Goa, giao điểm chuyển tạm của Thời các Nhà Truyển Giáo Tây phương sang Á châu

I. Một Cái Nhìn Chung Về Goa

Lịch sử Goa trải qua nhiều thời kỳ kkhác nhau, như:

Thời cổ sử, Thời Tiền Bồ Đào Nha, Thời Bồ Đào Nha Chiếm Đóng, Thời Bồ Đào Nha Suy Đồi, Thời Độc Lập Ngày Nay. Nhưng người ta chú ý đến thời kỳ Bồ Đào Nha cai trị khai thác Goa về kinh tế, vì chính giai đoạn này, cùng với việc phát triển nguồn lợi thương mại, Công giáo cũng được đem tới Goa trên tất cả những khía cạnh hệ lụy và vấn đề của nó.

Địa Lý Của Lãnh Thổ Goa

Goa bao trùm một diện tích là 3,702 km² (1,430 dậm vuông). It nằm giữa vĩ tuyến 14°53'54" Bắc và 15°40'00" Bắc và kinh tuyến 73°40'33" Đông và 74°20'13" Đông. Hầu hết Goa là một phần của xứ miền duyên hải được biết đến là Konkan. Vùng này là một bờ đốc cao lên tới dãy núi Ghats phía Tây, tách biệt miền này với Cao Nguyên Deccan. Điểm cao nhất là Sonsogor, với độ cao 1.167 m (3.827 feet). Goa có một đường bờ biển là 101 km (63 dậm).

Các sông chính của Goa là Mandovi, Zuari, Terekhol, Chapora và Betul. Hải cảng Mormugao ở cửa sông Zuari là một trong những hải cảng tự nhiên tốt nhất ở Nam Á. Sông Zuari và sông Mandovi là mạch sống của Goa, với các phân lưu của nó rút đi 69% nước trong khu vực địa lý của nó. Goa có hơn bốn mươi đoàn cửa sông, 8 hải đoàn và khoảng 90 giang đảo. Toàn bộ chiều dài tàu chạy được trong các sông của Goa là 253 km (157 dậm). Goa có hơn ba trăm bể chứa cũ được xây dựng dưới triều đại Kadamba và hơn một trăm suối y trị liệu.

Hầu hết lớp đất đai trên của Goa được làm bằng đá ong laterite, giàu oxit nhôm sắt và màu đo đỏ. Ở các vùng nội địa sâu hơn và dọc theo các triền sông, đất đai hầu hết có phú sa và có nhiều mùn. Đất đai giàu khoáng chất và đất mùn, như thế dễ cho trồng trọt đồn điền. Một số trong những đá cổ nhất trong tiểu lục địa Ấn đều thấy ở Goa giữa Molem và Anmod trên bờ biển Goa với Karnataka. Đá cổ được xếp loại là Trondjemeitic Gneiss ước đoán là có 3,600 triệu năm tuổi, định niên đại theo phương pháp đồng vị phóng xa Rubidium. Một mẫu đá cổ được trưng bày ở Viện Đại Học Goa.

Nhà thờ Loutolim ở Goa
Goa, ở trong chí tuyến đới và gần biển Ả Rập, có một khí hậu ấm ấm hầu hết trong năm. Tháng Năm là tháng nóng nhất, có nhiệt độ ban ngày trên 35 °C (95 °F), đi đôi với độ ẩm cao. Mưa gió mùa đến vào khoảng đầu tháng Sáu và đem đếm một thời gian nghi ngơi cần thiết khỏi nóng. Hầu hết lượng mưa hằng năm nhận được suốt thời kỳ gió mùa kéo dài đến cuối tháng Chín.

Goa có một mùa lạnh ngắn khoảng giữa tháng 12 và tháng 2. Những tháng này được đánh dấu bằng đêm lạnh khoảng 20 °C (68 °F) và những ngày ấm khoảng 29 °C (84 °F) với lượng độ ẩm hòa dịu. Xa hơn trong đất liền, nhờ độ cao lên dần, ban đêm thì lạnh hơn một ít độ

Lịch Sử Goa

Lịch sử Goa trải rộng ngược trở lại thế kỷ III trước Công Nguyên, khi còn là thành phần thuộc đế quốc Maurya, Đế quốc đó về sau được nhà Satavahanas ở Kolhapur cai trị, khoảng hai ngàn năm trước, và chuyển sang nhà Chalukyas ở Badami. Nhà Chalukas kiểm soát đế quốc này giữa năm 580 đến 750.

Hơn mấy thế kỷ sau, Goa lần lượt do các nhà Silharas, Kadambas và Chalukyas ở Kalyani, những nhà cai trị vùng Deccan Ấn Độ. Nhà Kadambas, một triều đại Ấn giáo địa phương có căn cứ tại Chandrapura, (ngày nay là Chandor - Salcete), đã để lại dấu ấn không thể phai mờ lên tiến trình lịch sử và văn hóa tiền thuộc địa của Goa.

Năm 1312, Goa ở dưới quyền thống trị của Hồi quốc Delhi. Tuy nhiên, vương quốc này nắm giữ miền này yếu ớt, và khoảng năm 1370 họ bị buộc phải đầu hàng trao vương quốc này cho Harihara I của đế quốc Vijayanagara. Quân ươngVijayanagara giữ được lãnh thổ cho đến năm 1469, khi bị các Hồi Vương Bahmani ở Gulbarga chiềm quyền sở hữu. Sau khi triều đại này tan vỡ, thì khu vực này rơi vào tay nhà Adil Shahis ở Bijapur; nhà này lấy Velha Goa làm thủ đô phụ của họ.

Năm 1498, Vasco da Gama trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Ấn Độ qua đương biển, đổ bộ lên Calicut (Kozhikode) ở Kerala, tiếp theo là chuyến đi đến nơi ngày nay người ta biết là Goa Cổ Đại; thuật ngữ này lúc đó chỉ về thành phố Goa trên bờ phía Nam của sông Madovi. Đấy là trung tâm thương mại lớn nhất trên bờ phía Tây Ấn Độ. Người Bồ đến, có ý định thiết lập một thuộc địa, và nằm quyền kiểm soát việc buôn bán đồ gia vị từ các cường quốc châu Âu khác, sau khi đường bộ truyền thống đến Ấn Độ đã bị người Turk Ottoman đóng chốt. Về sau, năm 1510, Đô đốc Bồ Đào Nha Afonso de Albuquerque đánh bại các vua Bijapur đang cai trị nhờ có một đồng minh địa phương giúp đỡ lcác vua nhà Timayya. Sự kiện này đẫn đến việc thiết lập một khu định cư thường trực tại Velha Goa (hay Goa cổ đại). Người Bồ muốn biến nơi này thành một thuộc địa và một căn cứ hải quân, riêng biệt với các dẻo đất đã được tăng cường, thiết lập ở nơi khác dọc theo bờ biển.

Với việc áp đặt thể chế Truy Tà (Inquisition) (1560–1812), nhiều người trong các cư dân địa phương bị các nhà truyền giáo cưỡng bức phải trở lại Kitô giáo. Họ bị đe dọa phải chịu phạt, hay bị tịch thu đất đai, mất danh hiệu hay của cải. Tuy nhiên nhiều người trở lại vẫn giữ được phần nào trong những di sản Ấn giáo. Để thoát thể chế Truy Tà và khỏi bị sách nhiễu, nhiều ngàn người đã trốn khỏi lãnh thổ này, và đến cư ngụ trong các thị trấn láng giềng như Mangalore và Karwar tại Karnataka, và Savantwadi tại Maharashtra.

Khi những cường quốc châu Âu kháctìm đến Ấn Độ vào thế kỷ XVI, thì hầu hết các sở hữu chiếm cứ của người Bồ đều bị người Anh và người Hòa Lan vây quanh. Goa sớm trở nên sở hữu chiếm cứ quan trọng nhất của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, và được ban cho nhiều đặc quyền dân sự như Lisbon. Năm 1843 thủ đô được chuyển từ Velha Goa đến Panjim. Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII khu vực chiếm đóng đã mở rộng đến hầu hết các biên giới ngày nay của Goa.

Sau khi Ấn Độ giành được quyền độc lập từ người Anh năm 1947, thì Bồ không chịu nhương bộ yêu cầu của Ấn Độ là bỏ quyền kiểm soát phần đất này. Nghị Quyết 1541 của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc năm 1960 lưu ý rằng Goa có quyền tự quyết được ưu đãi và không có quyền tự quản.Cuối cùng ngày 12/12/1961, trong khuôn khồ thành phần cuộc Hành quân Vijay Ấn Độ di chuyển 40.000 quân vào này. Cuộc giao chiến kéo dài trong 26 giờ, trước khi đơn vị quân trú phòng Bồ đầu hàng. Goa, cùng với Daman và Diu (những dẻo đất nằm ở phía Bắc Maharashtra), được cấu tạo thành Lãnh thổ Liên Hiệp, do trung ương quản trị vùng đất này. Việc Ấn Độ chiếm lại Goa được kỷ niệm ngày 19/12 (Ngày Giải Phóng). Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc cân nhắc một nghị quyết lên án cuộc xâm lược mà Xô Viết phủ quyết. Hầu hết các nước về sau nhìn nhận hành động của Ấn Độ, và Bồ Đào Nha nhìn nhận việc này năm 1974. Ngày 30/5/1987, Lãnh Thổ Liên Hiệp được chia cắt và Goa được nâng lên thành bang thứ 25 của Ấn Độ, với Daman và Diu vẫn ở lại thành lãnh thổ Liên Hiệp.

II. Quá Trinh Người Bồ Chinh Phục Goa

Những Cuộc Chinh Phục Velhas (Velhas Conquistas)

Vasco da Gama để bộ xuống Calicut năm 1498 trên bờ biển phía Tây Ấn Độ, mấy trăm dậm phía Nam Goa. Như vậy ông trở thành người đầu tiên tìm được một đường biển từ châu Âu đến Ấn Độ vòng qua Mũi Hảo Vọng ở cực Nam Phi Châu. Người Bồ vô vọng kiểm soát việc buôn bán gia vị từ Ấn Độ, khi ấy do người Ả Rập kiểm soát, và cần một hải cảng tốt, thì đó chính là Goa. Năm 1510, hạm đội Bồ dưới quyền Afonso Albuquerque đổ bộ lên Goa, để chỉ bị Adil Shah (ở Bijapur) đấy lui mấy tháng sau đó. Cuối cùng, cuối năm đó, người Bồ có tăng viện, đã chiếm được Goa (miền Ilhas) từ Bijapur. Với ý đồ trả thù rõ ràng vì thất bại trước kia, Albuquerque ra lệnh tàn sát các cư dân Hồi giáo. Khoảng 1543, người Bồ có thể mở rộng quyền kiểm soát các vùng Salcette,Mormugao and Bardez, và như thế chấm dứt giai đoạn bành trướng đầu tiên đến Goa. Các lãnh thổ Ilhas, Salcette, Mormugao và Bardez tạo nên một phần thuộc về "Velhas Coquistas" hay Những Cuộc Chinh Phục Cũ của Bồ, và vùng này chỉ là chiếm một phần năm toàn thể vùng Goa ngày nay. Bồ đã khống chế được biển cả và quyền bá chủ hơn hẳn người Ả Rập, Như thế Goa trở nên hòn ngọc của Đế quốc phía Đông của Bồ. Vào cuối thế kỷ XVI, Goa đã đạt tới đỉnh cao và được nhắc đến “Goa Thời hoàng Kim”.

Kitô Hóa Vùng Thuộc Đĩa Cũ - Velhas Conquistas

Nhà Braganza ở Goa
Cùng với việc người Bồ ùa tràn đến, thì tôn giáo của họ cũng đến theo. Dưới thời Alburquerque,chế độ cai trị thương mại là nhân tố ban đầu chi phối chính sách của Bồ ở Ấn Độ. Kết quả là Bồ ban đầu hoàn toàn khoan dung đối với tôn giáo của người Ấn,(dù không khoan dung với người Hồi giáo).Từ 1540 về sau, dưới ảnh hưởng của cuộc Đối Kháng Cách Mạng tại châu Âu và với việc thế chế Truy Tà đem vào Goa, chính sách phóng khoàng của Bồ đối với người Ấn giáo lật ngược. Nhiều đến thờ Ấn giáo bị san bình địa và các nhà thờ được xây dựng trên đó, trong khi một số người Hồi giáo ở đó thì bị phân tán hay để tùy tiện. Các tên Bồ đặc biệt, nhiều người Goa theo Kitôgiáo ngày nay mang, thì phần nào là do hôn nhân tạp chủng giữa người Bồ và người Ấn Độ địa phương. Hơn nữa những người trở lại bị bắt buộc phải nhận tên Bồ, thường là tên của vị linh mục chịu trách nhiệm cho họ trở lại đạo.

Đế Quốc Suy Đồi

Vào giữa thế kỷ XVII, Goa sa sút mất đi vị trí một hài cảng thương mại. Điều ấy phản ảnh quyền lực của Bồ sa sút ở phương Đông. Đó là kết quả của việc Bồ mất nhiều sức mạnh quân sự trước người Hòa Lan và người Anh. Người Hòa Lan nắm quyền kiểm soát việc buôn bán gia vị - lý do đầu tiên cho đế quốc phương Đông của Bồ Đào Nha. Brazil bấy giờ thay thế Goa, làm trung tâm kinh tế của đế quốc hải ngoại của Bồ. Sau khi đã còn sống sót sau hai của tấn công hải chiến của người Hòa Lan năm 1603 và 1640, thì Goa hầu như đã bị người Marathas vượt tràn năm 1683, nhưng lúc đó được vớt vát do sự có mặt của lực lương Mughal hung mạnh, đang dự tính tấn công người Marathas trong một trận đánh khác không được thuật lại.

Những Người Xâm Chiếm Mới - Novas Conquistas

Năm 1741, người Marathas xâm lăng Bardez cùng Salsete, và đe dọa chính thành phố Goa. May mắn thay cho người Bồ, một phó vương mới, Bá tước của Lourical nhờ quân tăng cường hung hậu, đã đánh bại người Marathas ở Bardez. Nhưng lãnh thổ Bassein quí giá của người Bồ ở phía trên bờ biển xa bị mất cho người Marathas. Trong thời kỳ này, người Bồ dính dấp vào nhiều cuộc chiến tranh biên cương giúp cho họ bành trướng quyền kiểm soát đối với Ponda, Sanguem, Quepem, Canacona, Pernem, Bicholim và Satari. Từ đó, dù Bồ mất nhiều lãnh thổ châu Á, chính Goa vẫn bành trướng.

Giai đoạn thứ hai và cuối cùng của việc Bồ Bào Nha khá bành trướng khác với việc chinh phục ban đầu của họ.Vào thời gian có them các lãnh thổ mới, thì nhiệt tình cho các cuộc trở lại đã xịu xuống. Thực sự, người Bồ không tin các tu sĩ Dòng Tên vì họ coi là các vị này chì là bù nhìn của Đức Giáo Hoàng ở Roma. Họ tẩy chay dòng tu này năm 1759. Vào năm 1835, tất cả các dòng tu đều bị tấy chay, trong khi đa số người theo Ấn giáo thì, đều “được ban” quyền tự do hành đạo. Kết quả là những “Cuộc Chinh Phục Mới” (Novas Conquistas) đã giữ lại căn tính Ấn giáo, một đặc tính trường tồn mãi cho đến ngày nay.

Quyền Lực Bồ Đào Nha sa sút

Ngoại trừ những cuộc đọ súng chiếm đóng của Anh, trong giai đoạn 1797-98 và 1802-13 (trong thời gian đó thực sự Goa trở nên một vùng do Anh bảo hộ dưới quyền giới chức dân sự của Bồ) người Bồ rất ít phải đối diện vói đe dọa ở bên ngoài, từ thế kỷ XVII về sau. Tuy nhiên họ phải đối phó với những bất mãn từ bên trong.

Cuộc nổi dậy đầu tiên, còn gọi là vụ khởi loạn Pinto, bùng nổ năm 1787, khi nhiều linh mục Goa, không bằng lòng với kỳ thị chống lại họ trong việc tiến cử lên hàng giáo sĩ, đã toan tính lật đổ chính quyền. Sau nhiều vụ hành xử và lưu đầy, cuộc khởi loạn này đã bị dẹp tan.

Việc chiếm giữ Satari cho thấy nguồn gốc của những rối loạn liên tục cho người Bồ. Người “Ranes” đã chiếm đóng nhiều phần ở Satari luôn ở trong tình trạng chống đối trong hầu hết 150 năm. Chỉ đến năm 1912, thì họ mới bị khuất phục.

Người Anh có mặt tại Goa khiến người Goa bắt đầu di cư sang Bombay, Poona, Karachi, Calcutta và nhiều nơi khác của Ấn Độ thuộc Anh.Về sau, nhiều người đông đảo đáng kể di cư đến xa tận Đông Phi thuộc Anh, đi tìm những cơ hội kinh tế tốt hơn. Việc khai trường hải cảng Marmagoa năm 1878 đế giao thương với Ấn Độ, cũng như việc thiết lập đường rầy nối năm 1881 với Ấn Độ có tác dụng làm giảm tình trạng cô lập của Goa, nhưng đồng thời cũng là cho cộng đồ hải ngoại Goa dễ liên lac với Án Độ và châu Phi thuộc Anh.

Năm 1900, Luis Menezes Braganza sang lập tờ báo tiếng Bồ Goa đầu tiên (tờ “O Heraldo”) founded the first Goan Portuguese-language newspaper (the "O Heraldo"). Ông dung tờ báo đó để chỉ trích chế độ thựcd ân của Bồ ở Goa. Với việc lên của chế độ Salazar (nghĩa là chế độ độc tài) tại Bồ Đào Nha năm 1926, là tiếp theo việc bãi bỏ các tự dodân sự của Goa (và Bồ). Năm 1928, Dr. Cunha thành lập Quốc Hội Goa. Tổ chức này liên kết với Quốc Hội Ấn, tổ chức này khi đó đang chiến đấu với người Anh giành quyền độc lập cho Ấn Độ. Tuy nhiên phải nói rằng nhiều người Goa theo Kitô giáo nói tiếng Bồ, dù không thích chế độ Salazar, đã không tích cực về chính trị và giao động nhìn vào tình thế tại Ấn Độ có thể vùng lên.

Người Annh bỏ Ấn Độ năm 1947, trong khi người Pháp bỏ phần đất chiếm hữ Pondicherry nhỏ bé năm 1954. Người Bồ, dưới chế độc độc tài Salazar tuy nhiên từ chối không bỏ. Năm 1961, quân đội Ấn Độ chỉ cấn chuyển quân vào Goa, và gặp sức kháng cự yếu ớt. Như thế người Bồ là cường quốc châu Âu đầu tiên vào Ấn Độ là là cường quốc cuối cùng rời bỏ đât Ấn.

III. Giáo Hội Công Giáo GoaThích Ứng Lúng Túng Với Văn Hóa Địa Phương

Người Goa Công giáo là một cộng đồng tôn giáo dọc theo bờ biển phía Tây Ấn Độ, nằm trong thuộc địa Goa trước kia của Bồ Đào Nha. Hầu hết những người Công giáo tại Goa là những người trở lại đạo. và xã hội vẫn còn ghi dấu hệ thống đẳng cấp. Những cuộc trở lại Công giáo chủ yếu được coi là sau khi có chế độ cai trị của người Bồ trong khu vực này, nhất là bờ biển miền giữa, nơi do người Bồ cai trị từ đầu đến giữa thế kỷ XVI trở về sau.

Quan trọng là Goa trở thành một trạm trung chuyển không phải chỉ cho các thế lực quân sự, chính trị hay thương mại, mà còn cho nhiều phái đoàn truyền giáo hay cá nhân nhà truyền giáo từ châu Ấu sang Đồng Á, mà Việt Nam đã nhiều lần có lưu lại dấu vết. Goa với tính cách là thủ đô của đế quốc Bồ bên phương Đông cũng lưu dấu thể chế Patroado của Bồ và thể chế Truy Tà gây nhiều phiền toái cho Giáo Hội địa phương trong một giai đoạn!

Thi nhân Gốc Goa Manohar Shetty, viết trên số tuần báo Tehelka ngày 9/9/2006, mô tả cộng đồng công giáo Goa thế này: “Cộng đồng Công giáo Rôma trong một thiểu số lớn tại Goa. Mặc dù các con số của họ ở đây đã rớt từ 38% dân số năm 1960 xuống 26,6% năm 2004, những người Công giáo vẫn là một nhóm hiện diện có ảnh hương và chủ động”.

Trái với khái niệm những người Goa “bị tụt hậu” (susegado), họ vẫn là một cộng đồng quán xuyến, tích cực về chính trị, cần mẫn, có một lịch sử đi cư lâu dài sang Đông Phi, Bồ Đào Nha, Canađa, Anh quốc và Trung Đông. Cùng với sinh suất thấp (thấp nhất trong xứ), việc ra đi tìm những cơ hội kinh tế ở ngoại quốc đã khiến con số nhiều người giảm đi vì về quê hương họ Nhưng Goa có thể không phải là Goa mà không có tinh thần dạt dào tinh cảm, hiếu chiến của họ, với cái dáng vẻ kịch trường khỏe mạnh (từ tiếng Bồ tiatro tiatro, theatre) và tinh thần lãnh đạo chính trị có màu sắc huyền bí của họ.

Đạo Công giáo tại Goa đã chứng kiến một giai đoạn nhiễu nhương trong quá khứ. Trong bối cảnh những tranh chấp ngày nay về không gian chính thị trên cơ sở tôn giáo, Goa vẫn là điểm được coi như một thứ thi dụ về việc bách hại người Ấn. Tuy nhiên nhìn ngược lại, thì người ta thấy rằng thế chế Truy Tà tại Goa không phải là mục tiêu chống lại những người thuộc tín ngưỡng khác, nhưng chống lại chính người Công giáo nào bị nghi ngờ là không kiên định đủ trong việc giữ đạo của họ.

Teotonio R. de Souza là Giám Đốc cũ của Trung Tâm Xaviê Nghiên Cứu Lịch Sử tại Porvorim, Goa. Nhều người coi ông là người triệt để, vị tu sĩ Dòng Tên trước kia đã viết một chủ đề về Đạo Công giáo ở Goa nhân dịp kỷ niệm lần thứ 25 ngày Giải Phóng Goa. Bài này xuất bản tháng 12/1986, số nguyệt san Goa Today dưới nhan đề "Nếu Bạn Không Trở Nên Giống Như Trẻ Nhỏ…”, trong đó ông nêu lên những vế sẹo quá khứ của Công giáo Goa, nhưng với nền độc lập đang có, người Goa công giáo nên “trả laị Xêda những gì thuộc về Xeda” trên con đường Tin Mừng đi theo Chúa.

Tài liệu

  • http://en.wikipedia.org/wiki/Goa
  • http://www.goacom.com/culture/history/
  • http://www.goacom.com/culture/history/church.html http://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Catholicism_in_Goa