Thoáng Nhìn Về Giáo Hội Công Giáo Kampuchia hiện nay.

1. Tình Hình Tổng Quát Giáo Hội Kampuchia.

Ngày 30/8/1850, Tòa Thánh thiết lập Giáo Phận Tông Tòa Pnom Penh bao gồm toàn thể Nước Kampuchia. Từ 1850 đến 1955, ba tỉnh miền Hạ Kampuchia, cụ thể là Sa Đéc, Châu Đốc và Sóc Trăng (Nam Việt Nam) được Giám Mục tông tòa Phnom Penh chăm sóc để lo riêng cho người Công Giáo Kampuchia.

Ngày 23/9/1968 Tòa Thánh chia Giáo Phận Tông Tòa Phnom Penh thành ba khu giáo, cụ thể là Giáo Phận Tông Tòa Phnom Penh, Phủ Doãn Tông Tòa Battambang và Phủ Doãn Tông Tòa Kompong Cham.

Toàn thể giáo hội bị phá hủy trong cuộc nội chiến, các linh mục, tu huynh giám mục Khơme của Giáo Phận Tông Tòa Phnom Penh bị giết chết trong thời chế độ Pol Pot từ năm 1975 đến 1979.

Giáo hội bắt đầu lại năm 1990. Vào ngày 18/1/1990, theo sau một yêu cầu do một nhà ngoại giao Hung Gia Lợi đệ trình, chính quyền Kampuchia đồng ý bằng miệng cho xây dựng một nơi thờ phượng cho tất cả các Kitô hữu. Nơi đó được đặt cách Phnom Penh khoảng sáu cây số. Ban lãnh đạo nơi này là do một Ủy Ban ba thanh phần gồm người Công giáo, các tôn giáo Kitô khác và Mặt Trận Tổ Quốc Kampuchia.

Vào tháng ba năm 1990, những người Công giáo viết cho Chủ Tịch Quốc Gia Kampuchia xin cử hành Năm Mới Khơme (Tháng Tư thứ 1315) “theo truyền thống Công giáo”. Ngày 3 tháng Tư, Văn Phòng Chính Trị Trung Ương Đảng chấp nhận và ngày 9 tháng 4, ông Chea Sim, Chủ Tịch Mặt Trận An Ninh Quốc Gia, ký một lá thư, được phát tán rộng rãi trên Đài Phát Thanh và Truyền Hình Kampuchia, chính thức nhìn nhận sự hiện hữu của người Kitô.

2. Giáo Phận Nam Vang.

Giáo phận Nam Vang
Ngày nay Giáo Phận Tông Tòa Phom Penh gồm các miền: thành phố Phnom Penh, Thành Phố Kep, Sihanoukville, các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot, Kompong Speu và Koh Kong.

Địa chỉ: Catholic Church Sihanoukville Street 12 13, Sangkat 3, Khan Mittapheap Sihanoukville, P.O.Box 123 - Phnom Penh

Điện thoại: (855) 012-766 882, (855) 34-933-712

E-mail: cckps@camintel.com, ramousse@camintel.com

Giám Mục Emile Destombes sinh này 15/8/1935 tại Roncq, Pháp. Ngài gia nhập Hội Thừ Sai Paris (MEP - Missions Étrangères de Paris) và theo học tại chủng viện MEP và Viện Đại Học Sorbonne Paris. Ngài thụ phong linh mục ngày 21/12/1961 và sang Kampuchia năm 1964. Ngài được truyền chức Giám mục ngày 5/10/1957, và làm Giám Mục Đại diện Tông Tòa ngày 14/4/2001, đúng ngày vị tiền nhiệm của Ngài là Giám Mục Yves Ramousse về hưu.

GM Yves Ramousse Gustave (1963-2001) sinh ngày 23/2/1928 tại Sambalel, Pháp. Sau khi gia nhập Hội MEP, ngài sang học ở Viện Đại Học Gregoriana tại Rôma và Viện Đại Học Công Giáo Paris. Ngài được truyền chức linh mục ngày 4/41953 Giám Ramousse sinh nhày 23/2/1928, tại Sambadel, Pháp. Sau đó Ngài được bổ nhiệm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa Pnom Penh hiệu tỏa Pisita ngày 12/11/1962 và thụ phong Giám Mục ngày 24/2/1963.

Bị buộc phải rời bỏ Kampuchia ngày 30/4/1975, ngài từ chức năm 1976 và được GM Chhmar Salas. Sau khi GM Salar chết năm 1977, GM Ramousse được bổ nhiệm ngày 6/2/1983, để chăm cóc cho tất cả mọi người Khơme Công giáo trong xứ, và cho toàn thể mọi người ở Kampuchia. Tòa Thánh tái bổ nhiệm ngài làm GM Đại Diện Tông Tòa Phnom Penh ngày 25/7/1992. Nhưng ngày 21/12 năm đó, ngài được bổ nhiệm làm Quản Tri Phủ Doãn Tông Tòa Battambang. Ngài về hưu ngày 14/4/2001.

Giám Mục Joseph Chhmar Salas (1975-1977) sinh ngày 21/10/ 1937, tại Preah Meada, Kampuchia. Ngài học tại Paris và sau đó đươc truyền chức linh mục năm 1964, và coi sóc trường huấn luyện các giáo lý viên tại Battambang. Ngài được bổ nhiệm giám mục đại diện tông tòa phụ tá, hiệu tòa Sigus ngày 6/4 năm đó. Ngài được giáo phó trách nhiệm giáo phận tông tòa khi GM Ramousse phải rời bỏ Kampuchia ngày 30/4/1975. Tuy nhiên GM Salas bị buộc lao động khổ sai tại Taing Kauk ngày 18/4/1975 và chết tại Chùa ở Taing Kauk tháng 9/1977.

Năm 1998, có 4.303.234 người trong phần lãnh thổ của giáo phận. Cuối năm 2003, Giáo Phận Tông Tòa Pnom Penh có 13.382 người Công giáo từ 2.962 gia đình, và hầu hết họ thuộc dân tộc Việt Nam. Hiện giáo phận có 38 giáo xứ.

Năm 2003, có 1.526 trẻ em và 482 chầu nhưng và 247 trẻ em và 65 trường hợp rửa tội.Tỷ lệ dân số trong giáo phận: Phật Giáo: 99.25%; Kitôgiáo (Công giáo và Tin Lành) 0,60%; Hồi giáo 0,5%.

3. Phủ Doãn Tông Tòa Battambang

Giáo phận Battambang
Theo ghi chú của một tu sĩ Dòng Tên có một người tên là “Siesang”. Ông cư ngụ tại Battambang vào cuối thế kỷ 18, và ông có chương trình giúp những người nghèo, cô nhi, người già cả và người khuyết tật. Các thừa sai trả tiền để giải thoát các nô lệ và mua ruộng lúa cho họ, nhằm cải thiện cuộc sống của họ. Vảo cuối thể kỷ 19, cộng đoàn ở Battambang chủ yếu là người Việt Nam. Năm 1805, hai chị Dòng Chúa Quan Phòng Portieux đến Battambang vả mở một nhà trẻ, một nhà mồ côi và một bệnh viện. Một nhà thờ, từng được xây dựng trên sở đất này, đã hoàn toàn bị phá hủy trong thời Khơme Đỏ.

Phủ Doãn Tông Tòa được thiết lập và giao cho Đức Ông Tep Im Sotha vào ngày 26/9/1968, nhưng đám mây chiến tranh kéo đến và Mỹ bắt đầu thả bom Kampuchia vào thời gian đó. Tranh chấp tiếp tục đến khi Khơme Đỏ chiếm Phnom Penh tháng Tư 1975, và rồi bắt đầu dân tộc Kampuchia bị nạn diệt chủng. Trong số nhiều triệu nạn nhân, có Đức Ông Sotha và Cha Jean Badre, một tu sĩ dòng Biển Đức, vào tháng Năm 1975 tại Bat Trang, quận Mongkol Borei, tỉnh miền tây bắc Kampuchia, gần biên giới với Thái Lan.

Khi người tị nạn trở lại đầu thập niên 1990, các cộng đoàn Công giáo ở miền Tây Bắc Kampuchia bắt đầu tụ tập thờ tự với nhau. Nhiều người tị nạn được đào tạo cường tập trong lúc họ lưu vong bên Thái Lan, nhờ các thừa sai Hội Thừa Sai Paris yểm trợ và lãnh đạo. Dù các sở đất bị mất hết trong những năm xáo trộn và lưu vong, Giáo hội Công giáo Kampuchia có thể mua lại sở đất và tòa nhà của mình, trước kia là bệnh viện của các nữ tu dòng Chúa Quan Phòng ở Battambang. Tòa nhà đó đã trở nên một trung tâm mục vụ quan trọng chăm nuôi các cộng đồng nhỏ, trở lại cuộc sống đầy đủ hơn.

Tổ chức JRA (Jesuite Refugees Agency) hiện diện tại Kampuchia trong quá trình hồi hương lúc đó có nhiều ý nghĩa. Sau khi thỏa hiệp hòa bình được ký kết và một chính quyền dân chủ được thành lập, thì lúc đó tổ chức JRS (Jesuite Refugees Services) được tổ chức JSC (Jesuit Service Cambodia) tiếp tục các công việc tại Phũ Doãn Tông Tòa.

Anh Noel Oliver, một tu sĩ Dòng Tên trước kia, nhớ lại công việc của JRS ở các trại vùng biên giới Thái Kampuchia: “Khi tôi thấy tổ chức ấy, sự có mặt của chúng tôi trên biên giới thật quá cần thiết trong các năm đó. Tuy nhiên, công cuộc phiêu lưu này tại Kampuchia đã không thể bắt đầu được, nhưng nhiều người thâm tín và thấy trước cần phải có mặt ở Kampuchia, nếu chúng ta muốn tái hội nhập những người Kampuchia vào tiến trình hòa giải.”

Dòng Tên hết mình giúp Kampuchia, nên Tòa Thánh xin Bề Trên Cả của họ nhận lãnh đạo Giáo hội Công Giáo ở Tây Bắc Kampuchia, và bổ nhiệm Đức Ông Figaredo làm Đại Diện Tông Tòa Battambang.

Cha Enrique Figaredo Alvargonzales, S.J., sinh tại Gijon (Asturias), Tây Ban Nha ngày 21/9/1959. Ngài vào nhà tập Dòng Tên ngày 15/10/1979 và thụ phong linh mục ngày 4/71992. Cha Figaredo đã làm việc với người Kampuchia, nhất là những người khuyết tật từ 1985. Ngài bắt đầu với tổ chức Dịch Vụ Tị Nan Dòng Tên - Jesuit Refugee Service (JRS) tại trại tị nạn ở Thái Lan (1985-1988) và về sau (1993-2000) ở Banteay Prieb (Trung Tâm Bồ Câu ), một trại huấn nghệ và huấn luyện kỹ năng cho người khuyết tật cách Pnom Penh 20 cây số. Ngài được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Tòa Battambang vào ngày 1/4/ 2000, và nhiệm chức ngày ngày 2/7/2000.

Việc bổ nhiệm Cha Figaredo, Dòng Tên, làm D8ại Tông Tòa năm 2000 hứa hẹn một thời kỳ mới cho Giáo hội địa phương.

Địa chỉ: Phum Rumchek 1, Khum Rattanak Srok Svay Par, Battambang, P.O. Box 330 Battambang

Đức Ông Paul Tep Im Sotha (1968-1975) sinh tại Phnom Penh năm 1934. Ngài học tại Pháp và theo học các giáo trình thần học tại Rôma. Ngài thụ phong linh mục năm 1959 và làm việc tại giáo xứ Thánh Maria tại Phnom Penh. Ngày 26/9/1968, khi Giáo Hạt Tông tòa Battambang được thiết lập thì ngài đượng bổ nhiệm làm giáo hạt trưởng. Tuy nhiên ngài bị giết chết tháng 5/1975.

Phủ Doãn Tông Tòa này có chừng 7.000 người Công giáo, phần đông là người Việt Nam, Tháng 4/2005 có chừng 49 trường hợp rửa tội. Số chầu nhưng ngày càng tăng ở mỗi xứ đạo.

Phủ Doãn Tông Tòa bao trùm một khu vực gồm có 8 tỉnh - Banteay Mean Chey, Battambang, Kompong Chhnang, Kompong Thorn, Oddar Mean Chey, Preah Vihear, Pursat, Siem Reap – và thành phố Pailin. Năm 1998, toàn thể dân số thuộc lãnh thổ này là 3.621.327 người. Hầu hết dân chúng đều là nông dân và lúa gạo là hoa màu chính của họ.

Tỷ lệ lớn nhất trong những người trở về là từ Banteay Meanchey, Battambang, Oddar Meanchey và Siem Reap. Cùng với tỉnh Kompong Speu trong Giáo phận Tông Tòa Pnom Penh, năm tỉnh này đã bị tác động nhiều nhất do các bãi mìn. Các tỉnh này cũng có số người bị mất chân nhiều nhất.

Cha chính giáo phận là cha Pierre Tonlop Sophal sinh ngày 18/8/1953 tại Phnom Penh. Ngài học tại Canada và được truyền chức linh mục ngày 2/7/1995.

Tỷ lệ những người theo các tôn giáo trong hạt là Phật Giáo 95%; Hồi Giáo 2,5% và Kitô giáo 0,2% và các thành phần khác là 2,3%.

4. Phủ Doãn Tông Tòa Kompong Cham

Toà Thánh lập Kompong Cham làm một Phủ Doãn Tông Tòa ngày 26/9/1968.

Phủ Doãn này bao gồm bảy tỉnh: Kompong Cham, Kratie, Stung Treng, Rattanakiri, Mondolkiri, Svay Rieng và Prey Veng. Đại Diện Tông Tòa là Đức Ông André Lesouef.

Toàn bộ công việc của Giáo hội đều bị tàn phá trong cuộc nội chiến. Nhiều linh mục và Kitô hữu bị giết chết năm 1970-79

Năm 1993, Đức Ông Lesouef đến Kompong Cham. Ngài đứng trước chợ Kompong suốt một ngày, hy vọng tìm xem ai có đạo còn sống só ở đó không, nhưng ngài thất bại. Sau khi trờ về Phnom Penh, ngài nhận được một lá thư từ một phụ nữ công giáo từ Kompong Cham. Ngài đến gặp bà và từ đó ngài bắt đầu truyền giáo ở đó.

Đức Ông Andre Lesouef (1968-1997) sinh ngày 26/3/1918, tại Redon, Pháp. Sau khi gia nhập MEP, ngài học ở Viện Đại Học Gregoriana tại Roma và Viện Đại Học Công giáo tại Paris, trước khi ngài thụ phong ngày On 26/9/1968, ngài được bổ nhiệm hạt trưởng Tông Tòa Kompong Cham và tiếp tục trông coi hạt cho đến khi ngài về hưu năm 1997. Năm 2000, ngài trở về Pháp và chết tại Montbeton, Pháp, ngày 6/6/2004.

Phủ Doãn có một vị trí chiến lược, có nhiều nhu cầu và thách thức xã hội. Ở vùng biên giới với Thái Lan có nhiều sòng bạc, nhà thổ, chặt gỗ bất hợp pháp, buôn lậu, nhất là nạn buôn bán ma túy ngày càng gia tăng. Các vùng lãnh thổ Khơme Đỏ trước kia đều có mìn dày đặc, nên ít người đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Trong Hồ Tonle Sap, nhiều công ty đánh cá lớn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân địa phương, một cộng đồng có nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam.

Trong các thành phố như Siem Rap, nơi có nhiều tiệm cà phê mạng toàn cầu (internet) và người ngoại quốc, các trẻ em vẫn còn lái xe súc vật qua các đường phố. Các hành khất ngày càng gia tăng và thường thấy buôn bán các băng hít hơi á phiện.

Điều quan trọng cho Giáo hội Công giáo là chuẩn bị cho các thành viên của mình sống đức tin trong hoàn cảnh đó. Vì thế, Giáo hội giúp tất cả những người đễ bị thương tổn và giúp phát triển một xã hội công chính và giàu lòng thương xót hơn.

Đức ông Antonysamy Susairaj sinh này 1/11/1952. Ngài học trong chủng viện tại Bengalore, trước khi thụ phong linh mục ngày 27/5/1978 tại Salem, Ấn Độ. Sau hai năm làm mục vụ, ngài đến học tại Viện Đại Học Latran tại Rôma. Về sau ngài được giáo trọng trách nhiệm Trung Tâm Mục Vụ tại Salem. Ngài gia nhập MEP năm 1994 và sang Kampuchia tháng Năm 1996 và được đặt làm Đại Diện Tông Tòa Kompong Cham ngày 27/5/2000.

Địa chỉs: # 111 Phum 1, Khum Veal Vong Srok Kompong Cham, Kompong Cham Province, Cambodia

P.O. Box 123 - Phnom Penh

Cha chính François Ponchaud sinh này 8/2/1939. Cha học tại trương Đại Học Gregoriana tại Rôma và thụ phong linh mục ngày 12/7/1964. Ngài đến Kampuchia năm 1965.

Vào tháng Mười Hai năm 2001, cha Nget Viney thụ phong linh mục. Cha là vị linh mục Kampuchia thứ hai được bổ nhiệm đến Phủ Doãn. (Cập nhật cuối cùng ngày 1/9/2005).

Năm 2005, có 4.000 người Công giáo,biểu thị 0.086 % toàn dân só hạt này là 4.604.000 người trong hạt này. Hạt tong tòa ghi nhận có 43 trường hợp rửa tội vào tháng Tư năm 2005.

Tỷ lệ dân số có tôn giáo như sau: Công giáo 4.000 nguời hay 0.08%; Phật giáo 4.410.000 hay 96.7%; Hồi giáo 100.000 hay 2.17%; caác thành phần khác 90.000 hay 1.95%. (cập nhật cuối cùng 14/9/2005).