Giáo Hội Công Giáo Đông Timor (Timor L'Este)

Địa Lý

Đông Timor nằm ở phần phía Đông Timor, một đảo nằm trong quần đảo Nam Dương, ở giữa Biển Nam Trung Hoa và Ấn Độ Dương. Đông Timor gồm có dẻo đất Oecussi lọt vào trong phần lãnh thổ phía Tây thuộc Nam Dương. Sau Nam Dương, lân bang gần nhất là châu Úc, cách chừng 400 dặm về phía Nam, có khí hậu bán khô cằn và có nhiều núi non. Chính quyền tân lập theo chế độ Cộng Hòa.

Vài Hàng Lịch Sữ

Timor đầu tiên là thuộc địa của Bồ Đào Nha năm 1520. Người Hòa Lan đòi chiếm cứ trên nhiều đảo chung quanh, và kiểm soát phần phía Tây hải đảo Timor năm 1613. Bồ và Hòa Lan giành nhau chiếm đảo, cho đến khi hòa ước 1860 được ký kết. Theo đó, Timor được chia tách, và nhượng cho Bồ nửa phía Đông hải đảo, cùng dẻo đất Oecussi phía Tây (là chỗ định cư đầu tiên của người Bồ trên đảo). Úc và Nhật đánh nhau trên đảo trong Thế chiến II; gần 50.000 người Đông Timor chết trong thời kỳ Nhật chiếm đóng sau đó.

Năm 1949, Hòa Lan nhượng thuộc địa cho Công Ty Đông Ấn Hòa Lan, kể cả Tây Timor, và quốc gia Nam Dương ra đời. Miền Đông Timor vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của Bồ đến năm 1975, khi người Bồ đột ngột rút đi sau 455 năm khai thác thuộc địa. Việc rút lui đột ngột của người Bồ gây nhiều thiệt hại cho hải đảo. Ngày 16/7, chín ngày sau khi nước Dân Chủ Cộng Hòa Đông Timor được tuyên bố là một quốc gia độc lập, thì Nam Dương đến xâm lăng và thôn tính Đông Timor.Mặc dù không nước nào, trừ châu Úc chính thức thừa nhận việc sát nhập này, cuộc xâm lăng của Nam Dương bị Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác chế tài. Các quốc gia này đã vun xới Nam Dương như một đồng bạn giao thương và đồng minh chiến tranh lạnh (Fretilin, chính đảng Đông Timor dương cao ngọn cờ đầu đấu tranh cho nền độc lập, nhưng đông thời có tính chất Mácxít). Nam Dương tàn bạo xâm lăng và chiếm đóng Đông Timor - một nước nhỏ bé, xa xôi và nghèo nàn tuyệt vọng. Nhưng biến cố đó không được nhiều nước trên thế giới chú ý. Phong trào kháng chiến Đông Timor bị lục lượng quân đội Nam Dương đàn áp tàn bạo. Có hơn 200.000 người Timor được báo cáo là chết vì đói nghèo, bệnh tật và chiến đấu từ lúc Đông Timor bị sát nhập vào Nam Dương.

Cuối cùng, các vi phạm nhân quyền bắt đầu được quốc tế chú ý trong thập niên 1990.Năm 1996, hai nhà hoạt động người Đông Timor, Giám mục Carlos Filipe Ximenes Belo và ông José Ramos-Horta, nhận được Giải Hòa Bình Nobel vì đã cố gắng giành tự do một cách hòa bình.
Sau khi vị tổng thống theo đường lối cứng rắn của Nam Dương rời bỏ chức vụ năm 1998, ông B.J. Habibie, người kế vị ông bất ngờ loan báo ông muốn tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập của Đông Timor, và đảo ngược 25 năm không khoan nhượng của Nam Dương. Khi cuộc trưng cầu theo luật cai trị tự diễn đến gấn hơn, và cuộc chiến đấu qiữq các du kích quân đòi tách biệt và lực lượng bán quân sự thân Nam Dương ở Đông Timor tăng cường lực.

Cuộc trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc bảo trợ đã định lại thới biểu trưng cầu dân ý hai lần, vì bạo lực. Ngày 30/8/1999, 78,5% dân số bỏ phiếu đòi tách ra khỏi Nam Dương. Nhưng những ngày tiếp sau cuộc trưng cầu dân ý, lực lượng dân quân thân Nam Dương và binh lính Nam Dương trả đũa bằng cách cướp phá các thành phố, tàn sát dân thường, và bắt buộc một phần ba dân số ra khỏi tỉnh. Sau nhiều áp lực lớn lao của quốc tế, cuối cùng Nam Dương đồng ý cho phép lực lượng Liên Hiệp Quốc vào Đông Timor ngày 12/9. Được Úc cầm đầu, một lực lượng gìn giữ hòa bình của quốc tế bắt đầu phục hồi trật tự cho miền bị tàn phá.

Nhà Hữu Trách Chuyển Tiếp Liên Hiệp Quốc ở Đông Timor (UNTAET) khi đó quản trị lãnh thổ này suốt gần ba năm. Vào ngày 20/5/ 2002, tính cách một quốc gia được tuyên bố. Ông José Alexandre Gusmão, lãnh tụ phản loạn có nhiều đặc sủng, từng bị bỏ tù tại Nam Dương từ 1992 đến 1999, được bầu cử ưu thắng làm Tổng thống đầu tiên của quốc gia vào ngày 14/4/2002. Tổng Thống hấu như chỉ có một vai trò tượng trưng; quyền lực thực sự là ở quốc hội và Thủ tướng Mari Alkatiri. Ông này cũng là một lãnh tụ du kích quân trước kia.

Là quốc gia nhỏ bé đầu tiên mới mẻ trong thiên niên kỷ thứ ba, Đông Timor cũng là một trong những nước nghèo nàn nhất thế giới. Hạ tầng cơ sở èo uột bị dân quân Nam Dương tàn phá năm 1999, và nền kinh tế, ban sơ được tạo lập bằng nghề nông và đánh cá đang lết bước. Khí đốt ngoài khơi và túi dự trữ dầu là niềm hy vọng thực sự độc nhất để cất bỏ đất nước khỏi nghèo nàn, nhưng cuộc tranh chấp với Úc về các quyền hạn đối với các túi dự trữ dầu khí trong Biển Đông Timor làm thui chột các cố gắng. Các túi chứa dầu khí nằm gần Đông Timor hơn Châu Úc, nhưng một thỏa thuận giữa Nam Dương và châu Úc đặt biên giới đường biển dọc theo thềm lục địa của châu Úc. Thềm lục địa này cho Úc kiểm soát 85% biển và hầu hết dầu khí. Theo những điều khoản này, châu Úc phải nhận được 82% lợi nhuận dầu khí và Đông Timor chỉ được 18%. Cuối cung, sau nhiều năm cãi vã lời qua tiếng lại, hai nước đã thỏa thuận vào tháng 5/2005 để hoãn lại việc vẽ lại đường biên giới trong 50 năm và chia lợi nhuận dầu khí xuống mức giữa.

Thủ đô Dili của Đông Timor đi vào hỗn loạn vào tháng Tư, và năm 2004, khi thủ tướng Mari Alkatiri, sa thải hầu hết một nửa binh sĩ trong quốc gia vì tham gia đình công. Các binh sĩ bị sa thải này, từng phản đối chống lại đồng lương thấp và điều được cho là phận biệt đối xử, lúc đó bằng cách gây rối, và các binh sĩ trung thành với thủ tướng thì bắt đầu đánh lại họ. Chẳng bao lâu bạo lực lan rộng sang lực lượng cảnh sát và thường dân, và khiến cho 130.000 người phải chạy trốn nhà riêng của họ để tránh đổ máu. Quân Úc được gọi vào kiểm soát tình hình bất ổn. Ngày 26/6 Thủ Tướng Akkatiri từ chức để nỗ lực ngăn chặn việc phân húy của quốc gia. Alkatiri bị chỉ trích là không làm gì nhiều đề gây nên nghèo nàn và các vấn đề xã hội dang ngấu nghiến, nhưng các chiến sĩ giành độc lập trước kia thì vẫn được dân chúng quí mến. Vào tháng 7, Alkiri được José Ramos, ngưởi giành được Giải Hòa Bình Nobel 1996, thay thế,

Trong những cuộc bầu cử tháng 4/2007, lần đầu tiên trong một xứ sở mới giành được độc lập – không ai trong các ứng viên giành được đa số, và cần thiết phải có một cuộc bầu cử quyết định. Francisco Guterres được 28.8% số thăm bầu, thủ tướng Ramos-Horta thu tích được 22.6%, và Fernando de Araujo đoạt 19%. Ramos-Horta chiếm ưu thế trong vòng hai cuộc bầu phiếu, được 69% so với 31% của Guterres. Estanislau da Silva giành quyền làm thủ tướng tạm quyền, thay thế Ramos-Hortas, từng nắm giữ địa vị này từ 2006.

Các tranh chấp quốc tế còn tồn tại

Phái Bộ Yểm Trợ Liên Hiệp Quốc tại Đông Timor (UNMISET) đã duy trì khoảng một nghìn người duy trì hòa bình tại Đông Timor từ năm 2002; Ủy Ban Biên Giới Đông Timor-Nam Dương tiếp tục họp, khảo sát và xác định biên giới trên đất, nhưng nhiều bộ phận biên giới nhất là chung quanh dẻo đất Oekussi vẫn còn, chưa được giải quyết; Nam Dương và Đông Timor tranh chấp chủ quyền trên đảo san hô Palau Batek/Fatu Sinai không người ở. Hải đảo này ngăn cản việc xác định đường biên của các biên giới trên biển phía Bắc; nhiều người trong các người tị nạn Đông Timor vẫn còn ở bên Nam Dương năm 2003, đã trở về, nhưng nhiều người tiếp tục từ chối, không chịu hồi hương; Đông Timor và Úc tiếp tục gặp nhau, nhưng bất đồng trong việc làm thế nào xác định một đường biên giới thường xuyên trên biển và chia sẻ nguồn lợi tiềm năng dầu khí chưa được khai thác. Nguồn lợi đó nằm ngoài khu vực Liên Doanh Phát Triển Dâu Khí được nói đến trong Hiệp Ước Biền Timor 2002; tranh cãi với Úc cũng ngăn cản việc lập ra một đường biên giới trên biển ở phía Nam với Nam Dương.

Giáo Hội Công Giáo Đông Timor,
Một Giáo Hội Có Tỷ Lệ Đông Tín Đố Nhất, Có Thể Sau Phi Luật Tân ở Châu Á


1. Tên nước chính thức là Cộng Hòa Dân Chủ Timor-L'Este, với ông José Ramos-Horta (2007) làm tổng thống và Thủ tướng Estanislau da Silva (tạm quyền; 2007). Diện tích toàn thể là 5,641 dặm vuông (14,609 cây số vuông). Năm 2006, dân số ước lượng là 1.062.777 ( tỷ lệ tăng trưởng: 2.1%); sinh suất : 27.0/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 45.9/1000; tuổi thọ trung bình: 66.3; mật độ trung bình trên một dăm vuông: 188.
Thành phố thủ đô lớn nhất có dân số ước lược năm 2003 là 50,800.
Ngôn ngữ: tiếng Tetum, tiếng Bồ (chính thức); Bahasa Nam Dương, tiếng Anh; các ngôn ngữ bản địa khác, gồm có tiếng Tetum, Galole, Mambae, và Kemak.
Chủng tộc Nam Nê (Austronesian-Malayo-Polynesian), Papua, nhóm thiếu số Trung Hoa nhỏ.
Tôn giáo: Côngg giáo Rôma 90%, Hồi giáo 4%, Tin Lành 3%, Ấn giáo 0.5%, Phật giáo, Hồn Linh giáo (ước đoán 1992)
Tỷ lệ người biết chữ: 48% (2001).

2. Gíáo Hội Công Giáo tại Đông Timor là một bộ phận thuộc về Giáo Hội Công Giáo toàn cầu dưới quyền Đức Giáo Hòang và Giáo triêu Rôma lãnh đạo tinh thần. Có hơn 900.000 tín đồ Công giáo tại Đông Timor, phần lớn là một di sản của tình trạng trước kia là một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Từ khi độc lập khỏi Nam Dương, Đông Timor trở nên một nước có đông người Công giáo tại châu Á chỉ sau Phi Luật Tân – vào khoảng 96% dân số là công giáo. Nước này đưọc chia làm hai giáo phận: Dili và Baucau.

Vào đầu thế kỷ 16, người giao thương Bồ và Hoà Lan đã tiếp xúc với Đông Timor. Các nhà truyền giáo đã có một tiếp xúc rời rạc tới năm 1642, cho đến khi Bồ Đào Nha chiếm cứ và nắm quyền kiểm soát đến 1974, với cuộc chiềm đóng ngắn ngủi cua người Nhật trong Thế chiến II.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viếng thăm Đông Timor vào tháng 10/1989. Đức Giáo Hoàng đã nói bộc trực chống lại bạo lực tại Đông Timor, và kêu gọi cả hai bên kiềm chế và khẩn khoản xin người Đông Timor “hãy yêu mến và cầu nguyện cho những kẻ thù mình”. Đức Giám Mục hồi hưu, Carlos Ximenes Belo, là một người đoạt Giải Hòa Bình Nobel cùng với Ông Jose Ramos-Horta năm 1996, vì những cố gắng của haị vị để giải phóng Đông Timor khỏi Nam Dương.

Giáo Hội Công Giáo vẫn dấn thân vào sinh hoạt chính trị những nơi và khi nào cần thiết và có thể, dù có thể nhiều người không đồng ý vì chưa hiểu. Đó là những đòi hỏi của lý tưởng nhập thể, hội nhập vào bối cảnh đời sống cụ thể.
Chẳng hạn, việc đương đầu năm 2005 với chính quyền về vấn đề giáo dục trong trường học, và việc thôi xử các tội ác chiến tranh vì những tàn ác mà người Nam Dương đã làm, chống lại người Đông Timor.Giáo Hội cũng hậu thuẫn tân thủ tướng trong nỗ lực cổ vũ việc hòa giải quốc gia Tháng 6/2006, Cơ quan Viện Trợ Công giáo (Catholic Relief Service) tiếp nhận viện trợ từ Hoa Kỳ giúp các nạn nhân của các tháng bất ổn trong nước.

Một SốTài Liệu
http://www.abc.net.au/rn/talks/8.30/relrpt/stories/s26669.htm
http://www.catholic-hierarchy.org/country/tp.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_East_Timor
http://www.seasite.niu.edu/EastTimor/religion.htm