Giáo Hội Công Giáo Tân Đảo (Nouvelle Calédonie, New Caledonia)

I. Theo Vài Dấu Vết Đầu Tiên Tìm Tân Đảo.

Tân Đảo bao gồm một trong những đảo lớn nhất trong Thái Bình Dương là Grande Terre và nhiều hòn đảo nhỏ. Diện tích của Tân Thế Giới khoảng 19.000 cây số vuông, với 2.254 cây số bờ biển.

Nhà thám hiểm người Anh, James Cook tìm thấy Grande Terre năm 1774 và đặt tên là New Caledonia - chữ Caledonia xuất phát từ tiếng La-tinh là Scotland - sau đó là người Pháp, và cả người Anh định cư trên đảo từ nửa đầu của thế kỷ 19.

Năm 1853 Pháp lấy Tân Đảo làm thuộc địa, và trong suốt 40 năm kể từ 1864 lấy đó làm nơi đày tội phạm. Kể từ năm 1956 Tân Đảo trở thành lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Tính đến tháng 7 năm nay, 2005, dân số Tân Đảo là 216.494 người, mặc dù có người nói trên thực tế có thể tới 300.000 người.

Người Kanak bản xứ chiếm 42,5%, người da trắng đến từ Âu châu chiếm khoảng 37%, còn lại là các sắc dân khác mà nhiều hơn hết là Wallisian, Polynesian, Indonesian, và người Việt, chiếm 1,6% dân số.

"Ở nhà bắt buộc phải nói tiếng Việt. Đến khi tôi có con tôi cũng giữ như vậy nhưng các cháu bây giờ nói được mà không đọc được nhiều."

Qui Chế Nouvelle Calédonie

Tân Đảo là, như miền Polynésie thuộc Pháp và như Wallis-Futuna, Một Lãnh Thổ Hảỉ Ngoại của Cộng Hòa Pháp. Qui chế của Lãnh thổ này đã được xác định theo luật trưng cấu dân ý ngày 9/11/1988.

Theo sau thỏa ước “de Matignon” đã hết hạn vào thời kỳ có xáo trộn gắt gao vì triển vọng một cuộc trưng cầu dân ý tự quyết năm 1998. Cuộc trưng cầu dân ý này, từ một thỏa thuận chung của các lực lượng chính trị có mặt, đã được thay thế bằng một qui chế mới của Quốc Gia Hải Ngoại do các thỏa ước “de Nouméa” mở đường đến một thời kỳ mới từ 15 đến 20 năm trước một cuộc trưng cầu dân ý.

Việc phân bố các trách nhiện hành chính được thực hiện theo một lược đồ hơi phức tạp gồm mấy chặng:

* Quốc Gia Pháp được một Cao Ủy, đặc phái viên của chính phủ, đại diện.
* Lãnh thổ có một Đại Hội do phổ thông đầu phiếu chọn lựa; nghị viện hình thành với các cố vấn tình và cố vấn tập thể địa phương.
* Ba tỉnh Nam, Bắc và các đảo có nhiều quyền hạn rộng rải nhất là về các mục ngân sách.

Nguyện Vọng Độc Lập

Người Kanak bản xứ da đen bắt đầu nói đến nhu cầu đòi độc lập từ thập niên 1960, 1970 do những người được qua du học ở Pháp khởi xướng.
Năm 1985 người Kanak dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Kanak đứng lên đòi độc lập để lập ra nước Kanaky, là tiếng bản xứ của Caledonia.

Vào thời điểm đó đã xảy ra những vụ bạo loạn, dẫn đến cái chết của các con tin người Pháp da trắng ở Ouvéa năm 1988, và lãnh đạo Mặt Trận Giải Phóng FLNKS Jean Marie Tjibaou bị ám sát năm 1989.

Hai biến cố này dẫn tới Thòa ước Matignon 1988 và Hòa ước Noumea 1998 gia tăng quyền tự trị cho Tân Đảo.

Theo Hòa ước Noumea 1998 thì kể từ sau năm 2014, Tân Đảo được quyền tổ chức trưng cầu dân ý về độc lập. Là công dân của Tân Đảo, người gốc Việt có quan tâm đến vấn đề độc lập hay không?

"Nếu nói độc lập cho riêng người da đen thì tôi nghĩ không bao giờ xảy ra, nhưng có thể cho mọi cộng đồng ở đây. Nhưng người ta thường nhắc nhở nhau là sau khi được độc lập, người dân ở Tân Đảo vẫn hỏi bao giờ thì mất độc lập, vì đời sống của họ thua trước nhiều," ông Nguyễn Cương nói.

Ở Noumea tôi thường thấy họ tụ tập từng nhóm nhỏ chung quanh chợ hay các trạm xe buýt, tối đến thì lang thang trên đường khi phố xá đã đóng cửa.
"Đó là lý do tại sao các cửa hàng dưới phố đều có cửa song sắt," ông Tâm giải thích khi dạo một vòng Noumea vào ban đêm.

Người thổ dân sống trong buôn làng nhiều hơn, "Đói thì họ lên rừng đào củ, săn thú, cá thì đầy dưới biển, không sợ đói," chị Hằng có tiệm ăn ở Noumea cho biết.

Thiên đường hay không tùy hoàn cảnh, nhưng những người Việt tôi có dịp gặp đều nói, họ hài lòng với cuộc sống ở Tân Thế Giới, tôi tin họ bởi vì nhìn ai cũng thấy trẻ hơn tuổi rất nhiều.

II. Quá Trình Hinh Thành Giáo Hội Tân Đảo

Đổ Bộ Lên Đào (1843)

Giáo phận bắt đầu năm 1843 khi Phái Bộ gồm năm thừa sai dòng Maristes, đổ bộ từ tàu "Bucéphale", ngày 18/12 lên bãi biển Mahamate, Bắc Opao, sau 8 tháng vượt biển.

Đó là các vị: Đức ông Guillaume Douane, hai Linh Mục Viard và Rougeyron, hai tu huynh Jean Taragnat và Blaise Marmolton. Ngày 25/12 năm ấy, ngày lễ sinh nhật, Đức Ông Douane cử hành thánh lễ đầu tiên trên đảo Opao.

Người Pháp lấy vị trí này biến thành Nouvelle Calédonie (Tân Caledonia) ngày 24/9/1853.

Công Cuộc Truyền Giáo bắt đầu

Sắp đặt sơ khởi cơ ngơi ban đầu xong, các thừa sai bắt đầu ngay việc truyền giáng Tin Mừng năm 1845. Các nhà truyền giáo đi thăm, giảng dậy và lo làm cưới hỏi cho người bản xứ.

Các ngài đào tạo giáo lý viên đầu tiên là anh Louis Tadinan, Năm 1848 cha tiếp xúc với tù trưởng Pouébo va lập phái bộ truyền giáo. Nhưng các ngài phải bỏ đi tháng 8, vì phái bộ này bi phá hủy, đốt cháy và thầy Blaise Marmolton bi giết chết, c ác nhà truyền giáo đi Futuna.Người tín đồ rửa tội đầu tiên là anh Louis Tadinan.

Việc Truyền Giáo Tái Tục

Năm 1848, các nhà truyền giáo trở lại và tiếp tục truyền giàng Tin Mừng theo lối phía Nam đảo des Pins và sau tại Pouébo, nhờ một anh địa phương Nouvelle Calédonie khac, anh Hippolyte Bonou, con trai một tù trưởng, nhiệt tình và thân thiện với các nhà truyền giáo.

Năm 1855, các ngài lập Phái Bộ Đức Mẹ Vô Nhiễm và năm sau, Phái Bộ Thánh Louis, trung tâm tôn giáo của giáo phận. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa, dậy nghề, làm nông trại, nơi đón tiếp các thừa sai, trường dậy giáo lý, qui tụ hội họp để huấn luyện giáo lý và tinh thần nhân bản. Nhưng mục tiêu không dễ dàng, vì những người phía Bắc kéo xuống đóng chốt trên vùng đất này.

Năm 1875, nhiều thiếu nử bản địa tình nguyện sống đời tận hiến. Chính họ là hạt nhân cho Đức Ông Ferdinand Vitte và Nữ Tu Marie de la Croix lập Dòng Con Đức Mẹ. Chính gia đình nữ tu mới này bén rễ vững chắc vào lòng Gíáo Hội Công giáo trong thế giới Melanesian.

Xuất thân từ Mahamate, Giáo Hội Công giáo có căn bản nhiều hứa hẹn. Năm 1890 Giáo Hội mẹ xuất hiện và tiếp tục nỗ lực xây dựng chủng viện Saint Louis.

Chủ nhật 26/10/1890, cha Montrouzier tiến hành làm phép theo nghi thức phụng vụ Nhà Thờ Lớn Nouméa được Đức Ông Vidal, Đại Diện Giáo Phận Tông Tòa quần đảo Fidji, thánh hiến bốn năm sau.

Vào khoảng thời kỳ này ơn kêu gọi linh mục bắt đầu triển nở trong chủng viện Saint Louis với mười thanh niên là các học trò nhỏ trường Latinh.

Nhưng hy vọng này không nhen nhúm được lâu. Công trình các giáo lý viên sẽ thay thế công việc của các giáo sĩ địa phương. Công việc bị chặn lạ, và phải đợi đến năm 1946, mới có hai người bản địa thụ phong linh mục bản xứ.

Xây Dựng Tiểu và Đại Chủng Viện

Năm 1930, bắt đầu thành lập tiền chủng viện tại Nakéty với cha Luneau, rồi tại Canada năm 1933. Năm 1938, ở đó cũng mở Trường Giáo Lý Viên và Đức Ông Bresson giao phó công việc này cho cha Luneau.

Năm 1939, bắt đầu một đại chủng viện tại Canala. Chủng viện này được chuyển đến Paita (Saint Léon) năm 1946. Lần này niềm hy vọng không thui chột, vì ngày 29/9/1946, hai cha người Melanesian đầu tiên, Luc Amoura và Michel Kohu, được truyền chức tại Nhà Thờ Lớn Thánh Giuse ở Noumea.

III. Giáo Phận Đại Diện Tông Tòa Nouvelle Calédonie trở thành Tổng Giáo Phận Noumea

Ngày 21/6/1966, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI chuyển giáo phận đại diện tông tòa Noumea thành Tổng giáo phận Noumea. Từ ngày này Hiến chế tông tòa ngày 21/6/1966 thành lập Hàng Giáo Phảm Công Giáo trong quần đảo Nam Thái Bình Dương, hay các đảo Nam Châu Đại Dương Úc. Nouméa trở thành tòa tổng giám mục có hai giáo phận nhánh là Port Vila và Wallis-Futuna.

Các Đại Diện Giáo Phận tông tòa thường quyền, từ khi thành lập Giáo Hội Công giáo Nouvelle Calédonie gồm có Đức Ông Guillaume Douane: 1847-1853; Cha Tổng Đại Diện Pierre Rougeyron: 1855-1873; Ferdinand Vitte: 1873-1880; Hilarion Fraysse: 1880-1905; Claude Chanrion: 1905-1937; Edouard Bresson: 1937-1956; Pierre Martin: 1956-1966.

Các Đức Tổng Giám mục Nouméa gồm có Pierre Martin: 1966-1972; Eugène Klein: 1972-1981; Michel Marie Calvet: 1981-. ..

Quản Nhiệm Giáo Phận

(Ngày 4-10/11/2000, từ cuộc phỏng vấn nhân dịp Hội Nghi Toàn Thể các Giám Mục Pháp tại Lourdes, người ta có thêm các chi tiết)
Tổng giám mục Đức Ông Michel Marie B. CALVET
sinh ngày 3/4/1944 tại Autun, giáo phận Autun, Pháp, được rửa tội ngày 6/4/ tại đấy, gia nhập Dòng Đức Mẹ ngày 24/9/1963, thụ phong linh mục ngày 28/4/1973 tại nhà nguyện Dòng Đức Mẹ tại Sainte Foy-lès-Lyon. Bề trên Tiểu chủng viện Thánh Léon tại Paita, New Caledonia tháng 1/1975.
Tổng Đại Diện Giáo Phận của Đức Ông Eugène Xavier KLEIN tháng 1/1979, được bổ nhiệm Giám mục phụ tá Noumea ngày 4/7/1979, được Tổng Giám Mục Đức Ông KLEIN thánh hiến ngày 4/11/1979. Được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Noumea ngày 19/6/1981.

Địa chỉ: ARCHEVÊCHÉ DE Nouméa
B.P. 3 - 98845 NOUMÉA Nouvelle-Calédonie
Đt: (687) 26 53 53
(FAX): (687) 26 53 52
E-mail riêng) archeveche@ddec.nc
Không chỉ mạng (Học Chính Công giáo): http://www.ddec.nc (Giáo Phận)

Vị Trí Của Tổng Giáo Phận

Tổng giáo phận Noumea tương ứng với Lãnh Thổ Hải Ngoại Pháp gọi là NOUVELLE-CALÉDONIE ET DÉPENDANCES, có vị trí giữa 19° và 23° vĩ Nam, 163° và 169° kinh Tây, ngay trên chí tuyến Capricorne.

Lãnh thổ này ớ cách Pháp khoảng 20.000 cây số, cách Hoa Kỳ 10.000 cây số, cách Nhật Bản 7.000 cây số, cách Úc châu 1500 cây số và Tân Tây Lan 1.700 cây số.

Nó gồm GRANDE TERRE (400 km x 50 km) địa thế gồ ghề ră ng cưa (1.632 m), kéo dài xuống phía Nam với đảo DES PINS, phía Bắc với các đảo BELEP và SURPRISES, cách 100 cậy số phía Đông nhóm đảo Loyauté và 400 cây số phía Đông trong nhóm đảo có người ở Chesterfield và cả các đảo Matthew và Hunter bé nhỏ không người ở, 450 cây số Đông đảo Des Pins. Diện tích toàn bộ là 18.720 cây số vuông, mà riêng đảo Loyauté có diện tích 1.970 cây số

Khí hậu thuộc loại nhiệt đới được điều hòa nhờ biển cả. Nhiệt độ giao động từ 10o-36o C với con số trung bình là 23 C. Chế độ gió ở đâu là theo giáo mù đông nam. Mưa không đều và rất mạnh thường có bão vào tháng Giêng đến tháng Ba, thay đổi tùy nơi từ 1000mm đến 4000mm nước mỗi năm. Khí hậu này dễ chịu và nổi tiềng là sạch vì không có bệnh sốt rét, nhưng làm suy nhược cơ thể và đễ phát triển bệnh thiếu máu và các bệnh truyền nhiễm như lao, bệnh sốt dengue, cùi, cảm cúm, đau ruột,…

IV. Cộng Đồng Người Việt ở Tân Đảo

Nhân Văn

Người Việt đã có mặt ở Nouvelle Calédonie từ lâu mà gọi bằng tên thân thương là Tân Đảo hay Tân Thế Giới từ những năm đầu thập niên 1930 do người Pháp mộ phu sang khai thác mỏ kền.

Nhiều người trở về Việt Nam sau khi Pháp bại trậ, nhưng cũng có người ở lại. Người Việt hiện chiếm khoảng 1,6% dân số của Tân Đảo và khá thành công.
Theo Nguyễn Minh Tâm, một cựu công chức hiện đã về hưu cho biết, "Những người sinh đẻ ở trên đảo có công việc làm trí óc, còn những người quay lại sau này do không rành tiếng Pháp thường phải làm những công việc chân tay." "Nhưng có khi họ kiếm được nhiều tiền hơn.”

Ban Đầu Khổ Cực

Ông Nguyễn Cương đã ngoài 60, có cửa hàng tạp hóa và chuyên sản xuất cá hun khói, một đặc sản của Noumea, nhưng lấy tên hiệu nghe rất Việt Nam, La Cigogne (Con cò), nhớ lại thời người Việt mới tới Noumea rất khổ.

"Người Việt vào lúc đó phải nói không bằng con vật. Họ bị khai thác triệt để, thậm chí còn bị đánh đập."

Để bảo vệ nhau, các cụ theo con đường đấu tranh của Việt Minh để tổ chức lại, "Đến khi Pháp bại trận ở Điện Biên Phủ phải rời Việt Nam, một số người Pháp và Pháp lai sang Noumea, rồi phát động chiến dịch bài người Việt, thí dụ như kẻ khẩu hiệu đuổi người Việt, đóng cửa các lớp ḍay tiếng Việt, thậm chí cài mìn xe của người Việt hay phá phách."

Nương theo đó các cụ đòi quyền được hồi hương. Kết quả chính quyền Pháp phải đồng ý, 11 chiếc tàu chở khoảng 5.000 người từ Tân Thế Giới và Tân Đảo (Vanuatu) lần lượt trở về Việt Nam.

"Ông bố nuôi của tôi là một trong những người lãnh đạo đòi quyền hồi hương, nhưng khi về tới Hải Phòng thì nhiều người vỡ mộng. Thư từ bị kiểm duyệt họ không làm sao thông báo được cho những người đang chuẩn bị về, muộn rồi, đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt."

Mãi đến thập niên 1980, lần đầu tiên con cháu của những người hồi hương mới có dịp gặp lại thân nhân khi về thăm nhà. Một số người sau đó tìm cách bảo lãnh cho gia đình trở lại Tân Thế Giới.

Sinh Hoạt Tôn Giáo, Văn Hóa

Người Tân Dảo đa số theo đạo Công giáo, chiếm 60%, 30% theo đạo Tin Lành, 10% các tôn giáo khác.

Cộng đồng người Việt theo đạo Công giáo có mặt từ những ngày đầu đặt chân lên đảo. Ở Tân Đảo muốn có dịp đến thăm nhà thờ của người Việt vì nằm ở xa trên miền Bắc, thì phải ở dây khá lâu.

Nhưng chùa Nam Hải Phổ Đà ở Noumea có sư trụ trì là Đại Đức Thích Phước Thiền, từ Úc sang giúp gầy dựng chùa trước khi giao lại cho người ở địa phương.

"Phải nói là người ở đây có duyên vì hiện hai thầy còn rất trẻ, sinh đẻ ở Tân Đảo, đang tu ở Úc và khi thành đạt sẽ về trông coi chùa."

Sinh hoạt của cộng đồng người Việt gắn liền với sinh hoạt của chùa và nhà thờ. Họ cũng lập Nhà Việt Nam và tổ chức các lớp day tiếng Việt, dạy võ, dạy thiền cho ai muốn tham gia.

Tân Đảo là một xã hội đa văn hóa. Con cháu của những người Pháp da trắng lâu đời trên đảo gọi họ là "Caldoch", tức người Tân Đảo da trắng, mang đậm nét văn hóa đồng quê.

Người Kanak có truyền thống văn hóa lâu đời, nổi bậc có vũ điệu dân tộc pilou kể những sinh hoạt quan trọng trong cuộc sống và chúng ta có thể nhìn thấy biểu hiện của nền văn hóa đó khắp nơi trên đảo.

Chị Chatelain (Nguyệt) Raymonde, thuộc thế hệ thứ ba ở Tân Đảo, say sưa giới thiệu đồ mỹ nghệ của các bộ lạc thiểu số trong vùng Thái Bình Dương trong cửa hàng của chị.

Với những nguồn đầu tư mới và giá trên thế giới hồi phục, kền đem lại viễn ảnh sáng lạn cho kinh tế của Tân Thế Giới trong nhiều năm tới.
Nguồn thu nhập đáng kể khác là du lịch. Ngoài ra hàng năm Pháp tức mẫu quốc cung cấp hơn ¼ GDP cho Tân Thế Giới.

Tài liệu
http://www.cef.fr/catho/archives/assplen/assplen2000/domtom/nouvellecal.htm
http://www.ddec.nc/diocese/Histoire.htm
Website BBC Tân Caledonia

Tân Caledonia

Tân Caledonia (16.747 cây số vuông), khoảng 1.722 cây số Đông Bắc Sydney, Úc châu, được thuyền trưởng James Cook thám hiểm năm 1774 và sát nhập vào lãnh thổ Pháp năm 1853. Chính quyền cũng quản lý đảo Pines, đảo Loyauty (Uvéa, Lifu và Maré), các đảo Belep, nhóm đảo Huon và các đảo Chesterfield. Dân bản địa là người Melanesian gọi là người Kanak. Năm 1984, Quốc hội quốc gia Pháp thông qua một luật cho New Caledonia quyền tự trị nội bộ cho Tân Calidonia. Năm 1998, Hiệp Ước Noumea lùi lại các thảo luận về quyền độc lập cho lãnh thỗ hải ngoại Pháp đến ít nhất 2013.
Tổng thống là: Marie-Noëlle Thémereau (2004)

Cao Uỷ Pháp: Thierry Lataste (1998)
Diện tích đất: 18,575 cây số vuông; toàn thể diện tích: 19,060 cây số vuông.
Dân số ước lượng năm 2006: 219.246 (tỷ suất tăng trưởng: 1,2%); sinh xuất: 18,1/1000;tử suất trẻ sơ sinh: 7,6/1000; tuổi thọ: 74,3; mật độ dân số trên một cây số vuông: 30

Thủ đô: Nouméa, 134.500 (khu ngoại thị), 86,400 (riêng thanh phố)
Ngôn ngữ: tiếng Pháp (chính thức), 33 thổ ngữ Melanesian và Polynesian.
Dân tộc: Kanak (Melanesian) 42,5%, Châu Âu37,1%, Wallisian 8,4%, Polynesian 3,8%, Indonesian 3,6%, Việt Nam 1,6%, khác 3%
Religions: Roman Catholic 60%, Protestant 30%
Công Nghiệp: khai mỏ và nấu kền. Các nguồn lợi tự nhiên: kền, nhôm, sắt, cobalt, mangan, bạc, vàng, đanh cá. Các bạn hàng giao dịch lớn: Nhật, Pháp, Dài Loan, Nam Hàn, Tây Ban Nha, Úc, Trung Quốc, Nam Phi, Tân Gia Ba, Tân Tây Lan (2004).