Giáo Hội Công Giáo Rôma Vào Quê Hương Azerbaijan

I. Nhìn Qua Vùng Đất Azerbaijan

Địa Lý

Azerbaijan ở vị trí bên bờ phía Tây Biển Caspian, ở phía cực Đông Nam của vùng Caucasus. Miền này là một xứ có nhiều núi, và dất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 7%. Thung lũng sông Kura là vùng nông nghiệp quan trọng của khu vực này. Tổ chức chính quyền là chế độ cộng hòa lập hiến. Tên chính thức là Nước Cộng Hòa Azerbaijan hay Azarbaycan Respublikasi. Tổng thống là Ilham Aliyev (2003). Thủ Tướng là Artur Rasizade (2003).

Diện tích đất đai là 86.100 km2; Tổng diện tích là 86.600 km2. Dân số là năm 2006 : 7.961.619 (tỷ lệ tăng trưởng 0,7%); sinh suất 20,7/1000;sinh suất trẻ sơ sinh : 79,0/1000; tuổi thọ: 63,9; mâậ độ trên dậm vuông: 238. Thủ đô và thành phố lớn nhất (2003): Baku, 2.118.600 (khu vưc thủ đô), 1.235.400 (nội thị), một cảng trên biển Caspian.Các thành phố lớn khác (2004 ): Ganja, 303.000; Sumgait, 280.500. Đơn vị tiền tệ: Manat

Ngôn ngữ: Azerbaijani Turkic 89%, Nga 3%, Armenian 2%, khác 6% (1995). Dân tộc: Azeri 90,6%, Dagestani 2, 2%, Nga 1,8%, Armenian 1,5%, khác 3,9% (1999). Chú thích: Hầu như tất cả ngùi Armenian sống trong vùng biệt lập Nagorno-Karabakh. Tôn giáo: Hồi giáo 93%, Nga Chính Thống 3%, Chính thống Armenia 2%, khác 2% (1995).Tỷ lệ biết chữ: 97% (1989)

Đất trồng: 20.62%. Nông: bông, hạt, lúa gạo, nho, trái cây, rau cỏ, trà thuốc lá; gia súc, lợn, cừu, dê Lao động: 5,45 triệu; nông lâm 41%, công 7%, dịch vụ 52% (2001). Kỹ nghệ: dầu khí sản phẩm dầu lửa, thiết bị thềm dầu; thép, quặng sắt, xi măng, hóa chất, hóa dầu; vải sợi. Tài nguyên thiên nhiên: dầu khí, quặng sắt, kim loại không sắt, alumina.

Xuất: $6,117 tỉ f.o.b. (2005): Dầu khí 90%, máy móc, bông, thực phẩm thô. Nhập: $4,656 tỉ f.o.b. (2005): máy móc và thiết bị, sản phẩm dầu, thực phẩm thô, kim khí, hóa chất. Bạn hang chính: Ý, Séc (Tiệp), Đức, Nam Dương, Rumani, Georgia, Thổ, Pháp, Anh, Ukraine, Hòa Lan, Hoa Kỳ (2004).

Trạm truyền hình: 2 (1997). Dịch vụ mạng toàn cầu: 460 (2005). Người sử dụng mạng toàn cầu: 408.000 (2005). Chuyên chở: Đường Xe lửa: tổng cộng: 2.957 km (2004). Xa Lộ: tổng cộng: 27.016 km; trải đá: 12.698 km (kể cả 128 km đường cao tốc); không lát đá: 14.318 km (2003). Cảng: Baku (Baki). Sân bay: 45 (2005).

Tranh Chấp Quốc Tế

Armenia ủng hộ người dân tộc Armenia chủ trương ly khai ở Nagorno-Karabakh, và từ thập niên 1990 đã dùng quân sự chiếm đóng 16% Azerbaijan. Hơn 800.000 người, hầu hết là dân tộc Azerbaijani, bị đuổi khỏi đất đã chiếm sang Armenia. Chừng 230.000 người thuộc dân tộc Armenia bị đuổi khỏi nhà họ ở Azerbaijan vào Armenia. Azerbaijan tìm đường xuyên quá Armenia liên lạc với phần đất Naxcivan tách ra; Tổ Chức An Ninh Và Hợp Tác Tại Châu Âu (Organization for Security and Cooperation in Europe - OSCE) tiếp tục làm trung gian trong tranh chấp. Azerbaijan, Kazakhstan, và Nga phê chuẩn các hòa ước xác định thềm biển Caspian căn cứ vào khoảng cách đều nhau, trong khi Iran nhấn mạnh vào việc phân lô đều một phần năm và thách thức Azerbaijan khai thác hydrocarbon trong vùng nước tranh chấp. Đàm phán hai bên tiếp tục với Turkmenistan trong việc chia thềm biển và bãi dầu có tranh chấp ở giữa biển Caspian. Azerbaijan và Georgia tiếp tục bàn luận đường phân giới ở một số vùng chạy xéo qua.

Lịch Sử

Miền Bắc Azerbaijan được biết là Albania thuộc Caucasus vào thời cổ đại. Khu vực này là môi cảnh cho nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến người À Rập, Kazar và Turk. Sau thế kỷ XI, người Turk chính là người thốhng trị lãnh thổ này và cuối cùng là một thành lũy của Hồi giáo phái Shiite và văn hóa Hồi giáo. Nga lấy từ Ba Tư lãnh thổ Azerbaijan Xô Viết qua Hiệp Ước Gulistan năm 1823 và Hiệp Ước Turkamanchai năm 1828.

Sau Cách Mạng Bolschevik, Azerbaijan tuyên bố độc lập với Nga tháng 5/1918. Rồi nước Cộng Hòa này bị Hồng Quân lại chinh phục năm 1920, và tháp nhập vào nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết Bên Kia Caucasus năm 1922. Lãnh thổ này về sau lại được thiết lập làm một nước Cộng Hòa Xô Viết Riêng Biệt ngày 5/12/1936. Azerbaijan tuyên bố độc lập với Liên Bang Xô Viết lúc đó sắp sụp đổ ngày 30/8/1991.



Từ 1988, Azerbaijan và Armenia đã đang giành đất phong kiến trên hóc đất Nagorno-Karabakh. Đa số cư dân của hóc đất là người Kitô giáo Armenia đang quấy động, để ly khai khỏi đa số người Azaerbaijan theo Hồi giáo trổi, và gia nhập với Armenia. Chiến tranh bùng nổ năm 1988, khi Nagorno-Karabakh cố trốn thoát, tự tháp nhập với Armenia. Khoảng 30.000 người chết trước khi đạt tới thỏa hiệp đình chiến năm 1994. Armenia lấy lại được hóc đất có tranh chấp màhọ giữ được. Các phương án cuối cùng về qui chế Nagorno-Karabakh phải còncần được xác dịnh.

Người ta trông chờ các rối loạn kinh tế của đất nước sẽ biến đổi qua việc phương Tây đầu tư vào tài nguyên dầu khí của Azerbaijan, một kho dự trữ chưa được khai thác, ước lượng có giá trị tới ba tỉ đôla. Từ 1994, công ty dầu quốc gia Azerbaijan (SOCAR) đã ký các hợp đồng nhiều tỉ đô la với các công ty dầu quốc tế. Lập trường thân Phương Tây của Azerbaijan, và cách quản lý kinh tế cẩn thận, đã làm cho nước ấy trở thành xứ sở hấp dẫn nhất, trong các nước vùng Biển Caspian có nhiều dầu khí cho ngoại quốc đầu tư.

Trong những năm từ khi được độc lập, đất nước đã trải qua quá trình tư nhân hóa nhanh chóng, và tổ chức Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đã đánh giá cao nước này đã theo kịp nền kinh tế thế giới thành công nhất. Tháng 9/2002, bắt dầu xây đường ống dẫn dầu Baku-Tblisi-Ceyhan dài 1.100 dậm (một con đường đi qua Georgia và Thổ). Các nhà dầu tư quan trọng là công ty British Petrolium - BP của Anh (33%), SOCAR của Azerbaijan (25%), Unocal của Hoa Kỳ (8.9%), và Statoil của Na Uy (8.7%). Tháng 7/2006, đường ống dẫn dầu bắt đầu mở.

Năm 2003, Tổng thống Heydar Aliyev, bị ốm nặng đã chọn con trai ông làm thủ tướng mới, lót đường cho việc kế vị cuối cùng của ông. Phe đối lập phản kháng mạnh mẽ. Trong đợt bầu cử tháng Mười, con trai của tổng thống, Ilham Aliyev, được bầu chọn làm tổng thống. Heydar Aliyev chết vào tháng Mười Hai.

Vào đợt bầu cử quốc hội tháng 11/2005, Đảng Azerbaijan Mới của Aliyev chiếm nhiều chỗ ngồi nhất.Những quan sát viên bầu cử quốc tế tuyên bố cuộc bầu cử là gian lận, và các ứng viên đối lập đứng lên phản kháng.

II. Giáo Hội Công Giáo Azerbaijan

Giáo Hội Công Giáo Rôma tại Azerbaijan là thành phần thuộc về Giáo Hội Công Giáo Rôma Toàn Cầu đặt dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều tại Rôma.

Azerbaijan là một trong những nước Công Giáo có số tín đồ nhỏ nhất trên thế giới. Con số này chỉ khoảng 400 tín đồ trong một tổng cộng dân số là trên bảy triệu người. Vào khoảng nữa số cộng đoàn này là những người ngoại quốc làm việc trong ngành ngại giáo hay cho các công ty dầu khí.

Người Kitô giáo đã có mặt ở Azerbaijan từ thế kỷ I công nguyên. Bắt đầu từ năm 1320, các nhà truyền giáo Công giáo như Jordanus và Odoric de Pordenone đã đền thăm vùng, nay là Azerbaijan, và đã thành lập các phái bộ truyền giáo hầu hết tại các thành thị lớn.

Vào thế kỷ XIV chỉ nguyên tại Nakhichevan, đã có 12 phái bộ truyền giáo của các tu sĩ Dòng Đa Minh, Dòng Tên, Dòng Capuchin và Dòng Âu cơ tinh, … Năm 1660, Bề Trên Phái Bộ truyền giáo Capuchin tại Ispahan, thầy dòng Raphael du Mans đã báo cáo cho biết có nhiều giáo xứ Công giáo đang hoạt động tại Baku và Shemaki. Các tu sĩ Dòng Tên Ba Lan đã đến và lập một phái bộ truyền giáo tại Ganja trong thập niên 1680.

Với việc lập chế độ cai trị Nga, các miền dất này trở nên một điểm đến của các thành viên nhiều giáo phái Kitô khác nhau. Người Công giáo, đại diện là những người dân tộc Ba La, bắt đầu nhập cư vào Baku và Shemaki vào giữa thập niên 1800. Các người Ukrainia, người Công giáo Georgia và người Công giáo Armenia, cũng như những người Công giáo phương Tây (hấu hết là người Pháp) đã ở lại Baku tạm thời hay thường xuyên.

Vào đầu thế kỷ XX, có một cộng đồng ở Baku, gồm các dân nhập cư người Ba Lan, Đức và Nga, xây dựng nhà Thờ Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc Hoàu Thai Vô Nhiễm năm 1915. Năm 1917, cộng đồng này có 2.500 người. Trong đầu thập niên 1930, Joseph Stalin đã cho giết chết vị linh mục độc nhất của cộng đoàn này. Năm 1931, nhà chức trách phá hủy ngôi nhà thờ này. Năm 1997, một linh mục người Slovak đến Baku bắt đầu làm sống lại cộng đoàn này.

Vào tháng 10/2000, phái bộ truyền giáo Sui Juris Baku được thiết lập bao gồm toàn thể lãnh thổ với Jozef Pravda làm Bề Trên đầu tiên.

Vào ngày 23/5/ 2002, Đức Gáo Hoàng Gioan Phaolô II đến năm nước này, mặc cho sức khỏe của Ngài ngày càng yếu ớt.

Trước hết, Ngài được Tổng Thống Azerbaijan, Heydar Aliyev, mời. Nhờ Ngài đến thăm, Tỏng thống Aliev cho Giáo Hội Công giáo một miếng đất để xây nhà thờ. Ngân quỹ xây dựng là do tiền lời bán sách của Đức Giáo Hoàng và tiền của ngoại quốc dâng tặng.

Khi Tổg Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ Thần Tòa Thánh tại Azerbaijan, thăm xứ này thì ngài gặp nhiều tín đồ già cả, đã phải đợi tới bảy mươi năm, đế được chịu bí tích Thêm Sức.

Giáo Hội Công giáo Thánh Maria ở Baku được xây lại tháng Ba năm 2007.

Vì Azerbaijan là một xứ trần thế, nên luật pháp xác định rõ là những người ngoại quốc muốn truyền giảng tôn giáo phải đứng trước khoản tiền phạt cao hay có thể bị trục xuất.



http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Azerbaijan

http://www.infoplease.com/ipa/A0107305.html