Giáo Hội Công Giáo Khá Hùng Mạnh tại Pakistan

I. Một Số Nét Tổng Quát Về Pakistan

Địa Lý

Pakistan ở vị trí miền Tây tiểu lục đia Ấn ờ phía Tây, giáp ranh với A Phú Hãn vá Iran ở phía Tây, Ấn Độ về phía Đông, and và biển Ả Rập về phía Nam. Tên Pakistan xuất xứ từ tiếng Urdu, từ Pak (có nghĩa là trong sạch) và stan (có nghĩa xứ sở). Nước này lớn sấp xỉ gấp hai lần bang California Hoa Kỳ.

Cao nguyên miền Bắc và miền Tây của Pakistan gồm có các dãy núi cao ngất nghểu Karakoram và Pamir. Các dãy núi này gồm một số đỉnh núi cao nhất thế giới: K2 (8,611 m) và Nanga Parbat (8,126 m). Cao nguyên Baluchistan nằm về phía Tây, và sa mạc Thar và đồng bằng phù sa mở rộng, miền Punjab và Sind nằm về phía Đông. Sông Indus dài 1.609 km và các chi lưu của nó chảy qua xứ từ miền Kashmir đến Biển Ả Rập.

Tổ chức chính quyền theo chế độ Cộng Hòa Chế độ quân quản được thiết lập tháng 10/1999. Tên nước chính thức là Cộng Hòa Hồi Giáo Pakistan. Một chế độ mang danh dân chủ được tuyên bố tháng 6/2001 do lành tụ cai trị là Pervez Musharraf. Thủ Tướng (caretaker): Shaukat Azit (2004). Thủ đô (2003): Islamabad, 601.600.

Diện tích đất đai: 778.720 km2; tổng cộng 803.940 km2. Dân số (2006): 165.803.560 (tỷ lệ tăng trưởng: 2,1%); sinh suất: 29,7/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 70,5/1000; tuổi thọ: 63,4;mật độ trên dậm vuông: 551

Thành phố lớn nhất: Karachi, 11.819.000 (khu vực thủ đô), 9.339.023 (nội thị); Lahore, 5.756.100; Faisalabad (Lyallpur), 2.247.700; Rawalpindi, 1.598.600; Gujranwala, 1.384.100. Đơn vị tiền tệ: rupee Pakistan.

Ngôn ngữ chính: Urdu 8%, Anh (cả hai chính thức); Punjabi 48%, Sindhi 12%, Siraiki (một thỗ ngữ biến dị Punjabi) 10%, Pashtu 8%, Balochi 3%, Hindko 2%, Brahui 1%, Burushaski, và khác 8%. Dân tộc: Punjabi, Sindhi, Pashtun (Pathan), Baloch, Muhajir (những người nhập cư từ Ấ Độ và miêu duệ họ)

Tôn giáo: Hồi giáo 97% (Sunni 77%, Shiite 20%); Kitô giáo, Ấn Giáo, và khác3%. Tỷ lệ biết chữ: 46% (2003)

Nông: bông, lúa mì, dạo, mìa đương, trái cây, rau cỏ, sữa, thịt bò, thịt cừu, trứng. Lực lượng lao động: 46, 84 triệu; chú thích, lao động xuất khẩu nhiều, nhất là sang Trung Đông và dùng lao động trẻ em. Nông: 42%, công 20%, dịch vụ 8% (2004).

Kỹ nghệ: vải sợi và giả vải, chế biến thực phẩm, dược phẩm, vật liệu xây dựng, sản phẩm giấy, phân bón, tôm. Tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nhiều dầu khí thiên nhiên, dầu lửa hạn chế, tham đá phẩm chất không tốt, quăng sắt, đồng, muối, đá vôi. Xuất: $14.85 tỉ f.o.b. (2005): vải sợi (quần áo, khăn trải giường, bông, vải, đan) gạo, đồ da, đồ thể thao, hóa chất, xưởng chế biến, thảm và chăn. Nhập: $14.01 tỉ (f.o.b., 2004): đầu lửa, sản phẩm dầu lửa, máy moc, đồ nhựa, trang bị chuyên chở, dầu ăn, giấy và giấy cứng, sắt thép, trà. Các bạn hàng quan trọng: Hoa Kỳ, UAE, Anh, Đức, Hong Kong, Saudi Arabia, Trung Hoa, Nhật Bản, Kuwait (2004).

Trạm truyền hình: 22 (thêm bảy trạm phát truyền tiếp công suất thấp) (1997). Truyền hình: 3, 1 triệu (1997). Nhà cung cấp mạng toàn cầu (ISPs): 30 (2000). Ngưòi xử dụng mạng toàn: 1,2 triệu (2000).

Chuyên chở. Đường xe lửa: tổng cộng: 8.163 km (2002). Xa lộ: tổng cộng: 254.410 km; đã lát; 109.396 km (kể cả 339 km đường cao tốc; chưa lát: 145.014 km (1999). Cảng: Karachi, Cảng Muhammad bin Qasim. Sân bay: 124 (2002).

Tranh Chấp Quốc Tế

Nhiều ngàn người A Phú Hãn tị nạn vẫn còn ở Pakistan. Việc cô lập đất đai và quan hệ gần gũi giữa những người Pastuns ở Pakistan làm cho các hoạt động vượt biên thành khó kiểm soát. Việc án binh vũ trang với Ấn Độ về qui chế và chủ quyền Kashmir vẫn tiếp tục. Ấn Độ phán đối Pakistan nhưòng đất cho Trung hoa trong hiệp định biên giới năm 1965 cho rằng Ấn Độ tin là đã thuộc về vùng Kasmir tranh chấp. Tranh chấp với Ấn Độ về chia nước Sông Indus và chỗ cuối cùng của Rann of Kutch ngăn trở việc xác định biên giới hải phận

Lịch Sử

Pakistan là một trong hai nước kế thừa nguyên thủy đất Ấn Độ thuộc Anh. Tiểu lục địa này được chia phần theo các đường tôn giáo năm 1947. Hầu như trong 25 năm sau khi được độc lập, bán lục địc này gồm hai miền riêng biệt, Đông và Tây Pakistan, nhưng hiện nay hai khu vực thành một phần phía Tây. Cả hai nước Ấn Độ và Pakistan đều đòi chủ quyền trên đất Kashmir. Việc tranh giành này đưa đến chiên tranh nhiều lần giữa hai bên năm 1949, 1965, 1971 và 1999, và ngày nay vẫn không được qiải quyết.

Pakistan bây giờ trước kia trong thời tiền sử là nền văn minh thung lũng sông Indua (khoảng 2500-1700 trước Công nguyên).Một loạt những người xâm lăng: người Aryans, Ba Tư, Hy Lạp, Ả Rập, Thổ và những người khác, kiểm soát miền này trong vòng nhiều ngàn năm tiếp sau.

Hồi giáo, tôn giáo chính, được đem vào năm 711. Năm 1526, đất này trở nên phần thuộc về Đế quốc Mogul. Đế quốc này cai trị hầu hết tiểu lục địa Ấn Độ, từ thế kỷ XVI đến giưa thế kỷ XVIII.

Khoảng năm 1857, người Anh trở thành cường quốc thống trị vùng này. Họ để người Ấn nắm giữ hầu hết quyền lợi chính trị, xã hội và kinh tế, nỗi bất mãn của thiểu số Hồi giáo gia tăng, dẫn đến việc Mohammed Ali Jinnah (1876–1949) hình thành Liên Đoàn Hồi Giáo Quốc Gia năm 1906. Liên Đoàn ủng hộ Anh quốc trong thế chiến II, trong khi các lãnh tụ quốc gia Ấn, Nehru và Gandhi, đều từ chối. Đổi lại việc Liên Đoàn ủng hộ nước Anh, Jinnah hy vọng người Anh hậu thuẫn cho người Hồi giáo được tự trị. Người Anh đồng ý thành lập Pakistan làm một nước riêng biệt bên trong Khối Thịnh Vượng tháng 8/1947, một thất vọng cay đắng cho giấc mơ của Ấn Độ muốnthấy một tiểu lục địa thống nhất. Jinnah trở thành tổng đốc. Viêc chia cắt Pakistan và Ấn Độ theo các đường tôn giáo khiến cho nhiều người di trú nhất trong lịch sử loài người, với 17 triệu người chạy trốn qua các biên giới theo hai chiều ngược nhau, để tránh bạo lực giáo phái tiếp theo đó.

Pakistan trở nên một nước cộng hòa vào ngày 23/3/1956, với Đại Tướng Iskander Mirza làm tổng thống đầu tiên. Chế độ quân quản thắng thế trong hai thập niên tiếp sau. Các căng thẳng giữa Đông và Tây Pakistan tồn tại ngay từ đầu. Bị phân ly do hơn một ngàn dăm, hai vùng cùng chia sẻ một ít truyền thống văn hóa và xã hội khác hơn là tôn giáo. Trước nỗi tức giận gia tăng của miền Đông Pakistan, phương Tây vẫn nắm độc quyền quyền lực chính trị và kinh tế. Năm 1970, Liên Đoàn Awami của Đông Pakistan, được Sheik Mujibur Rahman, lãnh tụ người Bengali lãnh đạo, đã nắm chắc một đa số chỗ ngồi trong quốc hội. Tổng thống Yahya Khan triển hạn việc mở quốc họi để thoái thác yêu cầu của Đông Pakistan đòi quyền tự trị lớn hơn, và khiêu khích một cuộc nội chiến.

Nước Bengladesh độc lập, tức là nước Bengali, được công bố ngày 26/3/1971. Quân sĩ Ấn Độ tham gia cuộc chiến đến tuần cuối cùng, và chiến đấu bên phía bên quốc gia mới. Pakistan bị đánh bại ngày 16/12/1971 và tổng thống Yahya Khan xuống khỏi chức vụ. Zulfikar Ali Bhutto chiếm Pakistan và nhận Bangladesh là một thực thể độc lập. Năm 1976, các quan hệ chính thức giữa Ấn Độ và Pakistan được lập lại.

Đợt bầu cử đầu tiên của Pakistan dưới chế độ dân chính diễn ra tháng 3/1977, và thắng lợi áp đảo của Đảng Nhân Dân Pakistan (PPP) của Bhutto, bị tố giác là gian lận. Một làn song triều phản đối bằng bạo lực nổi lên, dẫn đến việc Tướng Mohammed Zia ul-Haq chiếm đóng quân sự ngày 5/7. Bhutto bị xử và bị tin chắc là đã sát hại một đối thủ chính trị năm 1974, và dù cả thế giới phản đối ông đã bị hành quyết ngày 4/4/1979, cắt đứt những xáo động do các người ủng hộ ông gây ra.

Zia tự tuyên bố làm tổng thống ngày 16/9/1978, và thiết quân luật để cai trị, cho đến 30/12/1985, khi phục hồi giải pháp chính quyền đại diện. Ngày 19/8/1988, Zia bị giết chết trong một vụ nổ trên không ở chiếc máy bay không lực Pakistan. Đợt bầu cử vào cuối năm 1988 đã mang lại cho đối thủ lâu năm của Zia là Benazir Bhutto, con gái của Zulfikar Bhutto, có cơ hội vào chức vụ làm thủ tướng.

Trong thập niên 1990, Pakistan chứng kiến các chính phủ kế vị lên tiếp có giao động - Benazir Bhutto hai lần làm thủ tướng, và Nawaz Sharif ba lần, cho đến khi ông này bị truất phế do Tướng Pervez Musharraf thực hiện trong chính biến ngày 12/10/1999. Công chúng Pakistan, quen với nền cai trị quân sự trong 25 năm, suốtquá trình lịch sử 52 năm của xứ này, vẫn coi chính biến như một bước đi tích cực, và hy vọng sẽ mang đến một tiến bộ kinh tế cực ký cần thiết.

Trước ngạc nhiên của nhiều nơi trên thế giới, hai cường quốc nguyên tử mới mẻ nổi lên vào tháng 5/1998, khi Ấn Độ, được Pakistan theo sau chỉ mấy tuần, tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân. Cuộc đánh nhau với Ấn Độ nổ ra trên lãnh thổ Kashmir có tranh chấp vào tháng 5/1999.

Những mối liên kết gần gũi với chính quyền Taliban của A Phú Hãn đẩy Pakistan vào một vị thế khó khăn sau khi quân khủng bố tấn công ngày 11/9/2001. Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Pakistan dứt quan hệ với nước láng giếng để trở nên liên minh chủ đạo của Hoa Kỳ trong vùng. Đổi lại Tổng thống Bush chấm dứt các biện pháp chế tài (lập sau khi Pakistan cho thử vũ khí hạt nhân năm 1998), định lại thời biểu tiền nợ, và giúp nâng đỡ tính cách hợp pháp của chế độ cai trị Pervez Musharraf, từng tự bổ nhiệm mình làm tổng thống năm 2001.

Ngày 13/12/2001, những kẻ gài bom tự sát tấn công quốc hội Ấn Độ, giết chết 14 người. Các viên chức Ấn Độ trách cứ các chiến binh Hồi giáo được Pakistan yểm trợ đả tấn công. Cả hai bên đều tập trung nhiều trăm ngàn quân dọc theo biên giới chung, mang hai cường quốc hạt nhân đến bờ vực chiến tranh.

Năm 2002, các củ tri đã chấp nhận áp đảo một cuộc trưng cầu dân ý, kéo dài chức vụ tổng thống của Musharraf them năm năm khác. Tuy nhiên, cuộc bầu cử làm tổn thương các chính đảng và các nhóm nhân quyền đối lập. Những người này nói rằng tiến trình là khá cứng cỏi. Vào Tháng Tàm, ông nếu ra 29 diểm tu chính hiến pháp giúp ông nắm chặt quyến bính trên xứ sở.

Các viên chức Pakistan giáng một đòn nặng lên al-Qaeda vào tháng 3/2003, khi bắt giam Khalid Shaikh Mohammed, phụ tá hàng đầu cho Osama bin Laden, người tổ chức những cuộc tổ chức khủng bố năm 2001 chống lại Hoa Kỳ. Cuộc lùng kiếm bin Laden tăng cường ở miền Bắc Pakistan, tiếp sau việc bắt giữ Mohammed.

Tháng 11/2003, Pakistan và Ấn Độ tuyên bố chính thức ngưng chiến tại Kashmir trong 14 năm. Tháng 4/2005, một dịch vụ xe buýt bắt đầu giữa hai thủ đô của Kashmir - Srinagar bên Ấn Độ và Muzaffarabad bên Pakistan - hợp nhất các gia đình từng bị cách ly do đường Kiểm Soát từ năm 1947.

Hồi trưởng Abdul Qadeer, cha đẻ bom hạt nhân Pakistan được tiết lộ vào tháng 2/2004, vì đã bán các bí quyết hạt nhân cho Bắc Triều Tiên, Iran và Libya. Musharraf đã công khai biện minh cho ông, và rồi tha thứ cho ông. Trong khi nhiều nơi trên thế giới xỉ vả ông, vì hành động nhân bản hạt nhân vô ý thức này, thì nhà khoa học vẫn là một anh hùng quốc gia tại Pakistan. Vị Hồi trưởng cho rằng chỉ một mình ông và không phải chính quyền hay quân đội đã dính vào việc bán các bí quyết siêu hạng này; ít ai trong cộng đồng quốc tế đã chấp nhận cách ông giải thích.

Tổng thống Musharraf tuyên bố vào tháng 12/2004 rằng ông sẽ vẫn giữ vị trí của ông ở cương vị người đứng đầu quân đội, trái ngược lời ông hứa trước kia.

Pakistan đã tung ra nhiều cố gắng lớn lao hơn để đánh lại các chiến binh al-Qaeda và Taliban, khai triển 80.000 quân đến biên giới xa xăm và có nhiều núi đến A Phú Hãn, hang ổ cho các nhóm khủng bố. Hơn 800 binh sĩ đã chết trong các chiến dịch này. Tuy nhiên xứ sở vẫn là một miống đất ẩn nấp cho quân hiếu chiến Hồi giáo, với ước chừng 10.000 đến 40.000 trường học tôn giáo, hay madrassas. Vào cuối năm 2006 và sang năm 2007, các thành viên cửa Taliban từ khu vực bộ tộc Pakistan vượt biên vào miền Đông A Phú Hãn. Chính quyền Pakistan không nhận rằng cơ quan tình báo nước này đã yểm trợ các chiến binh Hồi giáo, mặc dù ngược lại các báo cáo của các nhà ngoại giao và giới truyền thông.

Vào tháng 9/2006, Tổng thống Musharraf ký một hiệp ước hòa bình có nhiều tranh cãi với bảy nhóm chiến đấu. Đó là các nhóm tự gọi là “Taliban Pakistan”. Quân đội Pakistan đồng ý rút lui khỏi khu vực này, và cho phe Taliban quyền tự quản, bao lâu họ hứa không xâm nhập vào bên trong A Phú Hãn, hay chống lại quân đội Pakistan. Các nhà phê bình nói rằng ngón đòn ấy giao thẳng tay một căn cứ hành quân an toàn; những người yểm trợ chống lại một giải pháp quân sự kháng- aliban là phù du và sẽ chỉ sinh nở thêm nhiều người chiến đấu hơn, và cho rằng ngăn chặn là chính sách thực tế duy nhất.

Thỏa thuận này đi đến dưới làn đạn tại Hoa Kỳ vào tháng 7/2007 với việc tung ra một ước đoán Tình Báo Quốc Gia. Báo cáo này kết luận rằng quân al Qaeda va Taliban đã lấy lại sức mạnh trong hai năm qua và Hoa Kỳ đang dối mặt với “mối đe dọa khủng bố vẫn tồn tại và biến thiên trong ba năm tiếp”. Báo cáo cũng nói rằng ngón đòn đó giúp al-Qaeda trở nên hưng thịnh.

Một cuộc động đất có độ lớn 7.8 độ Richter tác động mạnh vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát ngày 8/10/2005. Hơn 81.000 người bị giết chết và 3 triệu người bị bỏ không nhà ở. Vào khoảng một nửa thanh phố thủ phủ của miền là Muzaffarabad bị phá hủy. Thảm trạng đánh ào ngay lúc đầu mùa đông Himalaya. Nhiều làng quê quá hẻo lánh xa xôi cho các cán bộ cứu trợ lui tới và khiến hàng nhiều ngàn người bị tổn thương do nhiều yếu tố tác động.

Năm 2006, Pakistan đem cơ chế luật pháp vào thay đổi các luật Hồi giáo về hãm hiếp thô bạo trên đất nước. Luật hiện hành, đưa ra năm 1979, đòi hỏi nạn nhân bị cưỡng hiếp phải trưng ra bằng chứng có bốn hay năm nam nhân chứng đối diện với tội ngoại tình. Nhưng sau áp lực từ những người bảo thủ tôn giáo, chính quyến triển hạn trình nạp dự luật.

Tháng 3/2007, Tổng thống Musharraf treo chức viên chánh an Iftakar Mohammed Chaudhry, cáo giác ông lạm dụng quyền lực và chủ trương gia đình trị. Những người ủng hộ ông xuống đường phản đối, đòi cuộc vận động dược thúc đấy. Tháng Năm, 39 người bị giết chết tại Karach,i khi hai phe liên minh chống nhau - những người ủng hộ Chaudhry và phe kia ủng hộ chính quyền – quay ra bạo lực. Chánh án Chaudhry đã đồng ý nghe những trường hợp liên quan đến việc nhiều người biến mất, mà người ta tin là đã bị các cơ quan tinh báo bắt giữ, và các thách thức hiến định liên quan đến việc Musharraf liên tục cai trị ở cương vị tổng thống và người đứng đầu quốc gia. Chaudhry thách thức việc ngưng chức ông tại tòa án, và tháng Bảy, Toà Án tối cao Pakistan ra qui định rằng Tổng thống Musharraf hành động bất hợp pháp khi treo chức Chaudhry. Toà Án phục chức ông này.

Các giáo sĩ và sinh viên Hồi giáo quá khích tại Hồi Đường Đỏ Islamabad, đã từng dùng bắt cóc và bạo lực trong chiến dịch của họ, để áp đặt luật Sharia, tức là luật Hồi giáo tại Pakistan, đã bắn nhau với quân chính quyền vào tháng 7/2007. Sau bạo lực ban đầu, quân chính phủ đã bao vây Hồi đường đang giữ chừng 2.000 sinh viên. Nhiều sinh viên trốn thoát và đầu hàng các viên chức nhà nước. Giáo sĩ cao niên của Hồi đường là Maulana Abdul Aziz bị các viên chức bắt giữ, khi toan trốn chạy. Sau khi nhiều cuộc thương lượng giữa viên chức chính quyền và lãnh tụ Hồi đường thất bại, quân đội ùa tràn vào khu phức hợp và giết chết Abdul Rashid Ghazi, người từng nắm giữ thủ trưởng Hồi đường, sau khi Aziz người anh em của ông bị bắt giữ. Hơn 80 người chết trong vụ bạo động.

Bạo động trong các khu vực bộ tộc xa xôi gia tăng cường độ, sau cuộc tấn công. Ngoài ra phe Taliban châm ngòi lại cuộc ngưng bắn ký kết vào tháng 9/2006, và một loạt những vụ nổ bom tự sát và tấn công đã xảy ra sau đó.

II. Giáo Hội Công Giáo Pakistan

Giáo hội Công giáo Rôma tại Pakistan là thành phần thuộc về Giáo Hội Công giáo Rôma toàn cầu đặt dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo triều tại Rôma.

Có hơn một triệu người Công giáo tại Pakistan, tức biểu thị khoảng gần 1% toàn dân số. Có bảy đơn vị giáo hội tại Pakistan, gồm có 2 Tông giáo phận và 4 giáo phận và 1 giáo phận đại diện tông tòa, tất cả đều theo nghi lễ La tinh.

Hai Tổng Giáo Phận: Lahore và Karachi

Bốn Giáo Phận: Faisalabad, Islamabad-Rawalpindi, Multan, Hyderabad

Giáo Hạt Đại Diện Tông Tòa Quetta

1. Tổng Giáo Phận Karachi

Hồng Y Joseph Marie Anthony Cordeiro sinh tại Bombay, Ấn Độ ngày 19/1/1918, quê hương cha mẹ ở Goa. Ngài học trường Trung Học Thánh Patrick, Karachi, Viện Đại Học Bombay và Oxford. Ngài được huấn luyện về tôn giáo tại chủng viện giáo hoàng ở Kandy, Sri Lanka. Ngài thụ phong linh mục tại Karachi, Pakistan ngày 24/8/1946. Từ 1946-1948 ngài chăm lo mục vụ tại Hyderabad và Karachi.

Từ 1951 đến 1953 ngài làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Thánh Phanxicô Xaviê, Quetta, và làm Viện trưởng chủng viện Thánh PioX tại Quetta. Ngày 7/5/1958 ngài được bổ nhiệm là Tổng Gám Mục Karachi với ngai tòa ở Nhà Thờ Lớn Thánh Patrick, Karachi.

Ngài tham gia Hội Đồng Giám Mục Vatican II, 1962-1965, Đại Hội Thường Kỳ I của Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Thế Giới, tại Vatican (29/9- 29/10, 196) và Đại Hội Bất Thường I của Thượng Hội Đồng Các Giám Mục Thế Giới tại Vatican (11-28/11/1969), và Đại Hội Thường Ky II của Thượng Hội Đông Các Giám Mục Thế Giới tại Vatican (30/9 -6/11, 197). Ngài được chọn làm thành viên của Ban Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới ngày 6/11/1971.

Ngài là Vị Hồng Y Pakistan đầu tiên được Đức Giáo Hoàng Phaolô I cất nhắc ngày 5/5/1973. Ngài tham dự kỳ họp bầu Giáo Hoàng năm 1978, và được tạp Chí Time kể đến là có thể được chọn làm Giáo Hoàng, sau khi Đức Gioan Phaolô I chết. Ngài được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào thư ký nhiều Ủy Ban Giáo Triều. Ngay khi làm Hồng Y, đôi khi ngài dùng xe đạp đi viếng thăm đó dây, cho đến khi Khâm sứ Tòa Thánh thông báo là không thích hợp cho một vị Hông y đi như thế. Ngài chết tại Karachi ngày 11/2/1994, và được Tổng Giám Mục Siméon Pereira kế vị.

2. Tổng Giáo Phận Lahore

Tổng Giáo hội Lahore được thành lập thành giáo phận năm 1886, trước kia là giáo phận đại diện tông tòa Punjab. Năm 1994 chương trình học hỏi triết học cho các chủng sinh được tách biệt khỏi chương trình thần học ở chủng viện Chúa Kitô Vua tại Karachi và chuyển về Tổng giáo phận Lahore. Tổng Giám Mục hiện nay là Lawrence Saldanha.

3. Giáo Phận Islamabad-Rawalpindi

Anthony Theodore Lobo là một Giám Mục Công giáo Pakistan. Ngài sinh tại Karachi, Pakistan ngày 4/7/1937. Cha mẹ quê gốc ở Goa. Ngài học từ sớm tại Trường Trung Học Thánh Patrick và được giáo dục về tôn giáo tại Chủng Viện Chúa Kitô Vua tại Karachi, và được truyền chức linh mục tại Karachi ngày 8/1/1961.

Ngài đã có nhiều văn bằng tại Viện Đại Học Karachi, Harvard và Paris. Ngày 8/6/1982, ngài được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Karachi do Đức Gioan Phaolô II Ngày 28/5/19993, ngài trở thành Giám Mục Islamabad-Rawalpindi.

Giám mục có nhiều đáng góp quan trọng cho nền giáo dục trong nước. Ngài đã làm Hiệu Trưởng Trường Nam Thánh Lawrence, Karachi và sau này Trường Trung Học Thánh Patrick, Karachi. Tháng 11/1986 ngài lập Trường Dòng Thánh Michael. Ngài là tác giả nhiều sách viết về giáo dục. Nhìn nhận những phục vụ của ngài trong văn chương và giáo dục, Tổng thống Pakistan tặng ngài Huân Chương Tổng thống “Thành Tích Hãnh Diện”, năm 1990. Ngài đã phục vụ trong các chức vụ sau:

Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Pakistan;

Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Pakistan;

Chủ tịch, Phòng Giáo Dục, Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu Thành viên Thượng Viện, Viện Đại Học Sindh, Khairpur;

Thành viên Thượng Viện, Viện Đại Học Shah Abdul Latif, Jamshoro.

Tài Liệu

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Pakistan
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Pakistan
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Pakistan
  • http://www.infoplease.com/atlas/country/pakistan.html