Giáo Hội Công Giáo Leo Núi Vất Vả Nhưng Kiên Cường Tại Nepal

I. Nhìn Nhanh Về Nước Nepal Nhỏ Bé

Địa Lý

Một xứ năm kẹt trong vung núi chiều kích lớn bằng bang Arkansas, nằm lọt vảo giữa Ấn Độ và Miền Tự Tri Tây Tạng của Trung Hoa ngày nay, Nepal là nơi có Ngọn Núi Everest ngất nghểu (cao 8.850m), cao nhất thế giới. Dọc biên giới phía Nam, Nepal có giải đất có phần có rừng, phần trồng trọt. Phía Bắc của Nepal là sườn dốc chính Dãy Himãlạpsơn, gồm có ngọn Everest và nhiều ngọn cao đến 8.000 m.

Vào tháng 11/1990, nhà vua Birendra phổ biến một hiến pháp mới và đem vào một chế độ dân chủ đại nghị đa đảng tại Nepal. Vương quốc Nepal do vua Gyanendra Bir Bikram Shah Deva (2001)Vua Gyanendra giải tán chính phủ năm 2002 và từ đó nắm quyền cai quản như một quân vương tuyệt đối. Không có Thủ Tướng.

Diện tích đất đai: 136,801 km2; tổng diện tích140,800 km2. Dân số (2006): 28.287.147 (tỷ lệ tăng trưởng: 2,2%); sinh suất: 31,0/1000; tử suất trẻ sơ sinh: 65,3/1000; tuổi thọ: 60,2; mật độ trên dậm vuông: 536. Thành phố thủ đô, lớn nhất (2003): Kathmandu, 1.203.100 (khu vực thủ đô), 729.000 (nội thị). Các thành phố lớn khác: Biratnagar, 174.600; Lalitpur, 169.100. Đơn vị tiến tệ: rupee Nepal.

Ngôn ngữ: Nepali 48% (chính thức), Maithali 12%, Bhojpuri 7%, Tharu 6%, Tamang 5%, khác. Tiếng Anh được chính quyền và giới doanh thương sử dụng (2001). Dân tộc; Brahman-Hill 12.5%, Chetri 15.5%, Magar 7%, Tharu 6.6%, Tamang 5.5%, Newar 5.4%, Hồi 4.2%, Kami 3.9%, Yadav 3.9%, khác 32.7%, không rõ 2.8% (2001). Tôn giáo: Ấn Giáo 81%, Phật giáo 11%, Hồi giáo 4%, Kirant 4% (2001). Tỷ lệ biết chữ: 45% (2003)

Đất trồng trọt: 16%. Nông: gạo, bắp, mì, mía, huỳnh tinh; sữa, thịt trâu nước. Lao động: 10,4 triệu; chú thích: thiếu rất nhiều lao động có tay nghề giỏi (2004); nông 76%, công 6%, dịch vụ 18%. Kỹ nghệ: du lịch, thảm, vải sợi, gạo nhỏ, đay gai, đường, máy hạt có dầu; xì gà, xi măng và gạch.

Tài nguyên thiên nhiên: thạch anh, nước, gỗ, thủy lực, quang cảnh đẹap, trữ lương quăng than đồng, cobalt, sắt. Xuất: $822 triệu f.o.b. (2005), nhưng không kể buôn bán biên giòi với Ấn Độ: thảng, đồ may mặc, đồ da, đồ đay gai, hạt. Nhập; $2 tỉ f.o.b. (2005): vàng, máy móc và thiết bị, sản phẩm dầu lửa, phân bón. Bạn hang lớn: Ấn Độ, Hoa Kỳ Đức, Trung Hoa, UAE, Ả Rập Saudi (2004).

Trạm truyền hình: 1 (cộng với 9 trạm tiếp vận) (1998). Máy truyền hình: 130.000 (1997). ISPs 6 (2000).Người xử dụng mạng toàn cầu: 60.000 (2002). Sân bay: 45 (2002).

Tranh Chấp Quốc Tế

Ủy Ban biên giới liên hợp tiếp tục làm việc trên những phần có tranh chấp nhỏ về biên giới với Ấn Độ. Ấn Độ đã lập một chế độ biên giới chặt chẽ hơn để hạn chế việc quá cảnh của những phần tử nổi dạy theo chủ nghĩa Mao.

Lịch Sử

Những nền văn minh đầu tiên tại Nepal thịnh vượng vào khoảng thế kỷ VI trước Công Nguyên. Nền ăn minh ấy đã chỉ giới hạn vào Thung Lung Kathmandu phì nhiêu, đó là nơi mang cùng tên kinh đô ngày nay ở. Chính tại miền này Thái Tử Siddhartha Gautama chào đời khoảng năm 563 Trước Công nguyên. Gautama đã giác ngộ thành Phật và quảng bá niểm tin Phật giáo.

1. Chế độ Phật giáo bảo trợ từ sớm các nhà nắm quyền Nepal đã nhường bước phần lớn cho Ấn Giáo. Như thế ảnh hưởng Ấn Độ đã gia tăng khoảng thế kỷ XII. Mặc dù các triều đại kế tiếp là nhà Gopalas, Kiratis, Licchavis mở rộng quyền cai trị của họ, không phải chính tới triều các vua Malla từ 1200-1769, Nepal mới có kích thước xấp xi như một quốc gia hiện đại.

Vương quốc Nepal được nhà vua Prithvi Narayan Shah thống nhất năm 1768. Ông này đã trạy chốn khỏi Ấn Độ, sau khi Moghol chinh phục tiểu lục địa. Dưới thời đại Shah và các người kế vị ông, biên giới Nepal mở rộng xa mãi về phía Tây đến tận Kashmir và về phía Đông tới tận Sikkim (bây giờ là phần thuộc về Ấn Độ). Một thương ước ký kết với Anh năm 1792, và lại một lần nữa năm 1816, sau hơn một năm có hành động thù nghịch với Công ty Đông Ấn của Anh.

Năm 1923, nước Anh nhìn nhận nền độc lập tuyệt đối của Nepal. Giữa năm 1846 và 1951, gia đình Rana, liên tục giữ chức vụ thủ tướng cai trị nước này. Tuy nhiên, năm 1951, vua nắm toàn quyền và tuyên bố nền quân chủ lập hiến, Mahendra Bir Bikram Shah làm vua năm 1955. Sau khi Mahendra chết, vì bị tim kích ngất năm 1972, Hoàng Tử Birendra, mới 26 tuổi lên, kế vị ngai vàng.

Năm 1990, một phong trào ủng hộ dân chủ buộc nhà vua Birendra không được lọai trừ các chính đảng. Cuộc bầu cử thứ nhất trong ba thập niên đem đến chiến thắng cho Đảng Quốc Hội Nepal năm, mặc dù những người Cộng sản hung hổ xuất hiện. Một phong trào du kích theo chủ nghĩa Mao nhỏ, nhưng đang phát triển, tìm cách lật đổ nền quân chủ lập hiến, và thiết lập một chính phủ Cộng Sản, bắt đầu hoạt động ở miền quê năm 1996.

Ngày 1/6/2001, Vua Birendra bị con là Thái Tử Dipendra bắn chết. Tức giận vì gia đình không chấp nhận cho ông chọn nàng dâu, ông cũng giết luôn mẹ ông và nhiều thành viên khác trong hoaàg gia trước khi bắn tự sát. Hoàng tử Gynendra, người em của Vua Birengra khi đó lên ngôi vua.

Vua Gyanendra bãi bỏ chính quyền tháng 10/2002, vì cho là chính quyền ấy tham nhũng và vô hiệu quả. Ông tuyến bố tình trạng khẩn trương vào tháng 11, và ra lệnh quân đội đập tan du kích theo chủ nghĩa Mao. Quân khởi loạn tăng cường chiến dịch, và chính quyền trả lời cũng không kém cường độ, giết chết hằng mấy trăm người theo chủ nghĩa Mao, một kỷ lục lớn nhất, từ khi cuộc nổi dậy bắt đầu năm 1996. Tháng 8/2003, những người phản loạn theo chủ nghĩa Mao rút lui khỏi cuộc hòa đàm với chính phủ, và chấm dứt một cuộc đình chiến ký kết vào tháng 1/2003. Tháng Tám tiếp sau, quân khởi loạn phong tỏa Kathmandu suốt một tuần, cắt đứt việc chuyên chở thực phẩm và nhiên liệu cho thủ đô.

Nhà vua Gyanendra lật đổ toàn thể chính phủ vào tháng 2/2005, và nắm trọn quyền. Nhiều nhà chính trị trong nước bị quản chế tại gia, và thiết lập nhiều thứ hạn chế tự do. Tháng 9/2005, quân khởi loạn theo chủ nghĩa Mao tuyên bố đơn phương ngừng bắn. Cuộc ngừng bắn thực sử chỉ chấm dứt vào tháng 1/2006. Tháng Tư, những cuộc phản kháng ủng hộ dân chủ được bảy chính đảng tổ chức, có nhóm theo chủ nghĩa Mao ủng hộ. Họ khước từ đề nghị của nhà vua Gyanendra muốn giao quyền hành pháp cho một thủ tướng, vì nói rằng ông này không đáp ứng được các yêu sách của họ; nghị viện được phục hồi, và có trưng cầudân ý để thảo lại bản hiến pháp. Những ngày sau, khi áp lực lên cao và phản đối gia tăng, thì nhà vua Gyanendra mới đồng ý lập lại nghị viện. Nghị viện mới mau chóng đi đến chỗ giám bớt quyền lực nhà vua. Tháng 5, nghị viện nhất trí tuyên bố Nepal là một quốc gia trần thế và tước bỏ quyền bính của nhà vua đối với quân đội

Những người khởi loan theo chủ nghĩa Mao và chính phủ ký một hòa ước cột mốc tháng 11/2006, chấm dứt cuộc nổi dậy 10 năm của du kích liên quan đến khoảng 12.000 người. Tháng 3/2007, những người khởi loạn theo chủ nghĩa Mao hoàn thành một viên đá tảng khác, khi họ gia nhập chính phủ lâm thời.

II. Giáo Hội Công Giáo Có Một Lịch Sử Lâu Dài

1. Giáo Hội Công giáo tại Nepal là thành phần thuộc về giáo hội Công giáo toàn cầu, dưới quyền lãnh đạo tinh thần của Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Rôma. Vào thời điểm 2004, có 7.105 người Công giáo tại Nepal được tổ chức thành khu tài phán Công giáo được biết là Phủ Doãn Tông Tòa

Đạo Công giáo được truyền bá vào đây ở thế kỷ XVIII, mặc dù trong giai đoạn từ 1810 đến 1950 không môt nhàtruyền giáo nào được phép đến Nepal. Trở lại theo Kitô giáo vẫn còn là bất hợp pháp. Năm 1983 Toà Thánh thiết lập một phái bộ truyền giáo Sui Juris cho toàn nước Nepal, và năm 1996, phái bộ ấy được nâng lên hàng phủ đoãn tông tòa. Hiến pháp 1990 vẫn không bảo đảm tự do tôn giáo cho các Kitô hữu, nhưng vào khoảng 2006, Nepal được tuyên bố là một quốc gia thế tục, và hiến pháp dường như được viết lại, và có hy vọng tự do tôn giáo có thể thành hình.

Lịch sử Công giáo tại Nepal bắt đầu từ khi ghép vào giáo phận Funchal, Bồ Đào Nha, và năm 1533 thuộc về địa phận Goa. Từ đó về sau đến năm 1983, Công Giáo Nepal thuộc nhiều giáo phận Ấn Độ khác nhau.

2. Theo chúng ta biết từ lâu về trước, linh mục Công giáo đầu tiên đến Nepal là Juan Cabral, Linh mục Dòng Tên người Bồ, đã qua thung lũng Kathmandu mùa xuân năm 1628, và được nhà vua Lakshminarasimha Malla của Kathmandu đón tiếp ưu ái trong thời đó. Tuy nhiên, ngài chỉ đi qua trên hành trình từ Shigatse đến Hugli tại Ấn Độ.

Vào vọng lễ Giáng Sinh 1661, hai linh mục Dòng Tên, Albert d'Orville, một người Bỉ từ Brussels, và Johann Grueber, một người Áo từ Linz, đến thăm viếng Kathmandu từ Đài Quan Sát Đế Quốc Trung Hoa tại Bắc kinh qua Lhasa. Pratap Malla, là vua Kathmandu khi đó tiếp đón các ngài, và sẵn sàng cho phéo các ngài giảng đạo mới trong vương quốc, nhưng không chờ đợi vì các ngài rời đi Agra, trụ sở Phái bộ truyền giáo Tây Tạng - Hindoustan.

Toan tính đầu tiên để hiện diện thường xuyên hơn tại Nepal có từ một phiên họp đặc biệt của Bộ Truyền Bá Đức Tin tại Rôma ngày 14/3/1703, khi Bộ quyết định mở một phái bộ truyền giáo tại Tây Tạng. Phái Bộ đó bao gồm một phần miền Bắc Ấn Độ và toàn thể vùng đất bây giờ là Nepal. Công trình này được giao phó cho các cha Capuchin Ý. Các tu sĩ Capuchin bắt đầu ra đi từ châu Âu tháng 5/1704.

Trong sáu người trù tính đi Tây Tạng, thì hai người chết trên tàu, một người lên bờ ở Cyprus, quá ốm để có thể tiếp tục đi, một người ở lại Chandernagor tại Ấn Độ. Chỉ còn hai người có thể di từ Ân Độ sang Tây Tạng.

Họ đến Katmandu ngày 21/2/1707, nhưng chỉ ở lại lâu đủ để thu xếp cho chuyến hành trình đến Tây Tạng, khời hành ngày 12/6. Phần công việc đầu tiên của họ là bối rố lo lắng với nhiều khó khăn, ốm đau, thiếu nhân lực và thiếu tài nguyên.

Chỉ nhờ sau khi tổ chức lại năm 1714, các tu sỉ Capuchin mới có thể phái ba người mở môt trạm ở Neal. Họ đến Kathmandu vào giữa tháng 1/1715, trước hết cư ngụ trong vương quốc Kathmandu, ở đó các cha sẽ dược nhà vua đón tiếp mãn nguyện.

Đúng năm 1715, các cha Capuchin vào thung lũng Katmandu theo lời mời các vua Malla. Cha Sharma Anthony Francis, là người đứng đầu phái bộ công giáo và sau đó là phủ doãnn tông tòa, đã nói rõ: “Các linh mục được toàn quyền giảng đạo Kitô và xây cả nhà thờ, gọi là Nhà Thờ Đức Bà Lên Trời, ở nơi nào đó trong hạt Lalitpur"

Ngày 18/11/18, 1737, Vua Ranajita Malla ở Bhaktapur ban hành một Nghị Định Tự Do Lương Tâm có lợi cho các linh mục Vua Jayaprakash Malla ở Kathmandu đã ban hành một nghị định tương tự trong thàng trước. Ngày 24/1760 cha Tranquillius làm phép một nhà thờ nhỏ, ở Wotu Tole thuộc Kathmandu dưới danh hiệu Đức Bà Lên Trời. Cũng có một nhà thờ nhỏ tại Bhaktapur dâng kính Đức Mẹ dưới danh hiệu Đức Mẹ Truyền Tin và một nhà tờ khác tại Patan.

Sau khi Prithvi Narayan Shah thống nhất Nepal nhập thành Vương quốc Ấn Độ, thì các linh mục được yêu cầu rời bỏ, vì sợ các ngài làm tình báo cho người Anh.

Năm 1744,Vua Prithvi Narayan Shah thuộc Gorkha đã bắt đầu chiến dịch quân sự mà cuối cùng chấm dứt trong cuộc chinh phục ba vương quốc của thung lũng năm 1768 và 1769. Các cha Capuchins đã biết Prithvi Narayan Shah trước kia, và thân hữu với ông, cung cấp thuốc men giúp đỡ anh ông bị thương trong cuộc tấn công vào Kirtipur.

Tuy nhiên vào khoảng cuối giai đoạn này, vua Jayaprakash Malla thuộc Kathmandu cầu viện Công ty Đông Ấn của Anh trong vi65c đáng nhau chống lại Gorkha, thì các tu sĩ Capuchins bị nghi ngờ là đã dính vào kế hoạch này. Sau khi Gokhali chinh phục thung lũng, thì mối nghi ngờ gia tăng. Nỗi nghi ngờ này cộng thêm vơi viẹc thiếu nhân lực và tài nguyên, làm cho vị thế của cac tu sĩ Capuchins, lúc đó chỉ có ba người, không thể đứng vững được. Một linh mục công giáo ở lại đó đến lúc ngài chết năm 1810.

3. Sau đó đạo Kitô không hiện diện cho đến năm 1950. Ngày 15/3/1983, toàn thể Nepal được thêm vào phủ doãn Bettiah. Rồi đưa thuộc về giáo phận tông tòa Patna, Ấn Độ từ 1919 cho đến khi thành lập phái bộ cho toàn nước Nepal năm 1983.

Khi chế độ dân chủ đến Nepal năm 1951, các thừa sai Dòng Tên bắt đầu lo cơ sở giáo dục, nhưng không được truyền giáo. Trường Thánh Xavier được thành lập năm 1983, với phần lãnh thổ lấy từ địa phận Patna bên Ấn Độ, và được giao cho các tu sĩ dòng Tên. Năm 1992 nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, một nhà thờ mới đươc xây với tên nhắc nhở trở lại nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời nguyên thủy, đã được chính thức chấp nhận. Năm 1996, Phái Bộ Truyền giáo được nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa.

Cha Sharma trải qua ngày Phục sinh năm 1986, tại một trạm cảnh sát, để giàng đạo cho những thân nhân không Kitô của một vài người trong cộng đồng tín hữu đến tham dự nhà thờ với họ. Trở lại Kitôgiáo bị luật pháp cấm, và được hiến pháp năm 1990 nhắc lại, dù hiến pháp ấydựng nên một nền dân chủ đa đảng. Nhưng từ 1990, luật pháp ấy vẫn không được cưỡng chế thi hành.

4. Trên phương diện ngoại giao, Nepal đã trao đổi đại sứ với Vatican. Trước khi vua Gyanendra bị Nghị Viện (Sansad) tước đoạt quyền bính, thì đã có hy vọng là quốc gia chính thức nhìn nhận Công giáo, vì nhà vua được giáo dục tại một trường Công giáo, và là một học trò của vị Đại Diện Tông Tòa, linh mục Dòng Tên người Nepal, là cha Anthony Sharma.

Tháng 5/2006, các lãnh tụ giáo hội hoan nghênh lời quốc hội tuyên bố rằng Nepal là một quốc gia trần thế, một thay đổi từ một đất nước Ấn giáo trên thế giới. Người ta đón tiếp chương trình âm nhạc Kitô giáo ngoài trời lấn đầu tiên chúc mừng quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trong lịch sử Nepal.

Các nguời khởi loạn theo chủ nghĩa Mao đã nhắm vào các cơs sở tôn giáo trong những năm mới đây, như việc họ đốt hai nhà thờ Công giáo năm 2002, trong vùng Gurkha. Một phái bộ truyển giáo ở miền Đông Nepal bị người theo chủ nghĩa Mao nhắm làm mục tiêu tấn công, nổi dậy năm 2003, phá hủy một nhà ở, một bệnh xá, một nhà nguyện, nhà trẻ và nhà bếp. Trong những toan tính nỗ lực chủ nghĩa Mao muốn kêu gọi các trường quốc gia đình công, họ tấn công bằng bom vào một trường công giáo nhỏ bé ở miền trung tây Nepal.

5. Giáo hội Nepal tiếp tục phát triển và trở nên sinh động hơn. Một tu viện được khánh thành cùng với một trung tâm huấn luyện ở miền Tây Nepal tháng 6/2006, một cơ sở đầu tiên cho miền Tây Nepal. Tại nhà thờ công giáo Nepal đầu tiên, nhà thơ Đức Bà Lên Trời ở Katmandu, có các thánh lễ tiếng Anh vào các chủ nhật. Sáu thanh niên Nepal đi dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2005 tại Cologne, Đức, măc dù có thời gian khó khăn lấy chiếu khán từ các viên chức chính phủ Đức. Chương Trình Cứu Trợ Công Giáo xúc tiến nhiều chương trình trong xứ này, kể cả việc buôn bán phụ nữ và trẻ em, và giúp đỡ nhưng người bị nạn lụt bão và lở dất

Và trong một cuộc biểu diễn cộng tác liên tôn, ngọn đuốc thế vận từ đỉnh núi thiêng Maluku, đã được Đức Giáo Hoàng Bênêditô XVI và Dalai Lama cùng chúc lảnh. Ngày 10/2/2007, Đức Giáo Hoàng Bênê ditô XVI đã nâng vị thế tài phán lên tư cách đại diện giáo phận tông tòa và bổ nhiệm Dức Ông Anthony Sharma làm vị Đại Diện Tông Tòa Đầu Tiên, đồng thời nâng ngài lên tư cách Giám Mục.

6. Vào tháng 4/2007, Giáo Phận Đại Diện Tông Tòa có 6.972 người Công giáo trong 28 triệu dân trên lãnh thổ. Giáo Phận có sáu giáo xứ, hai á giáo xứ và 38 trạm truyền giáo. Mỗi năm có nhiều trăm trường hợp rửa tội diễn ra trên đất nước. Năm 2005, có vào khoảng 500 trường hợp rửa tội. Dân số Kitôhữu ở Nepal ước lượng khoảng từ nửa triệu tới một triệu, hơn 2% so với toàn dân số.

Hơn 99% người được người Công giáo ở Nepal phục vụ là những người không phải là Kitô hữu, vì hầu hết người Nepal theo Ấn giáo hay Phật giáo.

Con số toàn thể các học viên do các nữ tu và linh mục phục vụ ở Nepal là 12.863, trong đó có 7.066 là thiếu nữ. Xét theo nhiều tín hữu giáo dân giảng dậy trong các trường địa phương, và các trẻ em tị nạn được giáo dục qua Caritas Nepal, thì số học viên được người Công giáo Nepal phục vụ là khoảng 7.000, dễ dàng vượt qua con số 50.000.

Cùng với Caritas Nepal, tổ chức JRS( Tổ Chức Phục Vụ Dong Tên) (hai tu sĩ dòng Tên và bốn nữ tu) chịu trách nhiệm các trường và chương trình giáo dục cho 31.600 học viên tiểu học, và 5.696 học sinh trung học, trong bẩy trại. Có hơn 1.016 giáo viên tình nguyện tị nạn, 138 nhân viên không dậy, và 39 nhân viên điều hành phục vụ. Caritas cũng trông coi chương trình khuyết tật trong tất cả bẩy trại với số nhân viên là 32 người. Có 3.364 người khuyết tật, trong đó có 716 người là học viên trong các trường trại.

Ngoài việc điều hành các trường các cha CST (Hôi Dòng Hoa Nhỏ) còn điều hành một chương trinh dậy chữ cho các trẻ em rất nghèo trong vùng lân cận. Các em là những người không theo học các trường và dấn thân lo việc chăm sóc mục vụ các người Công giáo trong khu vực Bharatpur. Chừng 200 người Công giáo ở Hetauda và Birgunj (Nam Nepal) được CST chăm sóc.

Caritas, cánh tay xã hội của Giáo Hội Công Giáo Nepal hiện đang điều hành các chương trình trong 60/75 hạt của Nepal. Tổ chức đó làm việc qua các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức như JRS với việc ưu tiên chăm sóc các phụ nữ và trẻ em nghèo khó. Giám Mục Sharma là chủ tịch sang lập của Caritas Nepal, từng bắt đầu hoạt động từ năm 1989.

Tài Liệu

  • http://www.ucanews.com/html/ucan/html/institute/html/dps-np_nepal.html
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Nepal
  • http://www.infoplease.com/ipa/A0107820.html