo, kể cả bị cáo của các phiên tòa chính trị.

Tối ngày 24.09.2017, kết quả bầu cử Quốc hội Ðức cho thấy Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kiêm Thủ tướng Angela Merkel giành hơn 34% số phiếu hợp lệ. Tuy chỉ đạt đa số tương đối và thấp hơn lần bầu cử trước, nhưng vẫn cho phép bà tiếp tục giữ chức Thủ tướng trong thêm một nhiệm kỳ thứ tư. Trong khi Ðảng Dân chủ Xã hội (SPD) mà Tổng trưởng Ngoại giao Sigmar Gabriel là đảng viên chỉ đạt gần 22%. Ðây là kết quả thấp nhất của SPD trong một cuộc tổng tuyển cử từ năm 1945 và cho biết ‘với kinh nghiệm vì những sai lầm’ khi liên minh với khối của bà Merkel, và sẽ rời Chính phủ để trở thành ‘phe đối lập’. Do đó, nhiều Việt cộng mừng vì cho rằng khi ông Gabriel rời chức vụ Ngoại trưởng và hy vọng tân Chính phủ nước Ðức sẽ thay đổi chính sách bang giao với Việt Nam, sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Họ không nhớ rằng bà Merkel và, tuy là thành viên đảng đối lập, ông Gabriel vẫn là những người phục vụ vì sự thành công của Cộng hòa Liên bang Ðức. Trái lại, nhà nước cộng sản Việt chỉ biết phục vụ đảng… Nguy hiểm hơn, chúng ta phải biết rằng việc Việt cộng cử người sang bắt cóc ông Thanh ở Berlin, đối với người Ðức, ‘không chỉ là chuyện ngoại giao, mà là vấn đề an ninh nội địa nước Đức’. Do đó, dù ai là Ngoại trưởng Đức, Vị này cũng không bỏ qua việc an ninh quốc gia của họ bị xâm phạm. Thế còn ngụy tạo ‘sự thật’ để gian dối.

Ngày 26.09.2017, tại Cần Thơ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp bà Lucia Bergfeld, Tham tán phát triển Tòa Đại sứ Đức tại Việt Nam, và hai quan chức Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) để cảm ơn sự hỗ trợ của chính phủ Đức và tổ chức GIZ. Bà Bergfeld gửi lời mời lãnh đạo chính phủ Việt Nam tới dự buổi lễ kỷ niệm quốc khánh Ðức ngày vào 03.10.2017, tổ chức tại Tòa Ðại sứ Ðức ở Hà Nội.

B./ Nội vụ liên quan đến ông Trịnh Vĩnh Bình.

Ngày 21.08.2017, tại Paris, Cộng hòa Pháp, Tòa Trọng tài Quốc tế đã khai mạc tranh tụng về việc ông Trịnh Vĩnh Bình, công dân Hòa Lan gốc Việt kiện Chính phủ Việt Nam và đòi bồi thường 1,250 tỷ mỹ kim. Ngày 27.08.2017, Tòa đã bế mạc và đang nghị án.

Ông Trịnh Vĩnh Bình, vì không sống được với chế độ cộng sản Việt, nên bỏ nước ra đi và xin tị nạn tại Hòa Lan. Sau khi làm ăn thành đạt và nhập tịch nước này, tháng 2/1990, ông về ‘khảo sát thị trường’ Việt Nam cộng sản, nơi có ‘một rừng luật, nhưng thích xài luật rừng’. Sau đó, tháng 6/1990, ông bắt đầu chuyển dần số tiền 2.328.250 mỹ kim và 96 ký vàng, về Quê hương để kinh doanh thật phát đạt. Do đó, năm 1996, bọn ‘cướp ngày’ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bắt giữ ông với nhiều cáo buộc, như trốn thuế, hối lộ... Do đó, ông phải chịu mức án 11 năm tù và tịch thu toàn bộ tài sản sau 2 lần xét xử.

Năm 2003, ông tiến hành khởi kiện Chính phủ Việt Nam ra Tòa tại Thuỵ Điển năm 2003 đòi bồi thường 100 triệu mỹ kim. Năm 2006, ông và nhà nước Việt đạt được thoả thuận ngoài toà, ký tại Singapore. Nhà nước đồng ý xóa án cho ông Bình, bồi thường 15 triệu mỹ kim và trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.

Thời gian trôi qua, nhà nước việt cộng lờ đi nên, tháng 1/2015, ông Bình tái khởi kiện Chính phủ Việt Nam lên Trung tâm Trọng tài quốc tế, trụ sở tại Paris, với lý do chúng không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận 2006 và đòi nhà nước Việt bồi thường ít nhất 1,25 tỷ mỹ kim.

Lý do mà ông Trịnh Vĩnh Bình đòi bồi thường năm 2003 là 100 triệu mỹ kim tăng đến 1.250 triệu mỹ kim là do chiếu theo án lệ có từ một vụ kiện nhốt tù oan sai ở Mỹ. Trong vụ kiện này, người bị nhốt tù oan 4,5 ngày đã được tòa xử buộc Chính phủ Mỹ phải bồi thường 5 triệu mỹ kim. Theo đó, một ngày bị tù oan được bồi thường khoảng 800.000 mỹ kim. Chiếu theo án lệ này, ông Bình quy ra số tiền đòi nhà nước Việt cộng phải bồi thường cho hơn 18 tháng họ giam giữ ông.

Nếu thất kiện, số tiền đòi bồi thường này có nhiều triển vọng sẽ bị nhà nước cộng sản đòi người dân Việt đau khổ phải góp trả qua việc tăng thuế phải trả. Như vậy, đâu là sự CÔNG BÌNH cho họ ? Chúng ta xác tín : Hòa Bình thực sự chỉ có khi hội đủ các yếu tố Sự Thật, Công Bình, Tự Do và Bác Ái. Hoà bình không chỉ là im tiếng súng và để nhà nước dùng vũ lực chiếm nhà đất của người dân cô thế. Do đó, chúng ta sẽ đề cập đến Công Bình trong phần hai của bài này.

Hà Minh Thảo