Giáo Hội Anh Hùng vượt lên số phận lịch sử nghiệt ngã

I. Điểm Qua Mấy Nét Về Đât Nước Thái Dương Thần Nữ

Địa Lý

Là một quần đảo ở Thái Bình Dương, Nhật Bản có Biển Nhật Bản tách biệt lãnh thổ này với bờ biển Đông Á. Nhật có kích thước bằng xấp xỉ bang Montana của Mỹ. Bốn hải đảo chính của Nhật là Honshu, Hokkaido, Kyushu, và Shikoku. Dãy đảo Ryukyu đến phía Tây Nam là vùng do Mỹ chiếm cứ từ năm 1945 đến 1972, Hết thởi gian đó, quyền kiểm soát lại vào tay Nhật, và nhóm đảo Kurils ở Đông Bắc thì Nga chiếm đóng.

1. Chính quyền tổ chức theo chế độ quân chủ lập hiến có quốc hội lưỡng viện. Tên quốc gia là: Nippon. Hoàng đế: Akihito (1989). Thủ Tướng: Shinzo Abe (2006). Diện tích đất: 144.689 dậm vuông (374.744 km2); tổng diện tích: 145.883 dậm vuông (377.835 km2).

Dân số (2006): 127.463.611 (tỷ lệ tăng trưởng: 0.0%); tỷ lệ tăng trưởng: 9, 4/1000; sinh suất trẻ sơ sinh: 3, 2/1000; tuổi thọ: 81,2; mật độ trên một dậm vuông: 836. Thủ đô và thành phố lớn nhất (2003) Tokyo, 35.327.000 (khu thủ đô), 8.483.050 (nội thị).

Các thành phố lớn khác: Yokohama, 3.494.900 (phần thuộc về thủ đô Tokyo); Osaka, 11.286.000 (phần thuộc thủ phủ Osaka), 2.597.000 (nội thị); Nagoya, 2.189.700; Sapporo, 1.848.000; Kobe, 1.529.900 (phần thuộc thủ phủ Osaka); Kyoto, 1.470.600 (phần thuộc thủ phủ Osaka); Fukuoka, 1.368.900; Kawasaki, 1.276.200 (phần thuộc thủ đô Tokyo); Hiroshima, 1.132.700. Đơn vị tiền tệ: Yen.

Ngôn ngữ: Nhật Bản. Dân tộc: Nhật 99%; Triều tiên, Trung hoa, Brazil, Phi Luật Tân, Khác 1% (2004); Tôn giáo: Thần đạo và Phật giáo 84%, khác 16% (kể cả Kitô giáo 0,7%); Tỷ lệ biết chữ: 99% (1995)

2. Toát lược kinh tế: GDP/PPP (2005): $3,914 trillion; đầu người $30,700. Tỷ lệ tăng trưởng thật: 2.4%. Lạm phát: –0.2%. Thất nghiệp 4, 3%. Đất trồng: 12%. Nông: gạo, củ cải đường, rau cỏ, trái cây, thịt bò, gà vịt, sản phẩm sữa, trứng, cá. Lao động: 66.4 triệu; nông 4.6%, công 27.8%, dịch vụ 67.7% (2004). Kỹ nghệ: trong số nhà sản xuất có kỹ thuật tiên tiến lớn nhất thế giới về xe hơi động cơ, thiết bị diện tử, máy công cụ, kim khí sắt và không sắt, tàu biển, hoá chất, vải sợi, thực phẩm chế biến. Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên khoáng chất không đáng kể, cá. Xuất: $550.5 tỉ f.o.b. (2005): thiết bị chuyên chở, xe động cơ, bán dẫn, máy móc điện, hóa chất. Nhập: $451.1 tỉ f.o.b. (2005): máy móc và thiết bị, nhiên liệu, thực phẩm thô, hóa chất, vải sợi, vật liệu thô (2001). Bạn hàng lớn: Hoa Kỳ, Trung Hoa, Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Nam Dương, Úc châu, Ả Rập Saudi, UAE (2004).

3. Giao thông: Điện thoại: những đường chính đang dùng: 71.149 triệu (2002); điện thoại di động: 86.658.600 (2003). Trạm phát thanh: AM 215 cộng với 370 trạm tiếp vận, FM 89 cộng với 485 trạm tiếp vận, song ngắn 21 (2001). Trạm truyền hình: 211 cộng thêm 7.341 trạm tiếp vận; chú thích: ngoài ra, Không lực Hoa Ký có 3 trạm truyền hình và 2 trạm dịch vụ cáp truyền hình phục vụ (1999). Chủ mơi mạng toàn cầu: 12.962.065 (2003). Người xử dụng mạng toàn cầu: 57, 2 triệu (2002).

Chuyên chở: Đường xe lửa: tổng cộng: 23.577 km (16.519 km được điện hóa) (2004). Xa lộ: tổng số: 1.171.647 km; lát đường: 903.340 km (kể cả 6.851 km đường cao tốc); không lát: 268.307 km (2001). Thủy lộ: 1.770 km (thuyền đi biển dủng biển nội hạt) (2004). Cảng: Chiba, Kawasaki, Kiire, Kisarazu, Kobe, Mizushima, Nagoya, Osaka, Tokyo, Yohohama. Sân bay: 174 (2004).

Tranh Chấp Quốc Tế

Tranh chấp chủ quyền trên các đảo Etorofu, Kunashiri, và Shikotan, nhóm đảo Habomai, được biết tại Nhật Bản là “Các lãnh địa phía Bắc” và tại Nga được biết là “các đảo Kurils Nam”, do Liên Xô chiếm năm 1945, nay do Nga quan nhiệm, và được Nhật Bản đòi và vẫn còn là điểm kẹt lúc đầu là ký một thỏa ước hòa bình chính thức chấm dứt thế chiến II. Nhật Bản và Nam Triều Tiên đảo Liancourt Rocks (Take-shima/Tok-do), do Nam Triều Tiên chiếm từ năm 1954. Trung Hoa và Đài Loan tranh cãi cả những yêu sách của Nhật Bản về các đảo Senkaku-shoto (Điếu ngư đài - Diaoyu Tai) và tuyên bố vùng kinh tế độc quyền một bên của Nhật Bản tại Biển Đông Trung Hoa, cảnh quan có triển vọng nhiều hydrocarbon.

Lịch Sử

Theo truyền thuyết, Thái Dương Thần Nữ sáng tạo ra nước Nhật Bản, và các đế vương xuất phát từ đó. Người ta cho vị hoàng đế đầu tiên Jimmu, lên ngôi năm 600 trước công nguyên Đấy là truyền thống thành một lý thuyết chính thức cho đến năm 1945.

1. Lịch sử có ghi lại của Nhật bắt đầu có lẽ năm 400 công nguyên, khi thị tộc Yamato, có căn cứ tại Kyoto, cuối cùng tìm cách nắm quyền kiểm soát các nhóm gia đình khác ở trung và tây Nhật Bản. Nhờ tiếp xúc với Triều Tiên, Phật giáo đã đến Nhật Bản vào khoảng thời gian này. Qua các các năm 700, Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng Trung Hoa, và thị tộc Yamato thành lập triều đình hoàng đế theo kiểu Trung Hoa.

2. Sang các thế kỷ tiếp theo, thì uy quyền của triều đình hoàng đế đã hủy hoại như là những gia đình quí tộc quyền thế, mà nhiều người ta ước ao nắm quyền kiểm soát. Vào thời đó, các thị tộc chiến binh nổi bật lên thành một tầng lớp đặc biệt, được biết là các võ sĩ đạo (samuri). Năm 1192, thi tộc Minamota thành lập một chính quyền quân sự dưới thời lãnh tụ Yorimota. Ông được chỉ định làm tướng quân (shogun). Trong vòng 700 năm tiếp theo, các tướng quân từ một loạt thị tộc kế vị liên tục cai trị Nhật Bản, trong khi triều đình hoàng đế thì tồn tại mà không mấy người biết.

3. Quan hệ đầu tiên với phương Tây diễn ra vào khoảng năm 1542, khi một chiếc tàu Bồ ĐàoNha ra khơi chạy đến tới vùng biển Nhật. Các thương nhân Bồ, các nhà truyền giáo Dòng Tên, và các nhà buôn bán Bồ Đào Nha, Đức và Anh theo sau. Nghi ngờ Kitô giáo và người Bồ yểm trợ cuộc nổi dậy của dân địa phương Nhật Bản, các tướng quân (shogun) thời Đức Xuyên (Togukawa) (1603–1867) cấm buôn bán giao thương với nước ngoài, chỉ có một trạm buôn bán độc nhất của Đức tại Nagasaki được phép.

4. Những mưu tính của phương Tây muốn nối lại các quan hệ giao thương thất bại cho mãi đến năm 1853, khi thuyền trưởng (Commodore) Matthew Perry cho một hạm đội Mỹ vào vịnh Tokyo. Nhật bị cưỡng chế phải giao thường với Phương Tây, theo những điệu kiện ít thuận lợi hơn cho người Nhật. Cuộc xung đột xảy ra vì các shogun có những hành động đưa đến thế giới phong kiến. Năm 1868, hoàng đế Meiji lên ngôi, và hệ thống shogun bị hủy bỏ.

5. Nhật Bản nhanh chóng chuyển tiếp từ một quyền lực thời trung cổ sang thời hiện đại. Có lệnh trưng tập cưỡng bách để thành lập quân đội, và chính quyền đại nghị được thành hình năm 1889. Người Nhật Bản bắt đầu có những bước đi mở rộng đế quốc. Sau khi đánh nhau ngắn ngủi với Trung Hoa năm 1894–1895, Nhật Bản lấy được Formosa (tức Taiwan), các hải đảo Bành Hồ (Pescadores Islands), và một phần thuộc về Nam Man Châu. Trung quốc cũng nhìn nhận nền độc lập của Triều Tiên (Chosen), mà về sau Nhật Bản thôn tính (1910).

Năm 1904–1905, Nhật Bản đánh bại Nga trong chiền tranh Nga Nhật, lấy được lành thổ miền Nam Sakhalin (Karafuto) và hải cảng và những quyền lợi đường xe lửa của Nga tại Mãn châu. Trong Thế Chiến I, Nhật Bản lấy các hải đảo Thái Bình Dương và các khu vực thuê mua của Đức tại Trung Hoa. Hoà Ước Versailles khi đó ủy thác cho Nhật Bản coi sóc các hải đảo đó.

Ở Hội nghi Washington năm 1921–1922, Nhật Bản đồng ý tôn trọng chủ quyền trọn vẹn quốc gia của Trung Hoa, nhưng năm 1931, Nhật Bản xâm lăng Mãn châu. Năm sau, Nhật Bản lập vùng này thành “Mãn châu quốc - Manchukuo,” một quốc gia bù nhìn, dưới thời hoàng đế Phổ Nghi (Henry Pu-Yi), triều đại Mãn châu cuối cùng của Trung Hoa.

6. Ngày 25/11/1936, Nhật Bản gia nhập phe Trục. Trân Châu Cảng Pearl Harbor thuộc Mỹ bị tấn công Nhật Bản ngày 7/12/1941. Tiếp theo chiến tháng bất ngờ đó, Trung Hoa liền bị tấn công năm sau. Những hành động dấn thân, phiêu lưu về quân sự đầu tiên đó trong chiến tranh, mở rộng uy lực Nhật Bản trên khắp khu vục Thái Bình Dương rộng lớn. Nhưng sau năm 1942, người Nhật bị buộc phải rút lui khỏi lần lượt từng hải đảo, về nước riêng họ. HoaKỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống hai thanh phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945, cuối cùng đã đưa chính phủ phải chấp nhận thất bại. Nhật Bản chính thức đầu hàng ngày 2/9/1945, trên chiến hạm Missouri đậu tại Vịnh Tokyo (Tokyo Bay0. Vùng Nam Sakhalin và các đảo Kurils trở về Liên Xô. Formosa (Taiwan) và Mãn châu trở về Trung Hoa. Các hải đảo Thái Bình Dương dược đặt dưới quyền Hoa Kỳ chiếm đóng.

7. Tướng Douglas MacArthur được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao việc Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản thời hậu chiến (1945–1952). Năm 1947, một hiến pháp mới ắt đầu có hiệu lực. Hoàng đế trở thành người đứng đầu quốc gia, phần lớn có tính tượng trưng. Hoa Kỳ và Nhật Bản ký một hòa ước an ninh năm 1951, cho phép quân đội Hoa Ký trấn đóng tại Nhật Bản. Năm 1952, Nhật bản lấy lại chủ quyền đầy đủ, và, năm 1972, Hoa Kỳ trả lại cho Nhật Bản hải đảo Ryukyu, kể cả Okinawa.

Nhật Bản phục hồi kinh tế hậu chiến, nhanh đáng chú ý, như không có gì đáng kể. Các kỹ thuật mới và chế biến được triển khai rất thành công. Một chính sách thương mại khôn ngoan sắc sảo, khiến Nhật giành nhiều cổ phần lớn hơn, trên các thị trường Phương Tây. Điều đó gây nên bất thăng bằng tạo nên nhiều căng thẳng với Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật Bản bám sát vào việc kinh doanh ngân hàng và công nghệ, khiến có nhiều tố cáo là Nhật áp dụng chủ nghĩa bảo vệ. Tuy nhiên, kinh tế phát triển tiếp tục qua các thập niên 1970 và 1980.Cuối cùng điều ấy làm cho Nhật Bản có nền kinh thế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.



8. Trong thập niên 1990s, Nhật Bản phải tụt hậu về kinh tế, vì những gương xấu liên quan đến nhiều viên chức chính phủ, nhà kinh doanh ngân hàng và các nhà lãnh đạo công nghiệp. Nhật Bản sa vào cuộc khủng hoảng kinh tế Á Châu năm 1998 và trải qua kinh nghiệm tụt lùi tế hại nhất từ Thế Chiến II. Những cản trở này khiến Thủ Tướng Ryutaro Hashimoto phải từ chức tháng 7/1998. Ông Keizo Obuchi lên thay thế. Năm 1999, Nhật Bản dường như có chút tiến triển trong đà phục hồi kinh tế. Thủ tướng Obuchi chết vì một cơn tai biến tháng 5/2000 và được Yoshiro Mori thay thế, nhưng việc ông này lên cai trị vẫn bị mắc gương mù và sai lầm từ đầu.

Mặc cho có các mưu tính phục sinh kinh tế, nhiều người sợ rằng Nhật Bản sẽ trườn lại, làm tăng thêm thụt lủi vào đầu năm 2001. Ông Mori bị lâm thế trận, phải từ chức tháng Tư/2001 và được một đảng viên dân chủ là Junichiro Koizumi thay thế - Thủ Tướng XI của đất nước trong vòng 13 năm. Koizumi được dân chúng ủng hộ hời hợt; sau hai năm nhiệm chức, nền kinh tế vãn ở bị sụt giàm và những toan tính của ông mau thui chột.

Tại một cuộc họp thương đỉnh ở Bắc Triều Tiên thàng 9/2002, Chủ tịch Kim Jong Il xin lỗi Kiozumi vì Bắc Triều Tiên đã bắt cóc nhiều công dân Nhật Bản trong các thập niên 1970 và 1980, và Koizumi hứa bảo đảm viện trợ quảng đại trọn gói - cả hai bên có những bước tiến quan trọng đến bình thường hóa bang giao Nhật Bắc Hàn.

Koizumi được tái cử áp đảo vào thang 9/2003 và hứa đấy tiến tới trước bằng những cải cách kinh tế mạnh mẽ.

Tháng 4/2005, Trung Hoa phản đối việc Nhật Bản xuất bản các sách giáo khoa Nhật xóa trắng tất cả những điều gian ác Nhật Bản vi phạm trog Thế Chiến II. Thủ tường Koizumi xin lỗi vì những lạm dụng của Nhật, và nhìn nhận rằng “Nhật Bản qua việc cai trị thực dân và trong hành động tấn công, có gây ra thiệt ại và đau đớn cho nhiều người.

Vào tháng 8/2005, Koizumi kêu gọi bầu cử thượng viện sớm, về việc ông khước từ đề xuất muốn tư nhân hóa dịch vụ bưu điện - một cải cách mà ông bênh vực từ lâu. Ngoài việc thu phát thư, dịch vụ bưu điện của Nhật còn có chức năng, như một ngân hàng tiết kiệm, và có khoảng ba tỉ tích sản. Koizumi giành thắng lợi như long trời lở đất vào tháng Chín, với đảng Dân Chủ Tự Do của ông bảo đàm một đa số lớn nhất từ 1986.

Nữ Hoàng Kiko sinh hạ một con trai vào tháng Chín. Việc sinh sản ra đứa con làm cho Nhật bản khói mất công tranh cãi nghiên ngửa về chuyện các phụ nữ có nên được lên ngai vàng hay không. Đứa trẻ là người thứ ba trong dòng họa trở thành hoàng đế, sau Thái Tử Naruhito, có một con gái, và cha đứa bé là hoàng Akishino, có hai con gái.

Tháng Chín, một tuần sau khi làm lãnh tụ Đảng Dân Chủ Tự Do, Shinzo Abe kế vị Junichiro Koizumi, làm Thủ Tướng. Ông nhanh chóng qui tụ một nội cách bảo thủ, và nói ông hy vọng gia tăng ảnh hưởng của Nhật trên các vấn đề toàn cầu. Ngay từ sớm theo ông nói, Abe tập trung vào những vấn đề quốc gia, cho giới quân sự đóng một vai trò nổi bật hơn và trải đường cho hiến pháp chủ hòa của đất nước. Tuy nhiên, ông chịu một đòn choáng váng trong những cuộc tuyển cử nghị viện tháng 7/2007, khi Đảng Dan Chủ Tự Do của ông mất quyền kiểm soát thương viện cho Đảng Dân chủ đối lập.

Abe đứng trước chỉ trích của quốc tế đầu năm 2007, vì từ chối nhìn nhận vai trò của quân đội trong việc cưỡng chế nhiều tới 200,000 phụ nữ Nhật Bản, được biết là phụ nữ giải sầu để cung ứng tình dục cho quân nhân trong thế chiến II. Tháng Ba, Abe đã cáo lỗi với những người phụ nữ, nhưng bảo vệ việc ông từ chối rằng giới quân sự có đính dấp tới. Ông nói: “Tôi bày tỏ thiện cảm của tôi đối với những khổ cực mà họ chịu, và tôi xin cáo lỗi về tình hình họ đã gặp phải”.

Một cơn địa chấn với khuyếch độ 6.8 xảy ra tại Tây Bắc Nhật Bản vào thàng 7/2007, giết chết 10 người và làm tổn thương hơn 900 người. Độ rung chuyển khiến các nhà chọc trời tại Tokyo phải lung lay trong gần một phút, làm cong các cầu đường, và làm hư hại nhà máy năng lượng hạt nhân. Khoảng 315 gallons nước phóng xạ rỉ ra Biển Nhật Bản.

II. Giáo Hội Công Giáo Nhỏ Bé Nhưng Ảnh Hưởng Lớn

Giáo Hội Công Giáo Roma tại Nhật là thành phần thuộc về Giáo Hội Công Giáo Rôma toàn cầu, dưới quyền điều khiển của Đức Giáo Hoàng và giáo triều tại Rôma. Có chừng 500.000 người Công Giáo tại Nhật, tức là dưới 0,5% so vời tổng dân số. Có 16 giáo phận, kể cả ba Tổng Giáo Phận. Các giám mục giáo phận làm thành Hoi Đồng Giám Mục Nhật Bản

Sứ Thần Tông Tòa tại Nhật Bản là Tổng Giám Mục người Ý Alberto Bottari de Castello. Tổng Giám Mục Bottari de Castello là đại sứ của Tòa Thánh tại Nhật Bản cũng như người đại diện của Tòa Thánh đối với Giáo hội địa phương.Cụ thể các Tổng Giáo Phận Nhật Bản được tổ chức như sau:

  • Giáo tỉnh Nagasaki gồm các dơn vị: Tổng Giáo Phận Nagasaki, giáo phận Fukuoka, Kagoshima, Naha, Oita.
  • Giáo tỉnh Osaka: Tổng Giáo Phận Osaka, giáo phận Hiroshima, Kyoto, Nagoya, Takamatsu.
  • Giáo tỉnh Tokyo: Tổng Giáo Phận Tokyo, Giáo phận Sendai Sapporo, Yokohoma, Niigata, Saitama.
Tổng Giáo Phận Tokyo

Tổng giáo phận thủ đô Tokyo (Latinh: Archidioecesis Tokiensis) là một lãnh thổ giáo hội hay giáo phận Công giáo Rôma tại Nhật Bản. Lãnh thổ này được Đức Giáo Hoàng Grogorio IX lập thành giáo phận đại diện tông tòa ngày 1/5/1846, và đổi tên thành Giáo phận đại diện tông tòa Bắc Nhật Bản ngày 22/5/1876.

Giáo phận này được Đức Giáo Hoàng Lêô XIII nâng lên thành Tổng giáo phận thủ đô Tokyo ngày 15/6/1891, với các tòa phụ là Niigata, Saitama, Sapporo, Sendai, và Yokohama.

Tổng Giám Mục hiện hành là Đức Peter Takeo Okada, từ khi ngài được bổ nhiệm ngày 17/2/2000.

Các vị tiền nhiệm gồm có: Théodore-Augustin Forcade, MEP (1846 - 1852), C. Collin ( 1852 - ?), Bernard-Thadée Petitjean, MEP (1866 - 1876), Pierre-Marie Osouf, MEP (1876 - 1906), Pierre-Xavier Mugabure, MEP (1906 - 1910), François Bonne, MEP (1910 - 1912), Jean-Pierre Rey, MEP (1912 - 1926), Jean-Baptiste-Alexis Chambon, MEP (1927 - 1937), Peter Tatsuo Doi (1937 - 1970), Peter Seiichi Shirayanagi (1970 - 2000).

Vấn đề quan trọng đối với giáo hội Nhật hiện nay là đào luyện tinh thần truyển giáo để tăng thêm dân số người co đạo thuần thanh và nhiệt tình với công việc truyền giáo, kẻo lão hóa những người vẫn giữ đạo mà không có thế hệ nối tiếp. Một phương pháp rất hay đã được áp dụng tại giáo hội Hàn quốc, được Giám Mục Nguyễn Văn Hòa, Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam nói đến, là mỗi người có đạo tích cực chỉ cần giới thiệu Tin Mừng cho một người bạn nhập đạo.

Phương pháp đó góp phần làm cho số người có đạo tăng nhanh, tuy có thể có nguy hiểm là chiều sống hiều và sống đạo một cách nào dễ nông cạn, vì động lực nhập đạo.Bài học này thiết tưởng có thể áp dụng cho mọi người, nhất là trong giáo hội Nhật Bản hiện nay.

Tài Liệu

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Japan
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Archdiocese_of_Tokyo
  • http://www.infoplease.com/atlas/country/japan.html
  • http://www.infoplease.com/ipa/A0107666.html