Giới thiệu Giáo phận Kota Kinabalu ở Mã Lai Á

Giáo phận Kota Kinabalu trải rộng trên “vùng đất lộng gió” Bắc hải đảo Borneo, bang Sabah, Liên Bang Mã Lai Á. Khi trở nên một giáo phận năm 1976, thì giáo phận này bao gồm toàn thể bang Sabah, nhưng sau khi giáo phận Keningau (phân khu nội địa) được thành lập năm1993, thì nay giáo phận còn lại các phân khu Bờ Biển Phía Tây, Kudat phía Bắc, Sandakan và Tawau ở bờ biển phía Đông. Các miền này còn được chia thành cac đô thị tự trị, các hạt, và các tiểu hạt. Lúc đó có hai đô thị tự trị, 21 hạt và 10 tiểu hạt

Địa Lý

Sabah, là bang lớn nhất thứ hai tại Mã Lai Á trải rộng trên 72.500 cây số vuông với đường bờ biển dài 14, 400 cây số, phía Tây tiếp giáp Biển Trung Hoa, với Biển Sulu ở Đông Bắc và biển Celebes ở phía Đông. Bang này là một trong hai bang miền Đông Mã Lai, bang kia là Sarawak. Hai bang giáp ranh với Nam Dương trong khi Sarawak chung biên giới với Brunei.

Ngôn Ngữ

Bahasa Melayu (tiếng Mã Lai) là ngôn ngữ chính thức và là chuyển ngữ trung gian trong các trường học. Tuy nhiên các ngôn ngữ khác như tiếng Anh và tiếng Trung Hoa cũng được xử dụng rộng rãi trong thương mại.

Tôn Giáo

Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Liên Bang Mã Lai Á, nhưng Hiến Pháp quốc gia bảo đảm quyền tự do tôn giáo. Người ta thấy các tôn giáo khác là Kitôgiáo, Phật giáo, Đạo giáo, Ấn giáo và Hồn Linh giáo.
Địa Hình

Sabah có nhiều núi, nhất là dọc theo Bớ Biển Tây, với các châu thổ nhấp nhô ở phần phía Đông. Một dãy núi chạy từ phía Bắc đến Tây Nam, có đỉnh cao nhất là ngọn Kinabalu với 4.095 mét.

Khí Hậu

Sabah có một khí hậu chí tuyến đới với các biến thiên theo gió mùa từng thời kỳ gió mùa. Gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng Mười Một đến tháng Tư, trong khi gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười. Khí hậu trung bình hằng năm thay đổi từ 24 đến 32 độ Celsius. Trung bình mưa là khoảng 2.500 mm hằng năm. Độ ẩm trung bình là khoảng 74.2%

Lịch Sử

Rất sớm từ thế kỷ thứ chín trước Công Nguyên, miền Bắc Borneo (bây giờ là Sabah) khi còn dưới quyền nhiều tù trưởng khác nhau, đã giao thương với Trung Hoa và sau này với người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ 15, miền Bắc Borneo là chư hầu của Hồi vương (Sultan) Brunei. Năm 1704, Hồi vương nhượng đất miền Đông Vịnh Murudu cho Hồi Vương Sulu. Vào đầu thập niên 1880, Moses, một nhà buôn Mỹ, giành thuê mua vùng Bắc Bornéo với Brunei. Việc thuê mua cuối cùng chuyển sang Alfred Dent, một người Anh. Năm 1881, ông này ký một hòa ước với Brunei và Sulu đổi thuê mua sang quyền nhượng đất.

Như vậy thuộc địa Bắc Borneo bắt đầu xuất hiện. Thuộc địa này, do Công Ty Ân Chiếu Bắc Borneo Thuộc Anh, quản trị cho đến khi Nhật Bản chiếm đóng. Năm 1945, sau Thế chiến II, Bắc Borneo trở thành một thuộc địa Hoảng Gia Anh. Ngày 31/8/1963, lãnh thổ này giành đươc quyền độc lập từ người Anh, và người ta biết lãnh thổ ấy trở nên Sabah, khi nhập vào Mã Lai Á ngày 16/9/1963.

Thành phố Kota Kinabalu là thủ đô của Sabah, nằm trong vị trí giũa vùng núi tốt tươi chí tuyến đới và quay ra vùng nuớc màu ngọc lục bảo.

Trước tiên có tên là Jesselton, trước khi nó đổi thành Kotabalu năm 1966, thì thủ phủ bang này còn được dân chúng địa phương gọi tên thân thương là “KK”.
Từ rất sớm, vào thập niên 1940, Jesselton loáng thoáng có các nhà gỗ và nhà tranh, được xây dựng trên các cột, trên vùng vịnh nông cạn yên tĩnh.Vào thời gian này, lãnh thồ này không phải là thủ phủ miền Sabah. Chỉ sau Thế Chiến II, vùng đất này mới thay thế Sankadan, trở nên thủ phủ bang.

Gần như bị bom của Đồng Minh san bằng, vùng này được xây dựng lại thành một thành phố khá hiện đại như hiện nay. Trở nên thủ phủ bang khoảng năm 1949, thành phố Kota Kinabalu có lần được người ta biết đến dưới tên là “Api-Api, có nghĩa là Lửà-Lửa, như nhiều lần các hải tặc thường hay đốt đuốc.
Ngày nay, đó là một thành phố ồn ào với dân số khoảng 355.435 người và là trung tâm doanh vụ và hành chính chính yếu.

Đấy cũng là cửa ngõ tới Sabah, và được nối liền bằng đường bay trực tiếp đến thủ đô quốc gia Kuala Lumpur, và với nhiều thành phố quan trọng tại Á Chânu, gồm Singapore, Manila, Cebu, Bandar Seri, Begawan, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Cao Hùng, Hồng Kông, Tarakan, Balikpapan, Menado và Xiamen. Nó có được qui chế thành phố ngày 2/2/2000.

Dân Chúng

Ba triệu dân số Sabah cũng đa dạng như chính môi sinh của nó. Vùng này là một tập thể pha trộn 32 nhóm chủng tộc và những người khác không phải là bản địa. Mọi nguời được đan xen về văn hóa, truyền thống, hôn nhân và ngôn ngữ.

Nhóm chủng tộc lớn nhất là người Kadazandustan, làm thành một phần ba toàn thể dân số. Người ta có thể thấy họ ở miền bờ biển phía Tây cho đến vùng nội địa. Trước kia họ là những nhà sản xuất lúa gạo chính của các bang, người Kadazandustan bây giờ vẫn là lực lượng quan trọng đẩy nhanh tốc độ tiến bộ nhanh chóng của Sabah trên đường hiện đại hóa.

Người Bajau từ đầu là dân đi biển ở Borneo. Nhiều người vấn cư ngụ dọc theo đường bờ biển coi việc đánh cá là một nghề sinh sống chính.Tài cưỡi ngựa đã khiến họ có tục danh là “Cao Bồi Phương Đông”, người ta rất kính nể bộ đồng phục màu sắc sỡ (cũng như màu của ngựa). Các người Murut cứ ngụ chính yếu ở vùng nội địa, có nhiều người vẫn sở hữu những nhà dài cổ truyền. Có lần người ta sợ họ là người săn đầu người, nay chủ yếu người Murut xử dụng các ống thổi và lao phóng để săn đồ ăn trong các dịp lễ nghi.

Cao điểm nổi bật nhất của các lễ hội cộng đồng chủng tộc là Lễ Hội Mùa Gặt được nhóm vào tháng Năm. Theo truyền thống, đó là một lễ nghi cám ơn thần lúa, vì mùa thu hoạch dồi dào, và cầu xin được như thế trong mùa thu hoạch mới. Việc thi đua đanh cồng chiêng, unduk ngadau (Nữ Hoàng Mùa Gặt), mặt trâu và các môn thể thao cổ truyền, việc xuất hiện các thày Bobohizan (phù thủy) hay các nữ tư tế cao cấp, thuộc về toàn thế thành phần lễ hội nhiểu thích thú. Phần đông các cộng đoàn dân tộc tại Sabah là của Hồi giáo hay Kitô giáo tùy chọn.

Trong các người Trung Hoa di trú, nhiều người đến Sabah từ những năm đầu thời Công Ty Ấn Chiếu Bắc Borneo vào thế kỷ 19. Họ làm thành một bộ phận lớn những người không phải bản địa. Hầu hết sống trong hay chung quanh thành phố, ban đầu họ lao đầu vào buôn bán. Họ thích nghi nhanh tại Sabah với nhiều niềm tin và lễ mừng như ngày Wesak (Bụt giác ngộ tỏa sáng) và ngày đàu năm mới được duy trì và cử hành tại bang.

Những thành phần khác
Các người dân mới định cư tại tiểu bang gồm có người Suluk, các nhóm chủng tộc nam Phi Luât Tân khác, người Lundayeh và người Iban từ Sarawak và Kalimantan, và các nhóm khác chủng Mã Lai từ Nam Dương tới. Trong khi một số trong các người bản địa này vẫn còn giữ các cách sống cổ truyền, thì nhiều người khác đã đi vào cuộc sống công cộng, như các người cổ xanh và trắng. doanh nhân, công chức và chính trị gia. Ngoài việc cử hành lễ hội mủa màng cổ truyền, các cộng đoàn chủng tộc, cùng với các chủng tộc khác, cũng cử hành lễ Tết Năm Mới, Sinh Nhật va Hari Raya Puasa với các biến cố “nhà mở cửa” hiến cho nhà nước, cộng đoàn và các nhà lãnh đạo giáo hội. Các biến cố này biểu lộ mối quan hệ hái hòa giữa các dân tộc và tôn giáo.

Việc Cai Trị
Sabah có một Quốc Hội Lập Pháp độc viện ban hàn các luật tác động đến các vấn đề thuọc quyển tài phán của mình như đất đai và rừng rú. Các thành viên của Quốc Hội Lập Pháp bang được bầu mỗi năm năm một lần, Viên thủ lãnh điều hành của chính quyền bang Sabah là thủ tướng được ba phó thủ tướng phụ tá và sáu bộ trưởng nội các khác.Nội các bang thi hành các chính sách được quốc hội lập Pháp thảo ra thông qua các dịch vụ dân sự.
Website của Giáo phận Kota Kinabalu là
www.kkdiocese.net

Quản Nhiệm Giáo Phận
Giám Mục John Lee Yit Yaw sinh ngày 5/10/1933 tại Jesselton, Bắc Borneo (nay là Sabah). Ngài được truyền chức linh mục ngày 27/12/1964 và được bổ nhiệm Giáo Mục giáo phận Kota Kinabalu ngày 30/3/1987. Ngài được truyền chức Giám Mục ngày 26/6/1987. Ngài là chủ tịch của Uỷ Ban Giám Mục Mã Lai Á-Singapore-Brunei về Đời Sống Gia Đình
Địa chỉ: Bishop's House, Mile 4.5, Jalan Penampang Lama, P. O. Box 10289, 88803 Kota Kinabalu Sabah, Malaysia
Đt: (60) 88-712297/ (60) 88-715017
Fax: (60) 88-711954
Cha Chính: Đức Ông Primus Jouil

Vào thời gian ngày 1/12/2005, Koto Kinabalu có 213.879 người Công giáo đã rửa tội, chiếm tỷ lệ 6.28% tổng dân số trong lãnh thổ gổm 3.404.950 người. Giáo phận có 19 giáo xứ và một trung tâm giáo phận với nhiều linh mục thường trú. Năm 2005, giáo phận ghi nhận 1.691 trường hợp rửa tội người trưởng thành và 2.831 trường hợp rửa tội trẻ em

Người trong giáo phận:
Người Công giáo đã rửa tội: 213.879 người hay 6.28%
Người các giáo phái Kiô khác: không có dữ liệu
Tín đồ các tôn giáo không Kitô hay tín ngưỡng khác ( Hồi giáo, Phật Giáo, Đạo giáo, Ấn giáo, Hồn linh giáo, vv): không có dữ liệu

Toàn Mã Lai có hai Tổng Giáo Phận: Kuala Lumpur và Kuching và các giáo phận: Keningan, Kota Kinabalu, Melaka-Johor, Miri, Penag, Sibu.

(Cập nhật cuối cùng 27/2/2007. Tài liệu UCAN).